Wednesday, October 26, 2016

PHÂN TÍCH TỶ SỐ PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

1.1 Khả năng thanh toán hiện hành:


Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn

Theo một số tài liệu nước ngoài, khả năng thanh toán hiện hành sẽ trong khoảng từ 1 đến 2.
Tỷ số thanh toán hiện hành >1 tức là TSLĐ > Nợ ngắn hạn, lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh ít nhất trong thời gian ngắn.
Thêm nữa, do TSLĐ > Nợ ngắn hạn nên TSCĐ < Nợ dài hạn + Vốn CSH, và như vậy các nguồn vốn dài hạn của Công ty không những đủ tài trợ cho TSCĐ mà còn dư để tài trợ cho TSCĐ.
Trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành < 1 tức là TSLĐ < Nợ ngắn hạn, lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có nhỏ hơn nhu cầu ngắn hạn, vì thế Công ty có khả năng không trả hết các khoản nợ ngắn hạn đúng hạn.


Thêm nữa, do TSLĐ < Nợ ngắn hạn nên TSCĐ > Nợ dài hạn + Vốn CSH, và như vậy Công ty đang phải dùng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ tài sản dài hạn, đang bị mất cân đối tài chính.
Tuy nhiên phân tích tỷ số chỉ mang tính thời điểm, không phản ánh được cả một thời kỳ, một giai đoạn hoạt động của Công ty, vì thế các tỷ số này phải được xem xét liên tục và phải xác định nguyên nhân gây ra kết quả đó như từ hoạt động kinh doanh, môi trường kinh tế, yếu kém trong tổ chức, quản lý của doanh nghiệp, các nguyên nhân, yếu tố trên mang tính tạm thời hay dài hạn, khả năng khắc phục của doanh nghiệp, biện pháp khắc phục có khả thi hay không???
Một vấn đề nữa khi đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp qua phân tích tỷ số là phải loại bỏ các khoản phải thu khó đòi, các khoản tồn kho chậm luân chuyển trong TSLĐ của Công ty. Và như vậy, hệ số thanh toán nhanh tăng không có nghĩa là khả năng thanh toán của Công ty được cải thiện nếu chúng ta chưa loại bỏ các khoản phải thu khó đòi, tồn kho chậm luân chuyển khi tính toán.



1.2 Khả năng thanh toán nhanh:

Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền mặt + TSLĐ khác + Phải thu)/nợ ngắn hạn 


Tỷ số này thường > 0,5 là chấp nhận được
Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồn kho sẽ phải mất thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt hơn các khoản mục TSLĐ khác.
Tương tự như tỷ số thanh toán hiện hành, việc xem xét tỷ số thanh toán nhanh cũng phải xem xét đến các khoản phải thu khó đòi để đảm bảo đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.



1.3 Khả năng thanh toán dài hạn

Để đánh giá khả năng này ta cần dựa trên năng lực TSCĐ hình thành từ vốn vay và mức trích KHCB hàng năm, xem xét xem mức trích KHCB hàng năm có đủ trả nợ các khoản vay dài hạn đến hạn trả không.


Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ vốn vay/(Tổng số nợ dài hạn – giá trị TSCDDD hình thành từ vốn vay)


Hệ số này < 1 chứng tỏ giá trị KHCB hàng năm không đủ trích trả nợ các khoản vay trung dài hạn đến hạn trả và doanh nghiệp có khả năng không trả nợ đúng hạn và phải sử dụng các nguồn bổ sung khác để trả nợ.


<-PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Việc mất cân đối tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, tuy nhiên vấn đề này rất hay xảy ra đặc biệt với các công ty lớn, các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản. Cân đối tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua công thức:
VCSH + nợ dài hạn – TSCĐ ≥0: Không mất cân đối tài chính
VCSH + nợ dài hạn – TSCĐ < 0: Mất cân đối tài chính




Đối với công ty bị mất cân đối tài chính, cần phải làm rõ các vấn đề sau:
- Lý do mất cân đối tài chính: Công ty có khoản nợ dài hạn đến hạn trả hạch toán vào phần nợ ngắn hạn; Công ty có khoản nợ hạch toán ngắn hạn nhưng thực chất có thể sử dụng dài hạn; Công ty đầu tư dàn trải, dự trù vốn không tốt, quản lý dự án không tốt nên vốn đầu tư vậơt quá dự kiến phải sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư ….
- Nguồn vốn ngắn hạn Công ty sử dụng để đầu tư tài sản là nguồn vốn gì: nếu vay ngân hàng thì đây là dấu hiệu Công ty sử dụng vốn sai mục đích. Nếu nguồn phải trả thì cụ thể chiếm dụng của đối tác nào, khi nào sẽ phải trả nguồn vốn đó.
- Công ty xử lý khoản mất cân đối đó như thế nào. Biện pháp xử lý của Công ty có hợp lý không, khi nào sẽ xử lý xong


<-PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

PHÂN TÍCH VỐN CHỦ SỞ HỮU

Vốn chủ sở hữu là một số liệu quan trọng phản ảnh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ, vốn góp kinh doanh, lợi nhuận giữ lại, các quỹ và vốn góp khác.




Để xác định thực chất vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, cần xác định các vấn đề sau:
- Vốn điều lệ công ty đã góp, hình thức góp (TM hay TSCĐ…)
- Tra cứu thông tin CIC của các thành viên góp vốn, các thông tin vay nợ cá nhân của các thành viên
- Bản chất của các phần góp vốn kinh doanh, vốn khác
- Lợi nhuận giữ lại so với lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh có hợp lý không
- Các quỹ có được sử dụng lâu dài không. Nếu không sử dụng lâu dài hoăc không được sử dụng cho hoạt động kinh doanh thì ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp
- Thực chất vốn chủ sở hữu tham gia là bao nhiều (đối chiếu với bản chất các khoản nợ trong nợ phải trả)
- Kế hoạch tăng vốn trong tương lai



<-PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP