Tuesday, August 23, 2016

BHXH VN giải thích về dòng chữ “Thời điểm đủ 5 năm …” trên thẻ BHYT

Ngay sau khi có nhiều thông tin thắc mắc về quyền lợi của người lao động liên quan tới dòng chữ “Thời điểm đủ 5 năm…” trên thẻ Bảo hiểm y tế. PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Kiều Lâm - Phó trưởng phòng Chế độ Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội VN).


Thưa bà, nhiều người lao động muốn hiểu rõ hơn ý nghĩa của thẻ BHYT ghi dòng chữ "Thời điểm đủ 5 năm..."? Người lao động phải đáp ứng điều gì mới có được thẻ ghi dòng chữ này?
- Theo quy định tại Điểm 1.9, Khoản 1, Điều 3 Quyết định số 1313/QĐ-BHXH ngày 02/12/2014 của BHXH Việt Nam về việc ban hành mẫu thẻ BHYT thì “Thời hạn đủ 05 năm liên tục:…” được in phía cuối thẻ BHYT dành cho những đối tượng đã nộp BHYT 5 năm liên tục, giúp người tham gia BHYT và cơ sở y tế xác định được thời gian đóng BHYT.
Với những người chưa nộp BHYT 5 liên tục, trên thẻ BHYT sẽ không được in dòng chữ này. Người lao động phải đóng đủ 5 năm liên tục không gián đoạn theo quy định thì trên thẻ BHYT xác định thời gian đủ 5 năm liên tục.
Đây là một trong hai điều kiện để người tham gia BHYT được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.
Bà có thể giải thích cụ thể hơn về quyền lợi khi có dòng chữa “thời điểm đủ 5 năm …” trên thẻ BHYT?
- Khi người tham gia BHYT đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến) sẽ được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo.
Khi được cấp giấy chứng nhận này, người tham gia BHYT không phải thanh toán phần cùng chi trả 5% hoặc 20% chi phí KCB (chỉ áp dụng đối với trường hợp đi KCB đúng tuyến).
Người lao động sẽ phải hiểu việc hưởng 100 % chi phí cho các dịch vụ khám chữa bệnh hay 100% chỉ cho một giới hạn khám chữa bệnh nào, thưa bà?
- Đối với người được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” khi đi khám chữa bệnh sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT. Đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT mà Bộ Y tế quy định tỉ lệ và điều kiện thanh toán thì người tham gia BHYT vẫn phải đáp ứng các điều kiện thanh toán được quy định và tự chi trả phần tỷ lệ quỹ BHYT không thanh toán (Khoản 2, Điều 21 Luật BHYT).
Ví dụ: Trường hợp bệnh nhân ung thư điều trị thuốc tarceva theo quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BYT thì sẽ được quỹ BHYT thanh toán 50% giá trị của thuốc. Như vậy, đối với những người có mức cùng chi trả 5% chi phí KCB BHYT thì sẽ phải cùng chi trả 5% x 50% = 2.5% chi phí thuốc tarceva. Khi người tham gia BHYT được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” thì sẽ không phải chi trả phần chi phí cùng chi trả này.
Trường hợp bệnh nhân bị viêm gan C điều trị thuốc Pegylated interferon theo quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BYT thì sẽ được quỹ BHYT thanh toán 30% giá trị của thuốc. Như vậy, đối với những người có mức đồng chi trả 20% chi phí KCB BHYT thì sẽ phải cùng chi trả 20% x 30% = 6% chi phí thuốc Pegylated interferon. Khi người tham gia BHYT được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” thì sẽ không phải chi trả phần chi phí cùng chi trả này.
Bà có thể đưa ra một số dẫn chứng cụ thể trong khám chữa bệnh của người tham gia liên tục 5 năm và được chứng nhận trên thẻ BHYT?
- Trường hợp người lao động khi chụp Pet/CT (chi phí hiện nay khoảng 20 triệu đồng) sẽ phải cùng chi trả 20% chi phí chụp Pet/CT tương ứng với 4 triệu đồng. Nếu người lao động đã được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” sẽ không phải cùng chi trả 4 triệu đồng này.
Trường hợp người lao động điều trị ung thư có tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT là 300 triệu đồng/năm khi chưa đủ điều kiện được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” sẽ phải cùng chi trả 20% chi phí KCB BHYT tương ứng với 60 triệu đồng. Nếu họ đã được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” sẽ không phải cùng chi trả 60 triệu đồng này nữa.
Có một số người lao động dù đã đóng BHYT hơn 10 năm liên tục nhưng thẻ BHYT không có dòng chữ này, lý do vì sao? Vậy để họ có được dòng chữ trên thì phải làm gì?
- Do hệ thống dữ liệu đóng BHYT chưa được quản lý tập trung toàn quốc nên việc xác định thời gian đóng BHYT của người tham gia BHYT còn gặp khó khăn. Hiện nay, BHXH VN đang nỗ lực đẩy mạnh kết nối công nghệ thông tin với các đơn vị cơ sở để liên thông dữ liệu.
Những người lao động tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên nhưng trên thẻ BHYT không có dòng chữ chứng nhận thì người tham gia nên đến cơ quan BHXH để kê khai quá trình tham gia BHYT trên mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam để được cấp đổi lại thẻ BHYT.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ có trách nhiệm rà soát, xác định thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và in thẻ BHYT mới nếu có.
Trường hợp đảm bảo quyền lợi “Từ 5 năm đóng BHYT…” có áp dụng với học sinh sinh viên khi tham gia BHYT theo năm học hay không?
Thời điểm đủ 5 năm liên tục được áp dụng đối với các trường hợp người tham gia BHYT có mức hưởng 95%, 80% chi phí KCB BHYT (trong đó có học sinh sinh viên).
Liên quan tới quy định chi trả kinh phí khám chữa bệnh cho đối tượng tham gia BHYT từ 5 năm liên tục, Bộ y tế vừa có CV 5544 gửi BHXH VN. Vậy bà có thể cho biết cụ thể nội dung này?
- Theo Công văn số 5544/BYT-BH của Bộ Y tế gửi BHXH Việt Nam về việc thanh toán trực tiếp chi phí cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở đối với người tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên, việc xác định chi phí BHYT được tính như sau:
Trường hợp các cơ sở y tế đã xác định được số lũy kế chi phí cùng chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm có số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở đối với người bệnh đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên (tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục), thì cơ sở y tế không thu thêm chi phí cùng chi trả của người bệnh.
Đồng thời, cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp hóa đơn thu mức cùng chi trả đủ 6 tháng lương cơ sở cho người bệnh để cơ quan bảo hiểm xã hội có căn cứ cấp giấy không phải cùng chi trả trong năm tài chính.
Với trường hợp cơ sở y tế không xác định được số lũy kế chi phí cùng chi trả trong khám, chữa bệnh BHYT trong năm tại thời điểm có mức chi phí lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tính từ thời điểm tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục), thì người bệnh sẽ tự thanh toán phần chi phí cùng chi trả, sau đó mang hóa đơn, chứng từ đến cơ quan bảo hiểm y tế để được thanh toán trực tiếp số tiền đã phải trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
Khi đảm bảo hội đủ 2 điều kiện trên, người chủ thẻ cần đến cơ quan BHXH nơi tham gia xin giấy chứng nhận đủ điều kiện. Sau đó, những lần khám chữa bệnh khác trong năm chỉ cần đưa giấy chứng nhận trên là được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
Quy định này sẽ được tính theo năm dương lịch.
Xin cảm ơn bà
Hoàng Mạnh thực hiện

26 TỶ ĐỒNG TRONG TÀI KHOẢN, NGÂN HÀNG THOÁI THÁC TRÁCH NHIỆM



Một doanh nghiệp (DN) đã đến Báo SGGP kêu cứu về việc hơn 26 tỷ đồng gửi trong tài khoản Ngân hàng VPBank bị biến mất nhưng ngân hàng thoái thác trách nhiệm với lý do nhân viên làm sai đã nghỉ việc, vụ việc đang giao cho cơ quan điều tra!
Tiền mất, ngân hàng đứng ngoài cuộc, còn cơ quan điều tra thì dù khách hàng đã nộp đơn tố cáo gần một năm nhưng vụ việc vẫn chưa được xử lý… Chẳng lẽ không có nơi nào chịu trách nhiệm, khiến người dân và doanh nghiệp sống trong hoang mang?
Cán bộ ngân hàng mua séc, 26 tỷ đồng của DN bốc hơi!
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Quang Huân (trụ sở ở Củ Chi, chuyên mua bán nông sản) mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) từ cuối tháng 3-2015. Trong mùa mua bán nông sản, khách hàng thanh toán tiền hàng vào tài khoản này ước tính khoảng 26 tỷ đồng.
Cuối vụ, khoảng tháng 7, bà Trần Thị Thanh Xuân, Giám đốc Công ty Quang Huân, đến rút tiền thì tá hỏa bởi 26 tỷ đồng trong tài khoản đã biến mất, chỉ còn lại vài trăm ngàn đồng đủ “giữ” tài khoản. Bà muốn kiểm tra tài khoản thì nhân viên ngân hàng yêu cầu bà làm thủ tục đổi chữ ký, vì cho rằng chữ ký của bà không giống như chữ ký đã giao dịch trước đây!
Nhìn sao kê tài khoản, bà càng ngạc nhiên hơn nữa là trong lúc bà chạy đôn chạy đáo mua bán ở kho thì tài khoản của bà giao dịch “rút, chuyển” liên tục từ số tiền khách thanh toán chuyển vào tài khoản của mình. Việc ký séc, chi séc diễn ra liên tục, trong khi bà chưa hề mua séc lần nào. Hóa ra, trong bản sao kê ghi rõ, người mua séc của công ty bà chính là nhân viên Ngân hàng VPBank Đoàn Thị Thúy Hằng và người rút séc là chồng bà Hằng, tên Nguyễn Huy Nhựt, cùng 2 người bạn tên Đỗ Đình Bảo, Phạm Văn Trinh.
Trong thời gian ngắn, cứ số tiền khách chuyển vào tài khoản bao nhiêu thì Nhựt, Bảo, Trinh dùng séc (do chính nhân viên ngân hàng Đoàn Thị Thúy Hằng mua) để rút tiền mặt hoặc chuyển vào Công ty Thanh Tâm do vợ Phạm Văn Trinh đứng tên.
Điều đáng nói là ngay khi tạo tài khoản, bà Trần Thị Thanh Xuân có đăng ký thông báo giao dịch Mobile banking vào số điện thoại cá nhân bà. Trong sao kê tài khoản cũng thể hiện ngân hàng thu phí Mobile banking đầy đủ, nhưng bà không hề nhận được bất kỳ tin nhắn nào về các giao dịch trên.
Có hay không việc ngân hàng tiếp tay?
Hành trình khiếu nại của bà Trần Thị Thanh Xuân từ tháng 7-2015 đến nay gần như đi vào ngõ cụt khi ngân hàng thoái thác trách nhiệm với lý do nhân viên mua séc của ngân hàng đã nghỉ việc, hồ sơ đã chuyển cho công an điều tra, chỉ có công an mới có quyền mời nhân viên đó lên làm việc, chứ với nhân viên nghỉ việc thì ngân hàng không có quyền mời!
Tiếp phóng viên Báo SGGP, bà Đàm Thanh Hương, Trưởng Nhóm dự án truyền thông Ngân hàng VPBank, cho xem bộ hồ sơ đăng ký mở tài khoản có chữ ký ghi tên Trần Thị Thanh Xuân (Giám đốc Công ty Quang Huân) nhưng thật ra chữ ký đó là của Phạm Văn Trinh - một trong số những người tham gia rút tiền.
Trong hồ sơ, tất cả chữ viết đều không phải là chữ viết của bà Xuân. Bà Xuân cho rằng đó là hồ sơ giả do nhân viên ngân hàng Thúy Hằng cùng chồng và Phạm Văn Trinh câu kết giả hồ sơ và con dấu công ty của bà. Bà cũng cung cấp các chữ ký và chữ viết trước đây Phạm Văn Trinh ký tại các phòng công chứng, cơ quan thuế để đối chiếu thì đúng đó là chữ ký và chữ viết của Trinh nhưng lại ghi tên giám đốc Xuân.
Mat 26 ty trong tai khoan, ngan hang thoai thac trach nhiem hinh anh 1
Dù phía ngân hàng cho chúng tôi xem hồ sơ, nhưng tất cả đều là bản photo, chữ viết kê khai theo các mẫu của ngân hàng không phải của Giám đốc Thanh Xuân (chủ tài khoản). Ngay trong các hợp đồng được ký trực tiếp của Công ty Quang Huân với Giám đốc chi nhánh Ngân hàng VPBank cũng được ký chữ ký của Phạm Văn Trinh. Chúng tôi yêu cầu xem lại camera các ngày giao dịch để làm rõ người ký hợp đồng thì ngân hàng hẹn lại ngày khác.
Chữ ký và chữ viết thật của Phạm Văn Trinh tại phòng công chứng trùng với chữ ký mang tên Giám đốc Trần Thị Thanh Xuân trong tờ séc
Bà Xuân cũng yêu cầu ngân hàng cho xem bản chính hồ sơ thì không được ngân hàng cung cấp vì… quy định bảo mật! Trong lúc nóng bỏng, chính chủ tài khoản bị mất tiền muốn xem lại hồ sơ của mình thì ngân hàng gây khó dễ, đòi hỏi phải “làm đơn, đóng dấu” mới giải quyết. “Nếu ngân hàng bảo mật tốt cho khách hàng như thế thì tôi đâu bị mất tiền…”, bà Xuân than trời!
Nhìn qua hồ sơ ngân hàng và bản đối chiếu, mắt thường cũng có thể nhận thấy ngay chữ ký đó là của Phạm Văn Trinh và chữ viết không phải của bà Xuân. Do vậy, có cơ sở để bà Xuân đặt vấn đề “nếu không có sự câu kết của nhân viên ngân hàng thì không thể nào một người đàn ông lại có thể mạo nhận phụ nữ giao dịch với ngân hàng mà ngay tên gọi đã có chữ “Thị” được”.
Bà Xuân yêu cầu ngân hàng làm rõ việc nhân viên ngân hàng Đoàn Thị Thúy Hằng đã đứng tên mua séc của công ty bà và tiếp tay cho các giao dịch đánh cắp tiền từ tài khoản của bà, nhưng không được ngân hàng hợp tác, cứ bảo nhân viên đã nghỉ việc. Trong khi, theo pháp luật, nhân viên dù đã nghỉ việc, nhưng trước đây nhân viên đó tiến hành các giao dịch với tư cách là người của ngân hàng thì mọi vi phạm của nhân viên gây ra, ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Quá bức xúc, bà Xuân gửi đơn tố giác đến Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TPHCM từ tháng 9-2015. Vụ việc rõ ràng và đơn giản nhưng chẳng hiểu vì sao, đến nay đã gần 1 năm vẫn chưa được công an xử lý.
HÀN NI
- See more at: http://sggp.org.vn/xahoi/2016/8/431320/#sthash.ApVCPsCv.dpuf

Monday, August 22, 2016

PLANK


Bí mật về Plank, bài tập đang "sôi sục" từ phòng gym tới công sở


TỪ KHÓA
Plank vốn là động tác "siêu hot" ở phòng Gym dành cho những người luyện cơ bắp hay người mẫu, bỗng chốc nở rộ trong giới công sở. Chắc có lẽ văn phòng của bạn cũng nên tập ngay kẻo muộn.

Sôi sục với động tác Plank "huyền thoại" từ phòng Gym tới công sở?
Plank giúp giảm mỡ bụng - nguồn cơn của nhiều bệnh nguy hiểm
Một vòng eo quá khổ không giết chết bạn ngay lập tức, song lại mang đến 10 nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn mà chỉ đọc thôi cũng thấy giật mình.
Vòng eo quá khổ không chỉ chứa chất béo, mà còn là loại chất béo ở dạng xấu nhất. Nó được gọi là mỡ nội tạng và mang lại những nguy cơ mắc bệnh cao. Vòng eo phì nộn cảnh báo hội chứng chuyển hóa, tạo tiền đề cho các bệnh như tim mạch và nhồi máu cơ tim, tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường mãn tính, thậm chí dẫn đến ung thư. Vòng eo quá khổ cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, tăng nguy cơ tổng thể tử vong.
Đặc biệt, nam giới mắc bệnh bụng bia sẽ có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương, ảnh hưởng đến sinh sản, làm tăng trục trặc nội tiết tố, tăng nguy cơ bị đột quỵ, bị chứng mất trí và Alzheimer. Plank chính là động tác tốt nhất làm giảm tình trạng mỡ bụng, khi vòng eo săn chắc sẽ giúp bạn nâng cao tuổi thọ. Đó cũng là lý do vì sao cả thế giới này cứ "long sòng sọc" lên với bài tập này.
Sở hữu một cơ thể săn chắc từ đầu đến chân, vòng eo thon gọn với phần cơ bụng "phẳng lì" không còn mỡ thừa có lẽ là niềm mơ ước không của riêng ai.
Để đạt được điều đó, nhất định bạn phải đến một phòng tập Gym hoặc tham gia tập luyện chăm chỉ một môn thể thao nào đó.
Đáng tiếc, đa số "dân công sở" lại khó có thể thực hiện được điều này, công việc phải ngồi một chỗ từ sáng tới chiều sẽ không còn thời gian để đến phòng Gym nữa.
Tuy nhiên gần đây, động tác Plank trong phòng Gym đã được "xã hội hóa" một cách vô cùng nhanh chóng. Từ trường học đến công sở, công viên, đường phố, phòng ngủ, vỉa hè... đâu đâu cũng có người tập một cách rầm rộ và vui vẻ.
Thậm chí, Trường Cao đẳng Cộng đồng Greenfield (Mỹ) đã tổ chức định kỳ cuộc thi Plank từng khoa và trong toàn trường, người chiến thắng đã đạt kỷ lục ấn tượng 9 phút 24 giây.
Nhưng thành tích đó mới chỉ được xem là màn khởi động của cuộc thi lập kỷ lục Guinness về Plank được tổ chức tại Bắc Kinh (TQ) trong tháng 5 vừa qua.
Người vô địch là anh Mao Vệ Đông, một lính đặc nhiệm đã có thể làm plank liên tục kéo dài trong hơn 8 tiếng, sau khi chiến thắng đối thủ, anh còn chống đẩy thêm để thể hiện sức mạnh vô song của mình.
Thành tích tập Plank của Mao Vệ Đông thật đáng bái phục (Nguồn: Internet)
Trước đây Plank chỉ đơn lẻ và rải rác (Ảnh minh họa)
Tập trên giường...
Trong phòng Gym...
Đa phần chỉ plank đơn lẻ dành cho người mẫu hoặc vận động viên (Ảnh minh họa)
Plank là động tác tốt nhất cho vùng cơ bụng
Plank còn được gọi là động tác khúc gỗ, vì chỉ cần giữ cơ thể "thẳng đơ" là đủ.
Động tác Plank không quá khó để thực hiện. Nằm sấp, chống hai khuỷu tay vuông góc ngay dưới vai. Nhón hai mũi chân lên, nâng thân người lên và giữ lưng, hông, cổ thành một đường thẳng.
Giữ tư thế này từ 20 giây đến hết khả năng của bạn (1 tháng có thể tập luyện và tăng lên mức 300 giây), siết chặt phần cơ bụng và duy trì nhịp thở đều.
Plank là bài tập được xem là tốt nhất cho bụng vì nó hoạt động trên các cơ cốt lõi như cơ bụng thẳng và cơ sườn ngang.
Bài tập này sẽ giúp làm săn và hình thành các cơ bắp quanh dạ dày bằng cách làm cho chúng dài ra và săn chắc nhanh chóng.
Bài tập plank giúp tăng tính linh hoạt trong các nhóm cơ khắp cơ thể. Cơ vai và cơ xương cổ cũng được trải dài hơn.
Vùng cơ đùi và các gân kheo được siết chặt để hình thành sự săn chắc. Bài tập plank làm căng bàn chân, ngón chân để hỗ trợ dàn đều trọng lượng cơ thể.
Với những nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều trước máy tính, tư thế ngồi ít nhiều bị sai lệch và dễ mắc bệnh đau lưng, thoái hóa xương.
Khi thực hiện động tác Plank, từ các bộ phận như lưng, chân, cổ đều đưa vào tư thế thẳng.
Người tập sẽ cải thiện các cơ bắp cốt lõi, tăng sự hỗ trợ cho cột sống và hông, duy trì tư thế đúng, giảm nguy cơ mắc các bệnh do sai tư thế, giảm đau lưng dưới.
Plank là động tác cơ bản, không cần dụng cụ và bạn có thể thực hiện ở bất kỳ đâu. Chỉ cần một không gian vừa phải, một mặt phẳng là bạn có thể tập.
Plank nở rộ trong các công sở vì tính đơn giản và hiệu quả mang lại thấy rõ chỉ sau 30 ngày tập.
Hãy nhìn ngắm những hình ảnh hài hước vui nhộn khi tập plank trên toàn thế giới, để có động lực rằng bạn đã nên tập ngay tại công sở của mình bây giờ hay chưa.
Hoạt động Plank tại công sở, không chỉ tăng cường sức khỏe, mà còn tạo sự vui vẻ, gắn kết (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn tập Plank chính xác (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn thời gian tập Plank 30 ngày để mang lại hiệu quả vượt trội (Ảnh minh họa)
Những lỗi thường gặp khi tập plank:
- Đẩy mông lên quá cao. Lưu ý rằng, cổ, lưng, và chân tạo thành đường thẳng, bạn hãy cố gắng giữ mông ở mức cho phép.
- Võng lưng khi plank, nên gồng chắc cơ bụng để lực tác động vào cơ bụng, không làm bạn bị đau lưng.
- Đặt hai tay quá gần nhau. Khi đó tác động lên cơ bả vai sẽ sai tác dụng.
- Nín thở. Nhiều người cố chú ý vào tư thế đúng và giữ lâu mà quên mất việc hít thở. Hãy hít thở đều và tập trung.
Theo Vân Hồng
Trí Thức Trẻ/ Soha