Đối với bộ môn Taekwondo, các kỹ thuật tập luyện căn bản của môn võ này bao gồm: Khởi động, phương pháp này liên hệ chặt chẽ với các đòn thế khi tập võ, giúp cho cơ bắp, các khớp, dây chằng quen với các hoạt động tiếp theo. Bài khởi động bao gồm: tập cổ, tập vai,tập duỗi khớp hông và khớp lưng, tập lườn, tập xoay vặn hông, tập hông, tập đầu gối, tập duỗi chân, tập chổng tay.
Cấp bậc đai trong Taekwondo
Taekwondo có 2 hệ phái:
- Liên đoàn Taekwondo quốc tế (tiếng Anh: International Taekwon-Do Federation hay gọi tắt là ITF) là hệ một phái võ quyền do cựu thiếu tướng Hàn Quốc Choe Hong Hui sáng lập ngày 22 tháng 3 năm 1966
- Liên đoàn Taekwondo thế giới (tiếng Anh: World Taekwondo Federation hay WTF) là một tổ chức được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là liên đoàn thể thao với vai trò quản lý cho môn võ Taekwondo ở hàng quốc tế. WTF được thành lập trong hội nghị ngày 28 tháng 5 năm 1973 tại Kukkiwon, Seul, Hàn Quốc với 35 đại diện cho các quốc gia tham dự, sau khi Liên đoàn Taekwondo quốc tế rời khỏi Hàn Quốc
Hệ thống thứ bậc, đai của ITF
Trường phái Taekwondo ITF có 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng, cấp (nói đúng ra là từ cấp rồi mới tới đẳng), khởi đầu môn sinh mang cấp 10, sau mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng lại thi lên một cấp. Sau khi mang đai đen thì khoảng 2 năm lại thi lên đẳng một lần. Hệ phái Taekwondo WTF có 5 trình độ (gọi là một “gup”) với 5 cấp đai (“dan”) từ trắng, vàng, xanh, đỏ và cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 10 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là chuẩn huyền đai hay dan bo, tức là “võ sinh đai đen”. Sau một vài lần vượt qua các kì thi nữa, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).
Mức dan tăng dần tới tối đa là 9 dan (ITF) hay 10 dan (Kukkiwon), thường cửu đẳng và thập đẳng là cấp của trưởng môn, còn các võ sư thường không đạt được. Hệ Kukkiwon không cho phép võ sinh dưới 15 tuổi đạt các dan. Thay vì vậy các võ sinh đạt đẳng poom, hay “võ sinh đai đen ít tuổi”. Võ sinh chưa đến tuổi trưởng thành có thể đạt 4 poom, và tất cả các đẳng poom đều chuyển thành đẳng dan khi võ sinh tới đủ tuổi và qua kì thi lên cấp tiếp theo.
Cách tuyển chọn trong Taekwondo chủ yếu dựa vào các kỹ thuật và lý thuyết. Các bài trình diễn kỹ thuật gồm các cú đấm và cú đá, cũng có thể bao gồm cả thế tấn và phương pháp thở. Phần lý thuyết phải trình bày bằng lời các thuật ngữ trong tiếng Hàn, các thông tin quan trọng (chẳng hạn các điểm sinh tử và các luật quan trọng) và một sự hiểu biết chung về Taekwondo.
- Hệ thống thứ bậc, đai của WTF
Đai trắng (cấp 8) Đai vàng (cấp 7) Đai xanh (cấp 6 và 5) Đai nâu (cấp 4 và 3) Đai đỏ (cấp 2 và 1) Đai đen (nếu chưa đủ 18 tuổi sẽ đeo đai đỏ đen đến khi đủ 18 tuổi sẽ được đeo đai đen)
Hệ phái Taekwondo WTF có 9 trình độ (gọi là một “gup”) với 8 cấp và 7 màu đai (“dan”) từ trắng (cấp 8), vàng (cấp 7), xanh dương(cấp 6 và cấp 5), nâu (cấp 4 và cấp 3), đỏ (cấp 2 và cấp 1) cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 8 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là cho dan bo (chuẩn huyền đai) hay dan bo, tức là “võ sinh đai đen”. Sau một vài lần vượt qua các kì thi nữa, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).
- Nội dung thi lên cấp, đai và đẳng của WTF
Cấp 8 lên 7, Cấp 7 lên 6
+ Căn bản: 10 đòn đấm trung.
+ Quyền: bài quyền Thái Cực số 1 hoặc 2 (Taeguek 1 Jang, Taeguek 2 Jang).
- Tam thế đối luyện gồm 3 đòn.
Đai xanh cấp 6 lên xanh cấp 5
+ Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá trước (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá vòng cầu (Dolyeo chagi).
+ Quyền: bài quyền Thái Cực số 3 Taeguek Sam-Jang.
+ Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
Đai xanh cấp 5 đến đai đỏ cấp 2
+ Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá trước (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá vòng cầu (Dolyeo chagi), đá số 4 (Dwiola Yeop chagi).
+ Quyền: Taeguek Sa-Jang, Taeguek Oh-Jang, Taeguek Yuk-Jang, Taeguek Chil-Jang.
+ Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
+ Căn bản: 10 đòn đấm trung.
+ Quyền: bài quyền Thái Cực số 1 hoặc 2 (Taeguek 1 Jang, Taeguek 2 Jang).
- Tam thế đối luyện gồm 3 đòn.
Đai xanh cấp 6 lên xanh cấp 5
+ Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá trước (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá vòng cầu (Dolyeo chagi).
+ Quyền: bài quyền Thái Cực số 3 Taeguek Sam-Jang.
+ Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
Đai xanh cấp 5 đến đai đỏ cấp 2
+ Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá trước (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá vòng cầu (Dolyeo chagi), đá số 4 (Dwiola Yeop chagi).
+ Quyền: Taeguek Sa-Jang, Taeguek Oh-Jang, Taeguek Yuk-Jang, Taeguek Chil-Jang.
+ Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
Song đấu: đấu tính điểm với võ sinh đồng cấp.
Đai đỏ cấp 1 thi lên Nhất Đẳng Huyền Đai
+ Điều kiện dự thi: “đeo” đai đỏ cấp 1 ít nhất 6 tháng
+ Mỗi năm có 2 đợt thi vào tháng 5 và tháng 11.
+ Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá như trên.
Đai đỏ cấp 1 thi lên Nhất Đẳng Huyền Đai
+ Điều kiện dự thi: “đeo” đai đỏ cấp 1 ít nhất 6 tháng
+ Mỗi năm có 2 đợt thi vào tháng 5 và tháng 11.
+ Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá như trên.
Quyền:
1. Bài Thái Cực số 8 Taeguek Pak-Jang.
2. Bốc thăm ngẫu nhiên từ Thái cực 1 đến Thái cực 7.
Nhất thế đối luyện gồm 5 đòn: Theo kỹ thuật quy định của HLV trưởng Liên Đoàn Taekwondo Việt Nam.
1. Bài Thái Cực số 8 Taeguek Pak-Jang.
2. Bốc thăm ngẫu nhiên từ Thái cực 1 đến Thái cực 7.
Nhất thế đối luyện gồm 5 đòn: Theo kỹ thuật quy định của HLV trưởng Liên Đoàn Taekwondo Việt Nam.
1. Đòn Tay
2. Đòn Chân
3. Đòn Tay, chân phối hợp
4. Đòn Bay
5. Đòn Sáng tạo (Tổng hợp).
+ Song đấu tự do: Đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút
+ Thể lực: dưới 16 tuổi hít đất (chống đẩy) 30 lần, 16 tuổi trở lên hít đất 60 lần.
+ Công phá: Nam võ sinh: dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ 1 viên gạch thẻ. Nữ võ sinh và võ sinh dưới 16 tuổi không thực hiện công phá.
2. Đòn Chân
3. Đòn Tay, chân phối hợp
4. Đòn Bay
5. Đòn Sáng tạo (Tổng hợp).
+ Song đấu tự do: Đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút
+ Thể lực: dưới 16 tuổi hít đất (chống đẩy) 30 lần, 16 tuổi trở lên hít đất 60 lần.
+ Công phá: Nam võ sinh: dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ 1 viên gạch thẻ. Nữ võ sinh và võ sinh dưới 16 tuổi không thực hiện công phá.
Kì thi thăng Đẳng (Dan)
Điều kiện dự thi: “đeo” cấp Đẳng hiện tại với thời gian (tính bằng năm) bằng với cấp Đẳng hiện tại.
Sơ cấp Huyền đai (1 Dan đến 3 Dan)
Điều kiện dự thi: “đeo” cấp Đẳng hiện tại với thời gian (tính bằng năm) bằng với cấp Đẳng hiện tại.
Sơ cấp Huyền đai (1 Dan đến 3 Dan)
Cách thắt đai của Taekwondo
- Gấp đôi dây đai, lấy điểm giữa của dây đai đặt trước bụng
- Tay trái giữ cho dây đai ở nguyên vị trí, tay phải cầm phần dây đai bên phải đưa vòng ra phía sau lưng qua bên trái
- Tay phải giữ dây đai, tay trái đưa ra sau, lấy phần dây đai bên phải đưa lên đặt dưới
- Tay trái cầm phần dây đai bên tay trái (dài hơn) đưa vòng ra sau đưa qua bên phải, tay phải nắm lấy đưa lên bên phải, phần đai mới đưa lên luồn từ dưới lên qua hai lớp đai.
- Tay trái giữ cho dây đai ở nguyên vị trí, tay phải cầm phần dây đai bên phải đưa vòng ra phía sau lưng qua bên trái
- Tay phải giữ dây đai, tay trái đưa ra sau, lấy phần dây đai bên phải đưa lên đặt dưới
- Tay trái cầm phần dây đai bên tay trái (dài hơn) đưa vòng ra sau đưa qua bên phải, tay phải nắm lấy đưa lên bên phải, phần đai mới đưa lên luồn từ dưới lên qua hai lớp đai.
Bây giờ hai đoạn dây đai, một trên một dưới, tay phải giữ phần đai phía trên, tay trái giữ đoạn đai phía dưới, hay tay đánh vòng như đang bẻ lái về bên phải, phần đai ở tay phải luồn vào phần đai ở tay trái, siết chặt lại. Khi kết thúc, hai lớp đai nằm chồng lên nhau, phần thắt đai có hình kim tự tháp. Hai đoạn đai phía trước đều nhau.
Ý nghĩa các màu đai trong Taekwondo
Trong thực tế có rất nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa các màu đai. Cấp bậc, trình độ chuyên môn của võ sinh được đánh giá và ghi nhận qua màu sắc chiếc đai mà võ sinh được đeo khi tập luyện. Và còn liên tưởng ý nghĩa màu đai của Taekwondo như một chuỗi của sự sống, sự phát triển hình thành của một chiếc cây: Một mầm sống (màu trắng), ánh sáng của mặt trời (màu vàng), phát triển thành cái cây (màu xanh), hướng về phía bầu trời (màu xanh da trời), vươn thẳng đứng về phía bầu trời (màu đỏ), vượt qua quy luật bình thường để vươn tới tầm cao mới của võ thuật – đó là nghệ thuật (màu đen). Dưới đây là ý nghĩa chi tiết các màu đai trong Taekwondo mà mọi người nên biết:
- Đai màu trắng: Khi võ sinh bắt đầu được làm quen và luyện tập Taekwondo sẽ được phát đeo chiếc đai màu trắng. Màu Trắng biểu tượng cho sự tinh khôi, trong sáng hay màu trắng còn được ví như sự khởi đầu cho một sự sống, một hạt giống bắt đầu được ươm trồng. Võ sinh đeo vòng đai trắng là một học sinh mới bắt đầu trên con đường học "đạo", tìm kiếm các kiến thức về võ thuật.
- Màu vàng: Biểu tượng cho ánh sáng của mặt trời. Và ánh sáng mặt trời đã làm cho hạt giống được vươn dậy. Ánh sáng vàng – ánh sáng của mặt trời – ánh sáng của tri thức đã đem sức mạnh để bắt đầu cho một cuộc sống mới. Võ sinh đeo dây đai màu vàng biểu thị họ đã bắt đầu được lĩnh hội nhữg kiến thức cơ bản đầu tiên về Taekwondo, như mầm giống nhận được ánh sang - từ giảng viên của mình.
- Màu xanh lá cây: Biểu hiện sự tăng trưởng của mầm giống nhỏ. Và từ mầm giống nhỏ (cấp đai trắng), sau khi được hấp thu ánh sáng mặt trời (qua cấp đai vàng), mầm giống đã vươn cao trưởng thành cái cây đã bắt đầu xanh lá (màu đai xanh lá cây). Chiếc cây đã vươn lá xanh sau khi nhận đủ ánh sáng của mặt trời và hướng về phía “mặt trời” - Mặt trời biểu tượng cho kiến thức võ thuật - là sự giác ngộ để hiểu được các nguyên lý của việc học và hành “đạo “ ( Taekwondo - Thái cực đạo ) Võ sinh đeo dây đai màu xanh là cấp học sinh bắt đầu được học để phát triển và tự hoàn thiện chính bản thân mình trong các kỹ thuật căn bản và tâm lý trong tập luyện.
- Màu xanh bầu trời: Sự trưởng thành của cái cây, khi nó đã đứng vững, sẽ vươn cao để khẳng định thế đứng của chính bản thân mình. Và theo quy luật tự nhiên, cái cây sẽ vươn lá xanh về phía bầu trời xanh của trí tuệ - của võ học. Võ sinh đeo đai xanh được bổ sung kiến thức về võ thuật để thêm hoàn thiện cho bản thân mình và rèn luyện ý trí tiếp tục vượt qua mọi khó khăn để vươn cao tới thành công.
- Màu đỏ biểu tượng cho nhiệt độ nóng của Mặt Trời. Khi chiếc cây đã trưởng thành, đứng vững và vươn cao, nó sẽ tiếp tục phát triển về phía mặt trời. Võ sinh đeo dây màu đỏ là cấp cao nhất trong các cấp cơ bản. Khi đạt đến cấp này, võ sinh được nắm vững kiến thức và chi tiết hơn. Màu đỏ là màu nóng - biểu thị những kiến thức và khối lượng các bài tập của thí sinh ở trình độ này là rất cao và đòi hỏi thể chất của võ sinh phải rất tốt để đứng vững trước sức nóng “của mặt trời“ võ học.
- Đai màu đen biểu tượng cho tri thức võ thuật (hay tri thức của khoa học) đã giúp chúng ta vượt ra ngoài những khoảng "đêm tối". Khi võ sinh được phong dây đai màu đen được hiểu họ đã nắm bắt được những kiến thức căn bản để tiếp tục đi trên con đường tìm kiếm kiến thức mới của võ đạo – đó là con đường tìm đến đỉnh cao của võ thuật – chính là “nghệ thuật” thực hành Taekwondo. Khi vận động viên đạt đến trình độ đai đen, họ có thể đã được làm huấn luyện viên để bắt đầu dạy cho người mới tập luyện, để lại tiếp tục ươm những mầm giống mới hướng tới màu của “trí tuệ” và khoa học.
Trong thực tế có rất nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa các màu đai. Cấp bậc trình độ chuyên môn của võ sinh được đánh giá và ghi nhận qua màu sắc chiếc đai mà võ sinh được đeo khi tập luyện. Trước khi lựa chọn tập luyện Taekwondo, mỗi người nên tìm hiểu và trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về đai Taekwondo để có sự hiểu biết về bộ môn tốt nhất
No comments:
Post a Comment