Showing posts with label THU HOẠCH PHẤN HOA. Show all posts
Showing posts with label THU HOẠCH PHẤN HOA. Show all posts

Monday, May 18, 2015

TÁC DỤNG, CÁCH THU HOẠCH PHẤN HOA - NUÔI ONG


Lấy phấn hoa của con ong đã được các nhà nuôi ong áp dụng từ lâu và cũng đã có những công trình so sánh tác dụng giữa phấn hoa lấy từ con ong và phấn hoa do người thu hoạch. Với ong, nếu không có phấn hoa làm thức ăn thì ong không thể nuôi ấu trùng, không thể tiết ra sáp để xây tầng, cũng không thể tiết ra sữa chúa để nuôi ong chúa. Có nghĩa là không có thức ăn là phấn hoa thì sự sống bình thường của con ong cũng không có.
Cây cối sản xuất ra phấn hoa rất nhiều. Một cái hoa táo có khoảng 100 ngàn hạt phấn hoa; một chùm hoa dẻ có có đến 4 triêu hạt phấn hoa, một chùm hoa ngô có tới 50 triệu hạt phấn hoa. Từ đó người ta đã nghĩ đến việc thu phấn hoa trực tiếp mà không phải thông qua con ong.
Năm 1940, người ta đã nghĩ ra dụng cụ để lấy phấn hoa của con ong. Đó là tấm gỗ có các cửa tổ, 2 bên lỗ cửa cắm 2 định ghim thẳng đứng. Khi con ong có mang hai cục phấn hoa hai bên chân chui qua lỗ để vào tổ thì định ghim sẽ gạt hai cục phấn lại. Với dụng cụ thu phấn này, một đàn ong mạnh mỗi ngày có thể thu được 100g phấn hoa vào thời kỳ hoa nhiều. Một mùa hè hoa nở nhiều, đàn ong mạnh có thể cho 5 - 6 kg phấn hoa.
Tuy nhiên, hiện nay người ta không khuyến khích lấy phấn hoa của con ong vì mấy lý do sau đây:
-       Một tổ ong bị lấy bớt phấn hoa sẽ hạn chế hoạt động của ong. Ong thiếu thức ăn nên sản lượng mật ong cho ta thu hoạch kém hẳn.
-      Loại phấn hoa do ong đi lấy không đồng nhất, đôi khi còn lẫn vào một số loại phấn hoa độc nên người sử dụng phấn hoa đã không lợi được nhiều, có khi còn gây hại.
-       Con ong thu phấn hoa không thông qua một quá trình chế biến nào ngoài tổ ong nên chẳng khác gì người ta trực tiếp lấy phấn hoa từ cây. Nếu nhu cầu phấn hoa để sản xuất vitamin lớn thì cũng không thể dựa vào các đàn ong mà đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, ở Nga người ta đã làm ra các dụng cụ thu phấn trực tiếp, ít người lấy phấn hoa của ong theo phương pháp trên.
(Nguồn: Một trăm câu hỏi đáp nuôi ong lấy mật/ Phan Đức Nghiệm.-H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2010.- 136tr., 19cm.-Đăng ký cá biệt: VB20103071)