Thursday, May 25, 2023

VIN TAXI - Taxi Xanh SM- Câu chuyện Tài Chính

VIN TẮC, VỊN TAXI? - TÁC GIẢ TRẦN BẰNG VIỆT - NGUYÊN TỔNG GIÁM ĐỐC MAI LINH TAXI

"Khi Vin ra taxi, nhiều bạn hỏi: liệu có thành công?

Thành công quá đi chứ. Rất thành công. Thậm chí có thể là một trong vài nước đi thành công nhất của Vin từ thủa lập nghiệp đến giờ. 





Tại sao lại nói vậy?

Vì nếu nhìn hành động ấy trong một tổng thể to lớn hơn nhiều thì hầu hết ai cũng thấy điều đó là đương nhiên. Một tổng thể phi-taxi. Trong tổng thể ấy, thậm chí dù Vin taxi (gọi thế cho nó dễ) có thất bại thảm hại thì Vin vẫn có thể thành công.

Như thế nào nhỉ?

A. VỀ T.ÀI CHÍNH

Vin taxi là một nước đi đ.ộc địa về t.ài chính.

Chắc hẳn mọi người đều đã có đọc (hoặc ít nhất là hình dung được) về tình hình t.ài chính của Vin/Vinfast, đặc biệt là về tỷ lệ n.ợ trên vốn chủ sở hữu "siêu to kh.ổng lồ" của nó.

Trong khi đó, khả năng thu hút vốn bổ sung của Vin đã bị th.ắt chặt đến ng.ặt ngh.èo: kênh tr.ái phiếu đóng băng, hạn mức cho v.ay BĐS của ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, thị trường BĐS đóng băng nên bá.n sản phẩm hay sang nhượng dự án đều tắc, thị trường chứng khoán sụt giảm nên phát hành thêm cổ phiếu không mấy người m.ua, IPO công ty mới như Vinfast thì không chắc thành công, thậm chí kể cả khi đã "khoác áo ngoại". Thâm chí là dù không làm gì thì hoạ lại vẫn có thể đến tận nhà: những ngân hàng đầu tư quốc tế lớn nhất như Credit Suisse hay Deutsche Bank lần lượt s.ụp đ.ổ hay l.ao đ.ao. Những khoản đang định v.ay bị đình tắc thì không nói, những khoản v.ay trong quá khứ từ các ông lớn này (ai đó thống kê giúp đi ạ ;-)) cũng có thể bị ảnh hưởng… 



Thập diện mai phục đó nghe!

Một cơ thể lực sĩ vốn cần lượng m. áu kh.ổng lồ mỗi ngày để vận động. Đ.ùng một cái bỗng dưng lượng m. áu bị sụt giảm chỉ còn bằng lượng m. áu của một con chuột. Vậy thì lực sĩ ấy có còn khoẻ không?

Oạch... Nhưng thế thì liên quan gì đến taxi nhỉ?

Để bần đạo chia sẻ thêm một insight cho quý dzị nghe!

Các hãng taxi khi đầu tư xe mới thì chỉ cần một số vốn đối ứng nho nhỏ mà thôi (20-30% tổng giá trị), phần còn lại thì ngân hàng hay thuê mua tài chính sẽ giúp thu xếp.

Thế thì sao?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi Vin mở một công ty kinh doanh taxi và bán xe Vinfast cho công ty ấy?

Beng!!!

Việc này mang lại mấy cái lợi sau đây:

1. Biến giá trị tồn kho không bá.n được của Vinfast thành doanh thu. Đẹp sổ sách kinh doanh và hồ sơ IPO. Đẹp hồ sơ marketing (đã bá.n thành công nhiều trăm ngàn xe ra thị trường…). Nhớ rằng với một công ty khởi nghiệp thì niềm tin của nhà đầu tư về tương lai của doanh nghiệp sẽ quyết định về định giá ấy. Mà niềm tin thì bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mấy cái tồn kho và doanh thu này đấy các cụ ạ.

2. Lượng vốn hãng taxi huy động được sẽ là từ gấp 3 đến gấp 4 lượng vốn tự có. Nghĩa là cùng 1 đồng vốn tự có ấy, để ở Vinfast thì không v.ay được đồng nào (vì quá mức an toàn rồi), còn để ở công ty taxi thì có thể vay được thêm 3-4 đồng. Chưa nói đến việc sau khi sổ sách của Vinfast đẹp hơn (tăng doanh thu đùng đùng mà) thì Vinfast lại có thể xin v.ay thêm nữa.

3. Các khoản v.ay ngân hàng (hay sử dụng kênh thu m.ua tài chính) này lại không bị dòm ng.ó hay kiểm soát đặc biệt như khi phát hành trái phiếu hay v.ay bất động sản.

4. Và có một chi tiết vô cùng thú vị là khác với khi vay m.ua bất động sản, ngân hàng phải định gi.á trên cơ sở mặt bằng gi.á thị trường thì khi vay để m.ua xe mới, ngân hàng sẽ neo cơ sở gi.á niêm yết của hãng xe. Mà ai là người niêm yết? Ủa ủa a lô a lô…

5. Có bạn nói: thì ít ra người ta cũng phải có lượng vốn tự có nữa chứ. Vầng, 99,99% chúng ta đều nghĩ như thế và làm như thế. Nhưng vẫn có những cách để thu xếp được mà vẫn hợp pháp các cụ ạ.

Tóm lại, về mặt tài chính, với sự đầu tư vào taxi, Vin có thể "biến CỦA NỢ thành CỦA CẢI".

B. VỀ KINH DOANH - THỊ TRƯỜNG

Với khía cạnh này, Vin tạo được các hiệu quả sau:

1. Cơ hội trải nghiệm xe điện mới, êm, thơm, r.ẻ cho đông đảo công chúng. Rất nhiều trong số họ chỉ mới nghe nói và mắng theo chứ chưa bao giờ ngồi trên một chiếc xe điện Vinfast thực sự. Mà ấn tượng xe mới thì chắc chắc là hơn đ.ứt mấy cái xe công nghệ gi.á r.ẻ hay xe cũ của các hãng taxi rồi. Sau khi trải nghiệm, thị trường sẽ sẵn sàng hơn cho việc m.ua xe điện Vinfast.

2. Dùng lái xe khắp thiên hạ và dùng hành khách khắp đất trời làm "ch.uột bạch" giúp Vinfast thử nghiệm và hoàn thiện xe. Chỉ cần nhớ mang theo cờ lê số 10.

3. Hoàn tất chuỗi trạm sạc khắp những nơi có thể có người m.ua xe: tăng phạm vi an tâm hoạt động. Thực ra thì đây mới là điểm mấu chốt nhất cản trở nhiều quyết định m.ua xe hiện nay.

4. Rải trạm bảo dưỡng sửa chữa, phụ tùng thay thế và dịch vụ khắp cả nước để tăng chất lượng trải nghiệm khách hàng và giảm ch.i ph.í sửa chữa bảo dưỡng trung bình cho khách hàng. Đừng c.oi thường điều này, nó đã giúp Toyota có vị thế số 1 ở Việt Nam suốt 30 năm vừa qua. Và nó cũng giúp Toyota Việt Nam là đơn vị hiệu quả nhất toàn cầu đấy.

5. Với số lượng bá.n ra nhiều hơn, Vinfast sẽ đến gần ngưỡng hoà vốn hơn. Số lượng lớn cũng giúp Vinfast thương lượng tốt hơn với các nhà cung cấp và có chi ph.í đầu vào giảm đáng kể. Gi.á hợp lý bên cạnh các yếu tố bên trên sẽ giúp Vinfast bá.n được xe dễ dàng hơn rất nhiều. Cả ở Việt Nam lẫn trên toàn cầu.

Ủa sao chỉ thấy có lợi cho Vinfast không vậy nhỉ? Thế còn Vin taxi thì sao?

6. Vin taxi có một cơ hội lớn để "thống nhất giang hồ" ngành.

Thị trường taxi Việt Nam hiện sa vào giai đoạn s.uy thoái rất nặng, biểu hiện ở biên lợi nhuận cực thấp cho toàn ngành. Vị thế dẫn đầu tuyệt đối của Grab rất vững chãi cho dù đã có rất nhiều "liên minh chiến lược" để phòng thủ. Các hãng taxi vừa nhỏ lẻ (đặc biệt là ở phía Bắc), vừa "đồng sàng dị mộng" (mỗi ông một toan tính), vừa không đủ quyết liệt (nửa này nửa nọ) nên không tạo được hiệu quả. Bên cạnh đó, tỷ lệ "quãng đường xe có khách" lên đến 85% của Grab giúp nó có hiệu quả tài chính vượt trội với trung bình toàn ngành, đặc biệt là khi giá nhiên liệu cao.

Giờ khi Vin taxi ra đời, do chạy bằng điện nên chi ph.í vận hành không cao. Xe lại đồng bộ nên dễ sửa chữa bảo dưỡng và vận hành. Thương hiệu lớn và được công chúng đón nhận. Lại thêm tính quyết liệt của Vin đã ăn sâu vào máu. Những điều này tạo nên một tiền đề mạnh mẽ giúp Vin taxi hiệu quả cao hơn.

Thêm vào đó, thị trường khởi điểm mà Vin taxi chọn là phía Bắc cũng rất sáng suốt. Nơi đó vừa không có đối thủ lớn đủ tầm. Người tiêu dùng lại rất quan tâm đến khác biệt về gi.á. Lực lượng lái xe lại sẵn sàng nhảy việc chỉ với vài phần trăm khác biệt tỷ lệ chia sẻ doanh thu. Nhu cầu đi taxi tại thời điểm ra mắt cao đ.ột biến (phía Nam trung bình cả năm cao và đều hơn, nhưng phía Bắc thì đỉnh mùa nóng và đông lại cao vọt lên do thời tiết khắc nghiệt).

Với "thiên thời - địa lợi - nhân hoà" như vậy thì xác suất Vin taxi thành công ở phía Bắc là rất cao. Họ chỉ bắt đầu gặp những khó khăn đầu tiên khi Nam tiến t.ấn c.ông vào thị trường giàu truyền thống của hai ông lớn Vinasun và Mai Linh mà thôi. Nhưng với những bài học và tích luỹ từ phía Bắc, hy vọng họ sẽ kịp đúc kết kinh nghiệm và năng lực để thành công. Họ có cơ hội để trở thành kẻ dẫn đầu "lực lượng kh.áng ch. iến ch.ống Grab".

Rất chờ đón Grab có đối trọng đủ lớn để người tiêu dùng được hưởng lợi.

Vấn đề là ban lãnh đạo Vin taxi phải biết cách điều hành. Nó giống như VinMart đã từng được coi là có lợi thế hay VinID đã từng được coi là "vét sạch tiền của thiên hạ" vậy: chiến lược đúng đắn là quan trọng, nhưng mấu chốt là ở vận hành.

7. Nhưng thực ra việc trực tiếp đầu tư kiểu này rất là không nên.

Đúng ra Vin nên có những chương trình để chuyển hoá các hãng taxi hiện hữu sang dùng sản phẩm của họ thì hiệu quả sẽ còn càng lớn hơn nữa: không mang hình ảnh thù địch với khách hàng của chính mình, không cần tốn vốn để đầu tư ban đầu. Hoặc ít nhất là đầu tư vào một hãng taxi lớn rồi chuyển hoá nó. Chứ ăn luôn phần của khách hàng của chính mình là tối kị trong làm ăn.

Kịch bản tiếp theo là gì?

Hai kịch bản lớn:
a. Các hãng taxi khác cũng phải chuyển sang xe điện. Nhưng họ không thể và không nên m.ua xe điện của Vinfast nên sẽ phải chọn một hãng xe điện Trung Quốc nào đó (gi.á r.ẻ hơn Vinfast nhiều) và mở đường cho ông lớn phương Bắc vào Việt Nam. Câu chuyện bắt đầu phức tạp rồi đây. Cản trở lớn nhất là các trạm sạc điện mà thôi. Nếu tiêu chuẩn là tương thích thì Vin taxi (và cả Vinfast) gặp khó. Nếu tiêu chuẩn là không tương thích thì coi chừng tr.ả đ.ũa và k.iện t.ụng qua các kênh quốc tế và ng.oại giao. Tôi không biết về quy định liên quan đến các tiêu chuẩn này nên không dám bàn thêm.

b. Sau khi tạo sức é.p đủ lớn trên thị trường, Vin taxi vung tiền để m.ua lại một trong hai hãng taxi lớn (vốn hoá khoảng 1000 tỷ nên chỉ cần khoảng 500 - 700 tỷ là đã đủ). Khi m.ua thành công, tự động đơn vị còn lại sẽ buông cờ vì không thể cạnh tranh được nữa. Khi này, Vin gom gọn thị trường taxi cả nước và có thể là cả thị trường xe điện, dự trữ được một khoảng thời gian 3 - 5 năm đệm để chuẩn bị trước khi các ông lớn nước ngoài vào.

Kịch bản nào có xác suất xảy ra cao hơn thì tôi không biết vì còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố và diễn biến trong tương lai.

8. Sự đầu tư quyết liệt và sắc nét này cho thấy Vin đã bế tắc chiến lược và hết bài đối với Vinfast.

Chưa khi nào trong lịch sử loài người lại có một hãng sản xuất xe đi kinh doanh chính cái xe ấy để nhặt về từng đồng bạc cắc. Cả hai hãng sản xuất nhiều xe taxi nhất là Toyota và Kia cũng vậy.

Tại sao?

Vì về mặt chiến lược, cần rút ngắn vòng quay tài sản càng ngắn càng tốt.

Hãy cùng xét một ví dụ giữa hai đơn vị cùng xây căn hộ cao cấp với số vốn ban đầu không khác biệt để hình dung rõ hơn về hiệu quả. Đơn vị A xây ra, sau đó cho thuê trong 5 hay 7 năm để lấy lại vốn, rồi khai thác tiếp trong vài chục năm tiếp theo để thu lời ròng. Đơn vị B thì vừa xong bản vẽ 1/500 (hay xong móng theo quy định sau này) đã đem đi b.án cho khách h.àng, nên chỉ 6-12 tháng đã lấy lại vốn và một phần lời. Đơn vị nào trong số đó 10 hay 20 năm sau sẽ giàu hơn? Đơn vị nào sẽ ít rủi ro hơn?

Vậy nên người ta nói "xuống tiền chậm nhất có thể, thu tiền sớm nhất có thể". Đặc biệt là với các môi trường và ngành nghề kinh doanh phức tạp, nh.ạy cả.m, nhiều r.ủi ro. Ngành sản xuất xe hơi và kinh doanh taxi có thuộc nhóm đó không nhỉ?

Nhưng dĩ nhiên, đây vẫn là một nước đi SÁNG trong hoàn cảnh KHÓ của Vinfast trong giai đoạn gần đây. Tôi đánh giá cao lựa chọn chiến lược này và khả năng thành công của nó. Nhưng tôi tin tưởng chắc chắn rằng đây chỉ là một sự xoay sở chiến thuật bất đắc dĩ chứ không phải là một chiến lược ngay từ khi khai sinh Vinfast của anh Vượng như nhiều bạn đã tung hô.

Dĩ nhiên, bài viết này là dựa trên những thông tin không đầy đủ và có phần suy đoán của cá nhân tôi. Tác dụng của bài viết chỉ để chúng ta cùng tư duy với những người đánh cờ hàng đầu. Tránh trường hợp "khen bất kể, ch. ửi vô cùng". Tôi xin miễn trách nhiệm về bài viết và giữ quyền chỉnh sửa bất cứ lúc nào khi có thêm những thông tin mới."

- Tác giả: Trần Bằng Việt, Chủ tịch HĐQT Dong A Solution, Nguyên Tổng giám đốc Mai Linh Taxi Tập đoàn Mai Linh

#Tapchibonbanh

Friday, May 19, 2023

Các nguyên tắc cơ bản của chiến thuật Bóng đá sân 7

Về cơ bản, chiến thuật sân 7 đòi hỏi ban huấn luyện, các cầu thủ phải nắm bắt được nguyên tắc về tính cân bằng và phát huy năng lực cá nhân.



Tính cân bằng

Khi đội hình ra sân có sự liên kết giữa các mắt xích là các cá nhân cầu thủ sẽ đảm bảo về tính cân bằng tự nhiên. Bởi không phải cứ sở hữu nhiều cầu thủ tấn công giỏi sẽ có cơ hội chiến thắng cao. Ngược lại, nếu các cầu thủ thiên về phòng ngự lại dễ gây ra bế tắc.

Điều quan trọng đó là phải định hình tốt giữa các vị trí trên sân, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý nhau. Nhờ vậy, chắc chắn đội bóng sẽ đánh bại mọi đối thủ.





Phát huy thế mạnh của các cầu thủ

Thực tế, mỗi đội bóng sẽ được xây dựng từ những cá nhân khác nhau. Vì thế, không thể chọn ra một sơ đồ áp đặt duy nhất. Thay vào đó, cần phải tìm ra chiến thuật để bộc lộ hết tài năng của cầu thủ.

Chẳng hạn như, trong đội bóng có vài cầu thủ nhanh nhẹn, chiếm ưu thế ở cuộc đua tốc độ. Họ nên được giữ vai trò thi đấu tại vị trí chạy cánh. Hoặc nếu đội bóng quy tụ hai tiền đạo tạo thành cặp tấn công ăn ý. Cần sắp xếp đội hình sao cho hỗ trợ cặp đôi tiền đạo đó một cách tốt nhất.

Các chiến thuật sơ đồ trong bóng đá sân 7

Trên sân cỏ, không có bất cứ kế hoạch nào có thể khiến đội bóng “bất khả chiến bại”. Thậm chí, trong nhiều trường hợp mỗi đội cần thử nghiệm nhiều sơ đồ khác nhau trước khi tìm ra lựa chọn tối ưu. Vậy đâu là những chiến thuật sân 7 được áp dụng đem lại hiệu quả ấn tượng? Theo dõi tiếp thông tin được bật mí dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất.






Chiến thuật 3-2-1

Đây là đội hình thiên về xu hướng phòng thủ với 3 cầu thủ chơi ở phía sau để xây dựng nền tảng vững chắc cho tuyến trên. Dù bản chất là phòng ngự nhưng một số huấn luyện viên chuyên nghiệp lại cho rằng chiến thuật linh hoạt hơn. Có thể biến thủ sang công hiệu quả khi đẩy cao hàng hậu vệ hay đưa hậu vệ trung tâm đi lên tuyến giữa.

Ưu điểm sơ đồ 3-2-1:

+ Cung cấp nền tảng phòng thủ cho đội bóng vững chắc giúp xây dựng phương thức tấn công khiến đối phương không kịp chống đỡ.

+ Hóa giải các đòn tấn công từ đối thủ, sẵn sàng tổ chức tấn công ngược tìm cơ hội chiến thắng.

+ Phù hợp sử dụng cho trận đấu mà đội bóng phải đương đầu đối thủ tốc độ nhanh hoặc mạnh hơn.

Nhược điểm đội hình 3-2-1:

Đội hình bóng đá 3-2-1 có thể thiếu đi sự hỗ trợ đối với tiền đạo.

+ Thiếu cự ly ở hàng ngang, hạn chế lựa chọn chuyền bóng lên trên cho tiền đạo trong trường hợp bị đối phương cắt ngang.














Chiến thuật 2-3-1

Đây là đội hình thường gặp nhất trên sân 7 khi có sự pha trộn giữa hỗ trợ khả năng phòng thủ, phát huy tiềm năng tấn công. “Chìa khóa” của đội hình nằm ở vị trí tiền vệ. Người có vai trò giúp hậu vệ phòng thủ, hỗ trợ tiền đạo tấn công, làm cho đội bóng hoạt động hiệu quả.

Ưu điểm 2-3-1:

+ Hình thành hàng rào phòng ngự vững chắc và mang đến cho đội hình sự năng động. Phòng thủ an toàn, tấn công chắc chắn, biến hóa linh hoạt theo tình huống trận đấu. Dễ dàng chuyển từ thủ sang công và ngược lại.

+ Cung cấp cự ly rộng giữa vị trí của tiền vệ trái và phải. Ưu thế đặc biệt tốt đối với tiền vệ có tốc độ, thể lực ổn định. Nâng cao khả năng hỗ trợ phòng thủ và tấn công.

+ Các cầu thủ hoàn toàn không cần di chuyển nhiều vẫn có thể bao quát nhiều khu vực nhờ khoảng không gian để chơi bóng rộng.

Nhược điểm 2-3-1:

+ Đội hình 2 -3-1 khiến hàng tiền vệ phải đảm đương quá nhiều nhiệm vụ.

+ Yêu cầu chuyên môn tiền vệ rất cao, tuân thủ kỷ luật tuyệt đối.

+ Rủi ro phát sinh nếu chỉ có 2 hậu vệ phòng thủ khi hàng tiền vệ không lùi về hỗ trợ hoặc có thể thiếu sự hỗ trợ hàng tiền đạo.

+ Nếu bị đối thủ bắt bài, một tiền đào không tự tạo ra được đột biến để giải tỏa bế tắc.













Chiến thuật 2-1-2-1

Tương tự đội hình 2-3-1, nhưng đội hình 2-1-2-1 lại chủ động chia hàng tiền vệ theo nhiệm vụ về tấn công và phòng thủ. Mặc dù có sự phân định về vai trò riêng, song tất cả mọi cầu thủ đều phải tham gia vào mục đích chung của trận đấu.

Điều này trở nên tuyệt vời nếu như tiền vệ phòng ngự là cầu thủ giỏi kiểm soát bóng sẽ có thể phát động các đợt tấn công hay bọc lót phòng ngự.

Cụ thể, đội hình 2-1-2-1 chia 3 tiền vệ thực hiện nhiệm vụ thành 2 công 1 thủ. Yêu cầu, công việc của cầu thủ tiền vệ theo đó được cụ thể hóa, mang tính chuyên dụng cao.

Ưu điểm chiến thuật 2-1-2-1:

+ Đội hình thi đấu có sự cân bằng giữa hàng thủ tấn công và phòng ngự.

+ Chỉ định rõ một tiền về phòng ngự giúp giảm thiểu rủi ro đối với tiền vệ thực hiện tấn công mà không thể hỗ trợ phòng thủ.

Nhược điểm sơ đồ 2-1-2-1:

+ Đội hình có nguy cơ đối mặt rủi ro khi hoạt động với 2 bộ phận tách biệt nhau gồm 3 cầu thủ tấn công ở phía trên và 3 cầu thủ phòng thủ ở phía dưới. Việc thiếu liên kết sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả trận đấu.

+ Vị trí chủ chốt trong đội hình 2-1-2-1 là tiền vệ phòng ngự, yêu cầu kỷ luật ở việc giữ vị trí và biết phát động để kết nối 2 bộ phận thống nhất lại với nhau.


Chiến thuật 1-1-3-1

Sơ đồ chiến thuật bóng đá 7 người 1-1-3-1 sắp xếp các cầu thủ tạo thành một hình mũi tên có hướng bắn thẳng khung thành đối phương. Mục đích đối phó nguy cơ phản công khi các tiền vệ đã nâng cao tấn công. Ở hệ thống phòng ngự chỉ bao gồm có 1 hậu vệ ở sân nhà, 1 tiền vệ phòng ngự sẵn sàng hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.

Ưu điểm:

+ Phù hợp cho các đội chơi muốn làm chủ trận đấu nhờ khả năng tập trung vào tấn công.

+ Khi các tiền vệ chơi tròn vai, sẽ chiếm hoàn toàn khu trung tuyến, đẩy đối thủ phải co cụm để phòng ngự.

+ Không đòi hỏi tiền vệ phải biết phát động vì  số lượng tấn công  nhiều nên đảm bảo việc duy trì nhịp trận đấu. Tiền vệ phòng ng chỉ cần hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh chặn, chống đòn phản công từ đối phương đạt yêu cầu.

Nhược điểm:

+ Hậu vệ duy nhất của đội bóng đáp ứng tiêu chí cứng cỏi, nhanh nhẹn và phải rất giỏi để giúp hỗ trợ phòng thủ bị hạn chế.

+ Xuất hiện khoảng trống dễ tạo cơ hội cho đối thủ phản công.













Đội hình bóng đá sân 7 đặc biệt:  2-2-2 và 1-4-1

2 đội hình gồm 2-2-2 và 1-4-1 rất hiếm khi được sử dụng trong các trận đấu nhưng không phải là không khả thi. Về lý thuyết, các đội hình này đều có sự cân bằng giữa phòng thủ với tấn công, đem lại sự thành công khi sắp xếp đúng cầu thủ.


Đội hình 2-2-2

Thay vì mang lại cự ly theo hàng ngang tốt, đội hình 2-2-2 lại giúp tạo ra khoảng trống lý tưởng. Hỗ trợ các cầu thủ thực hiện tấn công theo phạm vi chạy hàng ngang rộng hơn.

Hiệu quả đạt được khi tất cả các cầu thủ trong đội bóng đều có tính kỷ luật cao. Có thể chạy được cả hàng ngang và hàng dọc. Đồng thời, phát huy thế mạnh để các đồng đội bọc lót sao cho chuẩn xác.

Đội hình 1-4-1

Nếu như đội bóng sở hữu những cầu thủ giàu năng lực và chuyên môn, tham gia được cả vào phòng thủ lẫn tấn công. Nhất định không thể bỏ qua gợi ý chiến thuật 1-4-1. Từ ý thức kỷ luật tốt, 4 tiền vệ được lựa chọn có thể thay phiên nhau đảm đương các nhiệm vụ. Đội hình hứa hẹn mang lại sự linh hoạt cao nhất mặc dù trông rất khá lộn xộn.

Kết hợp đội hình cho sơ đồ bóng đá 7 người hợp lý

Tương tự các đội hình chơi bóng khác, sân 7 sẽ được quy định về tỷ lệ cùng diện tích mặt sân sao cho phù hợp số lượng cầu thủ. Vì vậy, việc tạo ra đội hình có kỹ năng hợp lý sẽ mang lại kết quả đáng mong đợi. Để thực hiện kỹ thuật đá bóng sân 7, sự sắp xếp, chỉ huy trước trận đấu là điều vô cùng quan trọng.

Muốn phát huy tối đa lợi thế tất cả các cầu thủ trong đội, ngoài việc phát huy chính lối chơi, kỹ thuật cá nhân. Còn đòi hỏi phối hợp ăn ý khi áp dụng sơ đồ bóng đá 7 người phù hợp khả năng từng cầu thủ. Nhờ vậy, giúp đội bóng tạo ra lợi thế trước đối thủ.

Trên sân bóng đá 7 người, các cầu thủ không phải di chuyển hết cả sân suốt thời gian thi đấu. Nhưng họ sẽ bị kéo ra khỏi vị trí nên yêu cầu sự bọc lót tốt mới tạo ra yếu tố bất ngờ. Việc làm đội hình quá cứng nhắc sẽ đưa đội bóng đi vào thế nguy hiểm.

Muốn đảm bảo hiệu quả trận đấu, bạn chỉ nên cố gắng giới hạn 2 đội hình khả quan. Một khi sử dụng để phòng thủ và một dùng cho thế tấn công.

Trên đây là sơ đồ chiến thuật bóng đá 7 người cơ bản nhất, hy vọng đã trang bị cho bạn kiến thức hữu ích. Để đá tốt và thành công thì cần thêm: rèn luyện kỹ thuật cá nhân, tập luyện để có sự ăn ý, tính toán điểm rơi phong độ, thể lực....








Sunday, May 14, 2023

TÂY SƠN

Tây Sơn có chăng chỉ là giặc cỏ?
(Tác giả: Đại Việt tàng thư)

Sử Việt dở nhất là chỉ nói đến chiến tranh, làm cho nhiều người Việt cứ tưởng ông cha ta chỉ biết chém giết. Đọc chính sử và các các thể loại sách sử, thiếu hẳn lịch sử về văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, kinh tế. Do thiếu các phần này, nhiều khi các lý giải về chiến tranh cũng ngây ngô mà thiếu chiều sâu. Đó là chưa kể, lịch sử được viết nhiều khi cũng thiên lệch đến ngô nghê.

Ví dụ như sử nhà Lê hay nhà Nguyễn mô tả quân Tây Sơn là giặc cỏ (tất nhiên rồi, cả hai nhà đó đều có ân oán với Tây Sơn). Thế là các "học giả" hiện đại trích cú tầm chương rồi phán quân Tây Sơn là giặc, đi đến đâu là cướp giết đến đó và sử dụng nó như là một luận điểm để chỉ trích chính sử Việt Nam hiện nay là tôn vinh Tây Sơn vì mục đích chính trị.

Thử lấy một vài sự kiện để tìm hiểu chuyện này. Trận Rạch Gầm-Xoài Mút, quân Tây Sơn phục kích ở trên sông và trên bộ mấy trăm chiến thuyền kèm theo pháo binh và quân sỹ mấy ngày trời. Việc điều động quân như vậy trên đồng bằng sông nước miền Tây thì khó mà che mắt hết người dân địa phương. Vậy mà không có một người dân địa phương nào báo tin cho liên quân Nguyễn Ánh-Xiêm. Như vậy thì biết lòng dân ở đâu. Đọc sách thì phải có tư duy chứ không phải chỉ đọc lấy con chữ.

Khi lên ngôi, vua Quang Trung cho dịch sách từ chữ Hán ra chữ Nôm, sử dụng chữ Nôm làm quốc ngữ, và xây dựng hệ thống giáo dục phổ thông đến tận làng xã. Mục tiêu là mang giáo dục đến toàn dân. Đây có lẽ là hệ thống giáo dục phổ thông đầu tiên trên thế giới. Ngay cả cái nôi của cách mạng công nghiệp là Anh thì cũng mãi đến thế kỷ 19 mới có khái niệm này. Nếu Quang Trung không mất sớm, hệ thống giáo dục này không bị nhà Nguyễn bãi bỏ, thì có lẽ Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới có toàn dân biết đọc biết viết. Nội chuyện đó không, không biết Việt Nam sẽ tiến về đâu! Giặc cỏ mà tư duy và hành động như thế? Người ta nói gió tầng nào gặp mây tầng đó. Không phải ai cũng hiểu được chính sách giáo dục của Quang Trung.

Một chuyện nữa là Quang Trung có tư tưởng rất tiến bộ về giới, trọng dụng nhiều quan viên là phụ nữ mà nổi tiếng nhất là Bùi Thị Xuân. Trong khi đó phần lớn thế giới lúc đó vẫn xem phụ nữ là tài sản của đàn ông và không có địa vị gì trong xã hội. Có thể nói ông là ông vua hiện đại nhất thế giới thời bấy giờ về tư tưởng.

Khác với các vương triều Á Đông thời đó vẫn còn bám vào Nho giáo để cai trị và vận hành xã hội, Quang Trung phát triển thương mại mạnh mẽ và xây dựng một nền kinh tế thực dụng gần gũi với thế giới tư bản hơn là phong kiến. Giao thương mạnh mẽ với thế giới cũng giúp cho khoa học kỹ thuật thời Tây Sơn phát triển. Dẫn tới việc trang bị vũ khí quân Tây Sơn hiện đại hơn của Xiêm (thời đó cũng rất mạnh, Xiêm duy trì được thế mạnh này khá lâu nên không bị thuộc địa hóa như các nước châu Á khác) và quân Thanh. Do đó, dù ít quân hơn nhiều, quân của Quang Trung vẫn thắng Xiêm và Tàu áp đảo. Ngoài mạnh hơn về hỏa lực, quân Tây Sơn hành quân cũng rất nhanh với đầy đủ hỏa lực đạn dược và lương thực, chứng tỏ trình độ logistics cũng vượt trội. Nhiều người nói Quang Trung là thiên tài quân sự, nhưng mà thiên tài chỗ nào thì không lý giải được vì không nắm được chính sách kinh tế, xã hội, khoa học của ông.

Nội 3 chuyện này: xây dựng giáo dục phổ thông, bình đẳng giới, phát triển thương mại và khoa học kỹ thuật; vua Quang Trung có tư duy và trình độ vượt ra ngoài tư tưởng Nho giáo và rất hiện đại so với thế giới thời bấy giờ. Vậy mà hôm qua có đọc một bài của một anh quản lý nhóm "khai phóng" gì đó lại lấy hệ quy chiếu Nho giáo ra đánh giá là vua Quang Trung có chính danh hay không 😀

Sau khi vua Quang Trung mất, vua Gia Long thống nhất đất nước. Tuy vua Gia Long cũng là một người có tư tưởng khá tiến bộ về kinh tế như mở rộng giao thương, nhưng ông lại không có tầm nhìn về giáo dục phổ thông nên bãi bỏ luôn hệ thống giáo dục phổ thông còn trong trứng nước của nước nhà. Đến các thế hệ sau của nhà Nguyễn thì càng ngày càng đi lùi về tư duy, bám vào Nho giáo để củng cố quyền lực, triệt tiêu giai cấp tư bản còn non trẻ. Chỉ sau 3 đời, VN yếu đến độ thua vài chiến thuyền của Pháp.

Nếu chính sách kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, xã hội của Quang Trung được tiếp nối, VN có lẽ đã khác!

Minh họa: lính súng thời Tây Sơn
Fb Ho Dac Nga