Showing posts with label covid. Show all posts
Showing posts with label covid. Show all posts

Thursday, July 29, 2021

TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC SỨC KHOẺ THỜI COVID

CLICK VÀO TIÊU ĐỀ ĐỂ DOWNLOAD.

Sổ tay sức khoẻ Covid 19 Hướng dẫn của ĐH Y TP HCM 

Hướng dẫn chăm sóc và thuốc tạm thời điều trị Covid tại nhà (Đại học Y Phạm Ngọc Thạch)

Công văn 5069/SYT-NVY Hướng dẫn triển khai chăm sóc và theo dõi tại nhà đối với người mắc Covid 19

Cẩm nang phòng, chống Covid-19 (vnbook.com.vn)




MẪU GIẤY ĐI ĐƯỜNG CÔNG VĂN 2434 UBND-KT UBND TP HÀ NỘI

Download! 


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

_________

Số: 2434/UBND-KT

V/v Thống nhất mẫu giấy tờ sử dụng cho một số đối tượng đủ điều kiện lưu thông trên địa bàn Thành phố trong thời gian giãn cách xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2021

 

 

 

Kính gửi:

- Thủ trưởng, Giám đốc các Sở, ban, ngành Thành phố;

- Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã;

- Chỉ huy trưởng - Sở chỉ huy phòng chống dịch bệnh COVID-19 các cấp của Thành phố.

 

Nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố và kết luận chỉ đạo của Thường trực Thành ủy tại Thông báo số 428-TB/TU ngày 27/7/2021 về việc thống nhất quy định, quy trình để tạo điều kiện cho người dân các tỉnh, thành phố khác di chuyển ra khỏi Hà Nội khi kết thúc thời gian điều trị tại các bệnh viện; thống nhất mẫu giấy tờ, quy trình kiểm soát việc di chuyển của lực lượng công vụ, y tế, công nhân, lao động hiện đang sinh sống tại khu vực ven đô, rút ngắn thời gian khai báo để di chuyển vào Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo như sau:

1. Về biểu mẫu giấy đi đường: Theo Mẫu Giấy đi đường gửi kèm.

2. Về việc cấp, sử dụng Giấy đi đường trong các trường hợp cụ thể:

2.1. Đối với cơ quan, đơn vị, Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phổ: Chỉ những trường hợp thực sự cần thiết: trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu thì cán bộ, nhân viên được tham gia giao thông. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên gây lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch và cấp Giấy đi đường theo mẫu tại Mục 1.

2.2. Đối với người lao động trong Thành phố làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất (bao gồm cả các Doanh nghiệp trong và ngoài Khu, Cụm công nghiệp), cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu; lực lượng duy trì hệ thống, bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong Thành phố được tham gia giao thông khi: Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý chặt chẽ người lao động, cam kết về việc đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch; lập Kế hoạch hoạt động, kèm theo Danh sách người lao động, cấp Giấy đi đường theo mẫu tại Mục 1.

2.3. Đối với người ở tỉnh, thành khác vào Thành phố làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động, cần có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo mẫu tại Mục 1.

2.4. Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác: cần có giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú theo mẫu tại Mục 1.

2.5. Đối với các trường hợp khác: người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần chuẩn bị: Căn cước công dân, Hộ chiếu, Vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính vi rút SARs-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày); đối với bệnh nhân phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện; lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn Thành phố. Đối với lễ tang ngoài Thành phố cần có: Danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ, cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17-CT/UBND ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố.

2.6. Các trường hợp ra, vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia: Phải có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó và Giấy đi đường theo mẫu tại Mục 1.

3. Đối với các trường hợp người dân đi ra khỏi Thành phố trước ngày 24/7/2021 (thời điểm ban hành Chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội; các trường hợp người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội: Cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; kết quả xét nghiệm âm tính vi rút SARs-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày).

4. Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát: căn cứ các nội dung nêu trên tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng nêu trên tham gia đi đường được thuận lợi; đồng thời kiểm tra, giám sát; tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có) theo quy định.

UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- BCĐ QG phòng, chống dịch COVID-19;

- Đồng chí Bí thư Thành ủy;

- Chủ tịch UBND Thành phố;

- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;

- Ban Tuyên giáo Thành ủy;

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Các cơ quan Báo, đài Thành phố;

- VPUB: CVP, PCVP Đ.Q.Hùng, V.T.Anh;

các phòng: KGVX, KT, ĐT, TKBT,

- Lưu: VT, KTv.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Nguyễn Mạnh Quyền

 

 


ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG ....

 

(Hoặc Công ty, đơn vị sử dụng lao động)

 

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày … tháng ... năm 2021

 

 

 

GIẤY ĐI ĐƯỜNG

Về việc tham gia giao thông trong thời gian giãn cách

 

1. Họ và tên:................................... ;.... Giới tính:.........................................

2. Sinh ngày.... tháng. năm............ ;

3. Số CCCD/CMND:........................ ;. Ngày cấp:..................... ; Nơi cấp:...........

4. Số điện thoại:...................... ;

5. Địa chỉ thường trú:..........................................................................................

6. Nơi làm việc:.......................................................... ;

7. Địa chỉ cơ quan:.............................................................................................

8. Chức vụ/Vị trí công tác:...................................................................................

Mục đích tham gia giao thông: ………….. hiện đang trên đường di chuyển từ nhà đến nơi làm việc (hoặc ngược lại) để thực hiện công việc chuyên môn được giao.

Giấy đi đường có hiệu lực kể từ ngày ký, chỉ có giá trị trong thời gian giãn cách xã hội.

Công ty/Người lao động cam đoan những nội dung nêu trên đúng sự thật, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 và Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố.

(Xuất trình kèm theo Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân; Văn bản của Công ty, đơn vị sử dụng lao động)

 

 

T.M ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH

(Hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị)

 

 

Thursday, July 1, 2021

10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19

Nắm rõ các việc cần làm, cần tránh trước khi tiêm sẽ giúp bạn chủ động và tránh sai lầm khi đến lượt được tiêm vắc xin COVID-19.

Trong diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, việc tiêm vắc xin COVID-19 đang được đẩy nhanh tốc độ. Trong khi chờ đợi đến lượt tiêm chủng vắc xin COVID-19, bạn nên thực hiện 10 điều sau đây.

1. Chuẩn bị thông tin giấy tờ chứng minh được độ tuổi và công việc của mình, để chứng minh bạn đến lượt và quyền ưu tiên được tiêm vắc xin COVID. Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

Zalo

Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

2. Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc…, cần xuất trình bằng chứng rằng bạn có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.

3. Tránh dùng steroid trước tiêm: Các chuyên gia y tế khuyến cáo tránh dùng steroid một tuần trước khi tiêm chủng. Các steroide như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác. Không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin COVID-19. Bạn cần thông báo về kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho bác sĩ điều trị bệnh của mình. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.

Zalo

Tránh dùng các thuốc ức chế miễn dịch như prednisone và dexamethasone một tuần trước, hiện tại và sau tiêm vắc xin COVID-19 vì có thể làm giảm đáp ứng với vắc xin.

4. Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng: Đến chính xác địa điểm và đúng giờ, tránh bị chậm trễ và ùn tắc trong đám đông. Điều này đặc biệt quan trọng khi các các địa điểm tiêm chủng mở ra hàng loạt. Bạn cần quan sát những người cùng đi tiêm, nhằm giữ khoảng cách tối thiểu theo khuyến cáo và thực hiện 5K.

5. Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, sẽ ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với virus bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Nếu có các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ…, đó là do hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.

Zalo

Tránh dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.

6. Bù đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin COVID-19 gây ra.

7. Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng: Không chỉ có vậy,trong thời kỳ đại dịch, các chuyên gia khuyến cáo tránh uống rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe. Giữ sức khỏe tốt nhất giúp hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, giúp chống lại vi rút nếu bạn bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại vi rút khi bạn tiêm chủng.

Zalo

Nói KHÔNG với rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe trong thời kỳ đại dịch.

8. Mặc quần áo thích hợp: Mặc trang phục phù hợp để tiến hành tiêm chủng thuận lợi (dễ dàng tiếp cận vùng da ở phần trên cánh tay của bạn).

9. Nên tiêm vào cánh tay không thuận: Phòng trường hợp bạn bị đau ở nơi tiêm và khó khăn khi cử động cánh tay. Cánh tay thuận giúp bạn có thể thực hiện được các hoạt động hằng ngày.

10. Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Bạn cần lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19. Không nên lái xe ngay sau khi tiêm vắc xin để phòng những tình huống bất ngờ. Cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử các phản ứng sau tiêm gặp phải nếu có. Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

Lời khuyên của chuyên gia y tế

Hiện nay, có nhiều loại vắc xin COVID-19, một số người có tâm lý lựa chọn và chờ đợi vắc xin mình mong muốn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên chủng ngừa càng sớm càng tốt với bất kỳ loại vắc xin nào có sẵn tại địa phương. Càng sớm tạo miễn dịch cộng đồng, càng bảo đảm an toàn khi bạn sống chung với dịch.

Cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa như rửa tay, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, vì bạn không được bảo vệ đầy đủ ngay sau khi tiêm vắc xin.

Zalo

Nên chủng ngừa càng sớm càng tốt với bất kỳ loại vắc xin nào có sẵn tại địa phương để sớm tạo miễn dịch cộng đồng.

TS.BS. Lê Thanh Hải

Sunday, April 25, 2021

Báo Mỹ: Bất chấp cảnh báo của chuyên gia, bất lợi từ đóng cửa biên giới, nhờ đâu Việt Nam thành công?

Báo Mỹ: Bất chấp cảnh báo của chuyên gia, bất lợi từ đóng cửa biên giới, nhờ đâu Việt Nam thành công?

Làm thế nào quốc gia này có thể kiểm soát số lượng ca nhiễm thấp như vậy khi có chung đường biên giới với Trung Quốc, và thậm chí tăng trưởng kinh tế còn đạt mức cao trong năm qua?

Hiếm có quốc gia nào tiến xa như Việt Nam

Mỗi năm, tầm khoảng tháng Giêng hay tháng Hai, ông Lê Thế Linh và vợ con thường chuẩn bị đồ đạc và lái xe khoảng hơn 120 km đến Hải Phòng - thành phố cảng phía đông Hà Nội để thăm họ hàng nhân dịp Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, năm nay, sau kỳ nghỉ lễ, trên đường đến gần cuối đoạn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, họ đã phải dừng lại trước một trạm kiểm soát. Đây cũng là một trong 16 trạm kiểm soát được dựng lên xung quanh Hải Phòng nhằm kiểm soát việc ra vào thành phố. Các quan chức tại đây yêu cầu người dân kê khai lịch trình đi lại, cư trú và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Cuối cùng, gia đình anh Linh có thể chứng minh rằng khu vực gia đình anh sinh sống không có ca nhiễm nào trong giai đoạn ấy. Anh Linh và gia đình là một trong những người may mắn được tiếp tục chuyến đi. Song, rất nhiều người từ các khu vực gần ổ dịch đã phải quay đầu, nhóm thanh niên đi xe máy định lách trạm kiểm soát thì bị bắt giữ, nhiều người khác phải lựa chọn chào hỏi gia đình qua FaceTime hoặc Zalo.

Báo Mỹ: Bất chấp cảnh báo của chuyên gia, bất lợi từ đóng cửa biên giới, nhờ đâu Việt Nam thành công? - Ảnh 1.

Vợ chồng anh Lê Thế Linh điền giấy tờ tại chốt kiểm tra trước khi vào đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Khi đại dịch bắt đầu lan rộng, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại. Chưa bao giờ trong lịch sử, ngành du lịch toàn cầu bị hạn chế một cách triệt để như vậy: số lượng du khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm 65%. Hơn một năm sau, khi các quốc gia lần lượt thử nghiệm hộ chiếu vaccine, bong bóng du lịch, loạt biện pháp mới nhằm hạn chế các biến thể của virus, thì tác động về những hạn chế đi lại trước đó đến ngành du lịch vẫn như ngày đầu.

Nhưng hiếm có quốc gia nào tiến xa như Việt Nam, một quốc gia với GDP bình quân đầu người đạt trên 2.700 USD vào năm 2019. Có thể ví các trạm kiểm soát Hải Phòng được triển khai ngay trước Tết cũng tương đương như việc đóng cửa Los Angeles ngay trước Lễ Tạ ơn. Tháng 3 năm ngoái, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tạm dừng tất cả các chuyến bay thương mại.

Đến nay, các chuyến bay được mở nhưng chỉ giới hạn cho một số nhóm người, điển hình như doanh nhân hoặc các chuyên gia đến từ các nước có số ca nhiễm thấp. Đồng thời, những người này cần hoàn thành tối đa 21 ngày cách ly tại Việt Nam và thực hiện xét nghiệm PCR (đối với các trường hợp dương tính cần phải đi cách ly và điều trị ngay lập tức).

Các chuyên gia y tế toàn cầu nhận định, cách tiếp cận nghiêm ngặt của Việt Nam đã giúp quốc gia này đánh bại Covid-19. Ngay cả trong những ngày đỉnh điểm dịch bệnh, đất nước 97 triệu dân này chưa bao giờ ghi nhận hơn 110 ca nhiễm mới - con số quá nhỏ so với 68.000 ca nhiễm vào ngày đỉnh điểm dịch bệnh của Vương quốc Anh - quốc gia có dân số thấp hơn so với Việt Nam, hay như con số kỷ lục 300.000 ca mỗi ngày ở Hoa Kỳ và Ấn Độ.

Năm ngoái, bất chấp dự báo của các nhà kinh tế, tăng trưởng GDP của Việt Nam thậm chí đạt mức 2,9%, đánh bại Trung Quốc và trở thành nước có thành tích tăng trưởng hàng đầu khu vực châu Á.

Báo Mỹ: Bất chấp cảnh báo của chuyên gia, bất lợi từ đóng cửa biên giới, nhờ đâu Việt Nam thành công? - Ảnh 2.

Covid-19 và sự thay đổi tư tưởng với các biện pháp hạn chế đi lại

Thời cổ đại, khi con người vẫn cho rằng nguồn gốc các căn bệnh bắt nguồn từ sự mất cân bằng trong "bốn mùa" (mật vàng, mật đen, đờm, máu) và các bác sỹ thường sử dụng những phương pháp điều trị như truyền máu, chính phủ các nước đã cố gắng đưa ra các biện pháp hạn chế việc đi lại để ngăn dịch bùng phát.

Năm 1377, biện pháp kiểm dịch đã được triển khai ở Dubrovnik, trên bờ biển vùng Dalmatian của Croatia nhằm ngăn các thủy thủ có khả năng mang mầm bệnh dịch hạch. Luật quy định rằng bất kỳ ai từ "các khu vực chứa ca nhiễm bệnh dịch hạch sẽ không được vào Dubrovnik và các quận lân cận, trừ khi cách ly một tháng trên đảo Mrkan". Đối với du khách trên đất liền, thời gian cách ly thậm chí còn kéo dài hơn với 40 ngày.

Nhưng trong bối cảnh du lịch và toàn cầu hóa như hiện nay, việc các thành phố hoặc quốc gia đóng cửa như vậy dường như là không thể. Ngay trước đại dịch, năm 2019 là một năm kỷ lục về lượng khách du lịch. Năm 2019, ngành du lịch đóng góp gần 9 nghìn tỷ USD vào GDP toàn cầu.

Báo Mỹ: Bất chấp cảnh báo của chuyên gia, bất lợi từ đóng cửa biên giới, nhờ đâu Việt Nam thành công? - Ảnh 3.

Các quan chức sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh kiểm tra thông tin về công dân Việt Nam hồi hương từ Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 10/2/2020 | Son Nguyen/AFP via Getty Images

Nhiều biện pháp mà các quốc gia đã thử nghiệm trong những năm vừa qua, sau khi virus SARS lần đầu xuất hiện vào năm 2002, bao gồm cả việc cấm bay, dừng cấp thị thực cho một số thành phố hay quốc gia... dường như không mang lại nhiều hiệu quả.

Nghiên cứu về SARS, Ebola và cúm mùa cho thấy những hạn chế này chỉ làm trì hoãn quá trình lây nhiễm, đồng thời ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội. Nhiều quốc gia bị dịch bệnh hoành hành triền miên, khó tiếp cận được hàng hóa toàn cầu cũng như nguồn cứu trợ từ bên ngoài.

Nhưng hiện tại, rõ ràng là những biện pháp này đem lại hiệu quả và những phát hiện, nghiên cứu trước đây không phù hợp với tình hình mà thế giới phải đối mặt vào đầu năm 2020. Loại virus mới dễ lây lan hơn, khó ngăn chặn hơn. Covid-19 có khả năng lây lan trước khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng, trong khi với SARS và Ebola, những triệu chứng sẽ xuất hiện ngay tức thì.

Bắt đầu xây dựng "bức tường thành" với thế giới vào tháng Giêng

Đầu năm ngoái, khi Mỹ và các nước châu Âu vẫn tập trung vào việc hạn chế du khách đến từ những nơi có ổ dịch, Việt Nam quyết định đóng cửa biên giới. Ngày 3/1, cùng ngày Trung Quốc thông báo về một cụm trường hợp viêm phổi do virus chưa rõ nguồn gốc, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành chỉ thị tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh khu vực biên giới với Trung Quốc.

Vào cuối tháng 1, Thủ tướng Việt Nam, lúc bấy giờ là ông Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh cấm tất cả các chuyến bay đến và đi từ Vũ Hán, cũng như các khu vực khác có virus đang lây lan ở Trung Quốc, đóng mọi tuyến giao thông giữa hai nước. Việt Nam lúc đó trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đóng cửa với du khách Trung Quốc.

Đến giữa tháng 3, Việt Nam dừng cấp thị thực cho tất cả người nước ngoài, sau đó dừng mọi chuyến bay thương mại. Chỉ các nhà ngoại giao, quan chức và công dân Việt Nam mới có thể tiếp cận với các chuyến bay hồi hương và cần được sự cho phép của Chính phủ.

Hiện nay, một số tuyến đường hàng không đã được nối lại với các quốc gia và vùng lãnh thổ có nguy cơ lây nhiễm thấp như Hàn Quốc, Nhật Bản, hay Đài Loan (Trung Quốc), song chỉ dành cho công dân Việt Nam và các doanh nhân, chuyên gia nước ngoài.

Báo Mỹ: Bất chấp cảnh báo của chuyên gia, bất lợi từ đóng cửa biên giới, nhờ đâu Việt Nam thành công? - Ảnh 4.

Mặc dù công dân Việt Nam có thể đi qua biên giới đất liền từ Lào hoặc Campuchia, nhưng đều phải làm xét nghiệm PCR và chờ thời gian cách ly bắt buộc từ 14 đến 21 ngày dưới sự giám sát trong một cơ sở quân đội hoặc khách sạn được chỉ định.

Như vậy, trong khi các nước phương Tây tiếp tục áp dụng biện pháp mở cửa bất cứ khi nào số ca nhiễm giảm xuống, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp đóng cửa, ngay cả trong giai đoạn quốc gia không ghi nhận ca nhiễm mới nào.

Giáo sư y tế công cộng Karen Grépin của Đại học Hồng Kông nhấn mạnh, bên ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hầu hết các nước đã không chuẩn bị gì cho khả năng loại virus này sắp lây lan toàn cầu. Vào tháng 1, Chính phủ Việt Nam đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm quốc gia chuyên xử lý Covid-19 do Phó Thủ tướng đứng đầu, xác định "mục tiêu kép" là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Khi "bức tường" dần sụp đổ

Vào buổi sáng đầu tháng 3, một chiếc taxi đang tiến dần đến nhà ga quốc tế tại sân bay Nội Bài (Hà Nội). Lần cuối tài xế chở khách đến nhà ga này là cách đây nửa năm, khi một hành khách Việt Nam có chuyến bay sang Đài Loan công tác. Hôm ấy, cũng chính hành khách này đã trở lại, trên một trong 16 chuyến bay về Việt Nam trong năm nay.

Bên trong sân bay, quang cảnh hoàn toàn khác so với quá khứ. Không còn đám đông chờ đợi gia đình và bạn bè. Các quán cà phê, nhà hàng đóng cửa, sảnh chờ yên tĩnh và tối tăm. Một nhóm hành khách vừa hạ cánh đang chờ lấy hành lý với những bộ đồ bảo hộ trên người, cùng khẩu trang và kính mắt.

Báo Mỹ: Bất chấp cảnh báo của chuyên gia, bất lợi từ đóng cửa biên giới, nhờ đâu Việt Nam thành công? - Ảnh 5.

Bên trong sân bay Nội Bài (Hà Nội), hơn 300 công dân Việt Nam đến từ Paris trong trang phục bảo hộ đầy đủ | Ảnh: Giáp Nguyễn cung cấp cho Vox

Tiếng ồn duy nhất vang lên khắp nhà ga là tiếng phát thanh hướng dẫn thủ tục cho hành khách. Mọi người sẽ được đưa đến các cơ sở kiểm dịch. Từng người một, tên và năm sinh của họ được vang lên trước khi họ lên xe bus đến nơi xét nghiệm Covid-19. Nếu dương tính, họ sẽ được chuyển thẳng đến bệnh viện để cách ly và điều trị.

Sẽ chẳng ai có thể nghĩ đến cảnh tượng này xảy ra ở các thành phố phương Tây như New York hay Paris - nơi mà ngay cả việc đeo khẩu trang hay đóng cửa biên giới một năm trước còn được coi là khó khả thi.

Việc đóng cửa biên giới đi kèm với rất nhiều sự đánh đổi, từ những người lao động trong ngành du lịch mất việc làm, hay những người buộc phải xa quê hương. Do khả năng tiếp cận các chuyến bay hồi hương còn hạn chế, hàng nghìn người đang đợi đơn đăng ký được chấp thuận, thị trường chợ đen vé máy bay lại mọc lên. Vài người đồng ý trả tới 10.000 USD cho một chỗ ngồi, rất nhiều trong số họ đã bị lừa.

Báo Mỹ: Bất chấp cảnh báo của chuyên gia, bất lợi từ đóng cửa biên giới, nhờ đâu Việt Nam thành công? - Ảnh 6.

Giám đốc phòng thí nghiệm chiến lược toàn cầu của Đại học York, ông Steven Hoffman cho biết, một thách thức khác đã nảy sinh bởi việc hạn chế đi lại rất khó để hiệu chỉnh một cách chính xác. Hiện tại, khi Việt Nam cân nhắc lợi ích của hộ chiếu vaccine và cách tiếp cận mới với du lịch quốc tế, những "bức tường thành" trước đó sẽ dần gỡ bỏ.

Phản ứng nhanh chóng của Việt Nam trong công cuộc đối phó với đại dịch Covid-19 được coi là động lực truyền cảm hứng, đặc biệt khi quốc gia này có chung đường biên giới với Trung Quốc. Cuối cùng, một điều mà các quốc gia khác cần rút ra đó là, trong thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, bất kể ở vị trí nào, các quốc gia đều có khả năng kết nối nhanh chóng. Có thể nói, các nước này đều chung "biên giới" với Trung Quốc.

Tham khảo Vox

Wednesday, February 17, 2021

THƠ TẾT


Dành cho những người xa quê không thể về đón Tết :

 Lại một Tết xa nhà đâu ai muốn
Nhưng cũng vì cuộc sống phải nén lòng
Nơi quê xa mẹ gói bánh đã xong
Chỉ còn thiếu thằng con về bắc bếp
Cha thì cố bày mâm thờ cho đẹp
Dù cúi giặt khăn đầu gối đã đau nhừ
Hai ông bà chân chậm mắt đã mờ
Vẫn nhớ rõ bầy con ngày thơ dại
Nay Tết về sao để cha đợi mãi
Xa con thế này...còn được mấy năm!?
Mẹ bó lạt nhìn đôi mắt xa xăm
Chắc  giờ này con nó thương mình lắm
Rồi ông bà lại chìm vào sâu thẳm
Miền kí ức xưa con bập bẹ, i tờ
 Mẹ ơi con nhớ lắm những ngày thơ
Mỗi khi xuân về nhà mình luôn rộn rã
Chả chẻ củi và chúng con lau lá
Mẹ tước giang làm lạt buộc bánh chưng
 Và đêm 30 bao giờ cũng tưng bừng
 Sau khi tắm lá thơm là ngồi chờ vớt bánh
Hai chiếc nhỏ buộc hai đầu đòn gánh
Mấy anh em bắt chước mẹ bán hàng!
Và cứ thế khi Tết đến xuân sang
Các con lại xôn xao quần áo mới
Mà đâu nghĩ, đâu đặt ra câu hỏi
Biết bao nhiêu vất vả cha mẹ mình
Để có được cái áo mới thật xinh
Đổi lấy tiếng cười niềm vui con trẻ
.... Nay Tết đến chỉ cầu mong cha mẹ khỏe
Để năm sau... con chắc chắn sẽ về!!!