Showing posts with label BỆNH. Show all posts
Showing posts with label BỆNH. Show all posts

Wednesday, October 12, 2016

DANH SÁCH THUỐC BỔ thật và "vô dụng" do các chuyên gia Mỹ công bố

Hầu hết thuốc viên vitamin đều vô dụng, chỉ một số loại thực sự nên uống thôi. Đó là những thuốc gì?


Từ trước đến nay, đa phần chúng ta vẫn nghe theo một quan niệm sau: ăn nhiều rau, tập thể dục, và uống thuốc bổ - vitamin.
Thực ra, quan niệm này chỉ đúng ở 2 vế đầu. Vế cuối cùng thì còn phải xem xét, vì bên cạnh một số loại thuốc nên uống thì rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, phần lớn các loại thuốc bổ sung vitamin có mặt trên thị trường hiện nay hầu như không đem lại tác dụng gì đáng kể. Thậm chí, một số loại còn có hại như gây sỏi thận, ung thư...
Thế nhưng, thuốc bổ bây giờ nhiều như quân Nguyên, uống loại nào tốt, loại nào không? Danh sách dưới đây do các chuyên gia của Mỹ lập ra sẽ giúp bạn giải đáp điều này.

Vitamin tổng hợp (Multivitamin)? Dẹp đi!

Trong nhiều thập kỷ, các loại thuốc vitamin tổng hợp được cho là rất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Các mẩu quảng cáo kiểu như: Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, Vitamin A để sáng mắt, Vitamin B cho một ngày tràn đầy năng lượng... cứ nhan nhản ngoài đường và trên các phương tiện truyền thông.
Nhưng thực ra, nếu như bạn có một chế độ ăn hợp lý thì tất cả những vitamin nêu trên đều đã được bổ sung đầy đủ.
Chưa kể, việc uống thêm vitamin có thể gây hại nữa. Như theo một nghiên cứu quy mô lớn vào năm 2011 trên 39.000 phụ nữ, những người thường xuyên uống vitamin có nguy cơ tử vong cao hẳn so với những người không uống.
Ăn uống bình thường là đủ rồi...
Ăn uống bình thường là đủ rồi...

Vitamin D? Ok uống đi!

Khác với các loại vitamin tổng hợp, vitamin D không có nhiều trong các loại thực phẩn phổ biến, trong khi đây lại là thứ rất quan trọng nhằm giúp cho xương của chúng ta khỏe mạnh hơn. Bạn có thể hấp thụ vitamin D trong khi tắm nắng, nhưng chỉ nắng buổi sáng sớm mới có hiệu quả mà thôi.
Nắng cũng có vitamin D, nhưng không đủ...
Nắng cũng có vitamin D, nhưng không đủ...
Theo một số nghiên cứu mới đây trên tạp chí PLOS ONE, những người uống vitamin D thường xuyên cũng có tuổi thọ trung bình cao hơn bình thường.

Chất chống oxy hóa? Bỏ qua đi!

Các chất chống oxy hóa, bao gồm cả 3 loại Vitamin tổng hợp, đều có rất nhiều trong rau củ quả. Bổ sung chất chống oxy hóa cũng được chứng minh là phương pháp chống ung thư rất hữu hiệu.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu uống thứ này quá đà, bạn đang tự hại bản thân. Ví dụ như theo một nghiên cứu vào năm 2007 trên nam giới hút thuốc, những ai thường xuyên uống thuốc bổ sung chất chống oxy hóa có nguy cơ hình thành ung thư phổi cao hơn hẳn. Một nghiên cứu khác năm 2013 trên PLOS ONE cũng kết luận rằng, bổ sung chất này bằng thuốc uống làm tăng nguy cơ tử vong của người trưởng thành.

Vitamin C? Bỏ qua nốt đi!

Vitamin tổng hợp chẳng có tác dụng, nhưng vitamin C bình thường thì sao? Kết quả cũng không khá hơn: không có tác dụng gì.
Vitamin C có nhiều trong hoa quả. Vì thế, ăn hoa quả là được rồi.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trái với quan niệm vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch, thì thực sự nó còn chẳng ngăn được những cơn cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, nếu uống quá liều, vitamin C còn làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Muốn bổ sung vitamin C, tốt nhất ăn nhiều hoa quả vào là được.

Vitamin B3? Bỏ qua luôn!

Trong nhiều năm, Vitamin B3 được cho là thần dược trị bách bệnh, từ Alzheimer đến bệnh tim. Có điều, sự thật là chẳng có gì gọi là thần dược đâu.
Theo một nghiên cứu vào năm 2014 trên 25.000 có tiền sử bệnh tim, thì việc uống vitamin B3 hay không cũng không có tác dụng gì trong chuyện này. Chưa kể, người uống vitamin B3 thường xuyên có nguy cơ nhiễm trùng cao, dễ gặp vấn đề về gan và mắc chứng xuất huyết nội.
Vitamin B3 có rất nhiều trong cá hồi nhé các chế
Vitamin B3 có rất nhiều trong cá hồi nhé các chế
Thay vào đó, hãy bổ sung vitamin B3 một cách tự nhiên từ cá ngừ, cá hồi hoặc thịt bò.

Vitamin E? Cũng vậy thôi...

Vitamin E thực ra rất nổi tiếng nhờ khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư. Nhưng theo một nghiên cứu trên 36.000 nam giới vào năm 2011 thì người uống vitamin E thường xuyên lại có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn hẳn.
Một nghiên cứu khác vào năm 2005 cũng cho thấy việc uống vitamin E liều cao làm tăng nguy cơ tử vong của người trưởng thành.
Nạp hết đống này thì cũng chả cần uống thuốc nữa đâu...
Nạp hết đống này thì cũng chả cần uống thuốc nữa đâu...
Tất nhiên đừng tẩy chay nó, vì đây vẫn là vitamin cần thiết cho cơ thể. Nhưng thay vì uống thuốc, hãy ăn nhiều rau xanh vào là ổn rồi.

Các chế phẩm sinh học (probiotics)? Không nên uống!

Các chuyên gia cho biết những loại chế phẩm sinh học đang được bán với mức giá khá cao, thường là trên $1/viên, cùng lời quảng cáo có thể bổ sung lợi khuẩn, rất tốt cho sức khỏe.
Nhưng trên thực tế, tác dụng của chúng không thực sự rõ ràng. Một số trường hợp có hiệu quả, một số chẳng tác dụng gì. So với giá trị phải bỏ ra và hiệu quả mang lại, chế phẩm sinh học không phải là lựa chọn khôn ngoan.

Kẽm? Ok uống đi!

Khác với vitamin C, có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh kẽm có thể giúp chúng ta cải thiện hệ miễn dịch và chống lại một số bệnh tật thông thường.
Theo một nghiên cứu vào năm 2011, các chuyên gia thực hiện thử nghiệm trên các ứng viên vừa mới bị cảm lạnh.
Họ được chia thành 2 nhóm, một nhóm uống thuốc bổ sung kẽm, một nhóm uống thuốc "giả dược" (placebo effect). Kết quả, những người uống kẽm có thời gian ốm ngắn hơn và ít có triệu chứng nặng hơn.
Theo J
Trí thức trẻ/ Kênh 14

Tuesday, April 5, 2016

Bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng chống để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và miệng. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như chốc, thuỷ đậu, dị ứng,... dẫn đến điều trị sai lầm và làm bệnh lan tràn.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16. Ngoài ra, một số chủng virus Coxsackie nhóm A khác (A4-A7, A9, A10) hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Trong những năm gần đây, ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á xuất hiện những vụ dịch bệnh tay chân miệng do Enterovirus typ 71 gây nên. Khác với các chủng Coxsackie cổ điển, chủng Enterovirus typ 71 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Cần lưu ý là bệnh này không có liên quan gì đến bệnh lở mồm long móng ở gia súc, một bệnh gây ra bởi Aphthovirus.
Tính chất lây lan của bệnh
Virus có tính chất lây lan rất mạnh. Virus truyền trực tiếp từ người sang người. Người lành bị nhiễm virus do hít hay nuốt phải các giọt nhỏ chất tiết đường tiêu hoá, hô hấp được phát tán khi bệnh nhân ho, hắt hơi. Virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước hoặc tiếp xúc với phân của bệnh nhân. Trong vùng dịch, có rất nhiều trẻ em bị nhiễm và đào thải virus ra môi trường nhưng không phải tất cả trẻ đó có biểu hiện bệnh.
Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh.
Biến chứng của bệnh
Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Đây là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong, thường do chủng Enterovirus típ 71 gây ra.
Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh và các yếu tố dịch tễ. Các xét nghiệm virus chủ yếu sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học.
Điều trị
Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.
Phòng ngừa
Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:
- Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.
- Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.
- Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.
- Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor.
- Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.
- Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.