Thursday, June 10, 2021

'Con mắt thứ 3' phát hiện nhân viên trốn việc ở Trung Quốc

Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc sử dụng các thiết bị giám sát để theo dõi hiệu suất làm việc, quản lý thái độ của người lao động.

Jiang Yi (32 tuổi) sinh ra ở Bắc Kinh, nói rằng tại nơi làm việc trước đây anh bị theo dõi ngay khi kết nối thiết bị điện tử cá nhân với mạng của công ty.

Nơi làm việc cũ của Jiang, một công ty công nghệ cỡ vừa ở thủ đô Trung Quốc, đã sử dụng phần mềm DiSanZhiYan, hay còn gọi là "con mắt thứ 3", để giám sát toàn bộ công nhân viên.

"Tôi đã làm việc 12-16 giờ/ngày cho đến một hôm sếp cũ gọi tôi tới văn phòng và hỏi tại sao lại xem hai video không liên quan trong giờ làm việc".

Nhân viên tại trụ sở của Alibaba ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, làm việc ngoài giờ để chuẩn bị cho lễ hội mua sắm 11/11/2018. Ảnh: VCG.
phan mem giam sat nhan vien anh 1
phan mem giam sat nhan vien anh 1

Nhân viên tại trụ sở của Alibaba ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, làm việc ngoài giờ để chuẩn bị cho lễ hội mua sắm 11/11/2018. Ảnh: VCG.

Tương tự một số phần mềm giám sát nhân viên được sử dụng ở Mỹ như CloudDesk, "con mắt thứ 3" giám sát việc sử dụng web và thời gian nhàn rỗi của người lao động. Ngoài ra, phần mềm này còn gửi thông báo cho nhà tuyển dụng mỗi khi nhân viên xem video trên các trang web phát trực tuyến.

Jiang cho biết "báo cáo hiệu quả công việc" hàng tuần được "con mắt thứ 3 thu thập" cung cấp phân tích chính xác đến từng phút về những gì mỗi nhân viên đã xem trên các trang web, ứng dụng.

"Hệ thống khiến nhân viên sợ hãi. Họ biết rằng mình đang bị theo dõi trong suốt ca làm việc kéo dài 12 tiếng. Cuộc sống 996 vốn đã đủ khốn khổ rồi", Jiang đề cập đến văn hóa làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần ở Trung Quốc.

Anh cho biết một số đồng nghiệp của mình thậm chí còn cảm thấy bị hệ thống thúc ép phải tuân theo quy tắc "007" - một thuật ngữ để chỉ việc phải online làm việc 24 giờ/ngày, tất cả các ngày trong tuần.

Giám sát từ biểu cảm cho đến thời gian đi vệ sinh

Trên trang web của công ty, "con mắt thứ 3" được nhận xét là "toàn năng, ổn định và có thể thích ứng với mọi phương tiện giám sát". Hệ thống này hiện có hàng nghìn khách hàng, từ các tổ chức chính phủ cho đến tập đoàn công nghệ.

Những hệ thống giám sát nhân công không còn xa lạ gì tại Trung Quốc. Vào năm 2018, ứng dụng giám sát di động Zhongduantong đã được phát triển để theo dõi vị trí, thời gian đi vệ sinh của nhân viên trong quá trình làm việc. Cho đến nay, hơn 347 công ty đã sử dụng ứng dụng này.

Sangfor Technologies, công ty cung cấp hệ thống giám sát trực tuyến cho Alibaba, Bytedance, Xiaomi, cũng đã phát triển ứng dụng giúp các công ty giám sát lịch sử trình duyệt web trên thiết bị di động và hồ sơ sử dụng ứng dụng của nhân viên bất cứ khi nào họ sử dụng Wifi của công ty.

Công nhân làm việc tại trụ sở của Pinduoduo, một nền tảng thương mại điện tử ở Thượng Hải vào năm 2018. Ảnh: AP.
phan mem giam sat nhan vien anh 2
phan mem giam sat nhan vien anh 2

Công nhân làm việc tại trụ sở của Pinduoduo, một nền tảng thương mại điện tử ở Thượng Hải vào năm 2018. Ảnh: AP.

Theo báo cáo của Nikkei, Sangfor Technologies còn cho phép các công ty chặn những ứng dụng di động có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên như Weibo.

Nhiều công ty thậm chí tìm cách quản lý thái độ, cảm xúc của nhân viên thông qua các thiết bị điện tử. Tạp chí Week in China chỉ ra trường hợp một công ty sử dụng camera an ninh để buộc nhân viên phải cười khi bắt đầu ngày làm việc.

"Chúng tôi hy vọng bầu không khí buồn tẻ do đại dịch gây ra sẽ được thư giãn bằng những khuôn mặt tươi cười", đại diện công ty này nói.

To Jia Kai, phó giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, đã đặt câu hỏi về mức độ mà các chương trình, ứng dụng sẽ quản lý người lao động cũng như xã hội loài người.

"Thực tế hệ thống máy móc chỉ có thể nắm bắt phiên bản đơn giản hóa các hành vi của con người mà thôi. Ví dụ, nếu một công nhân bị cảm hôm nay, liệu các chương trình có thể phát hiện ra điều đó và cho người này thêm thời gian hoàn thành công việc của mình không? Câu trả lời chắc chắn là không", Jia nói với Nikkei.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GOOGLE MEET ĐỂ HỌP VÀ DẠY HỌC ONLINE

Google meet là gì

Google meet là hệ thống học/họp trực tuyến qua mạng trên nền Web được tích hợp trong bộ G-suite của Google. Thầy cô hoàn toàn có thể sử dụng Google meet để tổ chức các buổi học/họp trực tuyến với số lượng người tham gia đồng thời lên đến 250 người/room 

Một số lưu ý khi sử dụng Google meet

  • Các thành viên tham gia cần có tài khoản email, có thể là tên miền riêng hoặc gmail
  • Người tạo lớp học (thầy cô) cần có Gmail giáo dục
  • Google Meet hoạt động tốt nhất trên trình duyệt web Google Chrome
  • Hỗ trợ điện thoại thông minh trên nền IOS và Android (Hangouts Meet)
  • Hỗ trợ ghi hình buổi học/họp và lưu trữ trên Google Drive
  • Rất dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí
  • Tích hợp với các công cụ khác trên bộ G-suite như: Lịch, Classroom.
  • Số người tham gia học/họp trực tuyến tối đa: 250 người

Hướng dẫn sử dụng.

Bước 1: Trên Google Chrome Đăng nhập vào hệ thống thông qua đường link: https://meet.google.com/

Hoặc thầy cô đăng nhập vào gmail thông thường, sau đó chọn Google Meet

Bước 2: Bấm chọn Tham gia hoặc bắt đầu 1 cuộc họp (Join or start a meeting)

Nếu trên lịch có những lịch học/ họp đã được lên lịch trước thì thầy cô sẽ nhìn thấy danh sách lớp học/ họp ở ngay bên dưới nút Tham gia….

Bước 3: Đặt tên cho buổi học/họp và chọn Tiếp tục (Continue)

Lưu ý: Không đặt tên lớp bằng tiếng Việt có dấu.

Bước 4: Chọn More Option và Cài đặt để cấu hình Camera và Micro nếu cần thiết (thường không cần điều chỉnh vì hệ thống tự nhận biết). Sau khi thiết lập song chọn Tham gia ngay

Bước 5: Mời các thành viên tham gia họp bằng cách chép và chuyển (email) cho họ liên kết (URL) của cuộc họp/ lớp học

Nếu học sinh hoặc các thành viên đều dùng chung 1 loại email của công ty hoặc nhà trường và được phân nhóm thì thầy cô có thể sử dụng email nhóm để mời nhanh các thành viên vào nhóm. Ví dụ mời tất cả học sinh lớp TMĐT K54 vào lớp và nhóm hs này đã được tạo trên hệ thống Email thì thầy cô chỉ cần mời tài khoản email nhóm đó vào lớp thì tất cả học sinh sẽ vào lớp.

HOẶC chọn Thêm người để mời, với cách mời này chúng ta có thể thêm từng người hoặc Copy và Paste danh sách email của nhiều người (tối đa một lần chép và dán là 30 email).

Note: Nếu mời sinh viên theo cách thông thường của Google Meet như trên, thì khi học sinh tham gia lớp học phải được thầy cô xác nhận, việc này sẽ làm mất thời gian với lớp đông và khi học sinh vào muộn. Thầy cô có thể lên lịch buổi học trên Google Calendar cùng tài khoản email để lớp học được hiệu quả hơn.

Bước 6: Trình bày trong lớp học, chọn Trình bày ngay bây giờ, chọn Toàn bộ màn hình hoặc Một cửa sổ và mở file để trình chiếu 

  • Toàn bộ màn hình của bạn: Với lựa chọn này thì học sinh có thể quan sát được tất cả những gì đang diễn ra trên màn hình của thầy cô.
  • Một cửa sổ: Học sinh chỉ có thể quan sát được những gì đang diễn ra trên cửa sổ mà thầy cô lựa chọn

 Bước 7: Ghi hình cuộc họp chọn  nút Tùy chọn  và chọn Ghi lại cuộc họp để ghi (file video sẽ được lưu trên Google Drive , Khi muốn kết thúc ghi hình chọn Tùy chọn và chọn Dừng ghi

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản cho thầy cô trong quá trình sử dụng Google Meet để tổ chức lớp học hoặc cuộc họp online. Chúc thầy cô có những trải nghiệm thú vị cùng Google Meet                                                                                                                                                                             Billy Nguyễn              

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ "utopia" của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời


Tạo hóa đã phân chia mỗi đất nước một lãnh thổ, một khí hậu, một tính cách con người thì đương nhiên nơi đó sẽ có phong cách sống riêng không thể nào bị trộn lẫn. Nếu như người Bắc Âu tự hào với lối sống Hygge, người Thụy Điển có cho mình phong cách Lagom thì người Nhật Bản lại sống với công thức Ikigai…

Tất cả những lối sống này đã được đúc kết và lưu giữ qua nhiều đời để rồi sau này trở thành đặc sản của chính nơi mà nó được sinh ra. Tuy nhiên, dù cho tên gọi có khác nhau và cách định nghĩa cũng không giống hoàn toàn và nó là bản sắc riêng biệt nhưng vẫn có một điểm chung giữa tất cả các phong cách sống này đó là chúng đều hướng tới lối sống hạnh phúc, hòa bình.

Tân Tây Lan (tên phiên âm Hán Việt của New Zealand) là một vùng đất lâu đời nhưng lại có người đến ở sau cùng trên thế giới. Hiện nay, nơi đây chỉ có 4,5 triệu dân đang sinh sống với phong cách đậm chất của những người định cư Anh Quốc ban đầu. Và có một điều đặc biệt là Tân Tây Lan ngày càng trở nên nổi tiếng đến nỗi nếu ai đó muốn tìm kiếm một nơi an toàn, hòa bình và chất lượng sống đẳng cấp thì hãy tìm đến đây.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 1.

Tân Tây Lan hay New Zealand được xếp hạng là một trong những nơi đáng sống nhất thế giới này.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 2.

Một xứ sở hòa bình có thực, nơi rất đáng tin cậy đặc biệt là với phụ nữ.

Biết được điều đó, giới siêu giàu trên thế giới, thậm chí là những người được xếp hạng nhất nhì ở thung lũng Silicon, Hoa Kỳ cũng chẳng ngại tìm đến Tân Tây Lan để tậu cho mình một cơ ngơi yên ổn. Giá nhà đất ở đây thì siêu đắt đỏ, lương thực thực phẩm thì chẳng phải dạng vừa thế mà chẳng hiểu tại sao người ta lại ưu ái gọi Tân Tây Lan là "Utopia", một vùng đất hoàn hảo đến mức chỉ tồn tại trong phim viễn tưởng của Hollywood.

Utopia là gì?

Thuật ngữ Utopia thực ra được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp và dùng để chỉ một xã hội hoàn hảo, tuyệt vời hơn so với xã hội mà con người đang sống. Hay nói cách khác, nếu một ai đó gọi vùng đất nào là "utopia" thì có nghĩa là nơi đó cực kỳ hoàn hảo để sinh sống.

Dù là một quần đảo bị cô lập bởi nước biển nhưng Tân Tây Lan dường như lại đang biến chính mình thành một "utopia" bởi có khí hậu ôn hòa, tình hình chính trị ổn định. Những người có tiền được xếp vào vị trí "mega rich" (siêu siêu giàu) chứ không đơn thuần là "rich" (giàu) hoặc "super rich" (siêu giàu) nữa cũng đang đều tìm đến đây để an cư.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 3.

Giới siêu siêu giàu đã và đang tìm đến Tân Tây Lan để định cư trong vài năm gần đây.

Vậy ở Tân Tây Lan có gì để trở thành tâm điểm của cả thế giới như vậy?

Tân Tây Lan cực kỳ an toàn với phụ nữ

Phụ nữ ngày nay thật sự có nhiều chị em còn "mạnh" hơn cả đàn ông nhưng người ta vẫn cứ ưu ái cho họ cái đặc quyền "đẹp và yếu". Vì lẽ đó, việc chọn một nơi để sống thật ý nghĩa, hòa bình và an toàn cho họ cũng luôn là điều mà cánh mày râu quan tâm. Tân Tây Lan là một đất nước đáng để xem xét bởi nơi đây được xếp hạng nhì (chỉ sau nước Úc) trong bảng tổng sắp các quốc gia an toàn nhất cho phụ nữ. Rất nhiều người trên thế giới đã mong ước con gái của họ được lớn lên ở đây, trong một môi trường an tâm đến gần như tuyệt đối.

Cũng gần giống như người láng giềng Úc, Tân Tây Lan có lợi thế cộng đồng và hầu hết những người sống ở đây đều được tôn trọng giá trị cá nhân. Những kẻ có ý định bóc lột hay lạm dụng phụ nữ sẽ không bao giờ có cơ hội nhập cư nên đây được coi là đất nước vô cùng trong sạch (đối với phụ nữ). Và quả thực, người ta hiếm khi nghe thấy chuyện phụ nữ bị bạo hành, nữ công nhân lao động quá sức hay cô gái nào bị người yêu đánh ở Tân Tây Lan này lắm.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 4.

Tân Tây Lan là 1 trong 5 quốc gia an toàn nhất cho phụ nữ, chỉ sau Úc.

Chưa dừng lại ở đó, vì tôn trọng con người nên phụ nữ ở Tân Tây Lan này luôn được sống là chính mình với phong cách từ thời trang cho tới tính cách đều không quá bị soi mói bởi người khác. Họ được tự do thể hiện bản thân và hơn hết là được người khác nhìn vào với ánh mắt thân thiện.

Nhiêu đó lý do cũng đủ để hàng năm có tới hàng nghìn phụ nữ, nhất là những quý bà quý cô giàu có hoặc là một mình hoặc là theo gia đình sang Tân Tây Lan sinh sống.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 5.

Người đàn ông nào mà không muốn vợ mình được hạnh phúc chứ, còn đàn ông nhà giàu thì tìm hẳn cho một nửa đời họ một chốn an yên, hòa bình.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 6.

Việc lựa chọn một đất nước khác so với nơi mình sinh ra để sống nốt phần đời còn lại cũng là điều rất thú vị đấy chứ.

Giới siêu siêu giàu nhìn thấy gì ở Tân Tây Lan?

Như đã nói ở trên, dù Mỹ là đất nước đa chủng tộc, đa văn hóa và dễ kiếm tiền nhất trên thế giới nhưng trong vài năm trở lại đây đã có vô số triệu phú rời đi tìm mảnh đất an yên để hưởng lạc. Cụ thể, theo thống kê của tờ The Guardian thì trong năm 2016 đã có tới gần 1.300 người ở xứ sở cờ hoa chuyển tới Tân Tây Lan, trong đó chưa kể đến giới du học sinh vẫn đang hàng ngày hàng giờ đăng ký đến đây học tập.

Với chính sách mở, những người giàu có ở Mỹ và các nước khác đã chẳng ngại ngần đầu tư vào đây bằng những ngôi nhà hay biệt thự sang trọng dù giá cả của chúng cũng thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới. Thêm vào đó, những thứ tiện ích sống hằng ngày ở đây cũng không rẻ khi nó có thể có giá gấp tới vài lần ở những nơi nổi tiếng đắt đỏ khác trên thế giới. Nhưng điều đó không là gì bởi chất lượng của sản phẩm thì không thể chê vào đâu được.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 7.

Con cái của những người giàu có nhất thế giới đã được đưa tới Tân Tây Lan để ổn định cuộc sống như trong mơ.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 8.

Ở đây, quyền con người được tôn trọng và mọi người thì cứ sống thật thư thái.

Vì lẽ đó, các gia đình giàu có đó hầu như đã đều nhìn thấy ở Tân Tây Lan cơ hội tài chính, học hành và những dịch vụ cực kỳ tốt cho con cái của mình và hơn hết là cho chính họ được hưởng thụ.

Hơn cả những thứ mang tính vật chất nói trên, ở Tân Tây Lan, người dân còn được sống một cuộc sống vừa hiện đại nhưng vẫn chan hòa với thiên nhiên và giữ được những nét nguyên thủy nhất. Họ hoàn toàn không bị biến hình thành những con robot không bao giờ ngẩng đầu lên vì nhìn vào smartphone, giam mình khư khư trong phòng kín hay cảm thấy mình quá yếu ớt trước thiên nhiên rộng lớn.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 9.

Thử hỏi với khung cảnh này thì làm gì có ai nỡ quay lưng đi được cơ chứ.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 10.

Những ngôi nhà The Hobbit ngoài đời thực là điểm đặc biệt thu hút của xứ sở Tân Tây Lan.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 11.

Thành phố đáng sống nhất thế giới đây rồi, vừa có tiện nghi hiện đại lại vẫn gần gũi với thiên nhiên trong lành.

Tiềm năng đất nước là vậy nhưng Tân Tây Lan còn nổi tiếng bởi chính con người họ. Người dân đất nước này luôn có những phong cách rất khác nhưng lại cực dễ bắt nhịp cho người thập phương. Hãy xem họ sống như thế nào.

Ai ai cũng rất thân thiện

Phải nói rằng bất cứ ai ở Tân Tây Lan cũng đều treo chữ "thân thiện" trên ngực mình, dù là nhân viên bệnh viện, những người kinh doanh hay người dân bình thường. Gặp bất cứ ai họ cũng có thể nở nụ cười để chào đó dù trước đó chẳng biết gì về nhau hay sau này cũng chẳng bao giờ gặp lại

Họ cũng có lối sống khá đơn giản với phương châm: làm ở thành phố nhưng lại sống kiểu nhà quê. Sau mỗi ngày làm việc là người dân ở đây lại trở về với ngôi nhà của mình ở cách khá xa thành phố và tận hưởng sự thanh bình. Họ mở những bữa ăn ngoài trời để mời bạn bè, hàng xóm tới dự. Toàn những món đơn giản thôi nhưng quan trọng là tất cả mọi người được trò chuyện và vui cười cùng nhau.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 12.

Người Tân Tây Lan cực kỳ thân thiện và nhiệt tình.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 13.

Những nông dân chính hiệu sau giờ làm việc căng thẳng ở thành phố.

Vứt đôi giày đi và vui sống

Từ cửa hàng tạp hóa đến quán café trên phố, mọi người khi đến đây đều sẽ nhìn thấy cảnh tượng người dân toàn đi chân trần trên nền đất vào mùa hè. Họ làm như vậy mà không sợ bị bỏng rát hoặc tổn thương đôi chân vì thời tiết ở đây rất ôn hòa, đường sá lại sạch sẽ. Nói tóm lại, cứ mùa hè là họ lại chẳng mấy khi dùng tới giày dép.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 14.

Sẽ chẳng có gì là lạ nếu ngày nào đó bạn diện dàng ra phố nhưng lại bắt gặp cả một nhóm thanh niên chân trần như thế này đi chơi. Người New Zealand coi đó là sự gần gũi vô cùng với thiên nhiên.

Một xã hội không tiền tip

Tân Tây Lan không hình thành thói quen đưa tiền tip (tiền thưởng) cho nhân viên phục vụ. Nếu một khách hàng để lại tiền trên bàn mà chủ cửa hàng nhìn thấy thì họ sẽ coi như khách bỏ quên một cách vô tình chứ không bao giờ nghĩ tiền tip đó là dành cho mình cả.

Do it yourself

Cụm từ này được dịch là hãy tự làm việc bằng sức của mình. Người dân bản địa Tân Tây Lan không có nhiều tiền và họ hầu như không trả nổi những dịch vụ sửa chữa mà các công ty cung ứng. Vì lý do đó, họ đã tự làm rất nhiều việc kể cả sửa nhà, ống nước và làm vườn để rồi sau đó tự hào khoe với người hàng xóm một khóm hồng vừa trồng hay một vài nhành hoa lan đang nở bung xòe trong bụi cây xanh mướt.

Cuộc sống ở Tân Tây Lan, xứ utopia của phụ nữ, nơi giới siêu giàu thế giới ao ước được sống cả đời - Ảnh 15.

Tự làm vườn cũng là cách người Tân Tây Lan duy trì đam mê với cuộc sống.

Dẫu biết rằng trên thế giới này thực sự chẳng có điều gì là tuyệt đối hoàn hảo và chính cái gọi là "utopia" cũng đã từng mang tới cho Tân Tây Lan một vài rắc rối nho nhỏ liên quan tới dòng tiền hay đại loại cái gì đó tương tự, nhưng có vẻ như điều đó cũng chẳng ngăn nổi ý định tiến dần tới đây định cư của nhiều người đến từ các vùng khác nhau trên thế giới. Nhưng cho dù thế nào, với bản chất thân thiện của mình thì người dân ở đây sẽ luôn cảm thấy "càng đông càng vui" cho mà xem.

Nguồn: BBC, Quora