Wednesday, April 14, 2021

KYC VÀ EKYC TRONG BANKING LÀ NHƯ THẾ NÀO?

KYC là gì? eKYC là gì?  Tại sao KYC lại trở thành tiêu chuẩn trong ngành tài chính, ngân hàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!

 


Nhận diện khách hàng thủ công thường bằng ID 

 

KYC là gì?

 

KYC (Know Your Customer) có nghĩa là Biết khách hàng của bạn, là quy trình để xác định và xác minh danh tính của khách hàng khi tham gia vào mở tài khoản.

 

Nói cách khác, các ngân hàng phải đảm bảo rằng khách hàng của họ thực sự là người mà họ đã đăng ký. Các ngân hàng có thể từ chối mở tài khoản hoặc tạm dừng mối quan hệ kinh doanh nếu khách hàng không đáp ứng các yêu cầu KYC tối thiểu.

 

Tại sao quá trình KYC quan trọng?

 

KYC là khâu đầu tiên trong tất cả các hoạt động tài chính, ngân hàng bởi trước khi để khách hàng bước vào hành trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của mình thì ngân hàng hay tổ chức tài chính phải nhận biết về khách hàng của mình. Ngoài ra, việc biết được khách hàng của mình là ai còn giúp cho ngân hàng, tổ chức tài chính trong việc xác định danh tính, mọi thông tin khách hàng được rõ ràng. Từ đó, đưa họ vào hệ thống quản lý, giám sát tốt hơn.

Các thủ tục KYC được xác định bởi các ngân hàng, liên quan đến tất cả các hành động cần thiết để đảm bảo khách hàng của họ là có thật, đánh giá và giám sát rủi ro. Các quy trình này giúp ngăn ngừa gian lận và xác định hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố và các chương trình tham nhũng bất hợp pháp khác.

 

Quy trình KYC thực hiện như thế nào?

 

Quy trình KYC bao gồm xác minh thẻ ID, xác minh khuôn mặt, xác minh tài liệu như hóa đơn tiện ích làm bằng chứng địa chỉ hay thu nhập cá nhân và xác minh sinh trắc học. Các ngân hàng phải tuân thủ các quy định KYC và các quy định chống rửa tiền để hạn chế gian lận. Trách nhiệm tuân thủ KYC thuộc về các ngân hàng, tong trường hợp không tuân thủ, hình phạt nặng có thể được áp dụng.

 



Các bước xác minh ID 

 

eKYC Việt Nam đang trên đường tìm kiếm qui trình để xây dựng pháp lý hoàn chỉnh và có thể ứng dụng nó càng nhanh càng tốt vào các hệ thống ngân hàng hiện tại.

 

Tài liệu cần thiết cho quy trình KYC

 

Kiểm tra KYC được thực hiện thông qua một nguồn tài liệu, dữ liệu hoặc thông tin độc lập và đáng tin cậy. Mỗi khách hàng được yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập để chứng minh danh tính và địa chỉ. Các tài liệu cần cho quy trình KYC:

o    Thẻ CMND hoặc thẻ CCCD hoặc là hộ chiếu còn hiệu lực: Yêu cầu các giấy tờ này phải có thông tin rõ ràng, ảnh chân dung rõ nét, giấy tờ thật và còn hiệu lực. 

o    Sổ hộ khẩu thường trú hoặc bằng lái xe hoặc hợp đồng lao động hoặc bảng lương hoặc giấy đăng ký tạm trú: Các loại giấy tờ này khách hàng cần cung cấp khi có nhu cầu về vay vốn hay mở tài khoản tín dụng.

Vào tháng 5 năm 2018, Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính Hoa Kỳ ( FinCEN ) – đã thêm một yêu cầu mới đối với các ngân hàng để xác minh danh tính của khách hàng là pháp nhân sở hữu, kiểm soát và thu lợi từ các công ty khi các tổ chức này mở tài khoản.

Điểm mấu chốt: khi một công ty doanh nghiệp mở một tài khoản mới, nó sẽ phải cung cấp số An sinh xã hội và bản sao ID ảnh hoặc hộ chiếu cho nhân viên, thành viên hội đồng quản trị và cổ đông của họ. 

 

Ai cần tuân thủ các yêu cầu của KYC?

 

Nếu các ngân hàng và tổ chức tài chính là các đối tượng áp dụng quy định KYC và người cần tuân thủ theo yêu cầu này là những đối tượng sau:

o    Người muốn mở tài khoản ngân hàng

o    Mở tài khoản thẻ tín dụng

o    Người mở tài khoản chứng khoán và giao dịch chứng khoán

o    Mở tài khoản ngân hàng trực tuyến

o    Mở tài khoản đăng ký và mua gói bảo hiểm

Nói tóm lại là khi muốn mở bất kỳ tài khoản gì đó dù là truyền thống hay điện tử thì đều phải tuân thủ KYC, tuy nhiên tùy vào mức độ của mỗi tài khoản. Đối với tài khoản ngân hàng trong đó có tài khoản ATM, tài khoản ngân hàng điện tử của mọi người thì mức độ yêu cầu của KYC sẽ cao và nhiều hơn rất nhiều so các tài khoản khác.

 

eKYC là gì?

 

eKYC là định danh khách hàng điện tử, là phát triển của công nghệ và để đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ, tạo thuận lợi cho khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng ở nhiều quốc gia với sự chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền, đã và đang chuyển sang hình thức nhận biết khách hàng qua phương thức điện tử.

 

Tại sao eKYC phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng

 

Đầu tiên, thay vì định danh khách hàng bằng gặp mặt trực tiếp, qua đối chiếu chứng từ giấy khá phiền phức, eKYC thực hiện định danh khách hàng bằng phương thức điện tử không cần gặp mặt trực tiếp. Điều này giúp các ngân hàng, tổ chức tài chính tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và nhân lực, đồng thời giúp khách hàng có trải nghiệm người dùng tốt hơn đối với dịch vụ ngân hàng. Các công nghệ được áp dụng gồm kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân tức thì với cơ sở dữ liệu tập trung về danh tính người dùng, xác thực sinh trắc học (Biometrics Authentication), nhận diện khách hàng bằng trí tuệ nhân tạo (AI),…


KYC hỗ trợ nhận diện khách hàng phát hiện rửa tiền và gian lận

 

Thực hiện eKYC giúp các ngân hàng thuận tiện hơn rất nhiều trong việc đơn giản hóa thủ tục, nâng cao trải nghiệm khách hàng, nâng cao độ bảo mật. Ngoài ra, giúp chuyên viên tư vấn nhận diện được người dùng, hỗ trợ họ bán thêm các sản phẩm, dịch vụ (Cross Sales, Upsales), đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn theo hướng One Stop Shopping (khách hàng chỉ truy cập một nơi và đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch tài chính của mình).

 

Đặc biệt ngày 20/01/2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia (đính kèm Quyết định số 149/QĐ-TTg). Một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện là "cho phép áp dụng quy trình nhận biết khách hàng đơn giản và gián tiếp từ xa bằng phương thức điện tử trực tuyến (eKYC) đối với việc mở tài khoản tại các tổ chức được cấp phép để phục vụ cho nhu cầu thanh toán giá trị nhỏ của cá nhân và doanh nghiệp". Điều này góp phần giúp ngân hàng và tổ chức tài chính xác minh danh tính của khách hàng trực tuyến và đánh giá rủi ro, phát hiện lừa đảo trong mỗi giao dịch, cho dù đó là mở hoặc đăng nhập vào tài khoản, đăng ký vay hoặc thanh toán.

 

Quy trình eKYC được triển khai như thế nào?

 

Giải pháp eKYC giúp việc xác định và xác minh danh tính của khách hàng ngay lập tức và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thành công và có thể sử dụng dịch vụ chỉ mất chưa tới 5 phút đăng ký.

Sau khi tải ứng dụng của ngân hàng, tổ chức tài chính cung cấp, khách hàng sẽ thực hiện quy trình như sau:

o    Bước 1: Khách hàng nhập các trường thông tin cần thiết được yêu cầu trên ứng dụng. Sau đó, khách hàng chọn tài liệu để tài liệu để xác minh. Khách hàng sẽ được yêu cầu để chụp hai mặt của các tài liệu chứng minh như: hộ chiếu, bằng lái xe hoặc chứng minh thư,…

o    Bước 2: Tất cả thông tin của khách hàng sẽ được trích xuất tự động dựa trên công nghệ OCR và khách hàng có thể kiểm tra và chỉnh sửa lại. Tiếp theo, khách hàng được yêu cầu được xác minh bằng bằng hình selfie hoặc selfie video .

o    Bước 3: Trong trường hợp công nghệ liveness detection và face matching giúp xác minh được hình ảnh của khách hàng thông qua selfie video khớp với hình ảnh trên tài liệu mà khách hàng đã cung cấp thì kết quả xác nhận thành công. Nếu không thành công, khách hàng phải tiến hàng xác thực lại.

Nếu trong trường hợp khách hàng đăng ký dịch vụ cho vay hoặc mở thẻ tín dụng, giải pháp eKYC sẽ yêu cầu nhiều chứng từ hơn để xác minh như: Hộ khẩu, hợp đồng lao động, bảng lương,… để đảm bảo khách hàng đủ yêu cầu để sử dụng các dịch vụ này.

 

Công nghệ được ứng dụng trong giải pháp KYC OCR

 

Công nghệ OCR được tích hợp trong quy trình eKYC để trích xuất thông tin từ các tài liệu nhận dạng như hộ chiếu, chứng minh thư , bằng lái xe và đưa thông tin đã được mã hoá lên hệ thống. Toàn bộ quá trình từ trích xuất dữ liệu để hình thành số liệu không mất quá 3 giây khiến quá trình hoàn toàn tự động và độ chính xác lên tới 99%.

 

Các loại giấy tờ được xác minh

Đối với xác minh Căn cước công dân

o    Kiểm tra độ chính xác của định dạng như số ID, mã vạch 2D.

o    Xác minh họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ.

o    Phát hiện nhàu nát, gấp cạnh.

o    Kiểm tra xem hình ảnh có can thiệp của photoshop hay giả mạo không.

o    Xác minh microtext, hình ba chiều, in cầu vồng, hoa văn guilloche.

o    Phát hiện độ mờ đục, gian lận.

Đối với xác minh Hộ chiếu

o    Xem xét độ trùng khớp họ tên, ngày tháng năm sinh và ngày hết hạn với vùng có thể đọc được bằng máy (Machine Readable Zone).

o    Phát hiện giả dạng thông qua phông chữ, hình ba chiều, chữ ký.

o    Kiểm tra tính chính xác của định dạng trên hộ chiếu.

o    Phát hiện nhàu nát, gấp cạnh.

o    Xác định hình ảnh có giả mạo không.

o    Xác minh ảnh ba chiều, in cầu vồng.

o    Kiểm tra độ mờ đục, gian lận.

Để xác minh Bằng lái xe

o    Kiểm tra độ chính xác của định dạng.

o    Phát hiện nhàu nát, gấp cạnh.

o    Kiểm tra xem hình ảnh có photoshop hay giả mạo không.

o    Xác minh hình ba chiều, in cầu vồng, hoa văn guilloche.

o    Phát hiện độ mờ đục, gian lận.

 

Face matching

 

Với công nghệ eKYC là Face matching, chúng sẽ sử dụng các thuật toán máy tính để chọn ra các chi tiết cụ thể, đặc biệt về khuôn mặt của một người. Những chi tiết này, chẳng hạn như khoảng cách giữa hai mắt hoặc hình dạng của cằm, được số hoá và được so sánh với dữ liệu trên các khuôn mặt khác được thu thập trong cơ sở dữ liệu nhận dạng khuôn mặt. Dữ liệu về một khuôn mặt cụ thể thường được gọi là mẫu khuôn mặt và khác với một bức ảnh vì nó được thiết kế để chỉ bao gồm một số chi tiết nhất định có thể được sử dụng để phân biệt khuôn mặt này với khuôn mặt khác.

Face matching là một phương thức sinh trắc học đặc biệt hữu ích cho quy trình digital onboarding của khách hàng:

o    Gần như tất cả các thiết bị di động đều có camera tích hợp hỗ trợ nó.

o    Trải nghiệm người dùng khi chụp một bức ảnh tự sướng (ảnh / video) đặc biệt trực quan và tiện lợi.

o    Nhận dạng khuôn mặt với độ chính xác 98%.

 


Face matching là một phương thức sinh trắc học đặc biệt hữu ích cho quy trình digital onboarding

 

Liveness detection

 

Công nghệ Liveness detection giúp chống tấn công, đánh cắp danh tính người dùng bởi nó xác định thời gian thực mà việc xác nhận sinh trắc học diễn ra là chính chủ chứ không phải là giả mạo. Đây là một tính năng được thiết kế có hiệu quả cao mà người dùng có thể tương tác với các hệ thống xác thực. Công nghệ này rất dễ sử dụng và chỉ yêu cầu ảnh / video selfie, được chụp qua người dùng webcam hoặc máy ảnh smartphone/ tablet:

o    Hình ảnh / video được ghi trực tiếp, được phân tích để đảm bảo tính sinh động và ngăn chặn phát lại hình ảnh / video và các cuộc tấn công trình bày khác.

o    Ảnh thẻ chứng minh thư, hộ chiếu hoặc bằng lái xe, được so sánh với ảnh trực tiếp (Face matching).

 

Fraud detection

 

Ngày nay, các ngân hàng đang chịu áp lực phải phát hiện và ngăn chặn tổn thất gian lận liên quan đến tài khoản tại điểm bán mà không phải hy sinh dịch vụ khách hàng, lòng trung thành và tỷ lệ giữ chân khách hàng. Ví dụ, một cá nhân lấy thông tin cá nhân của khách hàng khác bất hợp pháp và mở tài khoản dưới tên của mình và sử dụng thông tin hợp pháp này.

Do đó, Fraud detection là một tập hợp các hoạt động được thực hiện để ngăn chặn tiền hoặc tài sản có được thông qua các hành vi giả mạo. Trong đó, bước hiệu quả nhất để ngăn chặn gian lận là điểm khởi đầu của mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng – onboarding. Đây là điểm tiếp xúc quan trọng nhất để bảo vệ các ngân hàng khỏi gian lận và tạo ra trải nghiệm khách hàng tuyệt vời.

 

E-Signature

 

Chữ ký điện tử là một cách hợp pháp để có được sự đồng ý hoặc phê duyệt trên các tài liệu hoặc biểu mẫu điện tử, nó có thể thay thế một chữ ký viết tay trong hầu hết mọi quy trình.

 


Chữ ký điện tử hiện đang được sử dụng ngày càng phổ biến hơn tại vì sự hữu ích mà nó mang lại

 

Công nghệ này cho phép các ngân hàng xử lý thủ tục trực tuyến hoàn toàn, giúp ngân hàng tập trung vào việc thu hút khách hàng mới và phục vụ khách hàng tốt hơn. Chữ ký điện tử đảm bảo các thủ tục được xử lý nhanh hơn, cho phép khách hàng ký tài liệu từ mọi nơi, mọi lúc và trên mọi thiết bị. Nó cũng tăng tốc độ giao dịch và đảm bảo trải nghiệm của người dùng.

 

5 RỦI RO HÀNG ĐẦU TRONG THANH TOÁN DI ĐỘNG

Chúng tôi đã nói về cách ví di động đang thay đổi bối cảnh thanh toán và theo nghiên cứu mới nhất của CMO.com, 56% người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng thiết bị di động của họ để thanh toán cho các sản phẩm mà họ đang mua sắm. Trong mọi lĩnh vực, sự tiến bộ trong công nghệ chắc chắn sẽ nhường chỗ cho các lỗ hổng & rủi ro mới và ví di động cũng không ngoại lệ. Các tin tặc ngoài đó tích cực tìm kiếm sơ hở trong các ứng dụng và cố gắng ăn cắp tiền hoặc chơi xấu với dữ liệu người tiêu dùng, điều này có thể dẫn đến thiệt hại lớn về tiền bạc và danh tiếng cho các doanh nghiệp. Theo khảo sát về ví di động PWC năm 2013, 79% người tiêu dùng lo ngại rằng ai đó có thể lấy cắp thông tin của họ khi thông tin được gửi qua mạng không dây.

1.     Các lỗ hổng trong tiêu chuẩn GSM hoặc CDMA Bạn có biết rằng các nhà cung cấp GSM hoặc CDMA của bạn cũng có nguy cơ bị tấn công không? Tự hỏi làm thế nào? Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán sử dụng các kênh truyền GSM hoặc CDMA để xác thực tài khoản của bạn, thông qua các phương pháp khác nhau, chẳng hạn như tin nhắn. Tuy nhiên, các kênh này không cung cấp mức độ bảo mật mã hóa mong muốn khiến tin tặc có thể dễ dàng chặn các luồng và "đánh hơi" chúng ngay lập tức. Các biện pháp bảo vệ: Để bảo vệ thông tin người dùng, các công ty có thể sử dụng các dịch vụ công nghệ sử dụng mã hóa & điện tử 2048-bit kép đặc biệt cho toàn bộ luồng dữ liệu di chuyển đến và đi từ thiết bị di động của bạn, điều này giúp cho việc gian lận như vậy không thể xảy ra do cần có thời gian giải mã.

2.     Chương trình gián điệp và phần mềm độc hại Trong các thiết bị không được bảo vệ, đôi khi các chương trình gián điệp và phần mềm độc hại được cài đặt trong khi tải xuống các chương trình khác từ web. Các chương trình này có khả năng chặn thông tin do người dùng nhập vào thiết bị như Mã PIN, mật khẩu hoặc bất kỳ dữ liệu nhạy cảm nào khác. Các biện pháp bảo vệ: Để bảo vệ thiết bị của bạn khỏi các chương trình phần mềm độc hại như vậy, hãy thực hiện quy tắc chung là cài đặt phần mềm chống vi-rút bằng cách tải xuống ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy. Phần mềm chống vi-rút tốt như chống phần mềm độc hại của BKAV, Avast, AVG, Kaspersky, v.v. cho phép bạn lên lịch quét để tự động chạy cho bạn và loại bỏ bất kỳ mã độc hại nào mà nó phát hiện được, giữ cho thiết bị luôn khỏe mạnh.

3.     Tấn công man-in-the-middle Như tên cho thấy, tấn công man-in-the-middle xảy ra khi kẻ tấn công bí mật chuyển tiếp và có thể làm thay đổi liên lạc giữa hai bên tin rằng họ đang trực tiếp giao tiếp với nhau. Nó có thể dẫn đến các vụ trộm nghiêm trọng cả về tiền bạc và dữ liệu quan trọng. Các biện pháp bảo vệ: Các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ bảo mật di động như Appknox để phát hiện những sơ hở như vậy trong thanh toán di động và có được giải pháp tuân thủ để khắc phục sự cố. Tại Appknox, chúng tôi đang tiến hành quét bảo mật miễn phí các ứng dụng dành cho thiết bị di động, không chỉ quét các cuộc tấn công trung gian mà còn kiểm tra tất cả các mối đe dọa hàng đầu mà các doanh nghiệp di động phải đối mặt hiện nay.

4.     Thiếu xác thực mạnh mẽ cho đăng nhập của người dùng Một người bạn gần đây đã gặp trường hợp như vậy khi tài khoản của anh ấy trên một trong các trang web tạp hóa bị người khác sử dụng và chi tiêu được thực hiện dựa trên tài khoản của anh ấy. Trường hợp này đã trở thành cảnh ngộ chung trong lĩnh vực thanh toán di động khi những kẻ lừa đảo truy cập vào tài khoản người dùng để lấy cắp thông tin hoặc đơn giản là mua các mặt hàng, gây ra tổn thất lớn về tiền bạc cho khách hàng và thiệt hại nghiêm trọng về danh tiếng cho doanh nghiệp. Các biện pháp bảo vệ: Các doanh nghiệp nên hết sức cẩn thận trong việc xử lý thông tin đăng nhập của người dùng và nên thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt trong khi xác thực tài khoản mỗi khi người dùng mua hàng. Có thể sử dụng các biện pháp bảo mật như xác thực tài khoản bằng OTP qua email hoặc số điện thoại.

5.     Trộm thực tế thiết bị "Tôi không thực hiện chuyển khoản đó - điện thoại của tôi đã bị đánh cắp." Cảnh tượng bình thường, phải không? 1/10 chủ sở hữu điện thoại thông minh là nạn nhân của mối đe dọa từ điện thoại và 12% bị tính phí gian lận trong tài khoản của họ. Nếu bạn không khóa tài khoản m-Payment của mình ngay sau khi mất thiết bị, những kẻ gian lận có thể tìm cách đánh cắp thông tin thẻ của bạn hoặc sử dụng thông tin này để mua hàng hóa / dịch vụ. Các biện pháp bảo vệ: Các doanh nghiệp thỏa hiệp trong việc sử dụng các biện pháp an ninh thay vì sự thuận tiện. Họ thường giữ tùy chọn tự động điền thông tin người dùng trong khi đăng nhập và ngay cả đối với thẻ tín dụng. Điều này làm lộ thông tin người dùng cho tin tặc khai thác trong trường hợp thiết bị bị đánh cắp. Các doanh nghiệp cần vạch ra ranh giới rõ ràng giữa sự tiện lợi và bảo mật và thực hiện các biện pháp để giữ an toàn cho dữ liệu người dùng ngay cả trong trường hợp thiết bị bị đánh cắp thực tế. Một giải pháp tuyệt vời có thể là xác nhận các khoản thanh toán bằng cách gửi mật khẩu dùng một lần trên email hoặc tin nhắn. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể hướng dẫn người dùng giữ an toàn cho các chi tiết thanh toán.


Wednesday, April 7, 2021

Vô hiệu hóa sim, 'bốc hơi' tài khoản

Dù liên tục cảnh báo nhưng các kẻ lừa đảo vẫn liên tiếp đưa ra nhiều chiêu thức và người dùng đã bị sập bẫy.
Một lượng lớn giấy tờ tùy thân giả bị cơ quan công an thu giữ, ngày 9.1.2021   /// Ảnh: CTV
Một lượng lớn giấy tờ tùy thân giả bị cơ quan công an thu giữ, ngày 9.1.2021
ẢNH: CTV

Mất 50 triệu đồng sau cuộc điện thoại

Mới đây, chị P.T.P.T (ngụ TP.HCM) đã phản ánh lên Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) về việc bị chiếm đoạt hơn 30 triệu đồng.
Cụ thể ngày 20.2, chị nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 024.66704573, tự xưng là nhân viên MobiFone hỗ trợ nâng cấp sim điện thoại từ 3G lên 4G. Được giới thiệu là đổi sim miễn phí và giải thích rằng do dịch bệnh Covid-19, nên không thể gặp trực tiếp trao sim cho khách hàng. Không nghi ngờ, chị T. đã thực hiện nhắn tin theo cú pháp mà đối tượng lừa đảo hướng dẫn. Tuy nhiên, sau khi thực hiện các thao tác, sim điện thoại chị đang dùng bị mất tín hiệu và vô hiệu hóa.
Cùng lúc đó, chị nhận được thông báo gửi đến hộp thư điện tử Gmail về việc thay đổi mật khẩu thành công đối với ứng dụng Fe Credit. Nhận thấy bất thường, chị T. lập tức đến cửa hàng MobiFone trên đường Phan Đăng Lưu (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) để khóa và khôi phục sim. Sau khi sim được khôi phục, chị T. truy cập ngay ứng dụng Fe Credit để kiểm tra, thì hạn mức sử dụng thẻ tín dụng Fe Credit của chị chỉ còn 70.000 đồng. Gọi điện lên tổng đài chăm sóc khách hàng của Fe Credit, chị T. được thông báo đã phát sinh các giao dịch qua thẻ tín dụng với tổng số tiền hơn 31,19 triệu đồng chỉ trong vòng 30 phút kể từ khi sim điện thoại cũ của chị bị vô hiệu hóa.
Tương tự, chị N.T.H.M (ngụ TP.HCM) cũng bị lừa đảo, chiếm đoạt số tiền gần 50 triệu đồng. Ngày 18.1, chị M. được một người gọi điện, tự xưng là nhân viên của Vinaphone và thông báo chị đang dùng gói 3G, nên chuyển sang 4G. Thấy tiện, chị M. đồng ý. Ngay sau đó, người này hướng dẫn chị nhập dãy ký tự *938*…# trên điện thoại của chị và dặn tắt máy, 30 phút sau khởi động lại. Sau khi khởi động lại máy, chị M. nhận thấy sim của mình bị vô hiệu hóa, không có sóng.
Hai ngày sau mới khôi phục sim, chị M. nhận được tin nhắn từ Fe Credit thông báo dư nợ gần 50 triệu đồng dù trước đó chưa từng kích hoạt tài khoản tín dụng của Fe Credit. Ngay trong thời điểm sim của chị bị vô hiệu hóa thì thẻ tín dụng Fe Credit đã được kích hoạt, lấy mã OTP gửi đến số điện thoại mà kẻ gian đã lấy cắp của chị để sử dụng thanh toán cho các giao dịch phát sinh tại FPT Shop Q.10 (TP.HCM).

Dùng CMND giả đánh cắp tiền

Không chỉ gọi điện, nhắn tin lừa đảo thông thường mà bọn tội phạm còn thực hiện "tấn công" các ngân hàng, công ty tài chính vay tiền thông qua việc làm giấy chứng minh nhân dân (CMND) giả mạo.
Tuần qua, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phá ổ nhóm sử dụng công nghệ cao để làm CMND giả mạo lừa đảo gần 500 triệu đồng của Công ty tài chính Fe Credit. Khám xét khẩn cấp nơi ở, Cơ quan CSĐT Công an TP.Thanh Hóa đã thu giữ 37 CMND giả với nhiều tên và địa chỉ ở các tỉnh thành khác nhau nhưng lại có gắn ảnh các đối tượng trên CMND; 27 thẻ sim điện thoại chưa sử dụng, 1 bộ máy tính, 1 máy in màu, 1 bộ máy dập quốc huy và công an hiệu, 1 máy ép plastic… là các dụng cụ bọn chúng dùng để làm CMND giả cùng nhiều tài liệu liên quan.

Thời buổi công nghệ bùng nổ, thêm dịch Covid-19 kéo dài và nhiều nơi hạn chế đi lại nên các tổ chức tín dụng thường triển khai các sản phẩm dịch vụ trực tuyến khá nhiều. Kẻ gian lợi dụng những thông tin này kết hợp với công nghệ đã thực hiện các thủ đoạn lừa đảo từ đơn giản đến phức tạp để trộm tiền của khách hàng. Người dân cần xác minh lại thông tin từ phía ngân hàng không nên thực hiện ngay theo yêu cầu hướng dẫn của những người tự xưng là nhân viên ngân hàng, công an, viện kiểm sát ...

(Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần)

Trước đó, cơ quan công an nhận được tin báo của Bưu điện TP.Thanh Hóa đối tượng dùng CMND giả mạo để rút hơn 78 triệu đồng từ khoản vay của Fe Credit. Bọn tội phạm khai nhận do biết về tin học nên đã rủ nhau đánh cắp thông tin của những người dân như họ và tên, địa chỉ, số CMND… Từ đó, nhóm này làm giả CMND rồi dán ảnh của mình vào và đến các điểm cung cấp sim thẻ điện thoại của các nhà mạng như Viettel, Vinaphone để báo mất sim, số và đề nghị được cấp lại sim điện thoại.
Sau khi đã đánh cắp được số điện thoại từ các nhà mạng, các đối tượng tiếp tục sử dụng CMND giả và số điện thoại tiến hành làm hợp đồng vay tiền với hình thức "tín chấp" trên mạng xã hội của Fe Credit với các khoản vay từ 20 - 70 triệu đồng. Khi rút tiền thành công, bọn chúng liền hủy CMND giả và số điện thoại sim rác.
Cuối tháng 3, Công an TP.HCM cũng bắt giữ một vụ làm giả CMND quy mô lớn với gần 500 CMND giả, 44 giấy phép lái xe và 85 thẻ ATM các ngân hàng... Các đối tượng bị bắt trong vụ việc này là Lê Văn Nam (29 tuổi, thường trú Thanh Hóa); Phạm Văn Châu (30 tuổi, thường trú Hậu Giang) và Cao Thị Lệ Duyên (27 tuổi).
Thủ đoạn của nhóm này là Nam dùng CMND giả tên Lê Quốc Tín (cấp tại Công an tỉnh Phú Yên) đến chi nhánh ngân hàng ở khu dân cư Trung Sơn (H.Bình Chánh) mở tài khoản thanh toán, đề nghị chuyển 45 triệu đồng trong tài khoản cũ của Lê Quốc Tín sang tài khoản mới lập. Chủ tài khoản Lê Quốc Tín thấy tiền "bỗng dưng" biến mất liền phản ánh với ngân hàng, công an.
Đến cuối tháng 3, với thủ đoạn này, đối tượng tiếp tục sử dụng CMND giả tên Võ Hoàng Long (Công an tỉnh Đắk Lắk cấp) đến ngân hàng thì bị công an bắt. Sau khi điều tra, Châu và Duyên là người thuê Nam đi lập tài khoản, thu mua sim, thẻ ATM tài khoản để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Ngoài ra, gần đây bọn tội phạm cũng thực hiện thủ đoạn tinh vi là chèn tin nhắn giả vào tin thương hiệu của ngân hàng để trộm tiền của khách hàng.