Friday, February 18, 2022

Sự KHÁC BIỆT giữa người có thu nhập hàng tháng 10 triệu và 100 triệu đồng nằm ở 4 ĐIỂM

Ai cũng muốn có thu nhập cao, nhưng không phải ai cũng nỗ lực để đạt được điều đó.


1. Biến mình thành chuyên gia

Có một người lính cứu hỏa nổi tiếng ở Hoa Kỳ, Reid Edel, người mà hầu như ai cũng biết. Mỗi khi có cháy quy mô lớn, quần chúng nhân dân gọi ngay cho anh.

Có thể có hàng chục ngàn lính cứu hỏa trên khắp thế giới ít được biết đến, nhưng Red Edel gần như là một cái tên quen thuộc. Tại sao vậy?

Vì anh ta thuộc trình độ chuyên gia và chỉ xử lý những đám cháy lớn.

Nếu bạn làm những gì mọi người làm, bạn sẽ chỉ có những gì mọi người có. Chỉ xác nhận rằng bạn đang làm tốt hơn những người khác là chưa đủ. Nếu bạn định vị mình là một chuyên gia trên thị trường, khách hàng sẽ tìm đến bạn.



Vấn đề không phải là bạn giỏi hơn, mà là bạn khác biệt.



Nhiều người nghỉ học vì nghĩ rằng mình đã học xong và không cần học thêm nữa. Nhưng trên thực tế, đây mới chỉ là bước khởi đầu. Đáng buồn thay, hầu hết mọi người không mang nhận thức này trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống của họ.

Xem quá nhiều TV trong 10 năm liên tiếp sẽ khiến con người trở nên ngu ngốc. Một người không xem TV trong 10 năm nhưng dành 2 giờ mỗi ngày để đọc sách chuyên môn có thể không hiểu những chuyện tầm phào đang diễn ra trong ngành giải trí, nhưng anh ta sẽ kiếm được nhiều hơn trung bình từ hai đến ba lần so với những người xem TV trong cùng thời gian đó.

Sự KHÁC BIỆT giữa người có thu nhập hàng tháng 10 triệu và 100 triệu đồng nằm ở 4 ĐIỂM - Ảnh 1.

Nguồn: Internet

2. Làm nhiều hơn những gì được trả

Trong kỳ nghỉ hè của năm cấp 2, tôi đã từng làm việc trong một công ty Nhật Bản, những nhân viên cũ trong công ty đã từng tiết lộ với tôi rằng họ tìm thấy một số cơ hội để lười biếng. Do một lỗi trong hệ thống chấm công của công ty, nhân viên có thể rời đi 18 phút trước giờ nghỉ ăn và quay lại sau giờ nghỉ 9 phút. Nói chung, nhân viên làm được trả lương trong 8 giờ, nhưng có thể chỉ làm việc 6 giờ.



Sau này, khi tôi chính thức bước vào xã hội, một tiền bối thành công trong việc mở kinh doanh riêng đã dạy tôi kinh nghiệm của ông ấy: "Nếu bạn được trả lương trong 8 giờ, bạn nên làm việc 10 giờ".



Điều này không phải để dạy bạn học cách chịu đựng, mà là để đầu tư vào tương lai của chính bạn và phát triển những thói quen làm việc sẽ khiến bạn trở nên giàu có, điều này không liên quan gì đến việc "trả công bội phần" cho công ty. Ngay cả khi nhà tuyển dụng không nhìn thấy nỗ lực của bạn và không muốn trả công cho bạn, bạn vẫn nhận được một thứ giúp bạn tiếp tục phát triển: thói quen làm việc giúp bạn thành công.



3. Hoàn thành công việc không chậm trễ

Nếu có bí quyết thành công duy nhất trên thế giới, thì đó chính là khả năng giải quyết công việc hàng ngày không chậm trễ. Đặt ra kim chỉ nam cho bản thân: Giải quyết công việc càng nhanh càng tốt. Hãy coi nó như một điều thú vị để làm và khiến mọi người ngạc nhiên với khả năng thực hiện nhanh chóng của bạn.



Một số người có thể tự hỏi: nếu tôi làm việc quá nhanh, tôi sẽ mắc sai lầm.



Đúng vậy, bạn càng làm nhiều, bạn làm càng nhanh, bạn càng mắc nhiều lỗi.



Nhưng phạm sai lầm là điều đáng mừng. Khi mới đi làm, tôi luôn cẩn thận trong mọi việc, sợ mắc sai lầm. Một buổi sáng, sếp của tôi đặt trước mặt tôi một cơ hội giao việc rất tốt và để tôi lựa chọn có nên đi hay không. Bởi vì dự án mà tôi phụ trách lúc đó chưa từng tiếp xúc với tôi, lại liên quan đến số lượng giao dịch rất lớn, một khi xảy ra sai sót trong tay, tôi có thể phải gánh chịu hậu quả nhất định. Tôi do dự một lúc lâu, và cuối cùng một bạn cùng vào làm với tôi đã tình nguyện nhận cơ hội này và đạt được một bước nhảy vọt trong công việc.



Những người không hành động vì sợ mắc sai lầm sẽ khó làm được những điều tuyệt vời. Chúng ta không cần phải làm cho mọi thứ trở nên hoàn hảo, hoàn hảo có nghĩa là đứng yên.

4. Tiết kiệm

Sự KHÁC BIỆT giữa người có thu nhập hàng tháng 10 triệu và 100 triệu đồng nằm ở 4 ĐIỂM - Ảnh 2.

Nguồn: Internet

Không ai có thể trở nên giàu có chỉ khi kiếm được nhiều tiền, sự giàu có đến từ việc bạn giữ tiền.



Mọi người đều có một kỳ vọng: khi tôi có tiền, mọi thứ sẽ tốt đẹp. Tuy nhiên, trên thực tế, mức sống tăng lên theo thu nhập và bạn luôn cần nhiều nhất có thể. Nếu bạn không thay đổi quan niệm của mình, ngay cả khi bạn kiếm được 30.000 một tháng, bạn vẫn sẽ nghèo.



Ý tưởng ngớ ngẩn nhất đối với một khoản chi không cần thiết là: Tôi cần nó, tôi phải mua nó. Nhiều người nghiện mua sắm mắc phải sai lầm này. Tất cả các khoản chi tiêu không thiết yếu đều tăng lên khi thu nhập của chúng ta tăng lên. Nhưng những gì chúng ta thực sự cần là rất ít, và chúng ta chỉ đang biện minh cho hành vi tiêu dùng không hề khoa học chút nào của chính mình.



Theo Ly Nguyễn

Thursday, February 17, 2022

Bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”: Nén tâm nhang tưởng nhớ các chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ Quốc năm 1979


Nhân ngày 17/2, trên trang cá nhân của Đạo diễn Mai An Anh Tuấn - Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của tác giả Dương Soái kèm theo dòng trạng thái "Thay một nén nhang tưởng nhớ các chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ Quốc năm 1979". Xin giới thiệu nội dung chính của bài viết trên.

vi-1645114823.jpg

Bia Khánh Khê ở Lạng Sơn ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979, được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược”.

Đây là bài thơ hiện nay thường được báo chí sử dụng kèm cả dấu 3 chấm (…) ngay trước khổ cuối cùng. Đọc lên như thấy tâm sự của một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự đâu đó một tỉnh biên giới phía Bắc nhớ thương về người yêu ở vùng quê nào đó nơi hạ lưu sông Hồng. Cả bài chỉ là nhớ, thương, và kỷ niệm, chứ hoàn toàn vắng bóng sự ác liệt của chiến tranh. Câu cuối nghe rất gượng gạo. Vì sao cô gái thấy dòng sông ngầu lên sắc đỏ lại hiểu được chiến công của chàng trai? Chiến công gì ở đây, khi mà những đoạn phía trên thấy chàng trai chỉ toàn là ‘lên chốt’, ‘xuống sông thả lá’, ‘gặp rét trên đỉnh đồi cao’?

Trong khi dấu tích cột bia Khánh Khê bị đục có thể dễ dàng nhận ra, thì với bài thơ của Dương Soái ở chỗ quan trọng chỉ còn lại ba chấm (…).

Hôm nay 17-2, xin mời đọc lại bài thơ đầy đủ “Gửi em ở cuối sông Hồng”, để hiểu thêm về những sự thật Lịch sử không được phép quên lãng:

“Gửi em ở cuối sông Hồng”

Anh ở Lào Cai

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Tháng Hai, mùa này con nước

Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ

Cứ chiều chiều ra sông gánh nước

Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt

Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông

Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét

Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết

Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…

Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy

Em ra sông chắc em sẽ thấy

Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình

Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc

Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt

Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông

Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng

Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã

Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả

Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong

Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm

Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc

Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục

Máu giặc loang ố cả một vùng

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng

Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ

Là niềm thương anh gửi về em đó

Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.

Đạo diễn Mai An Anh Tuấn. Theo tạp chí Nông Thôn Phát Triển.

CÂU CHUYỆN CỦA HAG


Vụ HAG bị huỷ niêm yết bắt buộc này rần rần mấy ngày nay, mình dạo qua 1 vòng thì thấy có nhiều ý kiến trái chiều nhưng phần nhiều là bảo vệ HAG. Tính ra thì HAG vẫn luôn rất khéo léo khi làm truyền thông.


Với kinh nghiệm làm tư vấn doanh nghiệp một thời gian và bản thân cũng đang kinh doanh/ đầu tư thì mình cũng xin nêu một số quan điểm đứng trên góc nhìn về tài chính và quy định của pháp luật để bóc tách case này.

Trước tiên thì mình xin khẳng định là đội ngũ của HAG đều là thú dữ trong giới tài chính Việt Nam, nếu xét về thông minh tài chính và am hiểu luật thì chúng ta chắc chắn thua xa họ tít tắp.  Vậy nên nếu lôi luật ra mà làm logic phân tích thì sao bật được họ, họ đập cho to đầu luôn.

Muốn "móc ngoái" được họ thì chịu khó bóc vào cái phi logic trong hành động và kẽ hở tài chính trong cách mà họ thực thi thì sẽ hiệu quả hơn.

Trước tiên với những doanh nghiệp mà tài sản nằm phần lớn ở khoản phải thu và xây dựng dở dang thì chắc chắn khi muốn "tác động" đến báo cáo tài chính, họ chỉ cần tác động vào 1 trong 2 khu vực này. Điều đáng nói là tài sản dở dang và cố định của HAG  lại chủ yếu được hợp nhất bởi công ty con là HNG chứ HAG chỉ có đúng cái nịt (từ năm 2021 thì HNG đã không còn là công ty con của HAG). Mà đã nhắc đến HNG thì lại có bước chân của Thaco. Vậy nên HAG chỉ có thẻ tập trung vào khoản phải thu mà biến tấu. Hay nói thẳng hơn thì chìa khoá của HAG lúc này chính là kỹ năng xử lý khoản phải thu.

Muốn tác động đến khoản phải thu thì "lẻ" có hàng tá cách, "sỉ" thì 2 cách phổ biến là hoán đổi vay nợ - cổ phần và xử lý trích lập. Trước giờ mình không follow HAG nhưng mình tin HAG đã dùng nát bét cả 2 cách này. Để phục vụ tốt nhất cho bài viết này mình sẽ chỉ tập trung vào các thứ 2, từc là dùng skill với trích lập.

Về nguyên tắc trích lập dự phòng là một khoản chi phí không bằng tiền (tiền đã mất từ lúc bạn cho người ta vay nợ rồi). Khi công ty trích lập thì trên bảng cân đối kế toán: Tài sản trích lập giảm -> Tổng tài sản giảm, Tổng nguồn vốn giảm tương ứng. Trên báo cáo thu nhập sẽ ghi nhận tăng ghi phí trích lập tương ứng và làm giảm lợi nhuận. Ngược lại, Hoàn nhập sẽ làm tăng tài sản - nguồn vốn và tăng lợi nhuận. Ở tình huống của HAG thì liên quan đến khoản phải thu nên sẽ được ghi nhận tăng/giảm chi phí quản lý trên báo cáo thu nhập.

Tất nhiên là việc trích lập hay hoàn nhập sẽ phải theo những chuẩn mực, tuy nhiên chuẩn gì thì cũng phụ thuộc vào con người và có kẽ hở để để lách hết, đó cũng chính là lý do mà EY nêu ý kiến ngoại trừ 3 năm liên tiếp với HAG về các khoản phải thu, nhưng HAG quyết không nghe. Giờ nghe EY thì lỗ 3 năm liên tiếp cầm chịch án huỷ niêm yết rồi.
Vậy nên chiến lược lúc này của HAG là gì? Ban đầu không nghe EY, nhất định không trích lập, né án huỷ niêm yết năm 2020. Sau đó đến 2021 đồng ý với EY, nhiệt liệt hồi tố lỗ vào 3 năm từ 2017-2019, bám vào kẽ hở trong quy định niêm yết. Để kế hoạch này thành công thì bắt buộc năm 2021 phải có lời. Mũi tên này trúng 3 đích, một là thoát án huỷ niêm yết năm 2020, hai là gót rửa được ý kiến của kiểm toán trên BCTC và ba là có sẵn "của để dành" cho 2021-2022.
Vậy đối với HAG thì năm 2021 có lời thật không? Mình khẳng định là hoạt động kinh doanh có cải thiện nhưng không có lời "thực", tất cả chỉ là thiết kế sổ sách. Cái cứu cánh cho khoản lợi nhuận của HAG chính là các khoản hoàn nhập dự phòng phải thu lên tới gần 1k tỷ, lôi dần của để dành ra sài. Nếu trừ đi con số lợi nhuận năm 2021 khoảng 120 tỷ thì tính nhanh gọn lợi nhuận phải là âm 700-800 tỷ là ít, huỷ niêm yết cấm cãi. Ngoài ra đây không phải con số đã kiểm toán, mình nghĩ kiểm toán vào thì con số này sẽ còn nhảy kha khá nữa.

Như vậy chỉ cần bắn 1 mũi tên và chấp nhận bị ăn chửi thì HAG đã giải quyết được hàng loạt bài toán cực lớn. Phải khẳng định HAG hội tụ toàn những anh tài rất am hiểu về tài chính và luật pháp. Chúng ta giờ ngồi bóc tách thì dễ thấy, chứ bảo ngồi mà nghĩ ra được như các sếp thì đúng là còn khuya thật. Nhưng các sếp cứ thông minh về tài chính quá thì ai thông mình về kinh doanh và sản xuất 🙁

Quay trở lại với thời điểm hiện tại, sở yêu cầu huỷ niêm yết bắt buộc với HAG, chắc chắn là về quy định của pháp luật là sai. Vì HAG không vi phạm bất cứ điều gì, thứ họ vi phạm chỉ là "đạo đức kinh doanh", nhưng đạo đức thì làm gì có quy chuẩn niêm yết.
Theo mình cơ quan quản lý nên "cắn răng" huỷ yêu cầu và nhân cơ hội này xem lại chính các quy định pháp luật, nhanh chóng lấp kẽ hở về hồi tố. Kiểu như ông nào hồi tố BCTC quá 2 năm hoặc quá 2 lần/ 10 năm thì huỷ niêm yết bắt buộc luôn. Đây là ông niêm yết, BCTC public với công chúng và là kim chỉ nam quyết định của nhà đầu tư, đâu phải BCTC gửi Thuế đâu mà ông đảo như rang lạc vậy được, thiệt hại ông có gánh giúp nhà đầu tư không????

Còn 1 câu hỏi nữa đó là niêm yết và Upcom chỉ khác nhau ở Margin  và Công bố thông tin. Nếu xét về công bố thông tin thì HAG có khi còn khao khát được về Upcom. Còn xét về Margin thì HAG vốn dĩ không được vào danh sách margin vì trong diện kiểm soát, vậy tại sao HAG sợ huỷ niêm yết thế nhỉ? Có phải chăng là có một số ngân hàng đang cầm giúp các anh ấy cơ số thứ ??? Vậy nếu những SPEs đó mà được đập vào thì hậu quả sẽ ra sao với HAG ???

"Là cổ đông nên nhớ.... Không nghe cave kể chuyện, không nghe lãnh đạo trình bày"
- Thằng nghiện dữ liệu

Nguồn: Trần Ngọc Báu.