Thursday, March 23, 2017

Phân biệt doanh thu chưa thực hiện và người mua trả tiền trước

Doanh thu chưa thực hiện thực chất là một trường hợp đặc biệt của doanh thu, đặc biệt ở chổ số tiền nhận trước và doanh thu có liên quan nhiều kỳ kế toán trong tương lai. Do đó doanh thu chưa thực hiện nó phải thỏa mãn hai nguyên tắc cơ bản để ghi nhận doanh thu: đã giao hàng (đã cung ứng dịch vụ) cho người mua và người mua chấp nhận thanh toán.
Chấp nhận thanh toán được hiểu là người mua “hứa” trả tiền, có thể là cam kết trong bản báo giá, hợp đồng, hóa đơn, cam kết kết trả tiền mua điện thoại, email, fax … và mặc nhiên hành động giao hàng-thanh toán trước đó cũng được xem là chấp nhận thanh toán.
Vậy mấu chốt phân biệt khoản tiền nhận trước là “doanh thu chưa thực hiện” hay “người mua trả tiền trước” là đã giao hàng (cung ứng dịch vụ) cho người mua hay chưa.
Như vậy, việc người mua trả trước tiền hàng khi người bán chưa giao hàng cho người mua thì không được ghi nhận vào tài khoản 3387 mà ghi nhận vào tài khoản tài khoản 131- Phải thu khách hàng. Chính xác đây là khoản nợ và nó thể hiên trên Bảng cân đối kế toán cuối kỳ của người bán ở mục “Người mua trả tiền trước ngắn hạn” (Mã số 312).
Còn doanh thu chưa thực hiện được hiểu là khoản tiền mà người bán nhận trước của người mua nhưng liên quan đến nhiều kỳ kế toán và người bán đã giao hàng hóa (dịch vụ), tài sản cho người mua sử dụng. Doanh thu chưa thực hiện được hạch toán vào tài khoản 3387, dư có tài khoản 3387 được thể hiện ở mục “Doanh thu chưa thực hiện dài hạn” (Mã số 336) trên Bảng cân đối kế toán
Về bản chất, Khách hàng ứng trước và Doanh thu nhận trước đều là đối tượng kế toán thuộc nợ phải trả. Chúng thể hiện trách nhiệm phải thanh toán trong tương lai của đơn vị. Tuy nhiên, việc phân biệt một số tiền nhận trước cho việc bán hàng hóa dịch vụ là Doanh thu nhận trước hay Khách hàng ứng trước rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy cần có một cơ sở lý luận vững chắc liên quan đến 2 khái niệm này để người làm kế toán có thể ghi chép chính xác hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị.
Khách hàng ứng trước: là số tiền doanh nghiệp nhận trước cho số hàng hóa dịch vụ sẽ bán trong tương lai. Khi đơn vị nhận số tiền này thì hàng hóa dịch vụ chưa chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, dịch vụ chưa hoàn thành chuyển giao nên chưa được ghi nhận doanh thu. Vì vậy bản chất khoản khách hàng ứng trước là một khoản phải trả. Trong tương lai nếu đơn vị không bán hàng theo như thỏa thuận thì phải hoàn trả lại số tiền đã nhận trước của khách hàng. Và theo hợp đồng, doanh nghiệp phải giao hàng hóa và thực hiện dịch vụ trong tương lại. Ví dụ công ty du lịch nhận trước tiền mua tour du lịch của khách hàng, Công ty vận tải hàng không nhận trước tiền của khách hàng mua vé máy bay…
Doanh thu nhận trước hay doanh thu chưa thực hiện: là nguồn hình thành nên tài sản (tiền, khoản phải thu khách hàng) của các giao dịch tạo ra doanh thu nhưng một phần trong doanh thu đó đơn vị chưa thực hiện được. Ví dụ: Công ty kinh doanh xe máy bán một xe máy giá 35 triệu theo hình thức trả góp. Nếu doanh nghiệp bán thu tiền ngay thì sẽ bán với giá 30 triệu đồng. Như vậy số tiền chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán trả ngay là Doanh thu nhận trước. Doanh thu này đơn vị chưa thực hiện được.
Khi ghi nhận Doanh thu nhận trước với Khách hàng ứng trước cần xem xét điểm khác biệt sau:
Tại thời điểm ghi nhận giao dịch nhận tiền, nếu số tiền sẽ nhận liên quan đến một giao dịch đã tạo ra doanh thu nhưng một phần trong số đó doanh nghiệp chưa thực hiện được là Doanh thu nhận trước. Giao dịch tạo ra doanh thu là giao dịch doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa bán cho khách hàng hoặc đã hoàn thành dịch vụ và đã chuyển giao cho khách hàng.
Tại thời điểm ghi nhận giao dịch nhận tiền, nếu số tiền sẽ nhận liên quan đến một giao dịch chưa tạo ra doanh thu nghĩa là chưa chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, chưa hoàn thành chuyển giao dịch vụ là đối tượng Khách hàng ứng trước.
Để theo dõi đối tượng Khách hàng ứng trước kế toán sử dụng TK 131- Phải thu khách hàng.

No comments:

Post a Comment