Saturday, March 11, 2023

Siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành và 25 bị cáo tiếp tục hầu tòa


Sáng 9/3, siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành cùng 25 bị cáo khác trong vụ cấu kết chiếm đoạt 370 tỷ đồng của 3 ngân hàng được triệu tập đến tòa án.

Nhóm bị cáo hầu tòa về các tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng và Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong nhiều ngày. HĐXX TAND TP Hà Nội do thẩm phán Phan Huy Cương làm chủ tọa.

Trong vụ án này, Nguyễn Thị Hà Thành bị cáo buộc gây ra 27 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 433 tỷ đồng của 3 ngân hàng và các cá nhân.

Khi làm thủ tục, HĐXX dành gần 2 giờ để kiểm tra nhân thân 26 bị cáo và những tổ chức, cá nhân liên quan. Hơn 20 người gồm đại diện các ngân hàng VietABank, PVcomBank và NCB, nhân chứngs cùng người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt theo triệu tập.

Ngoài ra, gần 50 luật sư tham gia tố tụng. Trong những người dự khán, luật sư Trần Tuấn Anh (bào chữa cho Nguyễn Giang Hòa) nộp bệnh án ung thư cho thân chủ và đề nghị tòa cho phép bị cáo này được ngồi nghe VKS công bố cáo trạng. Luật sư cũng kiến nghị cho ông ông Hòa vắng mặt trong một số phần tố tụng đối với bị cáo khác. Về đề xuất trên, chủ tọa Phan Huy Cương cho hay bản cáo trạng dài hơn 170 trang. Để đảm bảo tính nhân văn và đảm bảo sức khỏe cho các bị cáo, HĐXX sẽ xem xét để họ được ngồi. Đối với việc xin cho bị cáo vắng mặt, chủ tọa không chấp nhận.

Nguyễn Thị Hà Thành tại phiên tòa sáng 9/3. Ảnh: Hoàng Lam.
Nguyen Thi Ha Thanh anh 1
Nguyen Thi Ha Thanh anh 1

Nguyễn Thị Hà Thành tại phiên tòa sáng 9/3. Ảnh: Hoàng Lam.

17 cá nhân trong số 26 bị cáo là cựu cán bộ và nhân viên Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VietABank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng (PVcomBank). Họ bị cáo buộc giúp Nguyễn Thị Hà Thành hợp thức hồ sơ, soạn hợp đồng tiền gửi trái quy định rồi lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.

Cáo trạng xác định trong các năm 2016-2018, Hà Thành nhiều lần vay tiền của nhiều cá nhân với lãi suất cao. Thời gian đầu, Thành trả nợ đúng hạn và dẫn được nhiều người đến ngân hàng gửi tiền với số lượng lớn. Do đó, Thành được nhà băng xem là khách VIP.

Sau đó, để có tiền kinh doanh, Thành tìm gặp những người đến ngân hàng gửi tiết kiệm để thỏa thuận gửi đồng sở hữu. Sau đó, người phụ nữ này nhiều lần sử dụng thủ đoạn gian dối để ký hợp đồng thế chấp sổ tiết kiệm để vay tiền ngân hàng.

Tại VietABank, VKS xác định từ tháng 6/2018 đến tháng 11/2018, Hà Thành câu kết với một số cán bộ ngân hàng, giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu trên giấy đề nghị vay vốn kiêm hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng thế chấp số dư tiền gửi... Qua đó, bị cáo chiếm đoạt của VietABank gần 274 tỷ đồng và 63 tỷ đồng của một số cá nhân.

Tại ngân hàng NCB, giữa năm 2018, Thành vay của ông Đặng Nghĩa Toàn (khách hàng gửi tiền) hàng chục tỷ đồng bằng hình thức yêu cầu ông Toàn gửi tiền tiết kiệm rồi đưa sổ cho bị cáo giữ. Sau đó, Thành cấu kết với đồng phạm, lợi dụng sự thiếu trách nhiệm của nhân viên nhà băng, ký giả chữ ký của vợ chồng ông Toàn để cầm cố sổ tiết kiệm vay 47,5 tỷ đồng của NCB.

Còn tại PVcomBank, Nguyễn Thị Hà Thành đề nghị vợ chồng ông Toàn gửi tiết kiệm 52 tỷ đồng. Sau đó, Thành và đồng phạm giả chữ ký, lăn giả dấu vân tay của vợ chồng ông Toàn trong hợp đồng cầm cố sổ tiết kiệm để vay tiền, qua đó chiếm đoạt của ngân hàng này 49,4 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, Thành khai dùng các khoản vay trên sử dụng để trả lãi vay ngoài, tất toán các khoản vay khác tại ngân hàng và mua cổ phần hoặc chi tiêu cá nhân.

Về dân sự, VietABank đề nghị tòa án xác định căn cứ tuyên tịch thu số tiền, khắc phục hậu quả thiệt hại. PVcomBank đề nghị buộc bị cáo Thành và đồng phạm trả tiền cho người đồng sở hữu. Còn Ngân hàng NCB chưa có yêu cầu về bồi thường.

Nhiều người khai giúp Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng

Nguyễn Thanh Tùng giúp sức cho Thành chiếm đoạt của các ngân hàng NCB, PVC và VAB tổng số tiền hơn 271 tỷ đồng. Tuy nhiên, Tùng nói anh ta không được hưởng lợi gì.

Sau một ngày công bố cáo trạng, chiều 10/3, TAND Hà Nội xét hỏi Nguyễn Thị Hà Thành (39 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng) cùng 25 bị cáo khác trong vụ cấu kết chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của 3 chi nhánh các Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VietABank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng (PVcomBank).

Trước khi thẩm vấn, 26 bị cáo được phân chia làm 3 nhóm ngồi tại 15 hàng ghế. Trong đó, Hà Thành ngồi riêng ở ghế trên cùng, gần với bục khai báo. Phòng xử án khá rộng rãi, song không có micro và hệ thống loa.

Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Thanh Tùng (46 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Jeongho Lanmark) không có ý kiến gì với cáo trạng cáo buộc anh ta giúp sức cho Hà Thành gây án trong một số vụ lừa đảo tại 3 chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên, Tùng cho rằng bản thân không được hưởng lợi gì.

Nguyễn Thị Hà Thành tại phiên xử chiều 10/3. Ảnh: Hoàng Lam.
Nguyen Thi Ha Thanh anh 1

Nguyễn Thị Hà Thành tại phiên xử chiều 10/3. Ảnh: Hoàng Lam.

Theo lời khai, Tùng và Hà Thành cùng làm ăn, nên quen biết nhau từ năm 2014, khi đó Tùng là người đồng sở hữu Công ty Eurocell Việt Nam. Năm 2017, doanh nghiệp dừng hoạt động, nhưng Tùng vẫn giữ con dấu, hồ sơ công ty. Từ đó, 2 bị cáo sử dụng pháp nhân này để vay tiền của 3 nhà băng.

Cáo buộc cho thấy sau khi cùng Hà Thành sử dụng pháp nhân Jeongho Landmark, Tùng đã lập khống các hợp đồng mua bán hàng hóa, biên bản đối chiếu công nợ với Công ty Eurocell (đã chấm dứt hoạt động) và Công ty TNHH Thương mại Hoàng Nguyên, ký giả chữ ký của vợ chồng ông Đặng Nghĩa Toàn và lăn giả dấu vân tay trên các chứng từ.

Qua đó, các bị cáo chiếm đoạt của NCB tổng số tiền 47,5 tỷ đồng, chiếm đoạt của PVcomBank tổng số tiền 49,4 tỷ đồng và chiếm đoạt của Ngân hàng VAB tổng số tiền 174,4 tỷ đồng.

Trước những cáo buộc trên, Nguyễn Thanh Tùng cho rằng việc vay bằng tài sản thế chấp với pháp nhân trên là hợp lý. Ngoài ra, Tùng từng nhiều lần vay tiền cho Hà Thành và đều được nhân viên các ngân hàng duyệt hồ sơ. Do đó, Tùng đồng ý giúp đối phương song "không hưởng lợi gì".

Bị xác định là người thu thập rồi thẩm định các hồ sơ vay vốn nêu trên, bị cáo Nguyễn Hồng Trung (40 tuổi, nhân viên Ngân hàng NCB) cho rằng khi thực hiện thẩm định, anh ta "không hiểu rõ về cho vay lãi nặng".

Trung thừa nhận Nguyễn Thị Hà Thành đã nhờ bị cáo tìm người đồng sở hữu để cho vay tiền. Sau đó, Trung nhờ đồng nghiệp tại chi nhánh NCB giúp việc này. Sau khi Hà Thành vay được 47,5 tỷ đồng của nhà băng, Thành đã chuyển lại cho bị cáo Trung tổng số tiền 175 triệu đồng.

Tại tòa, Nguyễn Hồng Trung khai sau khi nhận tiền từ Thành, anh ta đã chuyển hết cho người khác. Ngoài ra, Trung khai khi kết thúc phi vụ giúp Hà Thành cho vay, Thành không đưa lại cho anh ta khoản tiền nào. Trung cho rằng mình không được hưởng lợi gì.

Trong vụ án, VKS cáo buộc Nguyễn Hồng Trung phải chịu trách nhiệm hình sự về việc gây thiệt hại cho Ngân hàng NCB số tiền 47,5 tỷ đồng. Ngoài ra, Trung đồng phạm với Triệu Đình Hoan (Chủ tịch Công ty Hải Linh) trong việc cho Hà Thành vay 12,3 tỷ đồng. Sau đó, Thành phải trả lãi tổng số tiền 175 triệu đồng.

Vụ nhà đầu tư Mỹ 'xả' cổ phiếu ngân hàng, lo sợ rủi ro toàn hệ thống: SVB là ai, có phải là Lehman Brothers thứ 2 hay không?

Vụ nhà đầu tư Mỹ 'xả' cổ phiếu ngân hàng, lo sợ rủi ro toàn hệ thống: SVB là ai, có phải là Lehman Brothers thứ 2 hay không?

Silicon Valley Bank vừa thông báo bán gần 2 tỷ USD cổ phiếu để huy động thêm vốn. Song, kế hoạch này đang khiến nhà đầu tư hoảng sợ, khiến hàng loạt cổ phiếu ngân hàng trên Phố Wall cũng bị bán tháo.

SVB Finacial Group là công ty mẹ của một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ - Silicon Valley Bank. Cổ phiếu công ty này vừa lao dốc đến 60% trong phiên giao dịch ngày 9/3 và tiếp tục giảm gần 70% ở phiên ngoài giờ ngày 10/3. Trước đó, SVB đã thông báo bán số cổ phiếu trị giá 1,75 tỷ USD để cân bằng bảng cân đối kế toán.

Dù việc bán cổ phiếu thường nhằm mục đích huy động thêm vốn là điều bình thường. Song, kế hoạch của SVB đang khiến nhà đầu tư hoảng sợ, khiến hàng loạt cổ phiếu ngân hàng trên Phố Wall cũng bị bán tháo. Riêng vốn hoá của SVB đã mất 60 tỷ USD trong ngày hôm qua.

Vậy SVB là ai và tại sao họ phải huy động thêm vốn?

SVB là một trong những ngân hàng lâu đời và lớn mạnh nhất tại Thung lũng Silicon. Họ quản lý phần lớn tiền gửi ở khu vực này. SVB chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ cấp vốn cho các công ty công nghệ, cung cấp nhiều dịch vụ cho hoạt động đầu tư mạo hiểu (VC) và các công ty cổ phần tư nhân đầu tư vào công nghệ, công nghệ sinh học.

Bên cạnh đó, họ cũng có dịch vụ ngân hàng tư nhân cho giới siêu giàu. Ngoài nhận tiền gửi và cho vay, SVB cũng có các bộ phận đầu tư mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân.

Gần đây, SVB - ngân hàng đầu tư vào nhiều startup, đã thông báo với nhà đầu tư rằng số tiền họ huy động được từ việc bán cổ phiếu sẽ được sử dụng để bù đắp cho khoản lỗ khoảng 1,8 tỷ USD.

Wall Street Journal giải thích, bảng cân đối kế toán của SVB đã "phình to" gấp đôi trong năm 2021. Công ty này "hồ hởi" đổ tiền vào trái phiếu chính phủ Mỹ và các chứng khoán nợ được chính phủ phát hành. Nhưng không lâu sau, Fed bắt đầu tăng lãi suất, khiến các starup công nghệ và VC mà SVB cung cấp dịch vụ đã đồng loạt chứng kiến định giá lao dốc.

Vụ nhà đầu tư Mỹ xả cổ phiếu ngân hàng, lo sợ rủi ro toàn hệ thống: SVB là ai, có phải là Lehman Brothers thứ 2 hay không? - Ảnh 1.

Diễn biến cổ phiếu của SVB từ năm ngoái đến nay.

Sau đó, các startup công nghệ vì "cạn vốn" nên bắt đầu ồ ạt rút tiền ra khỏi SVB. Ngoài ra, một số nhà đầu tư mạo hiểm cũng khuyên các startup rút tiền khỏi SVB vì lo ngại về tính thanh khoản của ngân hàng này.

SVB cho biết họ cần khoản 2,25 tỷ USD, sau khi bán cổ phiếu ưu đãi và phổ thông. Nguyên nhân gây ra khoản lỗ trên đến từ áp lực sau khi bán danh mục đầu tư trái phiếu trị giá 21 tỷ USD, hầu hết là trái phiếu Kho bạc Mỹ.

Theo Reuters, danh mục này có tỷ suất sinh lời trung bình là 1,79%, thấp hơn nhiều so với lợi suất của trái phiếu kho bạc 10 năm hiện tại là khoảng 3,9%. Điều này khiến thị trường lo ngại rằng việc liệu số tiền mà SVB quản lý của nhà đầu tư có an toàn hay không và liệu rằng việc huy động vốn có đủ để bù đắp cho những khoản lỗ hay không.

Thông thường, các ngân hàng không chịu lỗ từ danh mục đầu tư trái phiếu nếu họ nắm giữ cho đến khi đáo hạn. Tuy nhiên, nếu đột nhiên phải bán trái phiếu để huy động tiền mặt, thì đó không còn là khoản lỗ chưa xác định nữa. Tại SVB thì khoản lỗ chưa xác định đã "chồng chất" trong suốt năm ngoái và được thể hiện rõ trên báo cáo tài chính của công ty.

Vụ nhà đầu tư Mỹ xả cổ phiếu ngân hàng, lo sợ rủi ro toàn hệ thống: SVB là ai, có phải là Lehman Brothers thứ 2 hay không? - Ảnh 2.

Garry Tan - Chủ tịch vườn ươm startup Y Combinator, đã chia sẻ thông báo nội bộ đến các nhà sáng lập của chương trình này: "Chúng tôi không rõ cụ thể về những gì đang xảy ra ở SVB. Nhưng khi nào bạn thấy thông tin về khả năng thanh khoản ở bất cứ ngân hàng nào và điều đó được coi là đáng tin cậy, thì hãy xem xét một cách nghiêm túc. Hãy ưu tiên cho lợi ích của startup của mình, đừng gửi quá 250.000 USD ở đó. Startup của bạn có thể 'chết yểu' do hết tiền dù lý do là gì đi chăng nữa."

CEO của SVB - Greg Becker, đã tổ chức một cuộc họp vào hôm qua để nỗ lực trấn an khách hàng về tình hình tài chính của ngân hàng. Ông kêu gọi khách hàng không nên rút tiền gửi và đừng gieo rắc nỗi sợ hãi về họ.

Các ngân hàng lớn ở Phố Wall bị ảnh hưởng như thế nào?

Bill Smead - chủ tịch và CIO của Smead Capital Managament, nhận định: "Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể một vết nứt nào đó đang xuất hiện trong hệ thống tài chính."

Vốn hoá sụt giảm mạnh thường không phải là vấn đề lớn đối với các nhà băng, trừ khi họ buộc phải bán tài sản để bù đắp cho tình trạng tiền gửi bị rút ra ồ ạt. Hầu hết các ngân hàng sẽ không làm như vậy, dù khách hàng của họ sẽ chuyển tiền gửi sang các lựa chọn khác có lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, một số ngân hàng ở Mỹ lại gặp phải vấn đề trên trong tuần này, từ đó là dấy lên lo ngại rằng các ngân hàng khác có thể phải chấp nhận lỗ để huy động thêm tiền mặt.

Chỉ trong phiên 9/3, cổ phiếu 4 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đồng loạt bị bán tháo và vốn hoá mất 52 tỷ USD. Chỉ số KBW Nasdaq Bank giảm mạnh nhất kể từ thời kỳ đại dịch. PacWest Bancorp mất 25%, and First Republic Bank giảm 17%. Charles Schwab Corp. giảm 13%, trong khi U.S. Bancorp sụt 7%. Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, JPMorgan Chase & Co., chứng kiến cổ phiếu giảm 5.4%.

Vụ nhà đầu tư Mỹ xả cổ phiếu ngân hàng, lo sợ rủi ro toàn hệ thống: SVB là ai, có phải là Lehman Brothers thứ 2 hay không? - Ảnh 3.

Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) hồi tháng 2 phát hành báo cáo cho thấy các khoản lỗ chưa xác định của các ngân hàng Mỹ đối với trái phiếu sẵn sàng để bán và giữ đến ngày đáo hạn có tổng giá trị là 620 tỷ USD, tính đến ngày 31/12, tăng từ mức 8 tỷ USD so với 1 năm trước khi Fed bắt đầu tăng lãi suất.

Một phần nguyên nhân là do các ngân hàng Mỹ đang phải gánh chịu hậu quả từ xu hướng gửi tiền bùng nổ trong thời kỳ đại dịch, khiến họ quản lý rất nhiều tiền mặt.

Dữ liệu của FDIC cho thấy tiền gửi trong nước tại các ngân hàng được chính phủ liên bang bảo đảm đã tăng 38% từ cuối năm 2019 đến cuối năm 2021. So với cùng kỳ, tổng các khoản cho vay tăng 7%, khiến nhiều tổ chức có lượng tiền mặt lớn "cầm tiền" đi đầu tư chứng khoán ở thời điểm lãi suất thấp kỷ lục.

Trong khi đó, theo dữ liệu của Fed, các ngân hàng thương mại của Mỹ nắm giữ trái phiếu chính phủ tăng 53% so với cùng kỳ, đạt giá trị 4,58 nghìn tỷ USD.

Hầu hết các khoản lỗ chưa xác định trong hệ thống ngân hàng Mỹ đến từ các nhà cho vay lớn nhất. Trong báo cáo thường niên, Bank of America cho biết giá trị thị trường của các trái phiếu được giữ đến ngày đáo hạn là 524 tỷ USD tính đến ngày 31/12/2022, thấp hơn 109 tỷ USD so với giá họ thể hiện trên bảng cân đối kế toán.

Nhìn chung, các ngân hàng lớn thường nắm giữ nhiều loại tài sản và phục vụ nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau nên rủi ro với họ cũng thấp hơn.

Sau vụ việc của SVB, điều gì có thể xảy ra?

Các startup đang phải tìm kiếm các nhà cho vay khác, nơi họ có thể yên tâm gửi tiền mặt. Trong khi đó, nhà đầu tư vào các công ty tài chính cũng theo dõi chặt chẽ những ngân hàng khác có thể bị ảnh hưởng bởi trường hợp này.

Thậm chí, tỷ phú Bill Ackman còn gọi vụ việc của SVB là "quá lớn để sụp đổ". Ông cũng đề xuất chính phủ Mỹ nên tung một gói cứu trợ cho SVB.

Nhiều người cho rằng tình trạng lao đao của SVB cũng tương tự như cuộc khủng hoảng của Lehman Brothers và Enron, có thể tạo rủi ro cho cả hệ thống tài chính. Tuy nhiên, Deepak Shenoy - chuyên gia của Capitalmind, cho rằng SVB không có quy mô như Enron hay Lehman, mà giống với quỹ phòng hộ Long-Term Capital Management quản lý 126 tỷ USD.

LTCM suýt sụp đổ vào năm 1998, nhưng đã tránh được mối hiểm hoạ đó. Nếu quỹ này thực sự phá sản ở thời điểm ấy, một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn cũng xảy ra.

Tham khảo WSJ; Bloomberg; Economic Times 


Chi Lan

Nhịp sống thị trường