Thursday, June 4, 2015

MERCEDES E250 AMG 2015


Mercedes E250 AMG 2015 rò rỉ hình ảnh tại Việt Nam
Mercedes E250 AMG 2015 chính thức có mặt tại các đại lý phân phối từ tháng 3/2015. Những hình ành đầu tiên của E250 AMG 2015 đã dần hé lộ. Giá bán E250 2015 phiên bản AMG la 2,259 tỷ đồng.

Ngoại thất E250 AMG 2015 tương đồng với phiên bản Mercedes E400 2014

Theo những hình ảnh rò rỉ ban đầu thì ngoại thất Mercedes E250 AMG 2015 sẽ có thiết kế gần như tương đồng với sản phẩm đàn anh E400 AMG 2014. E250 AMG trang bị 2 hốc gió lớn hai bên cản trước giúp xe trong thể thao hơn hẳn phiên bản E250 2014 tiêu chuẩn trước đây

E250 AMG có thiết kế bên hông tương tự E400 AMG 2014

Mâm xe E250 AMG 2015 là loại thể thao chính hiệu của AMG toàn cầu với kích thước 18 inches, 5 chấu kép. Bên hông xe được ốp bộ cản cũng đến từ hãng AMG giúp phần bên hông xe Mercedes E250 AMG trong khỏe khoắn hơn hẳn phiên bản trước đó

Mercedes E250 AMG 2015 có thiết kế đuôi xe mạnh mẽ hơn phiên bản trước

Điểm nổi bật của sản phẩm chính là bộ ống xã kép to bản, thiết kế lộ ra giúp phần đuôi xe trong mạnh mẽ, thể thao và cá tính hơn hẳn.

Mercedes E250 AMG 2015 có nội thất không có thay đổi với E250 2014

Phiên bản Mercedes E250 AMG 2015 ra mắt lần này chủ yếu cách tân ở phần ngọi thất sao cho xe trông khỏe khoắn và thể thao hơn. Mercedes E250 AMG dành cho những khách hàng yêu thích thiết kế thể thao AMG của E400 AMG nhưng khả năng tài chính còn hạn chế, khi gián bán của E250 AMG rẻ hơn rất nhiều so với E400 AMG


Băng ghế sau E250 AMG 2015

Giá bán E250 AMG 2015 cực hấp dẫn

Với thiết kế thể thao, mạnh mẽ nhưng E250 AMG có giá bán cao hơn phiên bản trước kia vài chục triệu khi được bán với giá 2,259 tỷ đồng.


PHÂN BIỆT SAY, TELL, TALK, SPEAK

Thầy giáo Tây chỉ cách phân biệt 'say, tell, talk, speak'

Cũng là "nói", nhưng khi nào chúng ta dùng từ "say", khi nào dùng các từ khác như "tell", "talk" và "speak"?
Lỗi phổ biến của nhiều người học tiếng Anh là lẫn lộn giữa các động từ chỉ hành động nói, kể gồm "say", "tell", "talk", "speak". Ngay cả với nhiều người bản ngữ, họ dùng một cách chính xác các từ trên trong từng ngữ cảnh, nhưng vẫn khó lý giải bốn từ khác nhau như thế nào. Sau khi tìm hiểu thêm, thầy giáo Tây giỏi tiếng Việt Daniel Hauer vừa quay một clip để giúp làm rõ khi nào chúng ta dùng "say" và khi nào dùng 3 từ còn lại



.http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/hoc-tieng-anh/thay-giao-tay-chi-cach-phan-biet-say-tell-talk-speak-3228511.html

Wednesday, June 3, 2015

HUẤN LUYỆN LÒNG DŨNG CẢM

Chúng ta ai cũng có lúc sợ hãi, trẻ con cũng vậy. Nhưng người lớn thì có thể nói ra còn trẻ con lại không thể diễn đạt lại điều đó. Hãy tinh ý nhận ra nỗi sợ của con và tìm cách khắc phục nó.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang sợ hãi
- Thay đổi thói quen trong ăn uống như ăn ít đi hoặc nhiều hơn.
- Trẻ hay nói mê trong giấc ngủ hoặc ngủ không sâu, khó ngủ.
- Khó tập trung vào bất cứ việc gì như học bài, có biểu hiện hay lơ đãng.
- Trẻ bỗng dưng có những kích động thái quá hoặc trở nên thụ động hơn so với ngày thường.
Cha mẹ nên hiểu sợ hãi là bản chất tự nhiên của trẻ
Cũng như người lớn, ai cũng có lúc sợ hãi và trẻ con cũng vậy. Trong mỗi giai đoạn phát triển, trẻ em có những nỗi sợ đặc trưng cho từng lứa tuổi và mức độ phát triển tâm lý.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những hoàn cảnh khác nhau, mức và độ nghiêm trọng của sự sợ hãi ở trẻ là khác nhau.
- Những đứa trẻ khỏe mạnh, sự sợ hãi là phản ứng tự nhiên trong nhận thức thế giới xung quanh.
- Những đứa trẻ nhạy cảm, nỗi sợ hãi có thể gắn chặt trong tâm lý và khi càng lớn nỗi sợ càng nhiều.
- Những đứa trẻ sống trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ thì nỗi sợ càng lớn, nhất là những bé trai sống với mẹ vì trẻ không nhận được sự tác động tích cực từ người cha nên kém tự tin.
- Những đứa trẻ sống trong gia đình không yên ổn, bố mẹ hay xảy ra xung đột cũng rơi vào tình trạng tương tự những trẻ sống trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những đứa trẻ có quá nhiều nỗi sợ hãi cũng là do cha mẹ quá nghiêm khắc và ít thể hiện tình cảm với con.
Tập cho con có lòng dũng cảm
Đa số những nỗi sợ hãi ở trẻ em là do đặc điểm lứa tuổi và dần dần sẽ qua đi cùng sự lớn lên của trẻ. Nhưng những nỗi sợ này có lưu lại lâu dài hay không, có trở thành nỗi ám ảnh bệnh hoạn ở trẻ hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào sự dạy dỗ của cha mẹ.
Các chuyên gia tâm lý trẻ em đưa ra rất nhiều phương pháp để giúp trẻ thoát khỏi sự sợ hãi một cách có hiệu quả và đơn giản nhất:
1. Vẽ nỗi sợ hãi:
Là cách khơi gợi cho trẻ vẽ ra những gì mình sợ, ví dụ như: sợ nước, sợ chó cắn, sợ ma, hay sợ sấm chớp, v.v...
Trước mỗi buổi vẽ nên để trẻ vui chơi thoải mái, và mỗi buổi vẽ chỉ nên kéo dài 30 phút. Sau đó, bạn chủ động chuyển sang nói chuyện với trẻ với mục đích là xác định xem trẻ đang sợ cái gì. Thực hiện những câu hỏi đó bằng các trò chơi và hỏi "Con sợ hay không sợ..." và chờ đợi câu trả lời. Nếu bé phủ nhận tất cả, hãy đề nghị trẻ không chỉ trả lời câu hỏi bằng "có" hoặc "không" mà phải đầy đủ "Con không sợ bóng tối".
 Sau đó khuyến khích trẻ vẽ ra cái đầu tiên làm trẻ sợ và vẽ bằng bút chì màu. Sau khi vẽ xong, hãy tặng thưởng cho trẻ bằng đồ chơi hoặc cái gì đó để cho trẻ thấy rằng, chúng đã vượt qua được nỗi sợ hãi bằng cách đối mặt với nó. Rồi từ đó, đề nghị trẻ tiêu diệt nỗi sợ bằng cách đốt hay xé hình vẽ đi. Bằng cách đó, có thể giúp trẻ loại bỏ những nỗi sợ hãy vô hình hoặc có thực nhưng đã xảy ra từ rất lâu rồi.

2. Chơi trò chơi
Trò chơi trốn tìm giúp bé khắc phục nỗi sợ bóng tối, sợ đơn độc, sợ không gian kín rất hiệu quả. Trước khi chơi, bạn quy định những nơi không được trốn vào. Sau đó tắt đèn đi, chỉ để lại đèn ngủ. Người dẫn đi quanh phòng và dọa người đang trốn. Tốt nhất là để trẻ trở thành người dẫn trò chơi, điều đó giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi và tính thiếu kiên quyết. Hoặc cũng có thể đạt được kết quả tốt khi bạn là người dẫn trò chơi và chịu đầu hàng vì không thể tìm ra trẻ đang trốn ở đâu.
3. Vào vai những nhân vật cổ tích
Đóng kịch giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi đã lưu lại trong thời gian dài. Có thể để trẻ đóng cả vai chính diện lẫn phản diện như người hùng hoặc bà phù thủy. Như thế, sau đó trẻ sẽ không còn sợ phù thủy nữa. Có lúc nên thay đổi kịch bản bằng cách biến những người xấu thành người tốt như: biến bà phù thủy thành người tốt, con cáo giúp cậu bé đi lạc ra khỏi rừng, v.v...
Lưu ý: nếu trẻ thấy vui vẻ và hứng thú với trò chơi thì bạn mới nên tiếp tục. Khi trẻ có dấu hiệu không bằng lòng thì nên dừng ngay, tránh bắt buộc.
H.M (Theo Parents)






T