Monday, May 2, 2022

Trầm hương có ý nghĩa gì mà thương lái "quát" tiền tỉ cho mỗi giao dịch?

 

Nhắc đến trầm hương, không phải ai cũng hiểu đúng về giá trị và cách phân biệt được các loại trầm.

Đứa con quý hiếm của mẹ thiên nhiên

Trầm hương có ý nghĩa gì mà thương lái quát tiền tỉ cho mỗi giao dịch? - 1

Phần màu sẫm, loang lổ chính là là phần chứa trầm hương trên cây gỗ.

Trầm hương (tên khoa học: Agarwood) là tên gọi chung cho một chi thực vật thuộc họ Dó (aquilaria) gồm 17 loài. Phân bố rải rác ở các quốc gia Châu Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,... và Việt Nam.

Trầm hương thực chất là lượng dầu kết tinh trong gỗ cây Dó. Lý do vì sao nó kết tụ như vậy thì ngày nay giới khoa học đã tìm hiểu và nắm rõ được quy luật và cách tạo trầm.

Cụ thể, khi cây Dó bị thương do các tác động bên ngoài như kiến đục, bom đạn, thiên tai, do chặt đẽo,... chất dầu trong cây tụ lại để kháng cự sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài.

Qua hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm dưới sự tương tác của các loại nấm và các hoạt chất trong chất nhựa này, nó dần dần biến tính và trở thành trầm.

Trầm hương có ý nghĩa gì mà thương lái quát tiền tỉ cho mỗi giao dịch? - 2

Do tính chất quý hiếm của mình, đa số trầm hương hiện nay được nuôi cấy tạo, không phải trầm hương tự nhiên.

Mặc dù vậy, quá trình này là hoàn toàn không thể nắm bắt. Tùy theo thời gian hình thành và mức độ nhiễm sẽ cho ra được những khối trầm to nhỏ, hình dáng, đặc điểm khác nhau.

Giá trị của trầm hương trên thị trường phản ánh mức độ hiếm có của chúng. Muốn tìm trầm phải đi vào những khu rừng sâu, nguy hiểm rình rập nên mới gọi là "ngậm ngải tìm trầm". Đổi lại, trầm hương tự nhiên mang hương gỗ nồng nàn, và có khả năng lưu hương lâu hơn so với trầm hương nuôi cấy.

Phân loại trầm hương, ngay cả chuyên gia cũng gặp khó

Trầm hương có ý nghĩa gì mà thương lái quát tiền tỉ cho mỗi giao dịch? - 3

Hình chụp sắc nét khối trầm hương chìm nước. Thớ dầu đen và nhiễm phần lớn khối gỗ.

Trầm hương được phân định rất nhiều loại, tùy theo cảm quan của con người chứ chưa có "chuẩn mực" chính xác, bởi tùy theo mức độ bị thương của cây, cũng như tỷ lệ nhiễm dầu mà trầm hương sẽ có màu sắc, mùi vị khác nhau.

Theo kinh nghiệm dân gian, loại trầm hương hạng nhất tại Việt Nam đến nay vẫn là Kỳ nam, có giá lên đến nhiều tỷ đồng/mỗi kg. Đặc tính của loại này là có lượng dầu lớn nhất trong các loại trầm, mềm và dẻo, mùi hương đầy đủ vị cay, đắng, thơm, ngọt, khói xanh bay thẳng lên cao.

Kỳ nam được chia làm 4 loại, phân định rõ ràng qua tính chất và màu, vị, như Bạch kỳ (màu trắng ngà, vô cùng quý hiếm), Thanh kỳ (màu xanh xám), Huỳnh kỳ (màu vàng nâu), Hắc kỳ (màu đen chàm).

Các loại trầm hương ít quý hiếm hơn, xếp ở hạng hai, hạng ba, có tên gọi là Trầm (chia làm 6 loại) và Tốc (chia làm 4 loại).

Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia, phải tìm cỡ 1.500 cây Dó mới có 1 cây có trầm, hơn 10.000 cây có trầm mới có 1 cây có Kỳ nam. Sự hình thành nên từng loại trầm hương có rất nhiều bí ẩn mà hiện nay vẫn còn để ngỏ.

Bên cạnh đó, thị trường trầm hiện nay cũng khiến người mua phải đau đầu bởi rất khó phân biệt đâu là trầm thật, đâu là giả trầm. Phải là người có kiến thức và từng tiếp xúc với trầm mới có thể phân biệt rõ các loại trầm.

Trầm hương có ý nghĩa gì mà thương lái quát tiền tỉ cho mỗi giao dịch? - 4

Trầm Kỳ nam sắc trắng ngà đặc biệt quý hiếm.

Giá trị của trầm hương trong lịch sử Việt Nam

Trầm hương không chỉ là món quà quý hiếm từ thiên nhiên, mà còn chứa đựng cả nền văn hóa cổ đại của người Việt Nam.

Suốt chiều dài lịch sử, từ thời Thục An Dương Vương đến nay đã có không ít sử sách nói đến trầm hương Việt Nam. Thế kỷ thứ X, thời Vua Đinh Tiên Hoàng, các nghệ nhân đã dùng gỗ trầm hương để làm hòm gia bảo đựng áo long bào của hoàng đế.

Trầm hương quý cũng bởi vì nhiều công dụng trong chữa bệnh và định thần, cải thiện sức khỏe. Theo y học cổ truyền, trầm hương tính ôn, vị thơm, cay; vào các kinh thận, tỳ, vị; có tác dụng giáng khí, làm ấm thận, tráng nguyên dương, giảm đau và an thần.

Trầm thường được dùng điều trị các chứng đau ngực, đau bụng, nấc, nôn, hen suyễn, thận khí hư, bí tiểu tiện, nam giới tinh lạnh.

Ngoài ra, xông tinh dầu trầm hương sau một ngày mệt mỏi và áp lực công việc, giúp giải tỏa căng thẳng, ổn định tinh thần, an thần dễ ngủ, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Minh Khôi


XEM THÊM:

Phân biệt trầm hương, kỳ nam


4 cách nhận biết gỗ Trầm Hương thật giả, trầm hương tự nhiên nhân tạo

 Trầm Hương – sản vật thiên nhiên độc đáo và quý hiếm – đang ngày càng được ưa chuộng bởi những công dụng tuyệt vời của nó. Tuy nhiên bởi có giá trị cao, thị trường Trầm Hương ngày càng khốc liệt và có vô số sản phẩm bị làm giả để đánh lừa người tiêu dùng.

Trên thị trường xuất hiện các loại trầm hương khác nhau. Vì vậy những ai quan tâm đến các sản phẩm từ Trầm Hương cần bỏ túi ngay cho mình những cách nhận biết gỗ Trầm Hương giả để tránh mua nhầm hàng kém chất lượng. Sau đây là 4 cách nhận biết và phân biệt Trầm Hương thật – giả, mời bạn cùng Thiên Mộc Hương tìm hiểu.

I. Trầm Hương là gì?

Trầm Hương là phần gỗ mục thơm hình thành trên thân cây Dó Bầu. Trong quá trình sinh trưởng, cây bị thương do côn trùng đục khoét, do thời tiết,… Gỗ sẽ tiết ra một lớp nhựa cây bảo vệ và che chắn vết thương. Dần dần cùng với sự kết hợp của nấm và vi khuẩn. Phần gỗ bị thương đó biến tính thành Trầm Hương – thứ gỗ chứa một loại tinh dầu đặc biệt.

Vụn trầm hương
Vụn trầm hương

Trầm hương là loại gỗ quý hiếm và mang lại giá trị cao. Người ta sử dụng Trầm hương tạo ra các sản phẩm phong thủy, tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến nhang trầm hương dùng để xông trầm, vòng tay trầm hương. Bên cạnh những lợi ích sức khỏe như chữa đau đầu, đau nhức, căng thẳng, buồn nôn,… Trầm Hương còn được cho là mang đến vận may, thu hút tài lộc, xua đuổi tà khí,…

Chính vì những công dụng “thần kỳ” cộng với đặc tính quý hiếm. Giá trị của Trầm Hương ngày càng được đẩy lên cao. Không ít người lợi dụng cơ hội của thị trường này, sản xuất và buôn bán các sản phẩm Trầm Hương giả nhằm trục lợi. Đã có không ít trường hợp mất tiền oan vì không biết cách nhận biết gỗ Trầm Hương.

II. Các loại Trầm Hương cần nhận biết trên thị trường?

Thời đại của 4.0, mọi người ai ai cũng cầm trên tay chiếc smartphone để lướt tìm những sản phẩm mình mình muốn mua. Chỉ mất vài giây google là bạn có tất tần tật thông tin bạn cần. Một ví dụ, bạn muốn mua một chiếc vòng tay bằng trầm hương.

Chỉ cần một cú “click” tìm sản phẩm thì hàng loạt thông tin hiện ra. Với hàng loạt mức giá khác nhau như 199k, 299k, 399k,… Nhưng lại có những chỗ bán trầm hương với giá rất cao. Vậy một câu hỏi được đặt ra “Liệu trầm hương giá rẻ có thật sự tồn tại?” Làm thế nào để phân biệt Trầm hương đúng chuẩn?

1. Trầm Hương tự nhiên – Trầm hương thật

Trầm Hương tự nhiên sinh ra từ nhựa cây dó bầu để chữa lành vết thương trên thân cây. Loại nhựa này làm các phân tử gỗ bị biến đổi về hình dạng. Màu sắc và tỏa ra hương thơm. Trầm Hương tự nhiên có lượng dầu cao, nặng. Chìm hoàn toàn trong nước. Trầm Hương tự nhiên sẽ có những vân gỗ rõ ràng, màu sắc đậm vừa phải. Trầm Hương thật tỏa ra mùi hương dịu nhẹ và lan tỏa trong không gian. Hương Trầm tự nhiên tồn tại lâu và không bị mất đi.

Gỗ Trầm Hương tự nhiên rất mềm nên khó có thể gia công sản xuất hàng loạt. Vì vậy, nó vô cùng quý hiếm và có giá trị rất cao. Một vòng Trầm Hương tự nhiên có giá không dưới vài triệu đồng. Có vòng lên đến 700 – 800 triệu đồng.

2. Trầm Hương nhân tạo

Vì Trầm Hương rất quý và có giá trị rất cao nên ít cơ sở kinh doanh loại Trầm này. Những sản phẩm chủ yếu trên thị trường hiện nay là Trầm Hương nhân tạo. Đây là sản phẩm từ cây dó bầu được trồng và cấy trầm. Mất khoảng 10-20 năm, cây dó bầu mới có thể được khoan lỗ để cấy trầm. Sau khi cấy trầm còn phải mất khoảng 5 năm nữa mới tạo được trầm.

Tuy nhiên không phải cây nào cũng tạo được trầm, tỉ lệ thành công là rất ít. Chính vì thế mà Trầm Hương nhân tạo cũng rất đáng quý và có giá trị cao. Trầm Hương nhân tạo tuy không thơm bằng Trầm Hương tự nhiên nhưng vẫn mang lại mùi hương dịu nhẹ.

3. Trầm Hương giả – trầm hương giá rẻ

Trầm Hương giá rẻ này được tẩm màu cho giống với Trầm Hương thật nên màu thường khá sậm, nhìn bóng bẩy rất hấp dẫn. Hương của loại này là mùi thơm nồng nhân tạo, không dịu nhẹ như Trầm Hương thật, để lâu ngày trong không khí sẽ dần mất đi mùi thơm. Thậm chí, nhiều loại còn có mùi khá gắt. Loại trầm này khá nhẹ và xốp, không được nặng như Trầm Hương thật. Khi đun sôi trong nước tinh khiết thì sẽ đổi màu nhiều bởi có chứa lượng lớn màu nhân tạo.

Không khó để bắt gặp những quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội rao bán vòng tay trầm hương với mức giá siêu rẻ. Từ 199, 299, 399… Trong khi giá trầm hương tự nhiên được biết đến bởi độ “đắt đỏ” của nó. Một chiếc vòng trầm hương “thật” vốn đã có giá hơn 1 triệu tùy vào kích thước và loại trầm (kỳ nam, trầm lào, trầm chìm,…). Vậy một chiếc vòng vỏn vẹn vài tram nghìn có đủ khiến bạn hoang mang?


trầm hương xịn
So sánh vòng thật – giả

Một chiếc vòng trầm hương giá rẻ vốn luôn tồn tại nhiều hoài nghi. Bởi lẽ chiếc vòng tạo cảm giác lỏng lẻo, nhạt màu. Trầm hương giả vốn đã tiêu tốn không ít tiền của người mua. Tuy nhiên, vòng tay giả trầm hương lại là một kiểu sản phẩm đánh lừa người tiêu dùng khác. Vòng tay giá rẻ, giả trầm hương vốn được làm từ mùn cưa gỗ, vụn gỗ thường, ván ép, gỗ ép.

Chất liệu với giá thành rẻ, gia công hàng loạt bởi công nhân. Vòng sản xuất càng nhiều, vốn bỏ ra càng ít. Họ tẩm vào đó những hương liệu thơm khác nhau và quảng bá chiếc vòng như trầm hương thật với khả năng phát tán mùi hương. Một chiếc vòng như thế, bán ra với giá vài trăm vẫn mang lại lợi nhuận rất cao cho họ,.

III. Phạm vi phân bố của Trầm Hương

Khu vực Châu Á và khu vực Đông Nam Á là nơi cây trầm hương phát triển nhiều nhất. Trong đó tập trung chủ yếu ở các quốc gia như: Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Trung Quốc.

Ở nước ta trước đây phân bố trong các khu rừng mưa ẩm, nhiệt đới, nguyên sinh như ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá đặc biệt là trải dài từ Quảng Bình vào nam đến Phú Quốc nổi trội là ở Khánh Hoà. Trầm hương Khánh Hòa nổi tiếng về chất lượng thượng hạng, hương thơm đặc trưng nên được xem là loại trầm hương cao cấp.

IV. Cách nhận biết gỗ Trầm Hương thật – giả

Hành vi làm giả Trầm Hương ngày càng phổ biến và tinh vi, vì vậy chúng ta nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về trầm hương cũng như cách nhận biết gỗ Trầm Hương giả để mua được sản phẩm chất lượng, tránh gây hại cho sức khỏe của bản thân. Sau đây Thiên Mộc Hương sẽ gợi ý cho bạn 4 cách đơn giản để nhận biết gỗ Trầm Hương thật và giả:

1. Cách nhận biết gỗ trầm hương xịn: Quan sát

Một trong những cách thử Trầm Hương là quan sát bề mặt của gỗ. Vòng tay Trầm Hương thật luôn có màu sắc tự nhiên chân thật, không bóng loáng. Khi quan sát kĩ sẽ thấy các vân dầu nằm dọc len lỏi trong các thớ gỗ, càng nhiều vân thì Trầm hương càng chứa nhiều tinh dầu. Khi cầm có cảm giác nặng tay.

Trầm hương giả thường được tẩm mùi trầm vào những loại gỗ khác, có màu nâu đen hay đen rất sậm bởi trầm giả được nhuộm màu cho giống trầm thật, nhìn có vẻ đẹp mắt, bóng bẩy nên không thấy được lớp vân dầu trên gỗ, cầm không chắc tay và nhẹ hơn trầm hương thật.

2. Cách nhận biết gỗ trầm hương: Ngửi

Bạn cũng có thể phân biệt Trầm Hương thật giả bằng khứu giác. Vậy mùi trầm hương như thế nào? Trầm Hương thật luôn có mùi hương thoang thoảng tinh tế. Không nồng nàn nhưng thơm lâu và rất dễ chịu. Trong khi hàng giả sẽ có mùi nồng như nước hoa, đôi khi gây khó chịu khi ngửi.

Trầm hương thật thường có mùi thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng. Trầm hương giả, trầm hương giá rẻ thì ban đầu có mùi rất nồng khi chưa có tác động nhiệt độ vì được tẩm tinh dầu trầm hương hoặc hương liệu hóa chất.

3. Cách nhận biết gỗ trầm hương: Đốt

Ngoài việc ngửi trực tiếp, bạn có thể đốt mẫu gỗ Trầm để ngửi mùi của gỗ khi đốt vì Trầm Hương thật khi đốt trực tiếp sẽ tỏa hương thơm dễ chịu và ít khói. Trong khi đó Trầm Hương giả do tẩm hóa chất nên khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ có mùi nồng nặc, khó chịu. Thậm chí gây cay mắt và khó thở khi hít phải. Vì vậy, nhờ vào việc đốt trầm hương, bạn cũng có thể phân biệt được trầm thật giả.

Một cách khác để nhận biết Trầm Hương thật là cạo trầm hương thành bột. Bỏ vào lò xông điện, khi đó mùi hương trầm sẽ toát lên và không bị khói khi ngửi. Đây là cách test chủ yếu khi người ta kiểm tra trầm hương so với kỳ nam.

4. Cách nhận biết gỗ trầm hương: Nếm

Nếm mùi vị của trầm cũng là cách thử trầm hương để biết được đó là trầm thật hay giả. Các loại trầm hương tự nhiên hầu hết đều có đặc trưng mùi vị riêng. Có thể là tính đắng, cay, ngọt tạo cảm giác tê tê ở đầu lưỡi. Vị của trầm phụ thuộc nhiề vào lượng tinh đầu chứa trong đó. Những trầm có lựng tinh dầu nhiều, sẽ có vị ngọt nhiều hơn.

Hiện nay trên thị trường, Trầm Hương giả xuất hiện rất nhiều với vẻ ngoài được chế tác rất tinh vi. Khó phát hiện hay phân biệt trầm hương thật giả. Chính vì vậy, các bạn nên tìm hiểu các địa chỉ bán sản phẩm từ Trầm Hương uy tín, chất lượng. Thiên Mộc Hương luôn tự hào là nơi cung cấp các sản phẩm từ 100% Trầm Hương tự nhiên. Chế tác thủ công tinh xảo với 35 kinh nghiệm làm nghề.

* Lưu ý:

Có một số bài viết bày phân biệt vòng tay trầm hương thật bằng cách “bỏ vòng tay vào nước và đun sôi trong vòng 30 phút, vòng nào mà làm nước ra màu vàng, màu nâu là trầm giả” .

Đây là sai lầm. Trầm hương thật chất cũng như cây thuốc trong đông y thôi, việc đun sôi trong thời gian dài thì kiểu gì cũng ra màu, chất màu đó là dầu trầm trộn lẫn nhựa dầu tiết ra. Các loại trầm hương có nhiều cách để phân biệt. Bạn cần chọn ra những cách chính thống và có hiệu quả. Không nên tin vào các thông tin sai sự thật.

V. Cách nhận biết trầm hương và kỳ nam

1. Mùi hương

Chất lượng giữ tầm hương và kỳ nam đã được phân biệt rõ rệt. Chính vì thế mà ta có thể dễ dàng nhận thấy mùi hương của kỳ nam thơm và đậm hơn trầm hương. Từ xa bạn vẫn có thể cảm nhận được hương thpwm củ kỳ dù có bị bọc kín. Mùi trầm hương phải đặt ở cực li gần mới ngửi được. Trầm hương càng để lâu mới cho ra mùi đậm.

2. Mùi vị

Khi nếm, kỳ nam có nhiều vị hoàn lẫn trong đó như cay, đắng, ngọt. Trầm hương thường có vị đắng, chát.

3. Màu sắc

Kỳ nam có lượng tinh dầu cao nên màu của nó thường sẫm và đậm hơn trầm. Kỳ nam hoàn toàn chìm trong nước. Trầm hương màu sáng hơn, thường có màu xám, vàng. Khi bỏ trong nước sẽ nổi. Riêng đối với trầm hương chìm khi bỏ vào nước cũng sẽ chìm xuống đáy.

Như vậy Thiên Mộc Hương đã chia sẻ đến bạn cách nhận biết cây trầm hương thật giả dựa trên nhiều phương pháp. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn dễ dàng chọn lựa mua đúng trầm hương thật tránh mua hàng giả kém chất lượng với giá cao.

Theo Thiên Mộc Hương.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng Dó trầm (Trầm hương)

Hướng dẫn kỹ thuật trồng Dó trầm (Trầm hương)


-----------------------

Nhận biết trầm hương

Giá trị của trầm hương

---------------------------




Aquilaria crassna Pierre




Lời nói đầu

Dó trầm (Trầm hương) có tên khoa học là Aquilaria crassna Pierre là loài gỗ lớn thường xanh, tán thưa, thân thẳng, cây cao trung bình từ 18-25m, đường kính ngang ngực trung bình 35-40cm. Lúc còn nhỏ là loài trung tính, lớn lên thiên ưa sáng.

ở nước ta dó trầm thường phân bố trong các rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh- dọc theo biên giới giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong rừng Dó trầm có thể mọc tập trung thành quần thể có tổ thành cao hoặc phân bố rải rác trong các làng, bản ở một số vùng trung du và miền núi. Dó trầm thích hợp với đất feralit điển hình phát triển trên đá kết, đá phiến, granit, tầng trung bình, độ pH từ 4-6, lượng mưa trên 1800mm.

Về giá trị kinh tế gỗ Dó trầm có thể sử dụng trong xây dựng cơ bản, làm đồ gia dụng thông thường. Gốc Dó trầm là nguyên liệu quý để sản xuất các loại giấy sợi cao cấp. Tuy nhiên giá trị quan trọng nhất của Dó trầm là khai thác Trầm hương, Kỳ nam-đây là mặt hàng đặc sản rừng có giá trị kinh tế xuất khẩu cao và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Trong những năm qua do giá trị kinh tế cao, ở nước ta việc khai thác Trầm hương diễn ra với quy mô rộng và cường độ cao – hiện đang làm cho loài cây này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Vì vậy đẩy mạnh và phát triển trồng rừng Dó tập trung, phân tán trong các cơ sở sản xuất và hộ gia đình ở các vùng trung du, miền núi không chỉ có ý nghĩa bảo tồn và phát triển nguồn gen mà lâu dài là để khai thác lấy trầm hương phục vụ cho công nghiệp chế biến hương liệu và xuất khẩu.

Trong tài liệu này chỉ trình bày một số giải pháp kỹ thuật về: Tạo cây giống, trồng rừng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng từ khi trồng cho đến khi đạt được 16 -20 tuổi. Mục tiêu sau khi trồng ở các giai đoạn phải đạt được một số chỉ tiêu: Sau khi trồng được 6-9 tuổi là rừng bắt đầu khép tán chiều cao trung bình của rừng trồng đạt 6,5m, đường kính ngang ngực trung bình đạt 13,5cm, rừng sinh trưởng và phát triển tốt. Sau khi trồng được 16-20 tuổi chiều cao trung bình của rừng trồng đạt 14,5m, đường kính ngang ngực trung bình đạt 34cm, rừng sinh trưởng và phát triển tốt.





A. Kỹ thuật tạo cây con ở vườn ươm:

I. Tiêu chuẩn cây mẹ để lấy giống:

– Dó trầm trồng tập trung hay trồng phân tán thường sau 8-10 năm là bắt đầu ra hoa kết quả. Để thu hoạch hạt làm giống phải chọn cây mẹ trên 15 tuổi.

– Dó trầm mọc trong rừng tự nhiên do bị chèn ép, thiếu ánh sáng vì vậy thường bắt đầu ra hoa kết quả muộn hơn (14-15 tuổi ) phải chọn cây trên 20 tuổi để thu hoạch giống.

– Khi chọn cây mẹ lấy giống phải chọn những cá thể sinh trưởng phát triển tốt đã bắt đầu có trầm hương và chất lượng tốt.

II. Thu hái và bảo quản hạt giống:

Dó trầm thường ra hoa vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, quả chín vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Khi thấy quả chuyển sang màu vàng, số quả chín sinh lý (hạt tách khỏi quả) từ 10-15% thì cho tiến hành thu hái quả. Đem quả ủ trong bao tải hoặc chất thành đống phủ kín từ 2-3 ngày rồi đem ra bóc lấy hạt và bảo quản. Hạt Dó trầm là loại hạt chứa nhiều dầu, hạt giống rất chóng mất khả năng nảy mầm, vì vậy để đạt kết quả cao, hạt sau khi thu hoạch phải đem gieo ngay. Để bảo quản hạt tạm thời tuỳ theo điều kiện có thể chọn một trong hai phương pháp sau đây:

  1. Bảo quản ở nhiệt độ 6-80C: Đem hạt đựng trong khay, rổ rá… và bảo quản trong điều kiện trên có thể giữ hạt được từ 25-30 ngày.
  2. Bảo quản bằng cát ẩm: Đem trộn đều hạt dó trầm với cát ẩm, tỷ lệ hạt với cát là 1/3-1/4 (hạt chiếm 25-30%) dồn thành đống cao: 20-25cm, rộng 50-60cm, dài 1,5-2m. Hàng ngày phải đảo hạt với cát 2-3 lần và phun nước để giữ ẩm cho hạt, lượng nước phun vừa phải chỉ đủ ẩm cát và hạt, không được quá ướt.

Chú ý:

– Phải chọn cát sạch, cát sàng hết sỏi và tạp chất. Cát trước khi đem bảo quản phải xử lý bằng dung dịch Benlat nồng độ 1/1000. Lượng phun dung dịch Benlat là 6-8 lít/m3 để diệt trừ nấm bệnh.

– Nơi bảo quản hạt phải thoáng mát, không được quá nóng với phương pháp bảo quản hạt bằng cát ẩm, có thể giữ hạt được từ 12-15 ngày.

– Tỷ lệ giữa hạt và quả là: 8-10% (cứ 10kg quả mới thu được 0,8-1kg hạt giống).

– Trọng lượng hạt: 1kg hạt chứa 2.300-2.600 hạt.







III. Gieo ươm và chăm sóc cây giống:

  1. Tiêu chuẩn vườn ươm, luống gieo, luống đặt bầu:
  1. Tiêu chuẩn vườn ươm:

o Có địa hình tương đối bằng phẳng, thoát nước.

o Đủ nước tưới trong mùa khô, không bị ngập úng trong mùa mưa.

o Là địa điểm thuận lợi cho việc sản xuất và vận chuyển cây giống.

  1. Luống gieo hạt:

o Đất gieo ươm hạt giống phải được cày bừa kỹ trước khi gieo 40=”50″ ngày.

o Trước khi gieo hạt phải lên luống, kích thước luống gieo rộng0,7-0,8m, cao 15-20cm, dài 8-10m.

o Trước khi gieo hạt phải gia công làm cho luống gieo đất nhỏ, tớiạch cỏ dại. Luống gieo phải phun dung dịch Benlat từ 1/1000-1/1500, lượng phun 2-3 lít/10m2.

  1. Luống đặt bầu:Trước khi làm dất, đóng bầu phải xử lý luống đặt bầu.

o Nền luống phải sạch cỏ dại và san phẳng.

o Luống đặt bầu có kích thước: mặt luống rộng 0,8-1m, dài 8-10m, rãnh luống rộng 0,5-0,5m để thuận tiện cho việc sản xuất và chăm sóc cây con sau này.

  1. Gieo hạt:
    1. Xử lý hạt giống: Hạt giống trước khi đem gieo phải xử lý bằng dung dịch thuốc tím nồng độ 1/1000, đem ngâm hạt vào dung dịch trong 1-2 giờ rồi vớt ra để ráo nước ở hạt.
    2. Thời vụ gieo hạt: thực hiện trong tháng 7 đén hết tháng 8.
    3. Thuật gieo hạt:

§ Lấy hạt vãi đều trên mặt luống gieo, lượng hạt gieo từ 0,25-0,3kg/m2.

§ Khi gieo hạt xong dùng đất nhỏ sàng đều lên luống gieo vừa đủ lấp kín hạt giống, độ dày từ 2-2,5mm.

d. Che phủ luống gieo, tưới nước:

§ Luống gieo hạt xong nhất thiết phải che phủ, độ che phủ từ 0,4-0,5 có thể làm dàn che hoặc dùng cây ràng ràng để cắm. Thân cây ràng ràng cao 35-40cm, cự ly cắm cây ràng ràng từ 15-20cm.

§ Hạt gieo xong phải tưới nước đủ ẩm. Tuỳ theo điều kiện thời tiết mà quyết định lượng nước và số lần tưới trong ngày. Nếu trời nắng nóng có thể tưới 3-4 lần/ngày, mỗi lần tưới lượng nước từ 1,5-2 lít/m2.

§ Nước tưới phải tưới bằng bình phun hoặc thùng tưới có hoa sen.

  1. Làm đất đóng bầu, cấy cây:
  1. Chuẩn bị đất đóng bầu:

o Kích thước túi bầu: 8x12cm

o Chuẩn bị đất: Đất đóng bầu phải lấy tầng mặt hoặc đất phù sa, là đất thịt nhẹ đến trung bình. ít sỏi đá, độ pH từ 4-6, là đất tốt có hàm lượng mùn cao.

Đất đóng bầu phải chuẩn bị trước từ 45-60 ngày. Đất phải ủ cho ải.

o Thành phần hỗn hợp ruột bầu:

Đất chiếm 80%, phân chuồng hoai 18%, NPK tổng hợp (hoặc lân) 2%.

Hỗn hợp trên phải đập nhỏ, sàng kỹ, trộn đều trước khi cho vào bầu.

o Cho đất vào bầu: Dùng tay căng túi bầu ra và cho hỗn hợp vào khi được 1/3 đáy bầu, thì nén chặt đáy để hạn chế vỡ bầu (tụt đất ở đáy bầu khi nhấc lên). Khi cho hỗn hợp vào bầu phải cho bầu tròn đều, không quá chặt hoặc quá lỏng.

o Xếp bầu vào luống: Khi đóng bầu xong vận chuyển bầu và xếp vào luống đặt bầu. Các bầu phải xếp chặt và sít nhau theo hình nanh sấu.

Khi luống đặt bầu xếp đủ kín số bầu, thì dùng đất lấp gờ luống để tránh đổ bầu và giữ ẩm cho cây. Gờ luống rộng 4-5cm.

Việc làm đất, đóng bầu phải hoàn thành trước khi cấy cây ít nhất từ 10-15 ngày.

  1. Cấy cây vào bầu:

Chuẩn bị: Trước khi cấy cây vào bầu phải:

o Phun dung dịch Benlat lên luống bầu, lượng phun 0,5-0,6 lít/m2, nồng độ dung dịch 1/1000-1/1500 để diệt trừ nấm bệnh. Việc phun Benlat thực hiện trước khi cấy từ 1-2 ngày.

o Trước khi cấy cây phải tưới ẩm bầu, lượng nước tưới 3-4 lít/m2, việc tưới nước thực hiện trước khi cấy từ 10-12 giờ.

o Cây gieo trước khi nhổ phải tưới nước để nhổ cho dễ và hạn chế tổn thương cay mầm.

o Phải làm dàn che nắng trước khi cấy cây dộ che phủ 0,4-0,5. Trong trường hợp không làm dàn che thì phải chuẩn bị ràng ràng để cắm cho cây sau khi cấy cây vào bầu. Cự ly cắm cây ràng ràng 15-20cm, 1kg ràng ràng cắm được 5-6m2 luống đặt bầu.

    • Cấy cây vào bầu: Khi gieo hạt xong được 12-15 ngày gặp thời tiết thuận lợi hạt sẽ nảy mầm và sau thời gian gieo hạt được 25-30 ngày thì cây con đạt 2 lá mầm, đấy là giai đoạn nhổ cây con để cấy vào bầu tốt nhất.

Chọn cây sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh, rễ cây mầm không bị gấp khúc dể cấy vào bầu. Nhổ cây đến đâu thì cấy đến đấy, không nên nhổ quá nhiều cấy không kịp, cây con bị tổn thương.

– Khi cấy cây dùng que (nầm) vót nhọn chọc vào bầu để cấy cây, lỗ cấy cây phải nằm ở giữa bầu, chiều sâu lỗ cấy cây phụ thuộc vào rễ cây mầm, thông thường từ 5-6cm.

– Khi cho rễ cây mầm xuống lỗ phải nhẹ nhàng, không được để cong rễ và lấp kín rễ cây từ trên xuống dưới.

– Cây mầm sau khi cấy phải ở thế thẳng dứng, không được xiên sẹo, không được bỏ sót bầu.

– Cấy cây phải thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối lúc trời râm mát (sáng từ 6-9h30’, chiều từ 3h30’-6h30’)

Chú ý:Cấy xong cây phải tưới nước để giữ ẩm, đồng thời cắm cây ràng ràng để che nắng (nếu không làm được dàn che).

  1. Chăm sóc bảo vệ cây con ở vườn ươm:

Việc chăm sóc cây con phải được quan tâm thường xuyên, đặc biệt là trong 3 đến 4 tháng đầu.

    1. Tưới nước: Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, tuổi cây mà quyết định chế độ tưới nước. Phải tưới nước đủ ẩm, không được để khô hoặc quá ẩm ướt bầu.

– Trong vòng 30 ngày sau khi cấy cây: ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, lượng nước tưới 1,5-2 lít/m2/lần. Khi tưới phải dùng bình tưới có hoa sen.

– Từ 30 ngày đến 3 tháng tuổi, ngày tưới 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối, lượng nước tưới 2,5-3 lít/m2.

– Sau 3 tháng tuổi có thể 2-3 ngày tưới nước 1 lần, lượng tưới 3-4 lít/m2.

    1. Nhổ cỏ phá váng:

– Thời kỳ đầu sau khi cấy cây đến 3 tháng tuổi, cứ 15-20 ngày nhổ cỏ phá váng 1 lần (Nếu cắm ràng ràng thì phải dỡ bỏ ràng ràng để làm cỏ phá váng, sau đó mới cắm lại ràng ràng để che nắng).

– Từ 3-6 tháng tuổi cứ 25-30 nàgy tiến hành làm cỏ phá váng 1 lần.

– Sau 6 tháng tuổi cứ 35-40 ngày nhổ cỏ 1 lần.

  1. Điều chỉnh độ che phủ:Tuỳ theo điều kiện thời tiết, tuổi cây mà quyết định độ che phủ cho thích hợp.

o Trước 1 tháng tuổi dàn che có độ che phủ: 0,4-0,5.

o Từ 1 tháng tuổi đến 3 tháng tuổi độ che phủ:0,2-0,3.

o Sau 3 tháng tuổi có thể dỡ bỏ vật che phủ, dàn che nắng.

  1. Bón thúc phân:

Dó trầm là loài cây tăng trưởng ở thời kỳ đấu tương đối chậm, để cho cây con sớm đủ tiêu chuẩnviệc bón thúc cho cây con trong giai đoạn vườn ươm là cần thiết.

    • Loại phân bón: Hỗn hợp N.P thành phần 1 đạm +2 lân tính theo trọng lượng.
    • Cách bó: Hoà tan hỗn hợp N.P với nước nồng độ 1-2% (cứ 100-200g hỗn hợp cho 1 lít nước) rồi tưới cho cây.
    • Chú ý: Khi tưới nước phân xong phải tưới lại nước sạch để rửa lá cho sạch.
    • Lượng phân bón:

– Từ 1-6 tháng tuổi 1g/bầu (1kg cho 1000 bầu)

– Đến 10 tháng 1,5g/bầu (1,5kg cho 1000 bầu)

– Đến 16 tháng 2g/bầu (2kg cho 10000 bầu)

    • Chukỳ bón: Bón phân phải thực hiện saucays cây từ 20-25 ngày.

– Từ 1 đến 3 tháng tuổi sau khi cấy câycứ 15-20 ngày bón thúc 1 lần.

– Từ 3 đến 6 tháng tuổi cứ 25-30 ngày bón 1 lần.

– Sau 6 tháng tuổi cứ 35-40 ngày bón thúc 1 lần.

V iệc bón thúc cho cây con ở vườn ươm thực hiện tốt nhất là sau khi đã làm cỏ và phá váng.

e. Phòng trừ sâu bệnh

ở giai đoạn vườn ươm Dó trầm rất ít bị sâu hại. Tuy nhiên vào mùa mưa Dó trầm thường bị các bệnh sau đây: thối thân, lỡ cổ rễ…. có thể làm cho cây con bị chết hàng loạt trong 1 thời gian ngắn. Vì vậy phòng trừ bệnh cho cây Dó trầm trong giai đoạn vườn ươm là rất quan trọng đặc biệt là trong thời kỳ 3 tháng đầu. Việc phòng và trị bệnh có thể dùng 1 trong hai loại thuốc sau đây: Benlát hoặc Topsin với liều lượng và nồng độ sau đây.

Tuổi cây

Chukỳ

Nồng độ (%)

Lượng phun

Loại thuốc

Phòng bệnh (ngày/lần)

Chữa bệnh

Phòng bệnh

Chữa bệnh

Dưới 3 tháng tuổi

10-15

1-2

0,1

0,15-0,2

0,15-0,2

Benlát

Từ 3-6 tháng

20-25

1-2

0,15

0,2

0,2-0,3

hoặc Topsin

f. Đảo bầu:

Là dịch chuyển vị trí đặt bầu từ chỗ nọ sang chỗ kia trong luống nhằm hạn chế sự phát triển của rễ cọc, đồng thời tăng không gian cho cây con quanh hợp tốt hơn. Ngoài ra đẩo bầu để tuyển chọn, phân loại cây tốt và cây xấu. Những cây xấu dồn lại đầu tư chăm sóc cao hơn để kịp đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Trong giai đoạn vườn ươm có thể đảo bầu từ 1 đến 2 lần.

– Đảo bầu lần 1: Khi cây 4-5 tháng tuổi cao từ 15-16cm.

– Đảo bầu lần 2: Trước khi đưa cây đi trồng 1 tháng.

Sau khi đảo bầu sửa lại gờ luống và tưới nước cho cây trong 7-10 ngày đầu, mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, lượng nước tưới 3-4 lít/m2.

B. Trồng Dó trầm

I. Trồng cây phân tán

1. Đối tượng áp dụng, đất trồng

– Đối tượng áp dụng là trồng ở các vườn hộ gia đình các vùng trung du và miền núi. Là những vườn có diện tích tương đối rộng, vườn mới tạo lập và xây dựng phải trồng cây hoặc vườn phải cải tạo để thay thế những cây không có hiệu quả kinh tế.

– Là những vườn hộ có đất tưưong đối tốt, không bị ngập úng vào mùa mưa.

2. Phương thức và mật độ trồng

– Phương thức trồng: Trồng phân tán quanh chu vi vườn nhà (bờ rào, bờ dậu) hoặc những nơi dất trống (nếu được).

– Mật độ: 500 cây/ha

Cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m.

3. Xử lý thực bì, đào hố

– Thực bì nên xử lý cục bộ, tại những vị trí thiết kế trồng Dó trầm, bán kính rộng 0,5-0,6m. Nội dung gồm:

Luỗng phát dây leo bụi rậm và làm sạch cỏ dại. Nếu là vị trí phải cải tạo thay thế cây không có hiệu quả kinh tế, thì phải chặt bỏ những cây trên rồi làm sạch cỏ dại.

– Đào hố: Kích thước hố đào tối thiểu phải đạt 40x40x40cm.

Đất đào hố phải cho lên khỏi miệng hố. Đất tốt ở tầng mặt cho lên bên phải miệng hố. Đất xấu, sỏi đá cho lên bên trái miệng hố.

Việc làm đất xử lý thực bì phải hoàn thành trước khi trồng 45-50 ngày.

4. Bón phân lấp hố

– Để cho cây sinh trưởng phát triển tốt, trước khi trồng phải bón lót phân chuồng và NPK (hoặc phân vi sinh). Lượng phân bón mỗi cây là 2-4kg phân chuồng và 0,2-0,3kg phân NPK (hoặc phân vi sinh).

Việc bón lót phân trước khi trồng nên tiến hành đồng thời cùng với lấp hố.

– Lấp hố: Trộn đều đất tốt ở phía bên phải với các loại phân, rồi lấp xuống hố cho đến khi đầy.

5. Trồng Dó trầm

a. Tiêu chuẩn cây giống:Cây trồng theo phương thức phân tán yêu cầu giống phải đảm bảo tối thiểu là: Cao trên 40cm, đường kính gốc trên 0,3cm cây sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh.

b. Thời vụ trồng: Tuỳ vào từng vùng (miền) có chế độ khí hậu khác nhau mà chọn mùa vụ trồng cho thích hợp.

– Vụ thu đông: Trồng từ tháng 9-12

– Vụ xuân hè: Trồng từ tháng 3-6.

c. Kỹ thuật trồng

– Trước khi trồng dùng dao, kéo rạch bỏ túi bầu polyetylen.

– Dùng cuốc, xẻng, dao bới lỗ để trồng, lỗ có kích thước vừa phải đủ để đặt cây vào bầu. Lỗ phải bới (rạch) ở giữa tâm hố.

– Khi trồng cho cây xuống hố, chiều cao cổ rễ (bầu) bằng với miệng hố.

– Giữ cho cây thẳng đứng rồi lấp đất cho chặt. Trồng xong phải tưới nước cho cây, lượng nước tưới 2-3 lít/cây.

Chú ý:Quá trình xé bỏ bầu, trồng cây phải cẩn thận tránh vỡ bầu. Tốt nhất trồng cây trước hoặc sau khi mưa xong, chọn lúc râm mát để trồng.

6. Chăm sóc bảo vệ

Dó trầm trong những năm đầu tăng trưởng chậm, để cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, thời kỳ này phải tăng cường chăm sóc.

Nội dung chăm sóc:

– Làm cỏ, xới xáo quanh gốc cây đã trồng bán kính rộng 0,4-0,5m, sau đó vun gốc cho cây, mỗi năm thực hiện từ 2-3 lần, tuỳ theo phát triển của cỏ dại.

– Định kỳ hàng năm phải bón thúc thêm phân chuồng và NPK.

Lượng phân bón: 2-3kg phân chuồng hoai vào 203kg NPK (hoặc phân vi sinh). Khi bón dùng cuốc, xẻng để rạch rộng quanh gốc cây trồng từ 15-30cm, cho phân xuống rồi lấp đất kín. Việc bón phân thực hiện vào đầu mùa mưa sau khi đã làm sạch cỏ dại.

– Cây trồng xong phải rào lại để bảo vệ tránh trâu bò phá hoại.

II. Trồng rừng tập trung

1. Đối tượng áp dụng, đất trồng

– Đối tượng là ácc gia đình, cơ sở sản xuất có đất để trồng rừng tương đối lớn.

– Đất trồng Dó trầm phải tương đối tốt, đất còn mang tính chất đất rừng, độ pH từ 4-6. Là đất Feralit điển hình phát triển trên đá cuội kết, đá phiến, granit. Đất không bị ngập úng vào mùa mưa.

2. Phương thức và mật độ trồng

a. Phương thức trồng: Trồng rừng thuần loại hoặc hỗn giao.

b. Mật độ trồng

* Trồng rừng thuần loại: Mật độ trồng 2000 cây/ cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2,5m.

* Trồng rừng hỗn giao: Mật độ trồng 2000 cây/ha (trong đó Dó trầm 1000 cây/ha) cây cách cây 2m, hàng cách hàng 2,5m.

– Tuỳ theo diều kiện lập địa mà có thể chọn các loại cây trồng hỗn giao khác nhau. Tuy nhiên các loại cây để trồng hỗn giao phải có chu kỳ kinh doanh ngắn (từ 10-20 năm), là loại cây mà có tốc độ sinh trưởng phát triển tương đương hoặc kém hơn Dó trầm. Sau đây chỉ giới thiệu loại cây trồng hỗn giao là cây Quế.

+ Bố trí cây trồng: Để thuận tiện cho việc điều chế, tỉa thưa rừng sau này đặc biệt là khai thác trung gian việc bố trí cây trồng hỗn giao Dó trầm với Quế theo công thức cứ 1 hàng trồng Dó trầm thì trồng 1 hàng Quế.

3. Xử lý thực bì, đào đất, đào hố

a. Đối với đất trống đồi núi trọc

– Việc làm đất trồng có thể tiến hành toàn diện hoặc thực hiện theo băng trồng rừng. Nội dung làm đất là: San, ủi, cày, bừa kỹ trước khi trồng 2 lần, cần cầy sâu 20-25cm. Việc làm đất phải hoàn thành trước khi trồng 35-40 ngày.

– Đào hố: Kích thước hố 20x20x20cm do đã cày bừa kỹ. Đào hố phải hoàn thành trước khi trồng 15-20 ngày.

b. Đối với đất rừng (thực bì: cấp 2 đến cấp 4)

– Thực hiện xử lý toàn diện. Nội dung gồm: Luống phát thực bì sát gốc để khô rồi đốt, sau đó dọn sạch. Việc xử lý thực bì phải hoàn thành trước khi trồng 45-50 ngày.

– Đào hố: Kích thước hố 40x40x40cm

Khi đào hố đất tốt ở tầng mặt đổ sang bên phải miệng hố, đất xấu ở dưới và sỏi đá đổ sang bên trái. Việc đào hố phải hoàn thành trước khi trồng 30-40 ngày.

Chú ý:Nếu trồng ở địa hình dốc, cây trồng thiết kế theo đường đồng mức.

4. Lấp hố và bón phân

a. Nếu đối tượng đất trồng là đất trống đồi núi trọc

Việc lấp hố và bón phân có thể thực hiện cùng với quá trình trồng rừng. Lượng phân bón cho mỗi cây: phân chuồng hoai 2-3kg và 0,2-0,3kg NPK (hoặc phân vi sinh) phân trộn cho đều với đất trước khi trồng.

b. Đối tượng đất trồng là đất rừng

– Dùng cuốc xẻng trộn đều đất tốt ở phía bên phải miệng hố với các loại phân, rồi lấp cho đầy hố. Lượng phân bón cho mỗi cây là: phân chuồng 2-3kg, phân NPK ( hoặc phân vi sinh) 0,2-0,3kg.

Việc lấp hố và bón phân phải hoàn thành trước khi trồng15-20 ngày.

5. Trồng rừng

a. Tiêu chuẩn cây giống: giống phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: cây cao trên 25cm, đường kính gốc 0,2cm, cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.

b. Thời vụ trồng: tuỳ theo khí hậu từng vùng (miền) để áp dụng:

– Vụ thu đông: trồng từ tháng 9-12

– Vụ xuân hè: trồng từ tháng 3-6.

c. Kỹ thuật trồng:

– Trước khi trồng dùng dao, kéo rạch bỏ túi bầu.

– Dùng cuốc, xẻng rạch (bới) lỗ để đặt cây giống. Kích thước lỗ để trồng vừa đủ để đặt bầu, vị trí trồng cây ở giữa tâm hố.

– Đặt cây vào lỗ cho thẳng đứng, chiều cao cổ rễ bằng với chiều cao miệng hố (mặt đất) rồi lấp đất cho chặt.

Chú ý:Việc đào hố, lấp hố, bón phân, trồng cây hỗn giao thực hiện chăm sóc cùng với cây Dó trầm.

6. Chăm sóc bảo vệ

Để cho rừng sinh trưởng phát triển tốt, rừng chóng khép tán, sau khi trồng, trong năm đầu phải đầu tư chăm sóc. Nội dung chăm sóc và số lần chăm sóc như sau:

* Chăm sóc năm thứ nhất: thực hiện từ 1 đến 2 lần tuỳ theo mùa vụ. Nếu trồng vào vụ thu chăm sóc 1 lần, nếu trồng vào vụ xuân chăm sóc 2 lần/năm. Nội dung chăm sóc:

– Làm cỏ, xới xáo quanh gốc cây trồng bán kính 0,4-0,5cm, sau đó vun gốc cho cây.

– Bảo vệ rừng, cấm thả trâu bò.

* Chăm sóc năm thứ 2 đến năm thứ 3:

Mỗi năm thực hiện 3 lần, nội dung chăm sóc:

– Làm cỏ, xới xáo quanh gốc cây trồng bán kính 0,5-0,6cm, sau đó vun gốc cho cây.

– Bón thúc thêm phân NPK (hoặc phân vi sinh) lượng phân bón cho mỗi cây gồm 2-4kg phân chuồng 0,2-0,3NPK (hoặc phân vi sinh). Bón phân thực hiện vào đầu hoặc cuối mùa mưa, sau khi đã làm sạch cỏ dại.

Khi bón phân dùng cuốc, xẻng xới quanh gốc theo hình chiếu của tán cây (không được xới sát gốc cây trồng làm đứt rễ) rồi lấp kín đất.

* Chăm sóc năm thứ 4, năm thứ năm

Mỗi năm thực hiện 2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa. Nội dung chăm sóc:

– Làm cỏ và vun gốc luỗng phát dây leo, cây tái sinh (nếu có).

– Diệt trừ sâu ăn lá (nếu có), bằng dung dịch trebon nồng độ 0,2% phun trực tiếp lên thân lá.

– Bảo vệ rừng trồng, cấm chăn thả trâu bò.

* Chăm sóc từ năm thứ 6 trở đi: mội năm chăm sóc 1 lần. Nội dung chăm sóc:

– Luỗng phát cỏ dại, cây tái sinh, dây leo (nếu có).

– Diệt trừ sâu ăn lá (nếu có), bằng dunh dịch trebon nồng độ 0,2-0,3% phun trực tiếp lên lá khi thấy sâu xuất hiện.

– Bảo vệ rừng trồng.

c. Nuôi dưỡng rừng trồng và cây phân tán

I. Tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng

1. Rừng trồng thuần loại

a. Số lần tỉa thưa:

Tiến hành tỉa thưa 2 lần từ khi rừng bắt đầu khép tán, đến khi rừng rừng trồng đạt 20 tuổi. Việc tỉa thưa ở các lần và khai thác sản phẩm trung gian căn cứ vào một số chỉ tiêu sau đây:

Cấp đất

Lần tỉa thưa

Tuổi rừng trồng (năm )

Diện tích D1-3

(cm)

Hdom

(m)

Mật độ trước lúc tỉa thưa (cây/ha)

Mật độ để lại nuôi dưỡng (cây/ha)

Đất ít

1

2

6-7

16-17

13.5

33

6.5

14

2000

1000

1000

500

Đất trung bình

1

2

8-9

18-20

14

35

7

15

2000

1000

1000

500

b. Kỹ thuật tỉa thưa

Cây để lại nuôi dưỡng ở các lần tỉa thưa phải phân bố đều trên điện tích trồng rừng. Khi thực hiện tỉa thưa không được chặt 2-3 cây liền nhau trong mỗi lần tỉa thưa. Cây để lại nuôi dưỡng phải chọn những cây có triển vọng sinh trưởng phát triển tốt.Thiết kế bài cây để lại nuôi dưỡng ở các lần tỉa thưa:

Tỉa thưa lần 1:

Mật độ cây để lại nuôi dưỡng khoảng: 1.000 cây/ha.

Cự ly giữa các cây để lại nuôi dưỡng khoảng: 3-3,2m

Tỉa thưa lần 2:

Mật độ cây để lại nuôi dưỡng khoảng: 500 cây/ha.

Cự ly giữa các cây để lại nuôi dưỡng khoảng: 4x5m

Chú ý:

+ Trong mỗi hàng: Liên tiếp cứ 1 cây để lại nuôi dưỡng thì 1 cây chặt tỉa thưa.

+ Giữa các hàng kế tiếp nhau: Cây để lại nuôi dưỡng và cây chặt tỉa thưa lệch nhau theo hình nanh sấu.

Cần thực hiện tỉa thưa trước mùa sinh trưởng.

Việc tỉa thưa ở các lần và khai thác ản phẩm trung gian không làm tổn thương, ảnh hưởng đến các cây để lại nuôi dưỡng, Khi tỉa thưa lần 2 phải dùng dây thừng khi hạ cành ngọn và thân cây.

2. Rừng trồng hỗn giao với quế

Với phương thức bố trí cây trồng hỗn giao là quế và với mật độ trồng rừng đã nêu ở mục 2b, phần B.II. Việc tỉa thưa rừng ở các lần và kỹ thuật tỉa thưa phải dựa vào các chỉ tiêu về cấp đất, tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng phát triển của rừng theo mục 1.a đã nêu.

a. Tỉa thưa lần 1:Khi rừng bắt đầu khép tán (rừng trồng đạt từ 6-9 tuổi).

– Mật độ cây để lại nuôi dưỡng khoảng 1000 cây/ha (trong đó Dó trầm 500 câ/ha).

– Cự ly giữa các cây trồng hỗn giao để lại nuôi dưỡng khoảng: 3-3,2m.

– Cự ly giữa các cây Dó trầm để lại nuôi dưỡng khoảng 4x5m.

b. Tỉa thưa lần 2:

Khi rừng trồng đạt tuổi từ 16-20. Khi tỉa thưa lần 2 đồng thời là khai thác hoàn toàn sản phẩm của cây quế trong rừng trồng. Cây để lại nuôi dưỡng hoàn toàn là Dó trầm.

– Mật độ cây để lại nuôi dưỡng khaỏng: 500 cây/ha.

– Cự ly giữa các cây để lại nuôi dưỡng khoảng: 4x5m.

II. Nuôi dưỡng cây trồng phân tán

Cây trồng phân tán ở trong các vườn hộ gia đình với mật độ trồng ban đầu 500 cây/ha, do đó không phải tiến hành tỉa thưa, mà chỉ tập trung nuôi dưỡng và bảo vệ số lượng cây đã trồng cho đến khi khai thác.

D. Bảo vệ rừng trồng

I. Phòng chống sâu bệnh hại và các tác nhân khác

– Dó trầm trồng thuần loại khi rừng bắt đầu khép tán, vào mùa mưa thường xuất hiện sâu ăn lá (sâu keo) phá hoại. Để phòng trừ sâu kịp thời khi thấy xuất hiện phải dùng các loại dung dịch thuốc sau: Trebon nồng độ 1-1,5%, Nonitơ 2%, Bassa nồng độ 1-1,5% phun trực tiếp lên thân lá. Ngày phun 1 lần, sau khi phun 2-3 lần là hết sâu hại.

– Thực hiện các biện pháp phòng chống gia súc phá hoại rừng trồng, đặc biệt là con người chặt pá khi rừng trồng có Trầm hương.



II. Quản lý rừng trồng

1. Nghiệm thu

Phải nghiệm thu đầy đủ, nghiêm túc qua mỗi công đoạn sản xuất và giai đoạn phát triển của rừng trồng, làm cơ sở cho việc thanh toán và đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp (diện tích, tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng…..)

2. Lập và quản lý hồ sơ lưu trữ:

– Phải lập và lưu trữ hồ sơ lý lịch rừng trồng theo từng lô, khoảnh, hộ gia đình, cơ sở trồng rừng cho đến khi khai thác rừng.

Nội dung:

* Tài liệu thiết kế và thi công rừng trồng.

* Tài liệu nghiệm thu qua mỗi giai đoạn và công đoạn.

3. Việc quản lý rừng trồng thực hiện theo quy chế quản lý 3 loại rừng của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ban hành kèm theo quyết định số 1171 (QĐ ngày 30/12/1986).





Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam