Showing posts with label work hard. Show all posts
Showing posts with label work hard. Show all posts

Wednesday, February 3, 2021

ĐỪNG WORK HARD, NÊN WORK SMART

"Sau một trận nghỉ ốm, tôi đã bị sa thải": Ân hận muộn màng của một CEO ham làm việc, duy trì thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải

Đừng ôm đồm quá nhiều việc mà bỏ ăn, bỏ uống và bỏ mặc cơ thể đang yếu dần. Thế kỉ 21 rồi, đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc thông minh và quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn vì có sức khỏe, bạn sẽ có tất cả.

01

Cựu CEO công ty Internet Trương Thắng đã chia sẻ như sau:

Ôm đồm quá nhiều việc là sai lầm lớn nhất của tôi trong quá khứ. Tôi phát hiện ra mình bị bệnh từ tháng 11 năm ngoái, sau khi đến bệnh viện khám thì được thông báo là cần phải nhập viện. Khi biết tin, tôi như chết lặng.

Bạn biết đấy, lúc đó tôi vừa mới được thăng chức bởi thành tích và khả năng quản lý vượt trội, tôi như một "ngôi sao" trong công ty. Dù là danh vọng hay vật chất, tôi vẫn cứ theo đuổi đến cùng. Tôi bán mạng vào các dự án lớn nhỏ mà bỏ bê sức khỏe của mình. Rồi cũng đến ngày mà cơ thể không chịu nổi và lên tiếng, tôi chỉ có thể nhập viện điều trị.

Tôi đã từng là một người nghiện công việc (workaholic), tôi không nghỉ trưa và thức đêm suốt cả tháng chỉ để hoàn thành công việc và tiếp tục tăng ca đến sáng sớm mới về nhà. Khi buồn ngủ, tôi không chợp mắt mà đối phó bằng cách uống cà phê đen để tỉnh táo và mệt mỏi thì dùng thuốc. Mỗi lần như thế, tôi tự hào về hành vi thấu tình đạt lý này nhưng rồi tôi nhận ra mình thật nực cười.

Nhập viện chưa được bao lâu, tôi nhận được tin nhắn của lãnh đạo báo rằng vị trí CEO này đã tạm thời bị người khác tiếp quản. Bạn biết đấy, khi tôi xin nghỉ phép, sếp đã hứa sẽ không bàn giao công việc của tôi.

Tuy rằng lãnh đạo vẫn an ủi và nói: "Tiểu Trương, cậu cứ yên tâm trị bệnh, đừng lo lắng, chỉ cần tôi còn ở đây, công ty nhất định sẽ có chỗ của cậu!", nhưng tôi không ngốc đến thế.

Tôi xuất viện vào đầu tháng 12. Một mặt bác sĩ dặn tôi về nhà nghỉ ngơi, mặt khác lãnh đạo giục tôi đi làm lại. Cuối cùng, tôi lựa chọn tiếp tục xin nghỉ phép rồi về thẳng quê nhà. Khi dịch Covid-19 bùng phát, các công ty đều cắt giảm nhân sự và công ty tôi cũng không ngoại lệ. Tôi nhận được cuộc gọi từ bộ phận nhân sự của công ty và biết rằng tôi đã bị sa thải. Nhìn lại nhóm chat Zalo, tôi đã bị kick ra khỏi nhóm và bị cả công ty xóa bạn. Đúng là ngày trước được tâng bốc lên cao bao nhiêu thì hôm nay anh lại tụt dốc và sa sút bấy nhiêu.

Trong khi dưỡng bệnh ở nhà, tôi luôn tự hỏi mình ba câu hỏi:

- Làm việc nhiều để làm gì?

- Ngoài công việc, bạn còn có gì nữa không?

- Hy sinh mọi thứ vì công việc có thực sự đáng không?

Sau khi nghĩ về điều đó, tôi đã khóc. Lý do không phải vì tôi bị mất việc, mà là tại tôi quá ngu ngốc! Tôi bán rẻ sức khỏe vì coi công việc là tất cả của cuộc đời mình, ngu ngốc đến mức bỏ qua gia đình. Một công việc tốt là gì?

Đó là công việc khiến bạn vui vẻ, tràn trề ham muốn và sức lực để làm chứ không phải bán mạng làm việc.

02

Lời chia sẻ của Phạm Cường, Giám sát R&D của một công ty sản xuất: Con đường sự nghiệp của tôi không hề suôn sẻ:

16 năm trước, tôi tốt nghiệp trường cao đẳng ở miền bắc, tôi học ngành tự động hóa. Khi tôi tốt nghiệp, vì tiếng Anh kém, tôi đã trượt phỏng vấn vào một công ty nước ngoài, điều này khiến tôi nhục nhã với bạn bè cùng lớp vì họ ai cũng vào được các công ty lớn, phúc lợi cao. Tôi là người sống nội tâm và không giỏi thể hiện bản thân, khi tìm việc, tôi đã thất bại trong nhiều cuộc phỏng vấn, cuối cùng tôi chỉ đầu quân cho công ty tư nhân nhỏ. Công ty chúng tôi thuộc ngành sản xuất theo kiểu truyền thống, gần đây tình hình không được tốt lắm, phúc lợi của công ty tương đối bình thường, thậm chí rất hiếm khi được phát thưởng.

Mặc dù cách đây vài năm, tôi đã lên chức trưởng phòng và quản lý nhóm gồm 5 người, nhưng vì công ty nhỏ nên không tuyển được quá nhiều người xuất sắc, cấp dưới và đồng nghiệp đều ở mức trung bình.

Mỗi ngày đi làm là mỗi ngày mệt mỏi và chán nản. Tháng 11 năm ngoái, trường đại học của chúng tôi đã tổ chức một bữa tiệc kỷ niệm 15 năm ngày tốt nghiệp. Hầu hết các bạn cùng lớp đến dự tiệc cũng bảo bản thân tiền đồ rộng mở, tôi không biết mức lương của họ là bao nhiêu nhưng tôi có thể cảm nhận rõ ràng rằng so với những người làm việc trong các công ty lớn và thường tu nghiệp ở nước ngoài, tôi vẫn còn tệ hơn nhiều. Tôi lo rằng nếu cứ tiếp tục như vậy thì khoảng cách giữa tôi và họ sẽ ngày một lớn hơn và tôi sẽ không còn cơ hội  trở mình trong đời. Ngay lập tức, tôi hạ quyết tâm và đợi mùa xuân năm sau có nhiều cơ hội tuyển dụng hơn thì sẽ chuyển nghề.

Không ngờ, dịch bệnh đã đến ngay đầu năm mới và công ty cắt giảm nhân sự. Tôi thấy nhiều cư dân mạng chia sẻ rằng họ đã nhận được thông báo sa thải của công ty. Đây không phải là điều tồi tệ nhất. Một số cư dân mạng đã bắt đầu kinh doanh riêng, họ mở cửa hàng hay công ty vào năm ngoái và vay rất nhiều tiền. Bây giờ đơn đặt hàng lại không nhiều rồi tiền nhân viên sẽ ra sao? Điều này còn thảm hơn bị sa thải. Tôi thực sự không biết ngày tháng sẽ trôi qua họ sẽ như thế nào.

Tôi chợt nghĩ họ sẽ trả nợ thế nào nếu mất việc, con cái đi học thì phải làm sao, dựa vào cái gì cho cuộc sống của gia đình, càng nghĩ lại càng thấy tuyệt vọng. Sếp gọi cho tôi cách đây mấy ngày, lúc đó tôi nghĩ mình sắp bị cho nghỉ việc nên bực bội nhấc máy: "Này, Cường. Tôi định gặp khách hàng thân thiết để cảm ơn sự ủng hộ của họ thời gian qua. Cậu chuẩn bị quà cho tôi rồi mình đi." Thực ra đó chỉ là một vài câu nói bình thường của sếp nhưng khiến tôi như được trấn an. Đặt điện thoại xuống, lòng tôi rưng rưng.

Tôi thầm cảm ơn những khách hàng rất khó tính nhưng đã bị tôi chinh phục và ông chủ, người từng nghĩ tôi nhỏ nhen nay đã có thiện cảm với tôi hơn. Một công việc tốt là gì?

Một công việc cho phép tôi chăm lo cho gia đình, an tâm sống và không phải lo lắng về việc nợ nần hay đuổi việc ngày mai thực sự là một công việc tốt.

Sau một trận nghỉ ốm, tôi đã bị sa thải: Ân hận muộn màng của một CEO ham làm việc, duy trì thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải - Ảnh 1.

03

Mẫn Mẫn, nhân viên ngành truyền thông:

Trong mấy năm làm việc, tôi luôn bị đau dạ dày, tôi luôn cảm thấy đó là do tôi không có bạn trai và không có ai chăm sóc. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ở nhà này, tôi được bố mẹ chăm sóc, cơm ăn ngày 3 bữa, công ty cũng hoãn đi làm và bắt đầu nghỉ vì dịch nên tôi được ở nhà thoải mái. Từ khi về đến nhà, bụng không đau quằn quại như trước nữa. Hóa ra ở nhà với cha mẹ thì cứ bảo con muốn ăn ngon, còn  ở ngoài thì cứ luôn mồm: "Con biết rồi" và bỏ bữa. Có hôm, tôi lười nên mua đồ ăn mang đi, gọi một số món chiên, cay hoặc quá ngọt. Đối với rau, tôi thậm chí không thể nhìn chúng chứ đừng nói đến thưởng thức.

Đôi khi tôi thức dậy vào buổi sáng và ăn một miếng bánh mì vì tôi bận rộn với công việc, khi tôi đói, tôi kêu vội một hộp mì ăn liền. Vào buổi trưa, do đồ ăn của nhà ăn của công ty không hợp khẩu vị, vì vậy tôi tiếp tục gọi đồ ăn nhanh. Trà sữa, tôm càng, bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên là bạn bè thân thiết của tôi. Khi tôi về nhà vào buổi tối, tôi sẽ xem phim truyền hình và chơi điện tử, tôi sẽ gọi một số món ăn tối khi tôi đói.

Sống như thế này chẳng phải tiện lợi sao? Nhưng sau khi bị bệnh dạ dày, cơn đau kéo đến từng cơn, tôi suýt trào nước mắt. Xấu hổ nhất là trong một lần tham gia diễn đàn, đồng nghiệp vì chuyện gì đó mà tranh chấp với người khác nên tôi đi can anh đừng động thủ. Nhưng khi định nói thì bụng đau như quặn. Tôi ôm bụng ngồi xuống đất, đồng nghiệp tưởng tôi ăn vạ liền nhanh chân chuồn mất. Đến gặp bác sĩ thì chỉ có thể uống thuốc để đảm bảo không đau bụng, còn muốn chữa khỏi hoàn toàn thì căn bản là không thể. Tôi chưa đầy 30 tuổi mà khuôn mặt tuổi 35. Điều kinh hoàng hơn là tôi mang trong mình cái bụng 40 tuổi.

Tôi thực sự muốn khuyên tất cả các bạn rằng, ăn uống đầy đủ là một vấn đề quan trọng. Hậu quả của việc tham lam quá là cái dạ dày tội nghiệp luôn đau đớn và khó chịu.

04

Tiểu Mỹ- Nhân viên R&D của công ty y dược: Công việc của tôi là niềm hy vọng của người khác:

Năm ngoái, tôi tốt nghiệp từ Hoa Kỳ. Khi đó, tôi có cơ hội ở lại Mỹ, nhưng tôi quyết về quê hương lập nghiệp. Vì hầu hết các bạn học đại học của tôi đều đang làm việc ở quê nhà, thỉnh thoảng họ gửi cho tôi một số tin tức về công ty của họ, nói rằng y học trong nước đang là thời kỳ phát triển nhanh chóng, vì vậy tôi được khuyên nên quay trở lại quê hương để phát triển tốt hơn.

Cuối cùng, thông qua một cuộc phỏng vấn video từ xa, tôi đã nhận được lời đề nghị từ một công ty mới nổi trong nước với tư cách là nhà nghiên cứu.

Trước khi tham gia, lãnh đạo cho biết chúng tôi đang sản xuất các loại thuốc cải tiến và chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn R&D, vì vậy phần lớn thời gian của chúng tôi là thực hiện R&D cơ bản, tương tự như phòng thí nghiệm của trường học, nhưng triển vọng của công ty rất tốt và chúng tôi có thể học hỏi nhiều thứ khi chúng tôi đến.

Tôi không suy nghĩ nhiều, sau khi tốt nghiệp, tôi về nước làm việc.

Đã gần một năm kể từ khi tôi gia nhập công ty và đột nhiên tôi nhận ra rằng những người đến sớm hơn tôi một hoặc hai năm cũng làm công việc giống như tôi.

Họ đều là nghiên cứu sinh, nhưng công việc hàng ngày của họ là: liên tục làm thí nghiệm, ghi chép số liệu, rửa máy lắc, thậm chí là văn chương, không có nhiều thời gian để đọc.

Những nghiên cứu và phát triển ban đầu này thực sự có thể đạt được kết quả cuối cùng, xác suất sản xuất thuốc và đưa ra thị trường là rất nhỏ. Là nhân viên cơ sở, trên thực tế chúng tôi liên tục thử và sai, lặp đi lặp lại những thao tác đó về cơ bản sẽ không tạo ra kết quả. Đột nhiên, tôi không biết ý nghĩa của công việc tôi làm.

Trước khi tôi có thể hiểu được vấn đề này, dịch bệnh đã bùng phát.

Lúc đó, tôi chuẩn bị lên xe về quê thì giữa hành trình nhận được điện thoại của lãnh đạo:

"Hãy ở lại trong kỳ nghỉ lễ năm nay. Công ty chúng ta đã được chọn là công ty nghiên cứu và phát triển vắc xin chống vi rút mới. Còn bao nhiêu mạng người đang chờ đợi chúng ta!" Về đến đơn vị, thấy đồng nghiệp đông đủ, ai nấy không ai nói gì nên tôi cũng im.

Lúc này, tôi chợt nhận ra rằng những quy trình làm việc lặp đi lặp lại khiến tôi chán ngán và những con số thí nghiệm tưởng chừng như vô nghĩa đối với tôi lại quan trọng đến vậy.

Khi gia đình biết tôi không thể về nhà để nghiên cứu và phát triển vắc xin, họ cũng ủng hộ tôi rất nhiều.

Đừng đánh giá thấp ý nghĩa của bất kỳ công việc nào. Có thể những gì bạn làm là niềm hy vọng của người khác.

Sau một trận nghỉ ốm, tôi đã bị sa thải: Ân hận muộn màng của một CEO ham làm việc, duy trì thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải - Ảnh 2.

Kết:

Trên thực tế, mọi người đều cần một vài phút lắng lòng, dừng lại và kiểm tra bản thân. Tóm lại, một trận dịch là để phản ánh sâu sắc nhất về khả năng ứng biến, thích nghi và tăng cường miễn dịch. Vậy nên:

Tăng cường thể lực và nâng cao khả năng chống lại bệnh tật.

Tiết kiệm hơn và quản lý tiền bạc, dù bạn có ở nhà vài tháng cũng không bị khủng hoảng tài chính.

Lạc quan và mạnh mẽ, cho dù có nhiều bão tố trong tương lai, đừng thu mình lại hay sợ hãi. Hãy mạnh dạn bước đi để thấy được ánh hào quang phía cuối con đường.

Chúc bạn thành công trên con đường đã chọn.