Sunday, September 23, 2018

TAEKWONDO

Đối với bộ môn Taekwondo, các kỹ thuật tập luyện căn bản của môn võ này bao gồm: Khởi động, phương pháp này liên hệ chặt chẽ với các đòn thế khi tập võ, giúp cho cơ bắp, các khớp, dây chằng quen với các hoạt động tiếp theo. Bài khởi động bao gồm: tập cổ, tập vai,tập duỗi khớp hông và khớp lưng, tập lườn, tập xoay vặn hông, tập hông, tập đầu gối, tập duỗi chân, tập chổng tay.

Cấp bậc đai trong Taekwondo

Taekwondo có 2 hệ phái:
- Liên đoàn Taekwondo quốc tế (tiếng Anh: International Taekwon-Do Federation hay gọi tắt là ITF) là hệ một phái võ quyền do cựu thiếu tướng Hàn Quốc Choe Hong Hui sáng lập ngày 22 tháng 3 năm 1966
- Liên đoàn Taekwondo thế giới (tiếng Anh: World Taekwondo Federation hay WTF) là một tổ chức được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là liên đoàn thể thao với vai trò quản lý cho môn võ Taekwondo ở hàng quốc tế. WTF được thành lập trong hội nghị ngày 28 tháng 5 năm 1973 tại Kukkiwon, Seul, Hàn Quốc với 35 đại diện cho các quốc gia tham dự, sau khi Liên đoàn Taekwondo quốc tế rời khỏi Hàn Quốc
Hinh-anh-nhung-kien-thuc-co-ban-ve-dai-trong-Taekwondo-2
Hệ thống thứ bậc, đai của ITF
Trường phái Taekwondo ITF có 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng, cấp (nói đúng ra là từ cấp rồi mới tới đẳng), khởi đầu môn sinh mang cấp 10, sau mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng lại thi lên một cấp. Sau khi mang đai đen thì khoảng 2 năm lại thi lên đẳng một lần. Hệ phái Taekwondo WTF có 5 trình độ (gọi là một “gup”) với 5 cấp đai (“dan”) từ trắng, vàng, xanh, đỏ và cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 10 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là chuẩn huyền đai hay dan bo, tức là “võ sinh đai đen”. Sau một vài lần vượt qua các kì thi nữa, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).
Hinh-anh-nhung-kien-thuc-co-ban-ve-dai-trong-Taekwondo-3
Mức dan tăng dần tới tối đa là 9 dan (ITF) hay 10 dan (Kukkiwon), thường cửu đẳng và thập đẳng là cấp của trưởng môn, còn các võ sư thường không đạt được. Hệ Kukkiwon không cho phép võ sinh dưới 15 tuổi đạt các dan. Thay vì vậy các võ sinh đạt đẳng poom, hay “võ sinh đai đen ít tuổi”. Võ sinh chưa đến tuổi trưởng thành có thể đạt 4 poom, và tất cả các đẳng poom đều chuyển thành đẳng dan khi võ sinh tới đủ tuổi và qua kì thi lên cấp tiếp theo.
Cách tuyển chọn trong Taekwondo chủ yếu dựa vào các kỹ thuật và lý thuyết. Các bài trình diễn kỹ thuật gồm các cú đấm và cú đá, cũng có thể bao gồm cả thế tấn và phương pháp thở. Phần lý thuyết phải trình bày bằng lời các thuật ngữ trong tiếng Hàn, các thông tin quan trọng (chẳng hạn các điểm sinh tử và các luật quan trọng) và một sự hiểu biết chung về Taekwondo.
Hinh-anh-nhung-kien-thuc-co-ban-ve-dai-trong-Taekwondo-5
- Hệ thống thứ bậc, đai của WTF
Đai trắng (cấp 8) Đai vàng (cấp 7) Đai xanh (cấp 6 và 5) Đai nâu (cấp 4 và 3) Đai đỏ (cấp 2 và 1) Đai đen (nếu chưa đủ 18 tuổi sẽ đeo đai đỏ đen đến khi đủ 18 tuổi sẽ được đeo đai đen)
Hệ phái Taekwondo WTF có 9 trình độ (gọi là một “gup”) với 8 cấp và 7 màu đai (“dan”) từ trắng (cấp 8), vàng (cấp 7), xanh dương(cấp 6 và cấp 5), nâu (cấp 4 và cấp 3), đỏ (cấp 2 và cấp 1) cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 8 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là cho dan bo (chuẩn huyền đai) hay dan bo, tức là “võ sinh đai đen”. Sau một vài lần vượt qua các kì thi nữa, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).
Hinh-anh-nhung-kien-thuc-co-ban-ve-dai-trong-Taekwondo-6
- Nội dung thi lên cấp, đai và đẳng của WTF
Cấp 8 lên 7, Cấp 7 lên 6
+ Căn bản: 10 đòn đấm trung.
+ Quyền: bài quyền Thái Cực số 1 hoặc 2 (Taeguek 1 Jang, Taeguek 2 Jang).
- Tam thế đối luyện gồm 3 đòn.
Đai xanh cấp 6 lên xanh cấp 5
+ Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá trước (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá vòng cầu (Dolyeo chagi).
+ Quyền: bài quyền Thái Cực số 3 Taeguek Sam-Jang.
+ Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
Đai xanh cấp 5 đến đai đỏ cấp 2
+ Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá trước (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá vòng cầu (Dolyeo chagi), đá số 4 (Dwiola Yeop chagi).
+ Quyền: Taeguek Sa-Jang, Taeguek Oh-Jang, Taeguek Yuk-Jang, Taeguek Chil-Jang.
+ Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
Hinh-anh-nhung-kien-thuc-co-ban-ve-dai-trong-Taekwondo-7
Song đấu: đấu tính điểm với võ sinh đồng cấp.
Đai đỏ cấp 1 thi lên Nhất Đẳng Huyền Đai
+ Điều kiện dự thi: “đeo” đai đỏ cấp 1 ít nhất 6 tháng
+ Mỗi năm có 2 đợt thi vào tháng 5 và tháng 11.
+ Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá như trên.
Hinh-anh-nhung-kien-thuc-co-ban-ve-dai-trong-Taekwondo-8
Quyền:
1. Bài Thái Cực số 8 Taeguek Pak-Jang.
2. Bốc thăm ngẫu nhiên từ Thái cực 1 đến Thái cực 7.
Nhất thế đối luyện gồm 5 đòn: Theo kỹ thuật quy định của HLV trưởng Liên Đoàn Taekwondo Việt Nam.
1. Đòn Tay
2. Đòn Chân
3. Đòn Tay, chân phối hợp
4. Đòn Bay
5. Đòn Sáng tạo (Tổng hợp).
+ Song đấu tự do: Đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút
+ Thể lực: dưới 16 tuổi hít đất (chống đẩy) 30 lần, 16 tuổi trở lên hít đất 60 lần.
+ Công phá: Nam võ sinh: dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ 1 viên gạch thẻ. Nữ võ sinh và võ sinh dưới 16 tuổi không thực hiện công phá.
Hinh-anh-nhung-kien-thuc-co-ban-ve-dai-trong-Taekwondo-9
Kì thi thăng Đẳng (Dan)
Điều kiện dự thi: “đeo” cấp Đẳng hiện tại với thời gian (tính bằng năm) bằng với cấp Đẳng hiện tại.
Sơ cấp Huyền đai (1 Dan đến 3 Dan)

Cách thắt đai của Taekwondo

- Gấp đôi dây đai, lấy điểm giữa của dây đai đặt trước bụng
- Tay trái giữ cho dây đai ở nguyên vị trí, tay phải cầm phần dây đai bên phải đưa vòng ra phía sau lưng qua bên trái
- Tay phải giữ dây đai, tay trái đưa ra sau, lấy phần dây đai bên phải đưa lên đặt dưới
- Tay trái cầm phần dây đai bên tay trái (dài hơn) đưa vòng ra sau đưa qua bên phải, tay phải nắm lấy đưa lên bên phải, phần đai mới đưa lên luồn từ dưới lên qua hai lớp đai.
Hinh-anh-nhung-kien-thuc-co-ban-ve-dai-trong-Taekwondo-10
Bây giờ hai đoạn dây đai, một trên một dưới, tay phải giữ phần đai phía trên, tay trái giữ đoạn đai phía dưới, hay tay đánh vòng như đang bẻ lái về bên phải, phần đai ở tay phải luồn vào phần đai ở tay trái, siết chặt lại. Khi kết thúc, hai lớp đai nằm chồng lên nhau, phần thắt đai có hình kim tự tháp. Hai đoạn đai phía trước đều nhau. 

Ý nghĩa các màu đai trong Taekwondo

Trong thực tế có rất nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa các màu đai. Cấp bậc, trình độ chuyên môn của võ sinh được đánh giá và ghi nhận qua màu sắc chiếc đai mà võ sinh được đeo khi tập luyện. Và còn liên tưởng ý nghĩa màu đai của Taekwondo như một chuỗi của sự sống, sự phát triển hình thành của một chiếc cây: Một mầm sống (màu trắng), ánh sáng của mặt trời (màu vàng), phát triển thành cái cây (màu xanh), hướng về phía bầu trời (màu xanh da trời), vươn thẳng đứng về phía bầu trời (màu đỏ), vượt qua quy luật bình thường để vươn tới tầm cao mới của võ thuật – đó là nghệ thuật (màu đen). Dưới đây là ý nghĩa chi tiết các màu đai trong Taekwondo mà mọi người nên biết:
Hinh-anh-nhung-kien-thuc-co-ban-ve-dai-trong-Taekwondo-11
- Đai màu trắng: Khi võ sinh bắt đầu được làm quen và luyện tập Taekwondo sẽ được phát đeo chiếc đai màu trắng. Màu Trắng biểu tượng cho sự tinh khôi, trong sáng hay màu trắng còn được ví như sự khởi đầu cho một sự sống, một hạt giống bắt đầu được ươm trồng. Võ sinh đeo vòng đai trắng là một học sinh mới bắt đầu trên con đường học "đạo", tìm kiếm các kiến thức về võ thuật.
- Màu vàng: Biểu tượng cho ánh sáng của mặt trời. Và ánh sáng mặt trời đã làm cho hạt giống được vươn dậy. Ánh sáng vàng – ánh sáng của mặt trời – ánh sáng của tri thức đã đem sức mạnh để bắt đầu cho một cuộc sống mới. Võ sinh đeo dây đai màu vàng biểu thị họ đã bắt đầu được lĩnh hội nhữg kiến thức cơ bản đầu tiên về Taekwondo, như mầm giống nhận được ánh sang - từ giảng viên của mình.
- Màu xanh lá cây: Biểu hiện sự tăng trưởng của mầm giống nhỏ. Và từ mầm giống nhỏ (cấp đai trắng), sau khi được hấp thu ánh sáng mặt trời (qua cấp đai vàng), mầm giống đã vươn cao trưởng thành cái cây đã bắt đầu xanh lá (màu đai xanh lá cây). Chiếc cây đã vươn lá xanh sau khi nhận đủ ánh sáng của mặt trời và hướng về phía “mặt trời” - Mặt trời biểu tượng cho kiến thức võ thuật - là sự giác ngộ để hiểu được các nguyên lý của việc học và hành “đạo “ ( Taekwondo - Thái cực đạo ) Võ sinh đeo dây đai màu xanh là cấp học sinh bắt đầu được học để phát triển và tự hoàn thiện chính bản thân mình trong các kỹ thuật căn bản và tâm lý trong tập luyện.
Hinh-anh-nhung-kien-thuc-co-ban-ve-dai-trong-Taekwondo-12
- Màu xanh bầu trời: Sự trưởng thành của cái cây, khi nó đã đứng vững, sẽ vươn cao để khẳng định thế đứng của chính bản thân mình. Và theo quy luật tự nhiên, cái cây sẽ vươn lá xanh về phía bầu trời xanh của trí tuệ - của võ học. Võ sinh đeo đai xanh được bổ sung kiến thức về võ thuật để thêm hoàn thiện cho bản thân mình và rèn luyện ý trí tiếp tục vượt qua mọi khó khăn để vươn cao tới thành công.
- Màu đỏ biểu tượng cho nhiệt độ nóng của Mặt Trời. Khi chiếc cây đã trưởng thành, đứng vững và vươn cao, nó sẽ tiếp tục phát triển về phía mặt trời. Võ sinh đeo dây màu đỏ là cấp cao nhất trong các cấp cơ bản. Khi đạt đến cấp này, võ sinh được nắm vững kiến thức và chi tiết hơn. Màu đỏ là màu nóng - biểu thị những kiến thức và khối lượng các bài tập của thí sinh ở trình độ này là rất cao và đòi hỏi thể chất của võ sinh phải rất tốt để đứng vững trước sức nóng “của mặt trời“ võ học.
Hinh-anh-nhung-kien-thuc-co-ban-ve-dai-trong-Taekwondo-13
- Đai màu đen biểu tượng cho tri thức võ thuật (hay tri thức của khoa học) đã giúp chúng ta vượt ra ngoài những khoảng "đêm tối". Khi võ sinh được phong dây đai màu đen được hiểu họ đã nắm bắt được những kiến thức căn bản để tiếp tục đi trên con đường tìm kiếm kiến thức mới của võ đạo – đó là con đường tìm đến đỉnh cao của võ thuật – chính là “nghệ thuật” thực hành Taekwondo. Khi vận động viên đạt đến trình độ đai đen, họ có thể đã được làm huấn luyện viên để bắt đầu dạy cho người mới tập luyện, để lại tiếp tục ươm những mầm giống mới hướng tới màu của “trí tuệ” và khoa học. 
Trong thực tế có rất nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa các màu đai. Cấp bậc trình độ chuyên môn của võ sinh được đánh giá và ghi nhận qua màu sắc chiếc đai mà võ sinh được đeo khi tập luyện. Trước khi lựa chọn tập luyện Taekwondo, mỗi người nên tìm hiểu và trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về đai Taekwondo để có sự hiểu biết về bộ môn tốt nhất

Friday, August 17, 2018

4 bước để thoát khỏi vùng an toàn của bản thân, vượt qua càng sớm càng nhanh có được thành công

Chỉ khi dám làm những điều khác đi bạn mới có thể đạt được những kết quả mình chưa từng có. Dấn thân và thử thách chính mình, thành công chỉ đến với những ai có động lực thử những điều mới mẻ.

4 bước để thoát khỏi vùng an toàn của bản thân, vượt qua càng sớm càng nhanh có được thành công
Vùng an toàn là biến thể tâm lý kì lạ. Tóm lại, trong mỗi chúng ta đều có một giới hạn tâm lý. Miễn là chúng ta hành động trong phạm vi giới hạn đó, nói cách khác là ở bên trong vùng đó, chúng ta sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái. Khi vượt ra ngoài giới hạn, chúng ta thấy không thoải mái. 
Hãy nghĩ tới việc thức dậy và đánh răng. Bạn có cảm thấy khó khăn không? Hành động này đã ăn sâu vào thói quen mỗi sáng của từng người nên bạn sẽ không hề nghĩ tới hay cố nhớ là mình phải làm việc đó.
Giờ thì tưởng tượng phải thuyết trình 30 phút trước ban điều hành công ty nhé. Có phải lòng bàn tay bạn bắt đầu ướt mồ hôi không? Trong ví dụ trước đó, chúng ta nằm trong vùng an toàn của mình, còn ở ví dụ này lại nằm ngoài vùng an toàn. Câu hỏi đưa ra là làm thế nào để mở rộng vùng an toàn, để những hành động như nói trước đám đông cũng dễ dàng như đánh răng.
4 bước để thoát khỏi vùng an toàn của bản thân, vượt qua càng sớm càng nhanh có được thành công - Ảnh 1.
Tôi đã tập mở rộng vùng an toàn của mình trong nhiều năm nay và tôi có thể đưa ra cách giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn để tận hưởng được niềm vui khi thành công đến.
Trước đó, tôi sẽ cho bạn đọc một số câu châm ngôn để hiểu vì sao cần mở rộng vùng an toàn của mình. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào bạn.
- Những người thành công sẽ làm những việc mà người không thành công không dám làm.
- Người thành công là người đứng ở ranh giới của vùng an toàn. Họ tự nguyện tiếp đón những vị khách khó tính, đương đầu với dự án khó nhằn, đứng đầu một tổ chức mà không ai muốn nhận. Họ có lo lắng và nghi ngờ khả năng của mình chứ, nhưng họ vẫn làm. Vì họ cảm nhận được mình sẽ thành công.
- Người thành công là người bắt đầu cảm thấy an toàn khi có cảm giác không an toàn. Họ là những người kiên định đứng ở rìa của vùng an toàn, vì vậy mà họ dần quen. Rồi thì việc đảm nhiệm những thử thách khó khăn dần trở thành bản năng tự nhiên của họ.
Hãy bước ra khỏi vùng an toàn. Bạn chỉ có thể phát triển nếu bạn sẵn sàng chấp nhận thử thách, cảm giác mới lạ và không an toàn khi làm một điều mới mẻ.
4 bước để thoát khỏi vùng an toàn của bản thân, vượt qua càng sớm càng nhanh có được thành công - Ảnh 2.
Thành công và việc bước ra khỏi vùng an toàn thực sự rất giống nhau. Thành công sẽ đến với những ai có động lực thử những điều mới lạ.
Làm thế nào để phát triển thiên hướng hành động và bước ra khỏi vùng an toàn? Hãy thử 4 việc dưới đây.
1. Vẫn làm những việc quen thuộc, nhưng làm theo một cách khác
Hãy chọn một con đường khác để đi làm. Thử một nơi khác để ăn trưa (hoặc ít nhất là một món ăn khác). Sử dụng một loại máy tập khác trong phòng gym. Thử chạy bộ trên một con đường khác. Hãy làm những thói quen theo một cách khác.
2. Vẫn làm những việc quen thuộc, nhưng làm nhiều hơn bình thường
Bạn thường thức dậy vào 5h30 mỗi sáng và chạy bộ một dặm? Điều này là rất tốt. Nhưng hãy thử dậy lúc 5h15 và chạy một dặm rưỡi xem. Thay đổi như vậy có là quá nhiều không? Không đâu. Dành ra 2 tuần cố gắng thức dậy lúc 5h15 và thêm vài phút để quen dần. Rồi bắt đầu chạy bộ một dặm rưỡi sau 2 tuần dậy sớm hơn 15p so với thông thường xem sao.
3. Kéo căng giới hạn bản thân; tự thách thức chính mình
Nhưng đừng đi quá xa so với vùng an toàn của bạn khiến bạn mất hi vọng và động lực. Nếu bạn chưa từng tập thể dục bao giờ, đừng cố dành 3 tiếng ở phòng gym trong ngày đầu tiên đi tập. Không có thách thức nào khó khăn hơn thách thức cải thiện bản thân. Hãy “chậm mà chắc”. Không ai nói rằng bạn phải đi xa cả dặm khỏi vùng an toàn. Hãy đi từng chút một và đi xa dần.
4. Hãy ăn mừng chiến thắng của bản thân
Tự chúc mừng mình khi đạt được một thành công nhỏ.
Nếu bạn bắt đầu tập được thói quen này và thường xuyên thực hiện, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mình đang bước ra khỏi vùng an toàn. Bạn đang thử những điều mới mẻ khiến bản thân sợ hãi nhưng lại cho bạn cảm giác vui vẻ, phấn khích.
Richard Branson đã nói rằng nếu mục tiêu của chúng ta không khiến chúng ta thấy sợ hãi thì chúng chưa đủ lớn đâu. Việc bạn tạo ra mục tiêu lớn cũng là đã bước ra khỏi vùng an toàn, khám phá sự hoang dã của vùng không an toàn đầy mạo hiểm. Bạn sẽ sớm tuyên bố vùng đất đó là của bạn và cảm thấy thoải mái với nó thôi.
Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng rồi tôi nên làm gì? Khi mà đã cảm thấy an toàn khi làm những việc từng cảm thấy không an toàn? Câu trả lời rất đơn giản: Hãy tiếp tục đi.
Cafef

Saturday, June 2, 2018

Làm sao để không bị mất tài khoản Facebook, Zalo... khi đổi đầu số 11 số?


Bộ TT&TT đã thống nhất ngày 15/9 tới đây sẽ tiến hành chuyển đổi đầu số di động 11 số sang 10 số. Do đó, để tránh bị ảnh hưởng khi đổi đầu số, người dùng nên cập nhật lại số di động mới dành cho tất cả các tài khoản trên internet như Zalo, Facebook hay Viber...
Thời điểm "vàng" để bổ sung lại số di động mới?
Theo kế hoạch của Bộ TT&TT, việc chuyển đổi đầu số thuê bao di động sẽ bắt đầu từ ngày 15/9/2018 và kết thúc vào ngày 30/6/2019. Khi tiến hành chuyển đổi các nhà mạng sẽ phải quay số song song (duy trì cả số cũ và số mới) từ ngày 15/9/2018 đến ngày 14/11/2018. Tức có khoảng 2 tháng để người dùng thay đổi tất cả thông tin trên những tài khoản mạng xã hội và tài khoản OTT.
Do đó, bắt đầu từ ngày 15/9 trở đi là khoảng thời gian tốt nhất để thay đổi các thông tin về số di động trên các tài khoản internet bởi thuê bao di động 11 số của người dùng sẽ được thực hiện quay song song với đầu số cũ và số mới. Khi thay đổi, số thuê bao sẽ nhận được mã OTP ở trên cả hai đầu số và giúp cho việc cập nhật thành công.
Lưu ý, việc quay số song song chỉ đến ngày 14/11/2018, do đó, cần thay đổi trước thời điểm trên.
Thay đổi số di động trên Zalo và Viber
Từ ngày 15/9, người dùng có thể thay đổi số di động cho tài khoản Zalo của mình để đảm bảo liên lạc được xuyên suốt.
Cụ thể, truy cập vào Zalo, chọn chức năng cài đặt > chọn tài khoản và bảo mật > Đổi số điện thoại > Điển mật khẩu và số điện thoại mới.
Tương tự Zalo, ứng dụng OTT Viber cũng thay đổi trong mục cài đặt > Tài khoản > Thay đổi số điện thoại và điền số điện thoại mới > Viber sẽ gửi mã xác thực về điện thoại và người dùng nhập vào để hoàn thành thiết lập.
Thay đổi số di động mới trên Facebook
Facebook cũng khá tương đồng với các ứng dụng OTT, người dùng sẽ truy cập vào phần cài đặt > Di động (ở bên trái màn hình) > Xóa khỏi tài khoản > Cập nhật số điện thoại mới. Facebook sẽ gửi về mã xác nhận thông qua tin nhắn văn bản và người dùng nhập mã số trên để được kích hoạt đầu số mới.
Tài khoản Google (bao gồm Gmail)
Người dùng truy cập vào đường dẫn myaccount.google.com, chọn Thông tin cá nhân của bạn > Điện thoại > Chọn sửa và thay đổi số di động. Google sẽ gửi mã xác nhận về số điện thoại mới và nhập mã xác nhận trên trang web của Google để hoàn tất việc thay đổi.
Gia Hưng