Sunday, June 20, 2021

Lấy iPhone, nhóm tội phạm vét sạch tiền gửi ngân hàng của nạn nhân



Thay vì trộm iPhone để bán lại, một băng nhóm tội phạm ở Brazil tìm cách mở khóa và lấy tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Tại São Paulo, thành phố lớn nhất Brazil, thời gian gần đây xảy ra tình trạng trộm cướp nhắm đến iPhone. Chỉ vài giờ sau khi lấy được máy, tội phạm mở khóa, truy cập vào ứng dụng ngân hàng và đánh cắp toàn bộ tiền trong tài khoản.

Toi pham be khoa iPhone de trom tien tu tai khoan ngan hang anh 1

Tang vật bị cảnh sát thu giữ trong một đợt truy quét tội phạm trộm cắp điện thoại ở Brazil. Ảnh: Folha de S.Paulo.

Theo trang tin địa phương Folha de S.Paulo, hình thức này xảy ra từ đầu đại dịch và ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong câu chuyện được đề cập, một số người bị trộm iPhone 11, iPhone XR, sau đó điện thoại của họ bị mở khóa và mất sạch tiền.

Trước khi xảy ra đại dịch, nạn trộm cắp khá phổ biến ở Brazil. Tuy nhiên, đa số trường hợp sau khi lấy được, những tên trộm sẽ bán lại "chiến lợi phẩm". Giờ đây, tội phạm lại chú ý đến thông tin bên trong máy.

Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Brazil (Procon-SP) tại bang São Paulo lên kế hoạch kiện các ngân hàng, Apple và những nhà sản xuất smartphone khác vì để xảy ra tình trạng này.

"Procon nhận thấy có một băng nhóm tội phạm liên quan đến thiết bị di động. Hoạt động chính của chúng không phải mua bán mà là vượt qua bảo mật để đánh cắp tài khoản ngân hàng. Điều này được thực hiện thông qua một đội quân tin tặc", Giám đốc Procon-SP, Fernando Capez cho biết.

"Những tên cướp chú ý đến lượng thông tin mà mọi người đưa vào điện thoại của họ", cảnh sát trưởng São Paulo, Roberto Monteiro cho biết. Theo quan chức này, thông thường tội phạm chú ý đến điện thoại Android hơn vì dễ mở khóa, tuy nhiên, chúng bắt đầu có khả năng vượt qua hệ thống bảo mật của iOS.

Không rõ làm thế nào các băng nhóm trộm cắp tại Brazil có thể mở iPhone đang bị khóa và vượt qua cả lớp bảo mật trên ứng dụng ngân hàng.

Trả lời về vấn đề này, đại diện 2 ngân hàng lớn nhất Brazil là Brazil Nubank và Itaú Unibanco cho rằng họ thường xuyên cập nhật các bản vá bảo mật cho ứng dụng trên điện thoại.

Liên đoàn Ngân hàng Brazil khẳng định tất cả ứng dụng đều được bảo mật từ quá trình phát triển đến việc sử dụng chúng.

"Khách hàng buộc phải đặt mật khẩu cho các app ngân hàng trước khi dùng. Tất cả dữ liệu trong quá trình sử dụng, bao gồm mật khẩu đều được bảo mật hoàn toàn".

Nếu đang sử dụng iPhone hoặc những dòng điện thoại khác, người dùng nên kích hoạt các hình thức bảo mật như Face ID, mật khẩu trên một số app quan trọng, chẳng hạn email, ghi chú, ứng dụng ngân hàng… và khóa thẻ ngay sau khi phát hiện bị đánh cắp.

Thursday, June 10, 2021

'Con mắt thứ 3' phát hiện nhân viên trốn việc ở Trung Quốc

Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc sử dụng các thiết bị giám sát để theo dõi hiệu suất làm việc, quản lý thái độ của người lao động.

Jiang Yi (32 tuổi) sinh ra ở Bắc Kinh, nói rằng tại nơi làm việc trước đây anh bị theo dõi ngay khi kết nối thiết bị điện tử cá nhân với mạng của công ty.

Nơi làm việc cũ của Jiang, một công ty công nghệ cỡ vừa ở thủ đô Trung Quốc, đã sử dụng phần mềm DiSanZhiYan, hay còn gọi là "con mắt thứ 3", để giám sát toàn bộ công nhân viên.

"Tôi đã làm việc 12-16 giờ/ngày cho đến một hôm sếp cũ gọi tôi tới văn phòng và hỏi tại sao lại xem hai video không liên quan trong giờ làm việc".

Nhân viên tại trụ sở của Alibaba ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, làm việc ngoài giờ để chuẩn bị cho lễ hội mua sắm 11/11/2018. Ảnh: VCG.
phan mem giam sat nhan vien anh 1
phan mem giam sat nhan vien anh 1

Nhân viên tại trụ sở của Alibaba ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, làm việc ngoài giờ để chuẩn bị cho lễ hội mua sắm 11/11/2018. Ảnh: VCG.

Tương tự một số phần mềm giám sát nhân viên được sử dụng ở Mỹ như CloudDesk, "con mắt thứ 3" giám sát việc sử dụng web và thời gian nhàn rỗi của người lao động. Ngoài ra, phần mềm này còn gửi thông báo cho nhà tuyển dụng mỗi khi nhân viên xem video trên các trang web phát trực tuyến.

Jiang cho biết "báo cáo hiệu quả công việc" hàng tuần được "con mắt thứ 3 thu thập" cung cấp phân tích chính xác đến từng phút về những gì mỗi nhân viên đã xem trên các trang web, ứng dụng.

"Hệ thống khiến nhân viên sợ hãi. Họ biết rằng mình đang bị theo dõi trong suốt ca làm việc kéo dài 12 tiếng. Cuộc sống 996 vốn đã đủ khốn khổ rồi", Jiang đề cập đến văn hóa làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần ở Trung Quốc.

Anh cho biết một số đồng nghiệp của mình thậm chí còn cảm thấy bị hệ thống thúc ép phải tuân theo quy tắc "007" - một thuật ngữ để chỉ việc phải online làm việc 24 giờ/ngày, tất cả các ngày trong tuần.

Giám sát từ biểu cảm cho đến thời gian đi vệ sinh

Trên trang web của công ty, "con mắt thứ 3" được nhận xét là "toàn năng, ổn định và có thể thích ứng với mọi phương tiện giám sát". Hệ thống này hiện có hàng nghìn khách hàng, từ các tổ chức chính phủ cho đến tập đoàn công nghệ.

Những hệ thống giám sát nhân công không còn xa lạ gì tại Trung Quốc. Vào năm 2018, ứng dụng giám sát di động Zhongduantong đã được phát triển để theo dõi vị trí, thời gian đi vệ sinh của nhân viên trong quá trình làm việc. Cho đến nay, hơn 347 công ty đã sử dụng ứng dụng này.

Sangfor Technologies, công ty cung cấp hệ thống giám sát trực tuyến cho Alibaba, Bytedance, Xiaomi, cũng đã phát triển ứng dụng giúp các công ty giám sát lịch sử trình duyệt web trên thiết bị di động và hồ sơ sử dụng ứng dụng của nhân viên bất cứ khi nào họ sử dụng Wifi của công ty.

Công nhân làm việc tại trụ sở của Pinduoduo, một nền tảng thương mại điện tử ở Thượng Hải vào năm 2018. Ảnh: AP.
phan mem giam sat nhan vien anh 2
phan mem giam sat nhan vien anh 2

Công nhân làm việc tại trụ sở của Pinduoduo, một nền tảng thương mại điện tử ở Thượng Hải vào năm 2018. Ảnh: AP.

Theo báo cáo của Nikkei, Sangfor Technologies còn cho phép các công ty chặn những ứng dụng di động có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên như Weibo.

Nhiều công ty thậm chí tìm cách quản lý thái độ, cảm xúc của nhân viên thông qua các thiết bị điện tử. Tạp chí Week in China chỉ ra trường hợp một công ty sử dụng camera an ninh để buộc nhân viên phải cười khi bắt đầu ngày làm việc.

"Chúng tôi hy vọng bầu không khí buồn tẻ do đại dịch gây ra sẽ được thư giãn bằng những khuôn mặt tươi cười", đại diện công ty này nói.

To Jia Kai, phó giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, đã đặt câu hỏi về mức độ mà các chương trình, ứng dụng sẽ quản lý người lao động cũng như xã hội loài người.

"Thực tế hệ thống máy móc chỉ có thể nắm bắt phiên bản đơn giản hóa các hành vi của con người mà thôi. Ví dụ, nếu một công nhân bị cảm hôm nay, liệu các chương trình có thể phát hiện ra điều đó và cho người này thêm thời gian hoàn thành công việc của mình không? Câu trả lời chắc chắn là không", Jia nói với Nikkei.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GOOGLE MEET ĐỂ HỌP VÀ DẠY HỌC ONLINE

Google meet là gì

Google meet là hệ thống học/họp trực tuyến qua mạng trên nền Web được tích hợp trong bộ G-suite của Google. Thầy cô hoàn toàn có thể sử dụng Google meet để tổ chức các buổi học/họp trực tuyến với số lượng người tham gia đồng thời lên đến 250 người/room 

Một số lưu ý khi sử dụng Google meet

  • Các thành viên tham gia cần có tài khoản email, có thể là tên miền riêng hoặc gmail
  • Người tạo lớp học (thầy cô) cần có Gmail giáo dục
  • Google Meet hoạt động tốt nhất trên trình duyệt web Google Chrome
  • Hỗ trợ điện thoại thông minh trên nền IOS và Android (Hangouts Meet)
  • Hỗ trợ ghi hình buổi học/họp và lưu trữ trên Google Drive
  • Rất dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí
  • Tích hợp với các công cụ khác trên bộ G-suite như: Lịch, Classroom.
  • Số người tham gia học/họp trực tuyến tối đa: 250 người

Hướng dẫn sử dụng.

Bước 1: Trên Google Chrome Đăng nhập vào hệ thống thông qua đường link: https://meet.google.com/

Hoặc thầy cô đăng nhập vào gmail thông thường, sau đó chọn Google Meet

Bước 2: Bấm chọn Tham gia hoặc bắt đầu 1 cuộc họp (Join or start a meeting)

Nếu trên lịch có những lịch học/ họp đã được lên lịch trước thì thầy cô sẽ nhìn thấy danh sách lớp học/ họp ở ngay bên dưới nút Tham gia….

Bước 3: Đặt tên cho buổi học/họp và chọn Tiếp tục (Continue)

Lưu ý: Không đặt tên lớp bằng tiếng Việt có dấu.

Bước 4: Chọn More Option và Cài đặt để cấu hình Camera và Micro nếu cần thiết (thường không cần điều chỉnh vì hệ thống tự nhận biết). Sau khi thiết lập song chọn Tham gia ngay

Bước 5: Mời các thành viên tham gia họp bằng cách chép và chuyển (email) cho họ liên kết (URL) của cuộc họp/ lớp học

Nếu học sinh hoặc các thành viên đều dùng chung 1 loại email của công ty hoặc nhà trường và được phân nhóm thì thầy cô có thể sử dụng email nhóm để mời nhanh các thành viên vào nhóm. Ví dụ mời tất cả học sinh lớp TMĐT K54 vào lớp và nhóm hs này đã được tạo trên hệ thống Email thì thầy cô chỉ cần mời tài khoản email nhóm đó vào lớp thì tất cả học sinh sẽ vào lớp.

HOẶC chọn Thêm người để mời, với cách mời này chúng ta có thể thêm từng người hoặc Copy và Paste danh sách email của nhiều người (tối đa một lần chép và dán là 30 email).

Note: Nếu mời sinh viên theo cách thông thường của Google Meet như trên, thì khi học sinh tham gia lớp học phải được thầy cô xác nhận, việc này sẽ làm mất thời gian với lớp đông và khi học sinh vào muộn. Thầy cô có thể lên lịch buổi học trên Google Calendar cùng tài khoản email để lớp học được hiệu quả hơn.

Bước 6: Trình bày trong lớp học, chọn Trình bày ngay bây giờ, chọn Toàn bộ màn hình hoặc Một cửa sổ và mở file để trình chiếu 

  • Toàn bộ màn hình của bạn: Với lựa chọn này thì học sinh có thể quan sát được tất cả những gì đang diễn ra trên màn hình của thầy cô.
  • Một cửa sổ: Học sinh chỉ có thể quan sát được những gì đang diễn ra trên cửa sổ mà thầy cô lựa chọn

 Bước 7: Ghi hình cuộc họp chọn  nút Tùy chọn  và chọn Ghi lại cuộc họp để ghi (file video sẽ được lưu trên Google Drive , Khi muốn kết thúc ghi hình chọn Tùy chọn và chọn Dừng ghi

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản cho thầy cô trong quá trình sử dụng Google Meet để tổ chức lớp học hoặc cuộc họp online. Chúc thầy cô có những trải nghiệm thú vị cùng Google Meet                                                                                                                                                                             Billy Nguyễn