Sunday, October 30, 2022

Gửi tiết kiệm tại VPBank, khách hàng tố bị mất sạch hơn 2,1 tỷ đồng, ngân hàng nói không có căn cứ hoàn tiền

Một khách hàng của VPBank báo bị mất hơn 2,1 tỷ đồng gửi tiết kiệm trong tài khoản. Sau khi gửi giấy đề nghị thanh toán, khách hàng mới "ngỡ ngàng" khi biết toàn bộ số tiền tại VPBank bị chuyển đến 3 tài khoản tại VietinBank, MB và BIDV.

Friday, October 28, 2022

9 bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

 

Kế hoạch kinh doanh- bạn thấy nó thế nào? Nó là hướng đi, bản đồ, checklist các việc cần làm, các khó khăn có thể gặp? các hành động cụ thể?....


Chém gió tí chút xem nào? Thực tế đúng là chém gió thôi- một khung xương lỏng lẻo để hình dung, bắt tay vào việc thì mỗi người mỗi khó, mỗi lúc mỗi khác. Còn người thành công họ có nói cũng lược đi các phần không thích nói rồi.







Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng độc đáo

Ý tưởng giống như linh hồn khi bạn bắt đầu lập bản kế hoạch kinh doanh, đó là nền tảng để bạn thành công, là mục tiêu mà bạn muốn xây dựng. Chính vì vậy bước đầu tiên trước khi lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết là hãy xây dựng cho mình một ý tưởng thật độc đáo.

lập kế hoạch kinh doanh

Xây dựng ý tưởng kinh doanh

Đừng ngại nó điên rồ hay viển vông, không ai đánh thuế giấc mơ, điều quan trọng là cách bạn hiện thực hóa giấc mơ ấy như thế nào thôi. Như ai đã từng nghĩ loài người có thể làm chủ bầu trời cho đến khi anh em nhà Wright sáng tạo ra máy bay?

Thế nên khi bắt đầu làm kế hoạch kinh doanh hãy tìm một ý tưởng tiềm năng, ít "đụng hàng" nhất, điều này quyết định tới hơn 50% tỷ lệ thành công của bạn.












 

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu và thành quả cần đạt được khi lên kế hoạch kinh doanh

Dĩ nhiên muốn vẽ ra con đường thì bạn phải có điểm đầu và điểm cuối, những mục tiêu và thành quả chính là động lực để bạn cố gắng, là cái đích cho mọi ý tưởng của bạn. Liệt kê các mục tiêu sẽ giúp bạn tạo lập lên kế hoạch kinh doanh chi tiết và chính xác hơn.

đặt mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh

Đặt ra mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh của bạn

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường trước khi xây dựng kế hoạch kinh doanh

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, thương trường là cuộc chiến khốc liệt giữa hàng trăm kẻ đối đầu khác nhau, muốn vươn lên bạn buộc phải hiểu rõ mọi yếu tố môi trường xung quanh, đây là một bước cực kì quan trọng trong cách lập bảng kế hoạch kinh doanh mà bạn cần nhớ.














 

Để lập một kế hoạch kinh doanh thì bạn cần hiểu về thị trường mình nhắm tới, hiểu tập khách hàng mục tiêu của mình, hiểu đối thủ, hiểu lĩnh vực kinh doanh. Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nhất có thể!

tìm hiểu thị trường kinh doanh

Nghiên cứu và phân tích thị trường




































Bước 4: Lập biểu đồ SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Hiểu người giờ đến lượt bạn phải hiểu chính mình, lập ra biểu đồ SWOT giúp bạn thống kê lại bản thân mình có thế mạnh gì để cạnh tranh, cần khắc phục và phải vượt qua những gì.

Khi đã hiểu rõ các tiềm năng của mình bạn sẽ có cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chính xác hơn, không bị sa lầy vào những kế hoạch bất khả thi. Ví dụ điểm mạnh của bạn nằm ở nguồn hàng giá rẻ nhưng chất lượng chỉ đạt mức trung bình, vậy thì khi lên kế hoạch bán hàng bạn phải tập trung vào chiến lược giá thay vì chất, như vậy mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình.

lập kế hoạch kinh doanh

Cách viết kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất là lập biểu đồ SWOT


Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

Bạn có một ý tưởng thật sự vĩ đại, có một kế hoạch thật sự to lớn, và liệu bạn có làm được một mình? Không đúng không, bạn cần người cùng chung chí hướng, bạn cần những nhân viên chuyên môn khác nhau.


Lúc này bạn không thể để mọi thứ loạn lên được, bạn cần tạo lập bản kế hoạch kinh doanh trong đó hệ thống phân chia hợp lý, có sự phối hợp giữa có bộ phận để tạo ra hiệu quả tốt nhất. Hãy xác lập mô hình kinh doanh của mình!


Xây dựng mô hình kinh doanh

Xây dựng mô hình kinh doanh







Bước 6: Lập kế hoạch Marketing

Một trong các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh là lập kế hoạch marketing. Đừng quên quảng bá, truyền thông thương hiệu, đây là bước có vẻ không liên quan nhưng thực chất nó rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của bạn.



Ngay từ lúc khởi nghiệp hãy thực hiện Marketing, một chiến lược dài hơi và linh hoạt sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường dễ dàng hơn, đây cũng là một trong những hướng dẫn cách lập bản kế hoạch kinh doanh khôn ngoan  nhất!














 

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Việc kinh doanh của bạn sẽ ngày càng mở rộng, nhân viên tăng lên hàng chục, thậm chí hàng trăm người, bạn không thể quản lý trực tiếp mỗi người bọn họ được. Nên có một hệ thống chuyên môn giúp bạn lên kế hoạch quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển kĩ năng cho nhân viên.

các bước lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch quản lý nhân sự


Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính

Việc quản lý dòng tiền trong một doanh nghiệp là rất quan trọng, nếu bạn không biết phân bổ hợp lý rất có thể lãi không bù nổi lỗ. Cần những khoản phí gì, khi nào chi ra, khi nào thì thu vào,... Tất cả các câu hỏi đó nên đưa vào một bản kế hoạch cụ thể.


Bước 9: Kế hoạch thực hiện

Khi đã lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, giờ là lúc bạn vạch kế hoạch triển khai từng bước, hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều theo chuẩn quỹ đạo mà bạn đã vạch sẵn, nếu có thay đổi thì phải luôn dự trù để mọi thứ không rối tung lên.

Trên đây là 9 bước hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh mà bạn cần nhớ khi bắt tay vào thực hiện. Hi vọng sau bài viết này bạn sẽ biết cách làm kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả, hỗ trợ cho quá trình phát triển sự nghiệp của bạn.




Nhiều người rút tiền ngân hàng để gửi bên ngoài lấy lãi cao: Ngân hàng lên tiếng cảnh báo rủi ro

Gần đây có hiện tượng người dân rút tiền trước hạn tại các tổ chức tín dụng vì "nghe gợi ý, tin vào lời hứa lãi suất cao của một số cá nhân" và chuyển toàn bộ số tiền này sang gửi tại các tổ chức không có chức năng nhận tiền 


Nhiều người rút tiền ngân hàng để gửi bên ngoài lấy lãi cao: Ngân hàng lên tiếng cảnh báo rủi ro

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – VPB) vừa gửi thư tới nhiều khách hàng để khuyến cáo về việc gửi tiền.


VPBank cho biết, gần đây có hiện tượng một số người dân rút tiền trước hạn tại các tổ chức tín dụng hoặc đã đến tổ chức tín dụng để gửi tiền nhưng lại "nghe gợi ý, tin vào lời hứa lãi suất cao của một số cá nhân" và chuyển toàn bộ số tiền này sang gửi tại các tổ chức không có chức năng nhận tiền gửi.

Theo VPBank, việc các tổ chức không có chức năng nhận tiền gửi nhưng lại cố tình nhận tiền gửi của người dân, hứa hẹn trả lãi cao là hành vi vi phạm pháp luật, có thể gây ra tổn thất, thiệt hại tiền/ tài sản của khách hàng.

Tại Việt Nam, các Ngân hàng thương mại nói chung, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đều được pháp luật cho phép nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để hoạt động, cho vay bảo đảm tuân thủ qui định pháp luật, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Các khoản tiền gửi luôn được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn theo qui định pháp luật, chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước với vai trò của Ngân hàng trung ương cũng như là vai trò của cơ quan quản lý hoạt động Ngân hàng luôn xây dựng, hoạch định chính sách tiền tệ cũng như các chính sách quản lý ngân hàng với mục tiêu kiên định trong việc việc điều hành để góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng nói chung và an toàn cho người gửi tiền nói riêng .

Với mục tiêu nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn tài sản, hoạt động ngân hàng, VPBank luôn chú trọng, tăng cường, nâng cao công tác quản trị rủi ro. Lượng vốn lớn giúp VPBank củng cố năng lực tài chính, đảm bảo tốt các chỉ tiêu an toàn hoạt động cũng như đảm bảo an toàn cho việc gửi tiền của người dân.

VPBank khuyến cáo người dân không nên gửi tiền tại các tổ chức không có chức năng nhận tiền gửi theo quy định pháp luật, tránh ảnh hưởng, rủi ro đối với người gửi tiền.


Minh Vy