Tuesday, July 5, 2022

Có được dùng song song CMND còn hạn khi đã được cấp CCCD gắn chip?

Có được dùng song song CMND còn hạn khi đã được cấp CCCD gắn chip?

Thực tế có rất nhiều người hiện đang có hai giấy tờ tuỳ thân là Chứng minh nhân dân (CMND) còn nguyên vẹn, còn hạn sử dụng và Căn cước công dân (CCCD) gắn chip mới được cấp. Việc sử dụng song song cả hai loại giấy tờ này có được phép?

CMND còn hạn có phải đổi CCCD gắn chip không?

Hiện nay, người dân vẫn đang sử dụng cả Căn cước công dân mã vạch, Căn cước công dân gắn chip, Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số làm giấy tờ tuỳ thân chứng minh những đặc điểm riêng của mỗi công dân về lai lịch, nhân dạng gồm những nội dung:

- Họ và tên khai sinh, tên gọi khác (nếu có).

- Ngày tháng năm sinh.

- Đặc điểm nhân dạng, giới tính.

- Dân tộc, quê quán, nơi thường trú.

Tuy nhiên, hiện nay, trên cả nước đã thống nhất chỉ cấp CCCD gắn chip cho công dân nếu người dân yêu cầu đổi, cấp lại loại giấy tờ tuỳ thân này. Và với người đang sử dụng CMND, căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, công dân phải làm CCCD trong trường hợp:

- CMND hết hạn.

- CMND hư hỏng đến mức độ không còn sử dụng được nữa.

- Khi công dân thay đổi họ tên chữ đệm hoặc ngày tháng năm sinh.

- Khi Công dân thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ra khỏi phạm vi tỉnh.

- Khi công dân thay đổi đặc điểm nhận dạng như tẩy xoá sẹo, nốt ruồi, phẫu thuật thẫm mỹ…

- Khi CMND cũ bị mất.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP cũng nêu rõ, CMND có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp. Đồng thời, khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân cũng khẳng định, CMND đã được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn còn hạn thì được sử dụng cho đến hết 15 năm kể từ ngày cấp.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật không bắt buộc công dân đang sử dụng CMND còn thời hạn sử dụng phải đổi sang CCCD gắn chip. Hay nói cách khác, người dân có thể tiếp tục sử dụng CMND của mình cho hết khi hết hạn mới cần đi đổi hoặc nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

CMND còn hạn có được dùng song song với CCCD không?

Khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA nêu rõ, thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

Đồng thời, khoản 8 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA cũng quy định, thu hồi Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, theo quy định này, khi đổi từ CMND sang CCCD thì người dân sẽ bị thu hồi thẻ CMND cũ nên sẽ không thể sử dụng song song cả CMND và CCCD gắn chip mới.

Do hai Thông tư này được áp dụng từ ngày 1/7/2021 nhưng trước đó, Bộ Công an đã triển khai cấp CCCD gắn chip cho công dân. Do đó, thời điểm trước, vẫn rất nhiều người khi đổi sang CCCD gắn chip thì chỉ bị cắt góc CMND cũ mà không bị thu hồi lại hoặc thậm chí còn bị "bỏ sót" không cắt góc.

Do đó, thực tế có rất nhiều người hiện đang có hai giấy tờ tuỳ thân là CMND còn nguyên vẹn, còn hạn sử dụng và CCCD gắn chip mới được cấp. Và nhiều người đã sử dụng song song cả hai loại giấy tờ này.

Tuy nhiên, theo quy định mới nhất ở trên, sau khi cấp CCCD sẽ phải thu hồi CMND. Đồng nghĩa, CMND sẽ không còn giá trị sử dụng dù còn nguyên vẹn và còn hạn sử dụng.

Do đó, nếu người nào vẫn có cả CMND và CCCD thì nên sử dụng CCCD để tránh trường hợp sau này phải thực hiện các thủ tục thay đổi thông tin thành số CCCD.

CV xin việc của Bill Gates lại gây sốt

Bill Gates đăng lại bản CV từ năm 19 tuổi của ông, khiến nhiều người bất ngờ về thành tích của nhà sáng lập Microsoft.

"Cho dù bạn là sinh viên mới tốt nghiệp hay đã bỏ học đại học, tôi chắc chắn sơ yếu lý lịch của bạn trông đẹp hơn rất nhiều so với của tôi 48 năm trước", Gates viết trên trang LinkedIn cá nhân, kèm ảnh chụp bản CV.

Bản sơ yếu lý lịch được Gates tạo vào tháng 6/1974, khi ông đang là sinh viên năm nhất tại Đại học Harvard. Nội dung cho thấy Gates đang có ý định xin việc với vị trí lập trình viên hoặc nhà phân tích hệ thống.

Sau ba ngày đăng, bài viết của ông thu hút hơn 130.000 lượt yêu thích, hơn 3.000 lượt bình luận và chia sẻ, trở thành một trong những bài nhiều tương tác nhất của Gates trên mạng xã hội nghề nghiệp này. Nội dung CV cũng tiết lộ nhiều thông tin ít người biết về ông.

Bản CV được Gates đăng trên LinkedIn. Ảnh: Bill Gates

Bản CV được Gates đăng trên LinkedIn. Ảnh: Bill Gates

Trong đó, ông cũng liệt kê một số thông tin cá nhân như địa chỉ, chiều cao và cân nặng. Ông có mức lương 12.000 USD năm 1974, tương đương 71.000 USD ở năm 2022. Đây được đánh giá là mức lương "khủng" đối với một sinh viên năm nhất.

Trước khi vào Harvard, Gates cùng bạn mình là Paul Allen - người sau này trở thành đồng sáng lập Microsoft - phát triển nhiều chương trình trên các mẫu máy tính Intel MCS 8008. Ông cũng là lập trình viên tại TRW Systems Group ở Vancouver - một nhà phát triển các hệ thống không gian quân sự và dân dụng - trong khoảng 9 tháng.

Đến khi vào đại học, cậu sinh viên Gates tham gia nhiều môn học chuyên ngành như Cấu trúc hệ thống, Quản trị dữ liệu, Chương trình dịch, Đồ họa máy tính và đều đạt điểm A.

"Mọi người đều có một điểm bắt đầu. Ông hoàn toàn xứng đáng trở thành người giàu nhất thế giới. Những việc ông làm được nửa thế kỷ trước khiến nhiều lập trình viên ngày nay cũng phải xấu hổ", một người bình luận trong bài đăng của tỷ phú Mỹ.

"Cảm ơn ông đã chia sẻ. Đây là một bản lý lịch dài một trang tuyệt vời. Chúng ta nên giữ lại tất cả các bản lý lịch của mình để xem lại. Đôi khi, ta quên mất mình đã đạt được những thành quả gì trong cuộc đời", một người khác nhận xét.

Dù là sản phẩm của một trong những người nổi tiếng nhất lĩnh vực công nghệ, CV của Gates được cho là không phù hợp với thời đại ngày nay. Theo Fortune, nếu so với các tiêu chuẩn bây giờ, CV gặp một số vấn đề như: đi quá sâu vào những vấn đề ít liên quan, chẳng hạn chiều cao, cân nặng. Ngoài ra, khi nói về kinh nghiệm, ông nhiều lần dùng từ "tham gia vào" công việc nào đó. Trong khi ngày nay, các nhà tuyển dụng thường mong muốn ứng viên thể hiện cụ thể vai trò của mình, chẳng hạn "xây dựng", "tạo ra", "phát triển"...

Đây không phải lần đầu sơ yếu lý lịch của Bill Gates được công khai và thu hút sự chú ý. Từ năm 2017, một bản CV khác của tỷ phú Mỹ cũng được phóng viên Harry McCracken của Fast Company chụp lại tại bảo tàng máy tính ở Seattle. Trong bản đó, Gates cũng liệt kê các thông tin tương tự, trừ việc mức lương của ông là 15.000 USD.

Lưu Quý

Sunday, July 3, 2022

NHNN đặt mục tiêu 65-70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng

Đây là một trong những mục tiêu được nêu trong Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề cập tại Quyết định 1097 vừa mới ban hành.

Trụ sở NHNN Việt Nam

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch bao gồm các nội dung: Phát triển chính phủ số sẽ cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của NHNN đáp ứng yêu cầu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 phát sinh hồ sơ đạt 80%; Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt 100%; Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100% (đối với thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận một cửa của NHNN); Tỷ lệ báo cáo định kỳ của NHNN được thực hiện trực tuyến đạt 50%; Tỷ lệ đơn vị thuộc NHNN cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục đạt 50%.

Phát triển kinh tế số và xã hội số: Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt từ 65-70%.

Để đạt mục tiêu, Kế hoạch đưa ra 8 giải pháp:

Một là, về hoàn thiện thể thế: Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng; Rà soát, cập nhật Kiến trúc Chính phru điện tử phiên bản 2.0 của NHNN phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 được ban hành tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

Hai là, về phát triển chính phủ số: Thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trong đó chú trọng rà soát, tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm thời gian, phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; tổ chức kết nối, tích hợp để cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đáp ứng yêu cầu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; Thực hiện kết nối Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử với Hệ thống đánh giá chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của Cổng DVC quốc gia, Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ chính phủ số để đánh giá, đo lường, công bố trực tuyến, mức độ, chất lượng cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến; Ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử để cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của NHNN; Hệ thống thông tin báo cáo của NHNN bảo đảm kết nối, tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo cảu Chính phủ; Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thực hiện thủ tục hành chính, chỉ đạo điều hành và xử lý công việc trên môi trường mạng; Thí điểm triển khai Trợ lý ảo để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả và năng suất lao động;

Ba là, về thanh toán số: Thúc đẩy thanh toán số: chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy triển khai thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt. Đẩy nhanh quá trình phổ cập thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng thuận tiện, dễ dàng và an toàn hơn, tạo nền móng phát triển giao dịch trực tuyến và kinh tế số;

Bốn là, về phát triển, sử dụng nền tảng số: Xây dựng và ban hành Kế hoạch của ngành Ngân hàng thúc đẩy sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số theo Quyết định số 186/QĐ-BTTTT ngày 11/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Xây dựng và ban hành Kế hoạch sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây; Thực hiện việc chuyển đổi IPv6…;

Năm là, phát triển dữ liệu số: Rà soát, công bố danh mục dữ liệu mở, dữ liệu chia sẻ theo hình thức chia sẻ dữ liệu mặc định; đăng ký dịch vụ chia sẻ dữ liệu với Bộ Thông tin và Truyền thông; Công bố công khai danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung để hệ thống hóa tài nguyên dữ liệu, tăng cường quản trị, nâng cao chất lượng dữ liệu và thúc đẩy chia sẻ dữ liệu. Công bố công khai danh mục các dịch vụ chia sẻ dữ liệu; chỉ định cán bộ làm đầu mối phụ trách kết nối và chia sẻ dữ liệu; công khai số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, tên và vị trí, chức năng cán bộ đầu mối phụ trách; Thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa NHNN với các cơ quan nhà nước khác thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu được thực hiện thông suốt, tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí, tuân thủ đúng quy định của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP; Tiếp tục hoàn thiện Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp của NHNN…';

Sáu là, về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng: Tổ chức triển khai đầy đủ 4 giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng; Tổ chức phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin đang vận hành; Phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông chuẩn bị hạ tầng, các điều kiện đáp ứng yêu cầu về an toàn thông tin, an ninh mạng để kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…;

Bảy là, về nhân lực số, kỹ năng số, công dân số và văn hóa số: Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý, trong đó bao gồm các nội dung về chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại văn bản số 489/BTTTT-THH ngày 17/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tám là, về doanh nghiệp số: Xây dựng và ban hành Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đối số doanh nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của ngành Ngân hàng để triển khai Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số…;

Giải pháp về tổ chức bộ máy: Tổ chức hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo và Tổ công tác chuyển đổi số ngành Ngân hàng; Tổ chức, phân công các đơn vị là đầu mối chủ trì, chịu trách nhiệm triển khai, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Kế hoạch của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số;

Giải pháp về hợp tác nghiên cứu: Hợp tác giữa NHNN và doanh nghiệp phát triển nền tảng số trong việc nghiên cứu, phát triển, sử dụng các nền tảng số xuất sắc, chất lượng cao; Ưu tiên sử dụng các dịch vụ phần mềm đã được chuẩn hóa sử dụng cho phát triển chính phủ điện tử tại các Bộ, ngành để xây dựng chính phủ điện tử tại NHNN; Tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số cho ngành Ngân hàng;

Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức: Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các sự kiện, triển lãm về chuyển đổi số của ngành Ngân hàng; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội ndung, mô hình chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương; Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về quản lý, duy trì, cập nhật và tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử; tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý, khắc phục các trường hợp không tuân thủ; Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ số, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại văn bản số 639/BTTTT-THH ngày 28/2/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về việc cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về hai nguyên tắc bảo đảm an toàn, an ninh mạng; Trong nội dung bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số cần đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định và hoạch định chính sách.

Nhật Quang