Sunday, June 2, 2024

Chuyên gia bảo mật cảnh báo nguy cơ dâng hiến dấu vân tay cho kẻ xấu vì kiểu pose ảnh "chữ V"

Phó giám đốc Hiệp hội An ninh Thông tin Thượng Hải tuyên bố rằng: Những bức ảnh mà chủ thể pose chữ V (với ngón tay hướng vào camera) trong khoảng cách 1,5m có 100% tỷ lệ lộ dấu vân tay.

Camera trên điện thoại đang ngày một sắc nét hơn, tuy nhiên điều đó không phải lúc nào cũng tốt. Các chuyên gia an ninh mạng của Trung Quốc cảnh báo rằng, kiểu pose ảnh "chữ V" có thể khiến kẻ xấu lợi dụng để thu thập dữ liệu vân tay của bất cứ ai.

Tuần lễ an ninh mạng Trung Quốc 2019 (2019 China Cybersecurity Week) đã được tổ chức tại Thượng Hải trong tuần này và đang trở thành chủ đề nóng sốt bậc nhất trên MXH Weibo.

Chủ đề khiến mọi người chú ý nhất, không phải là tình hình an ninh mạng nói chung ở Trung Quốc, mà là những rủi ro cá nhân khi đăng ảnh lên internet.

Trong đó, đáng kể nhất là những tấm ảnh mà chủ thể pose tay "chữ V". Các chuyên gia có mặt tại sự kiện này cho hay, mọi người rất có thể đang tự dâng hiến dấu vân tay cho kẻ xấu. Nghe có vẻ viễn tưởng nhưng nếu ở khoảng cách vừa đủ, kẻ xấu có thể phóng to ảnh và thu thập dấu vân tay nhờ trí thông minh nhân tạo (AI).

a80a

Pose ảnh tay "chữ V" tưởng chừng thân thiện nhưng lại có nhiều nguy cơ gây lộ dấu vân tay

Theo China Press, Phó giám đốc Hiệp hội An ninh Thông tin Thượng Hải tuyên bố rằng: Những bức ảnh mà chủ thể pose chữ V (với ngón tay hướng vào camera) trong khoảng cách 1,5m có 100% tỷ lệ lộ dấu vân tay.

chinapress-600x360

Quầy phổ biến thông tin về nguy cơ làm lộ dấu vân tay từ kiểu pose ảnh tay chữ V tại Tuần lễ an ninh mạng Trung Quốc 2019

Các nhóm tội phạm có thể tái cấu trúc và lợi dụng dấu vân tay của chúng ta với nhiều mục đích: Chuyển khoản ngân hàng, mở khóa cửa bằng vân tay, tóm lại là mọi phương thức xác định danh tính bằng vân tay...

2014051210085491204

Một mẫu vân tay giả được tội phạm lợi dụng để trục lợi

Bên cạnh việc tránh để lộ mặt trong của ngón tay khi đăng ảnh lên internet, các chuyên gia còn cảnh báo: Tuyệt đối không được quét dấu vân tay trên các thiết bị không rõ ràng về mục đích sử dụng.

Ở Trung Quốc, dấu vân tay của cá nhân được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như thanh toán điện tử, mở khóa thiết bị và thậm chí được dùng như hộ chiếu (cho người nước ngoài đến Trung Quốc). Hiện tại, chủ đề "pose ảnh chữ V làm lộ vân tay" đang trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội của quốc gia tỷ dân, hashtag liên quan đang có hơn 200 triệu lượt xem.

Trong đó, nhiều dân mạng đã hướng dẫn cách chụp ảnh tay "chữ V" mà không làm lộ vân tay như sau:

641

Hướng lòng bàn tay vào trong để không làm lộ vân tay là cách hay nếu bạn muốn pose ảnh "chữ V"

Với người châu Á nói chung, pose ảnh tay "chữ V" được coi là cử chỉ dễ thương khi chụp ảnh.

Còn với các nước phương Tây, ngón tay chữ V được coi là biểu tượng của chiến thắng (victory) và được sử dụng từ Thế Chiến II trở đi.

sainwaV

Dẫu vậy, không ít người dùng Weibo lại tỏ ra không chút sợ hãi trước nguy cơ lộ thông tin này. Họ bình luận: "Gì đâu, tôi chỉ cần dùng ứng dụng làm mịn da thì tài thánh cũng chẳng lấy được dấu vân tay".

Dù sao đi nữa, cẩn thận vẫn chẳng bao giờ thừa chị em ạ!

Tham khảo Weibo

Friday, May 31, 2024

Nhân viên trong công ty lấy trộm tài sản thì dễ nhận biết, ông chủ lấy trộm trong công ty như thế nào?






Cách thức ông chủ lấy trộm tài sản trong công ty có thể tinh vi và khó phát hiện hơn so với nhân viên thông thường, nhưng một số dấu hiệu có thể cảnh báo bạn:

1. Chiếm đoạt tài sản:

  • Tiền mặt: Rút tiền từ quỹ công ty cho mục đích cá nhân mà không ghi sổ sách rõ ràng.
  • Hàng hóa: Sử dụng hàng hóa của công ty cho mục đích cá nhân hoặc bán cho bên thứ ba để thu lợi nhuận.
  • Dịch vụ: Sử dụng dịch vụ của công ty cho mục đích cá nhân, ví dụ như sử dụng xe công ty cho việc di chuyển gia đình.
  • Tài sản trí tuệ: Sử dụng thông tin bí mật của công ty cho mục đích cá nhân hoặc tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh.

2. Gian lận tài chính:

  • Báo cáo tài chính gian lận: Thay đổi sổ sách kế toán để che giấu lợi nhuận thấp hoặc thất thoát tài chính.
  • Thanh toán khống: Thanh toán cho các nhà cung cấp không tồn tại hoặc thanh toán cho các dịch vụ không được thực hiện.
  • Mua bán nội bộ giả mạo: Mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ các công ty do chính ông chủ sở hữu hoặc kiểm soát với giá cao hơn giá thị trường.
  • Sử dụng quỹ công ty cho mục đích cá nhân: Sử dụng thẻ tín dụng công ty cho chi tiêu cá nhân hoặc thanh toán hóa đơn cá nhân bằng tiền mặt công ty.

3. Lợi dụng quyền lực:

  • Ép buộc nhân viên: Ép buộc nhân viên thực hiện hành vi gian lận hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp.
  • Thúc đẩy văn hóa tham nhũng: Tạo ra môi trường làm việc dung túng cho hành vi tham nhũng và gian lận.
  • Tránh né kiểm soát: Sử dụng quyền lực để né tránh các quy trình kiểm soát nội bộ và che giấu hành vi sai trái.

Ngoài ra, một số dấu hiệu cảnh báo khác có thể bao gồm:

  • Phong cách sống xa hoa không phù hợp với thu nhập.
  • Thường xuyên đi công tác hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh bên ngoài.
  • Mật độ giao dịch tài chính cao bất thường.
  • Có mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp hoặc nhà thầu.
  • Bị nhân viên hoặc đối tác cáo buộc tham nhũng.

Lưu ý: Đây chỉ là một số ví dụ về cách thức ông chủ lấy trộm tài sản trong công ty. Các phương thức gian lận có thể rất đa dạng và tinh vi. Do đó, việc phát hiện hành vi tham nhũng của ông chủ thường đòi hỏi sự điều tra kỹ lưỡng và bằng chứng cụ thể.




Nếu bạn nghi ngờ rằng ông chủ của mình đang tham nhũng, bạn có thể thực hiện một số bước sau:

  • Thu thập bằng chứng: Ghi chép lại các thông tin, tài liệu hoặc bằng chứng khác có thể hỗ trợ cho nghi ngờ của bạn.
  • Báo cáo cho cơ quan chức năng: Báo cáo hành vi tham nhũng cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, ví dụ như cơ quan công an hoặc cơ quan thanh tra.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Liên hệ với luật sư hoặc tổ chức phi chính phủ uy tín để được tư vấn và hỗ trợ.

Điều quan trọng là bạn phải hành động một cách cẩn trọng và bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị trả thù.

—- Bài viết bởi AI của Google——


 

Thursday, May 30, 2024

Học tập “cách viết” của Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (Ảnh tư liệu) 

Trong bài Cách viết, Bác nêu rõ người viết phải đặt mục đích rõ ràng là viết để làm gì ? Bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đang ở giai đoạn cuối, thời gian đọc rất ít, giấy mực phải tiết kiệm, mục đích viết là cho đại đa số công, nông, binh để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Do đó, Người chỉ rõ: "Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta"[1]. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ viết phải khách quan, trung thực, tránh bịa đặt, viết "để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu…Nêu cái hay, cái tốt phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào, nói thế ấy."[2]

Về cách viết thế nào, Người cho rằng cần phải tránh "lối viết "rau muống" nghĩa là lằng nhằng "trường giang đại hải", làm cho người xem như là "chắt chắt vào rừng xanh"[3].

Khi viết phải "gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi, mà phải có đầu, có đuôi"[4]; phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng, phải thiết thực, nói có sách, mách có chứng. Viết xong rồi "phải đọc đi, đọc lại. Thấy cái gì thừa, câu nào, chữ nào thừa, thì bỏ bớt đi. Đọc đi đọc lại 4, 5 lần đã đủ chưa? Chưa đủ. Đọc đi đọc lại, sửa đi sửa lại. Mình đọc mấy lần rồi cũng chưa đủ. Phải nhờ một số đồng chí công, nông, binh đọc lại. Chỗ nào ngúc ngắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra cho thì phải chữa lại"[5].

Khi sinh thời, nói đến cách viết của Bác, thông thường chúng ta hay đề cập đến cách viết các bài báo, thực tế trong quá trình hoạt động cách mạng, Người có một phong cách viết ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu và thực hành được ngay. Năm 1927, Bác viết cuốn Đường cách mệnh để huấn luyện cho lớp chiến sĩ cách mạng đầu tiên của nước ta, Bác đã nói rõ: "Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ... Vâng! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả"[6].

Năm 1947, Bác viết cuốn Đời sống mới và cuốn Sửa đổi lối làm việc một cách vắn tắt, rõ ràng, dễ hiểu để đồng bào, cán bộ, đảng viên đọc, để thực hành đời sống mới và sửa đổi tư tưởng, tác phong, lề lối làm việc và công tác. Các tác phẩm của Bác viết với khối lượng thật đồ sộ với nhiều thể loại: chính luận, xã luận, bút chiến, truyện, ký, thơ cùng nhiều thể loại khác không chỉ bằng tiếng Việt mà cả bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, v.v.. Đến Bản Di chúc, trước tác cuối cùng của Người để lại cho Đảng, cho nhân dân Việt Nam cũng chỉ ngắn gọn có 3 trang mà bao hàm ý nghĩa sâu xa, gửi gắm nhiều điều vĩ đại cho dân, cho nước. Các tác phẩm của Bác được viết một cách giản dị, rõ ràng, súc tích, dễ hiểu đi thẳng vào vấn đề. Cách viết của Bác thường hay ví von nên dễ đi vào lòng người và đến với đông đảo bạn đọc như: "Thế địch như lửa. Thế ta như nước. Nước nhất định thắng lửa"; "Ruộng rẫy là chiến trường. Cuốc cày là vũ khí. Nhà nông là chiến sĩ"; "Xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như làm ruộng. Trước phải khó nhọc cầy bừa, chân bùn tay lấm, làm cho lúa tốt, thì mới có gạo ăn", v.v..Về cách viết, Bác dặn mọi người, khi viết lời lẽ phải phổ thông, dễ hiểu, đường hoàng, vui vẻ, làm cho người xem có thú vị mà lại bổ ích. Khi viết và khi làm việc trên văn bản, Bác yêu cầu phải chú ý từng câu, từng chữ, trình bày rõ ràng để không thừa, không thiếu, không dài dòng và phải nhạy cảm chính trị. Bác cho rằng, cần phải viết ngắn gọn, còn viết dài mà rỗng thì không tốt, viết ngắn mà rỗng cũng không hay; phải chống tất cả thói viết rỗng, viết dài. Bác cũng lưu ý, viết ngắn gọn, nhưng lại không được thiếu, không được qua loa, đại khái, dùng từ phải chính xác, dễ hiểu. Viết dài nhưng mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, có một mục đích thì không phải là rỗng, không phải nhất thiết cái gì cũng phải ngắn mới tốt. Bác căn dặn: Khi viết cố gắng phải ngắn gọn, song phải có nội dung; tránh lối viết khô khan, kém hoạt bát, không phổ thông, tránh dùng chữ nước ngoài không đúng nghĩa, hay nói chính trị suông, v.v... Bác phê bình cách viết dài dòng, rỗng tuếch: "Nhiều anh em hay viết dài. Viết dòng này qua dòng khác, trang này qua trang khác, nhưng không có ích cho người xem. Chỉ làm tốn giấy mực, mất công người xem"[7]. Theo quan điểm của Bác, một tác phẩm văn chương không cứ dài mới hay và "Viết dài mà rỗng thì không tốt. Viết ngắn mà rỗng, cũng không hay"[8]. Khi nào tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được, khi đọc xong độc giả phải suy ngẫm, thì tác phẩm ấy mới xem như là một tác phẩm hay và biên soạn tốt. 

Học tập cách viết của Bác, hơn 90 năm Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trải qua 13 kỳ đại hội, mỗi nhiệm kỳ đều có những nhiệm vụ khác nhau, nhưng, Đảng đều ra những nghị quyết ngắn gọn, khoa học, cô đọng, súc tích, phù hợp với nhận thức của đại đa số quần chúng nhân dân. Khi Đảng thành lập, ban hành Chánh cương vắn tắt của Đảng chỉ có 28 dòng, dòng dài nhất có 13 chữ, dòng ngắn nhất chỉ có 4 chữ; Sách lược vắn tắt của Đảng có 21 dòng; Chương trình vắn tắt của Đảng chỉ có 16 dòng. Những văn kiện này thể hiện sự ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu và cũng là những văn kiện ngắn nhất của Đảng. Trong bối cảnh mới hiện nay, nhiệm vụ đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hết sức nặng nề, sứ mệnh lãnh đạo của Đảng ngày càng to lớn, các văn kiện của Đảng có tầm mức khác nhau, đều tập trung thể hiện những mong muốn của Đảng trong xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng và phát triển./.                                         



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tập 8, tr 206.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr 206.

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr 207.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,tập 8, tr 208.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr 208.

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 2, tr 283.

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 5, tr339.

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 5, tr339.