Thursday, March 24, 2016

Các điều kiện của Incoterms 2010

Các điều kiện giao hàng trong incoterm 2010 được chia làm 2 nhóm chính sau:

I. Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải


1. EXW - Ex Works  -  Giao tại xưởng
2. FCA - Free Carrier  - Giao cho người chuyên chở
3. CPT - Carriage Paid To - Cước phí trả tới
4. CIP - Carriage and Insurance Paid To - Cước phí và bảo hiểm trả tới
5. DAT - Delivered At Terminal - Giao tại bến
6. DAP -  Delivered At Place - Giao tại nơi đến
7. DDP - Delivered Duty Paid - Giao hàng đã nộp thuế
  

II. Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển và thủy nội bộ

1. FAS - Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàu 
2. FOB - Free On Board – Giao lên tàu 
3.CFR - Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí 
4. CIF- Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Bây giờ chúng ta sẽ tập trung phân tích từng điều kiện cụ thể nhé

Nhóm 1: áp dụng cho mọi phương thức vận tải

Điều kiện EXW

Điều kiện EXW
Điều kiện EXW

Theo sơ đồ trên thì người mua hàng ở điều kiện này sẽ phải đảm nhiệm tất cả từ việc sắp xếp xe tải hoặc container đến nhà máy của người bán để nhận hàng sau đó làm thủ tục xuất khẩu, và đặt chỗ lên tàu, máy bay hoặc các phương tiện vận tải khác cho đến khi đưa hàng về đến nhà máy của mình.

Khi mua hàng ở điều kiện này chúng ta phải làm việc với Forwarder của chúng ta ở đầu nước ngoài để thay mặt chúng ta làm các công việc cần thiết để nhận hàng và đưa hàng lên tàu theo đúng lịch trình

Người bán trong trường hợp này chỉ hỗ trợ việc đóng gói hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển hoặc theo tiêu chuẩn đóng gói đã thõa thuận trước. Ngoài ra người xuất khẩu, Seller phải đưa hàng hóa lên phương tiện vận tải ngay tại nhà máy của mình.

Điều kiện FCA

Điều kiện FCA
Điều kiện FCA

Khi mua hàng ở điều kiện FCA, nếu bên bán (Seller) giao hàng tại nhà xưởng của mình thì họ phải có trách nhiệm xếp hàng lên phương tiện vận tải của người mua đã chờ sẵn, trong trường hợp này thì rất giống với điều kiện mua hàng là EXW.

Tuy nhiên nếu có thỏa thuận giao hàng đến một địa điểm trung gian nào đó thì bên bán phải chịu mọi chi phí, và rũi ro hỏng hóc, mất hàng cho đến khi giao hàng cho đơn vị vận chuyển thứ 2 được chỉ định bởi người mua. Bên bán không có trách nhiệm dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải của mình.
Với điều kiện này người mua hàng phải mua bảo hiểm tại nơi nhận hàng đầu tiên cho đến khi hàng về đến nhà kho của mình.

Điều kiện CPT


Điều kiện CPT
Điều kiện CPT

 Điều kiện CPT thường dùng cho hình thức vận chuyển đa phương thức tuy nhiên chúng ta thường áp dụng cho các lo hàng Air. Theo sơ đồ trên thì người bán sẽ phải đặt chỗ trên máy bay, đưa hàng đến sân bay, và làm thủ tục lên máy bay. Mọi cước phí phát sinh đều do người bán chi trả cho đến khi hàng đến cảng đích của người mua.

Người mua sẽ làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển hàng từ cảng đích đến nhà máy của mình. Chi phí làm hàng ở cảng đích thuộc về người mua.

Về rũi ro trong điều kiện này thì kể từ khi hàng lên tàu thì mọi rũi ro sẽ chuyển sang cho người mua (Buyer). Do đó người mua phải mua bảo hiểm để giảm thiệt hại nếu có tai nạn xảy ra. 

Điều kiện CIP



Điều kiện CIP
Điều kiện CIP
Điều kiện CIP bổ sung thêm trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa cho người bán. Tuy nhiên rũi ro tổn thất đều thuộc cho người mua kể từ hàng lên máy bay (Chưa bay). Do đó, người mua phải cân nhắc kỹ điều kiện mua bảo hiểm của người bán.

Các công việc khác như book tàu, chuyển hàng lên tàu và chi trả cước vận chuyển hàng đến cảng đích đều thuộc về người mua, ở điểm  này rất giống với điều kiện CPT.

Điều kiện DAT


Điều kiện DAT
Điều kiện DAT

Điều kiện DAT có phân định rạch ròi chi phí và rũi ro giữa người bán và người mua. Người bán chịu mọi chi phí vận chuyển đến cảng đích và mua bảo hiểm cho hàng hóa và chịu mọi rũi ro cho đến khi hàng đến cản đích.

Người bán chịu mọi rũi ro, và chi phí cho việc dỡ hàng từ tàu xuống cảng và vận chuyển đến nhà máy của mình.

Điều kiện DAP


Điều kiện DAP
Điều kiện DAP

Điều kiện DAP này rất giống với DDU ở incoterm 2000, Người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi hàng đến nơi quy định ví dụ như cửa nhà kho. Tuy nhiên người bán không có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu và dỡ hàng từ xe tải, xe container xuống kho hàng của người mua. Công việc và rũi ro đó do người mua đảm trách.

Điều kiện DDP


Điều kiện DDP
Điều kiện DDP

Nếu như điều kiện EXW là mọi chi phí và rũi ro giao cả cho người mua thì điều kiện DDP lại làm điều ngược lại. Người bán sẽ phải sắp xếp hàng hóa vận chuyển đến tận nơi chỉ định của người mua. Làm thủ tục thông quan, mua bảo hiểm và chịu rủi ro, thậm chí là nộp thuế nhập khẩu nếu có.

Người mua chỉ có trách nhiệm dỡ hàng từ phương tiện vận tải xuống kho chứa hàng của mình.

Nhóm 2: Chỉ sử dụng cho vận tải biển và thủy nội bộ

Điều kiện FAS


Điều kiện FAS
Điều kiện FAS

FAS là điều kiện giao hàng tại lan can tàu. Đối nghịch với điều kiện DAT. Khi hàng bắt đầu qua chuyển qua lan can tàu là trách nhiệm của người bán cũng hết. Người mua phải trả chi phí THC và rũi ro khi xếp hàng lên tàu. 

Người mua phải trả cước vận chuyển đường biển hoặc đường sông, mua bảo hiểm, và chi trả các phí ở cảng đích và đưa hàng về đến kho của mình, kể cả nộp thuế và thủ tục hải quan.

Điều kiện FOB


Điều kiện FOB
Điều kiện FOB

Với điều kiện FOB,
Hàng lên tàu sẽ chuyển giao rũi ro cho người mua. Nếu trong quá trình chuyển hàng qua lan can tàu mà bị rơi,vỡ thì người bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Người mua chịu rũi ro (Mua bảo hiểm) và trả cước phí vận chuyển và các nghiệp vụ khác cho đến khi đưa hàng về đến nhà kho của mình.

Điều kiện này người mua có quyền chọn Nhà vận chuyển, Hãng tàu. tuy nhiên phải phối hợp với nhà vận chuyển của người bán để đưa hàng đến cảng đúng thời gian quy định

Điều kiện CFR


Điều kiện CFR
Điều kiện CFR

Điều kiện này rất giống với điều kiện CPT rằng người bán sẽ phải chịu mọi phí tổn cho đến khi hàng đển cảng đích.

Người mua sẽ trả chi phí làm hàng từ tàu xuống cảng và đưa hàng về nhà kho.

Rũi ro sẽ được chuyển giao cho người mua kể từ khi hàng rời bến. Do đó người mua phải mua bảo h
iểm cho hàng hóa của mình.

Điều kiện CIF


Điều kiện CIF
Điều kiện CIF

Điều kiện CIF tương đồng với điều kiện CIP, tuy nhiên rũi ro chỉ chuyển giao cho người mua kể từ khi tàu rời bến.

Tuy là người bán sẽ phải mua bảo hiểm nhưng rũi ro lại thuộc về người mua. Nếu là người mua hàng thì bạn phải chú ý điều này để ràng buộc người bán mua bảo hiểm ở mức cao hơn.

http://nghiepvulogistics.blogspot.com

Wednesday, March 23, 2016

Hà Lan sắp đóng cửa hết nhà tù vì đất nước... quá an toàn!

Theo báo The Telegraaf cho biết, sẽ có thêm 5 nhà tù tiếp tục bị đóng cửa tại Hà Lan vào cuối hè năm nay do không đủ tù nhân.
Ảnh minh họa
Theo thông tin trên, khoảng 2.000 người sẽ mất việc và chỉ có 700 trong số đó có thể chuyển sang các lĩnh vực thực thi pháp luật khác.
Xu hướng đóng cửa các nhà tù tại Hà Lan đã bắt đầu giảm nhanh chóng từ năm 2004. Tính tới năm 2013, 19 nhà tù đã bị đóng cửa do không có đủ số lượng tù nhân để giam giữ.
Vấn đề các nhà tù thiếu vắng tù nhân tại Hà Lan thậm chí lên tới đỉnh điểm vào hồi tháng Chín năm ngoái. Thời điểm đó, Hà Lan đã phải "nhập khẩu" 240 tù nhân từ Na Uy để giữ cho các nhà tù luôn đủ số phạm nhân quy định.
Theo báo The Telegraaf cho hay, Bộ trưởng Bộ tư pháp Ard van der Steur đã khẳng định trước quốc hội Hà Lan rằng, chi phí duy trì nhà tù thưa thớt cho một quốc gia nhỏ là rất lớn.
Một số yếu tố khác cũng gây nên tình trạng trên tại Hà Lan bao gồm tỷ lệ phạm tội quá thấp. Cụ thể, luật phòng chống ma túy nước này chỉ tập trung vào công tác cai nghiện thay vì trừng phạt con nghiện. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát điện tử đặt ở mắt cá chân của phạm nhân giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập vào thị trường lao động hơn.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2008 cho thấy, hệ thống giám sát đặt ở mắt cá chân phạm nhân giúp giảm tỷ lệ tái phạm lên đến một nửa so với giam giữ truyền thống. Thay vì tống hết những kẻ phạm tội vào tù và ăn cơm "liên bang", họ được trao cơ hội đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Đáng ngạc nhiên, những biện pháp cải thiện trật tự xã hội của Hà Lan đạt hiệu quả đến không ngờ. Tỷ lệ giam giữ đã giảm xuống mức kỷ lục.
Dân số Hà Lan hiện nay là 17 triệu người nhưng chỉ có 11.600 người đang bị giam giữ. Tỷ lệ này tương đương chỉ có 69 người bị bắt giam trên 100 ngàn người.
Trong khi đó tại Mỹ, tỷ lệ này là 716 trên 100.000 người, mức gần như cao nhất trên thế giới. Con số này phần nào biểu hiện sự thiếu quan tâm của Chính phủ tới các dịch vụ xã hội và các chương trình thúc đẩy hoàn lương.
Nếu không có một mạng lưới công tác xã hội đủ lớn và sâu rộng, nhiều người sau khi hoàn lương sẽ dễ quay trở lại con đường lầm lỡ do không còn lựa chọn.
Có thể khẳng định, mô hình của Hà Lan rất đáng để các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam học tập.
Tiến Thanh

Khắc phục 8 lỗi phổ biến của LG G3


Không thể phủ nhận, LG G3 là một trong những chiếc điện thoại hàng đầu trên thế giới đến từ hãng điện tử Hàn Quốc cùng với các thông số kỹ thuật và màn hình Quad HD ấn tượng. Dẫu vậy, dù hoàn hảo đến đâu, tồn tại một số lỗi nhỏ trong quá trình sử dụng là điều khó tránh khỏi.
Những kinh nghiệm trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục điều đó:
1. Tự động tắt nguồn
Một trong số những lỗi phổ biến trên LG G3, điện thoại thường xuyên bị tự động tắt nguồn. Dù đã nhấn phím nguồn để khởi động lại, song nhiều khi thiết bị vẫn không hoạt động. Người dùng phải tháo pin ra lắp lại rồi thực hiện lại thao tác trên thì máy mới vận hành.
Giải pháp:
"Factory Reset" là một trong những phương án tối ưu nhất để giải quyết vấn đề này. Trước tiên, hãy chắc chắn rằng, bạn đã sao lưu tất cả những dữ liệu quan trọng của mình. Tiếp đó, thực hiện theo các bước sau,Settings > General > Backup and Reset > Factory Data Reset > Reset Phone > Earse Everything.
Nếu đã thực hiện "Factory Reset" mà lỗi vẫn còn, hãy chuyển sự chú ý vào danh sách những ứng dụng mà bạn đã cài đặt trên máy. Có thể, một ứng dụng cụ thể nào đó có thể không tương thích với thiết bị chính là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này.
2. Máy nóng
Nhiều người dùng LG G3 than phiền, thiết bị của họ thường trở nên quá nóng sau một thời gian sử dụng cho các hoạt động như chơi game, xem video hoặc có quá nhiều ứng dụng chạy nền.
Giải pháp:
Xóa tất cả những ứng dụng nền mà bạn không sử dụng và tắt tính năng tự động đồng bộ. Để thực hiện điều này, vào Settings > General > Applications, sau đó chọn ứng dụng mà bạn muốn xóa hoặc vô hiệu hóa tính năng tự động đồng bộ.
Nhiều khi, việc để độ phân giải cùng độ sáng màn hình quá cao cũng khiến máy nóng hơn. Dù LG G3 có tính năng tự động giảm độ sáng khi màn hình trở nên quá nóng, nhưng chúng tôi có lời khuyên, hãy giảm độ sáng màn hình xuống và tự cài đặt ở mức độ phù hợp nhất.
Ngoài ra, việc sử dụng vỏ bọc, ốp điện thoại cũng là một trong những nguyên nhân làm thiết bị nóng lên nhanh chóng. Bởi vậy, mỗi khi có ý định sử dụng điện thoại cho hoạt động cường cao nào mà bạn biết trước sẽ gây nóng máy (ví dụ, xem video thời gian dài, chơi game đồ họa khủng,…) thì hãy tháo ốp lưng trước khi vận hành.
3. Giao diện bị trễ hoặc chậm
Chậm trễ khi điều hướng trên giao diện, chậm chạp trong thao tác vào/ra ứng dụng hoặc cảm ứng kém nhạy, tất cả sẽ được giải quyết với các thao tác dưới đây.
Giải pháp:
Bạn cần truy cập vào tùy chọn Developer để thực hiện một số thay đổi cần thiết. Để thấy được mụcDeveloper, hãy vào Settings > About Phone > Software Information và nhấn 7 lần Build Number để mở chế độ Nhà phát triển (Developer Mode). Quay trở lại menu Settings, lúc này bạn sẽ thấy và chọn Developer. Tiếp theo, giảm hoặc tắt hoàn toàn Windows animation scale, transition animation scale hoặc Animator duration scale để giải quyết các vấn đề trên.
Bên cạnh đó, còn có 1 giải pháp phức tạp hơn, đòi hỏi bạn phải truy nhập vào một menu ẩn. Để gọi menu này, hãy quay số 3845#*855#, với 855 là mã của LG G3 phiên bản quốc tế, 851 là phiên bản của nhà mạng T-Mobile và 850 cho AT&T. Người dùng phiên bản của nhà mạng Sprint có thể quay số 5689#*990#, và Verizon sử dụng ##228378. Tiếp theo, tìm High Temperature Property OFF và bật nó lên.
Tắt thiết bị và đợi khoảng 10s. Sau đó, bật thiết bị lên và đợi ít nhất 30s trước khi mở khóa. Lặp lại các bước trên để có menu ẩn này một lần nữa, rồi kéo xuống Thermal Daemon Mitigation OFF và mở nó lên. Tiếp đó, thực hiện tương tự bước bật tắt nguồn. Sau khi quá trình vận hành xong, hãy chờ điều "kỳ diệu" sẽ đến khi sử dụng.
Với vấn đề về cảm ứng, bạn có thể vào Settings > Accessibility > Touch and Hold delay và điều chỉnh nó cho phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử và sử dụng thêm các launcher khác nhẹ hơn ngoài mặc định của máy trên Google Play Store để tránh tình trạng trễ, giật.
4. Thời lượng pin kém
Dù LG G3 sở hữu một viên pin có dung lượng lên tới 3000 mAh, song có lẽ từng đó vẫn là chưa đủ để hiển thị một màn hình độ phân giải cao như Quad HD.
Giải pháp:
Những giải pháp sử dụng ở mục (2) cũng có thể ứng dụng được trong trường hợp này giúp tăng đáng kể tuổi thọ pin.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số ứng dụng giúp tiết kiệm pin khá tốt trên Google Play Store như Juice Defender hoặc bật tính năng tiết kiệm năng lượng có sẵn trong LG G3 bằng thao tác Settings > General > Battery > Power Saving Mode.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vào Settings > General > Battery > Battery Use để kiểm tra mức sử dụng pin của từng ứng dụng và có các điều chỉnh hợp lý.
Cuối cùng, hãy nhớ để ý những kết nối wifi, 3G/4G, NFC, Bluetooth, … và tắt chúng đi khi không dùng đến để thời lượng pin sử dụng được lâu nhất.
5. Chất lượng thoại kém
Chất lượng thoại kém khi thực hiện các cuộc gọi là một trong những vấn đề bị người dùng than phiền nhiều nhất trên LG G3. Điều đặc biệt là, lỗi này chỉ xảy ra với các cuộc gọi GSM (cuộc gọi từ SIM), trong khi cuộc gọi Skype hoặc cuộc gọi sử dụng tai nghe để đàm thoại vẫn hoạt động bình thường.
Giải pháp:
Vào Settings > Call > Voice enhancement. Tiếp đó, bật hoặc tắt tính năng này và kiểm tra sự khác biệt chất lượng đàm thoại trong cả 2 trường hợp để lựa chọn phương án tối ưu.
Ngoài ra, cũng trong cùng menu, chọn Privacy Keeper, thực hiện bật hoặc tắt như trên để giảm các vấn đề về méo và nhiễu sóng.
6. Lỗi âm thanh
Nhiều chủ sở hữu LG G3 đã phản hồi về các vấn đề liên quan tới âm thanh playback. Thực tế, lỗi này thường xảy ra khi sử dụng tai nghe như những tiếng rít khi dùng tai, đặc biệt là âm qua kênh bên trái, hoặc thiết bị đã cắm cáp aux mà điện thoại vẫn chơi nhạc qua loa ngoài của thiết bị.
Giải pháp:
Các lỗi này phần nhiều có khả năng là do vấn đề tương thích phần mềm với bản Android 4.4.2 KitKat. Do đó, hãy chờ đợi và cập nhật lên bản Android 4.4.4 ngay khi có thể để khắc phục những vấn đề này.
Ngoài ra, còn có một cách khác, song nó chỉ có hiệu quả trong một số trường hợp chứ không giải quyết được hoàn toàn vấn đề của bạn. Đó là, chuyển đổi từ ART sang Dalvik trong tùy chọn Developer.
7. Lỗi máy ảnh
Trên LG G3, có một lỗi khá phổ biến, ứng dụng máy ảnh thường bị treo khi người dùng sử dụng tính năng zoom (phóng đại) khi đang quay video. Tất nhiên, file video đó cũng sẽ bị hỏng và không mở lên được.
Giải pháp:
Nhiều người đã sửa chữa thành công vấn này đề khi thực hiện thao tác "hard reset" giống mục (1). Bạn có thể làm tương tự như các bước trên mục (1). Hoặc nhấn tổ hợp phím nguồn + phím giảm âm lượng cùng lúc cho đến khi thấy được logo của LG. Sau đó, thả nút nguồn rồi ngay lập tức, nhấn và giữ nó lại lần nữa. Khi tùy chọn "hard reset" Factory xuất hiện, bạn có thể lựa chọn theo các tùy chọn để thực hiện thao tác này.
Ngoài ra, đây cũng là lỗi do phần mềm của LG chưa tương thích với bản Android 4.4.2. Bởi vậy, người dùng cũng có thể đợi để nâng cấp lên bản Android 4.4.4 hoặc thử sử dụng một số ứng dụng máy ảnh đến từ bên thứ ba trên Google Play Store để giải quyết vấn đề.
8. Điện thoại tự bật màn hình khi đút túi
Phần nhiều lỗi này thường xảy ra khi tính năng đặc trưng trên LG G3, Knock On, được kích hoạt.
Giải pháp:
Tắt tính năng Knock On đi bằng cách truy nhập vào menu ẩn như trên mục 3. Trong menu, kéo xuống phầnKnock On, chọn và nhấp vào nó để vô hiệu hóa tính năng này.
Nếu bạn vẫn muốn sử dụng Knock On, giải pháp tạm thời cho vấn đề này là hãy quay màn hình điện thoại hướng ra ngoài (ngược với hướng cơ thể) khi giữ thiết bị trong túi, hoặc sử dụng một flip cover để che màn hình.
Hoàng Anh
Theo AndroidAuthority