Thursday, March 10, 2016

Những căn bệnh di truyền tồi tệ nhất


Bệnh tim, ung thư vú, béo phì, nghiện rượu, hói đầu, mụn trứng cá... có thể di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Dưới đây là các chứng di truyền được xem là “tồi tệ nhất” do báo Khoa học đời sống Mỹ bình chọn:
Ung thư 
Không ai có thể khẳng định nguyên nhân chắc chắn gây bệnh ung thư vú. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự biến đổi của một số gene đặc biệt có thể gây ra bệnh này. Thống kê cho thấy nhiều thiếu nữ rất trẻ đã mắc ung thư vú, hơn nữa khối u xuất hiện cả hai bên vú. Hầu hết bệnh nhân đều có liên quan đến yếu tố di truyền theo dòng họ.
10-chung-benh-di-truyen-tham-hoa-cuanhan-loai
Ảnh minh họa: medic.
Béo phì
Khoai tây chiên và gene được chứng minh liên quan đến chứng béo phì. Các nhà khoa học giải thích, gene béo phì giúp cho tổ tiên con người vượt qua thời kinh tế khó khăn lương thực thiếu thốn, dinh dưỡng nghèo nàn. Thời đại thực phẩm dồi dào hiện nay lại gây ra nhiều phiền toái cho đời sống con người, cụ thể là dẫn đến chứng béo phì.
Bệnh tim
Trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử bố mẹ bị bệnh tim, tiểu đường, trúng gió hoặc cao huyết áp, khả năng bị di truyền bệnh là rất cao. Nếu gia đình có người bị tim bẩm sinh hoặc các bệnh bẩm sinh khác thì nguy cơ di truyền bệnh cho đời sau tương đối cao.
Trứng cá
Nghiên cứu thực hiện trên nhóm nam thanh niên nhiều mụn trứng cá cho thấy hầu hết đều có tiền sử gia đình bị bệnh này. Đặc biệt, nếu bố mẹ lúc trẻ mọc trứng cá nghiêm trọng thì con cái sẽ bị hiện tượng bệnh lý như vậy.
Chứng hói đầu
Hói đầu là hiện tượng phổ biến ở đàn ông. Tình trạng này có thể do gene của bố hoặc mẹ hay cả hai bên bị biến đổi và di truyền sang con. Rất ít gặp hiện tượng hói toàn bộ đầu. Những người mắc chứng bệnh này còn bị rụng lông toàn thân do cơ thể mang một loại gene gây rụng lông.
Nghiện rượu
Nghiên cứu trên những người nghiện rượu cho thấy bẩm sinh họ đã thích thức uống chứa chất cồn. Tổng hợp nhiều tài liệu nghiên cứu trên thế giới, các nhà khoa học khẳng định 50% nguyên nhân gây thèm rượu đều có liên quan đến gene di truyền, còn yếu tố môi trường chỉ ảnh hưởng 50%.
Thói bắt nạt
Các nhà khoa học phát hiện trong cơ thể người có một loại gene làm tăng tính hiếu chiến. Trong đó, hành vi thích công kích của các chàng trai cô gái thích bắt nạt người khác rất có thể được di truyền từ gia đình.
Bác sĩ Bùi Đắc Chí
Khoa Di truyền và Huyết thống
Phòng khám Đa khoa Medic

Tuesday, March 8, 2016

Tổng quan về thiết kế vi mạch

Thiết kế vi mạch là 1 lĩnh vực mới và còn non trẻ ở VN. Bài viết giới thiệu tổng quan về thiết kế vi mạch nhằm cung cấp 1 số background cơ bản cũng như những kiến thức, công cụ cần có mà những người theo đuổi lĩnh vực này cần biết.

1. Phân loại: 

Thiết kế vi mạch thường chia ra làm 3 loại:
* Thiết kế số (Digital IC design)
* Thiết kế tương tự (Analog IC design)
* Thiết kế tín hiệu hỗn hợp (Mixed-signal design)

Dù là thiết kế loại nào thì qui trình thiết kế cũng gồm 2 giai đoạn chính:
* Thiết kế luận lý (Logical design - Front End design)
* Thiết kế vật lý (Physical design - Back End design)

Chip sau khi được thiết kế sẽ được đem đến nhà máy sản xuất. Các công ty có thể tự sản xuất chip của mình thiết kế, bán thiết kế cho các công ty khác, hoặc thuê các công ty khác sản xuất cho mình (fabless company). Chip sau khi sản xuất sẽ được kiểm tra kĩ lưỡng trước khi đến với người tiêu dùng.

2. Thiết kế luận lý - Front End design:

* Thiết kế số:

Sử dụng ngôn ngữ thiết kế phần cứng (Verilog-HDL, VHDL, System-C...) để hiện thực các chức năng logic của thiết kế. Lúc này ta không cần quan tâm đến cấu tạo chi tiết của mạch mà chỉ chú trọng vào chức năng của mạch dựa trên kết quả tính toán cũng như sự luân chuyển dữ liệu giữa các thanh ghi (register). Đây là thiết kế mức chuyển thanh ghi (RTL – Register Transfer Level). Sau đó thiết kế RTL sẽ được mô phỏng để kiểm tra xem có thỏa tính đúng đắn của mạch hay không. Các CADs phổ biến dùng thiết kế và mô phỏng RTL là: NC-Verilog, NC-VHDL (của Cadence), ModelSim (của Mentor Graphics), VCS (của Synopsys).

Tiếp theo, thiết kế RTL được tổng hợp (synthesize) thành các cổng (gate) cơ bản: NOT, NAND, XOR, MUX,…Quá trình này được thực hiện với sự trợ giúp của các CADs chuyên dụng. Phổ biến hơn cả là Design Compiler (Synopsys), Synplify (Synplicity), XST (Xilinx). Kết quả của quá trình tổng hợp không là duy nhất và tùy thuộc vào CADs và thư viện các cổng và macro của nhà sản xuất chip.

Nói chung thiết kế số được hỗ trợ rất nhiều bởi các công cụ thiết kế chuyên dụng CADs so với 2 loại thiết kế còn lại.

* Thiết kế tương tự:

Các thiết kế tương tự không được hỗ trợ đắc lực bởi CADs như thiết kế số. Phần lớn công việc được thực hiện bởi con người (80%) và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết về cấu trúc vật lý, tham số đặc trưng, công nghệ sản xuất của các linh kiện. Một điều may mắn là các thiết kế tương tự chủ yếu là các chip quản lí năng lượng, ADC, DAC, DC-DC converter, PLL, VCO, … (các lĩnh vực mà chip số chưa làm được hoặc không hiệu quả) chứa số lượng linh kiện ít hơn nhiều so với các thiết kế số với hàng triệu transistor.

Xuất phát từ các thông số yêu cầu của chip và các ứng dụng mà các chip analog sẽ được sử dụng, chuyên viên thiết kế chọn kiến trúc chip thích hợp (kinh nghiệm có yếu tố quan trọng trong bước này). Sau đó tham số của các linh kiện trong kiến trúc đã chọn được tính toán và mô phỏng với các phần mềm chuyên dụng. Các CADs thông dụng là HSpice (Synopsys), Star-Hspice (Avant Copr), IC Design, Pspice (Cadence), IC Design (Mentor Graphics). Quá trình tính toán, mô phỏng được thực hiện cho đến khi đạt được kết quả theo yêu cầu, đôi khi phải thay đổi cả kiến trúc mạch. 

Bên cạnh các mô phỏng miền thời gian, đáp ứng tần số … , một loại mô phỏng thường hay sử dụng khi thiết kế chip analog là mô phỏng Monte-Carlo. Mô phỏng này dùng để khảo sát tín hiệu ra khi có các thay đổi về điện áp nguồn, nhiệt độ môi trường, sai số qui trình sản xuất…

*Thiết kế tín hiệu hỗn hợp:

Ngày nay các chip thường có chức năng phức tạp và chứa đồng thời các khối analog và digital. Bên cạnh các kĩ thuật dùng cho analog và digital, các nhà thiết kế phải tính đến những ảnh hưởng lẫn nhau của khối analog và digital (nhiễu, giao thoa,.. ) để đảm bảo chúng hoạt động ổn dịnh. Ngôn ngữ mới được phát triển dùng cho thiết kế chip tín hiệu hỗn hợp là AHDL (Analog Hardware Description Language).

3. Thiết kế vật lý:

*Thiết kế layout:

Netlist thu được trong qua trình thiết kế luận lý được dùng để tạo layout cho chip. Ở giai đoạn này các linh kiện (transistor, điện trở, tụ điện, cuộn cảm) và các liên kết giữa chúng sẽ được tạo hình (hình dạng thực tế của các linh kiện và dây dẫn trên wafer trong quá trình sản xuất). Việc thiết kế tuân theo các qui luật (design rules) mà nhà sản xuất đưa ra. Các qui luật này phụ thuộc vào khả năng thi công và công nghệ của của nhà máy sản xuất. Có hai loại qui luật thiết kế là: lamda (λ) và qui luật tuyệt đối. Với qui luật lamda thì các kích thước phải là bội số của lamda, trong khi qui luật tuyệt tuyệt đối sử dụng các kích thước cố định. Sử dụng qui luật lamda giúp ta chuyển đổi thiết kế nhanh khi công nghệ thay đổi. 

Thiết kế số được hỗ trợ lớn bởi CADs, từ việc sử dụng lại thư viện các cells cơ bản cho đến place and route tự động. Chip analog đòi hỏi các thiết kế chính xác và các kĩ thuật chuyên biệt để đảm bảo tương thích (matching) giữa các linh kiện nhạy cảm, chống nhiễu (noise) và đáp ứng tần số. 



*Kiểm tra DRC và LVS:

Sau khi layout chip và hoàn tất kiểm tra qui luật thiết kế (DRC - design rule check), layout được export thành file netlist để đem so sánh với netlist thu được trong quá trình thiết kế luận lý để kiểm tra tính đồng nhất của chúng. Nếu không có sự tương đồng giữa 2 netlist thì phải kiểm tra và sửa lại layout cho đến khi tương đồng. DRC và LVS được thực hiện bởi các tool chuyên dụng của Synopsys, Candence hay Mentor Graphic. Sau đó các toàn bộ quá trình thiết kế vật lý sẽ được tapeout ra 1 file (*.gds hay *.gds2) và gửi đến nhà máy sản xuất.

Chip sau khi sản xuất sẽ được kiểm tra (test) trước và sau khi đóng gói để kiểm tra thông số trước khi được chuyển cho khách hàng hoặc đưa ra thị trường.

http://thietkevimach.com
vimachso

Monday, March 7, 2016

Các đối tượng được khai thác thông tin tín dụng CIC

Theo Quy định tại Thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28/01/2013, các đối tượng được khai thác thông tin tín dụng bao gồm:  Cơ quan quản lý nhà nước khai thác sản phẩm thông tin tín dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ về thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; điều tra, thống kê xã hội và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.  Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khai thác sản phẩm thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.  Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khai thác dịch vụ thông tin tín dụng phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khác.  Các tổ chức tự nguyện khai thác dịch vụ thông tin tín dụng phục vụ cho mục đích đánh giá khách hàng và các mục đích khác theo quy định của pháp luật. (Các tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng baogồm: + Ngân hàng Phát triển Việt Nam, công ty có chức năng mua bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty thông tin tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán; + Tổ chức trong và ngoài nước tham gia tài trợ tín dụng tại Việt Nam hoặc có nhu cầu cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài; + Tổ chức khác có nhu cầu tham gia hệ thống thông tin tín dụng và được CICchấpthuận.)  Khách hàng vay khai thác dịch vụ thông tin tín dụng để kiểm tra thông tin về bản thân và phục vụ mục đích khác theo quy định của pháp luật.  Ngoài đối tượng quy định tại các khoản trên, tổ chức hoặc cá nhân khi khai thác dịch vụ thông tin tín dụng về khách hàng vay phải có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng đó.

--
Do các báo cáo tín dụng bao gồm thông tin nhạy cảm của cá nhân nên CIC chỉ có thể cung cấp các báo cáo tín dụng này tới: • Cơ quan quản lý nhà nước phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ về thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; điều tra, thống kê xã hội và các mục đích khác theo quy định của pháp luật. • Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khác. • Các tổ chức tự nguyện để đánh giá khách hàng và các mục đích khác theo quy định của pháp luật. • Bản thân bạn được khai thác thông tin của mình • Tổ chức hoặc cá nhân nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của bạn.
----
Cứ 12 tháng bạn có thể yêu cầu cung cấp miễn phí 1 bản báo cáo tín dụng từ CIC bằng cách liên lạc với CIC để đăng ký và khai thác thông tin. Từ lần khai thác thứ 2 trong 12 tháng, bạn phải trả phí theo quy định của CIC. • Truy cập www.creditscore.cic.org.vn hoặc • Gọi Phòng Hỗ trợ Khách hàng theo số điện thoại: 04.33525958 Bạn cần đăng ký thông tin để truy cập báo cáo của bạn, như tên của bạn, địa chỉ, số CMND (hoặc số hộ chiếu), ngày tháng năm sinh và các thông tin liên quan khác.
----
- Theo Thông tư 03/2013/TT-NHNN, trường hợp khách hàng vay phát hiện thông tin tín dụng về bản thân có sai sót, khách hàng vay có quyền khiếu nại với CIC, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc tổ chức tự nguyện (sau đây gọi là tổ chức tiếp nhận khiếu nại) để yêu cầu kiểm tra, điều chỉnh lại thông tin, nhưng không được lợi dụng khiếu nại sai sự thật. Việc khiếu nại có thể thực hiện qua hệ thống điện tử hoặc gửi bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kèm theo các tài liệu, căn cứ chứng minh dữ liệu có sai sót. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo cho khách hàng vay biết. Trường hợp cần bổ sung thông tin để có cơ sở xác minh, giải quyết, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo để khách hàng vay cung cấp thông tin, tài liệu liên quan. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại hợp lệ, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải xem xét, điều chỉnh dữ liệu sai sót và thông báo cho khách hàng vay biết. Trường hợp phải thực hiện việc kiểm tra, xác minh nội dung yêu cầu khiếu nại tại các cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức tiếp nhận khiếu nại được kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại theo tình hình thực tế nhưng phải thông báo cho khách hàng vay biết về nguyên nhân kéo dài thời gian. - Trường hợp thông tin tín dụng bị sai sót gây bất lợi cho khách hàng vay, CIC phải gửi thông báo đính chính sai sót cho đơn vị sử dụng. Khi nhận được thông báo đính chính sai sót, đơn vị sử dụng phải xem xét lại quyết định cấp tín dụng.

----
Theo: http://creditdata.cic.org.vn/