Dân trí Mấy ngày gần đây, Hà Nội đang hứng chịu đợt nóng mà có lúc nhiệt độ ngoài trời lên đến 45 độ C, khiến những chiếc ôtô phải "đón" hơi nóng khủng khiếp. Đã có không ít trường hợp một số đồ vật bên trong xe phát nổ. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn an toàn hơn khi lái xe.
Bật lửa phát nổ bên trong xe của bạn P.Q.K (Hà Nội) trong những ngày nắng nóng vừa qua
Bạn Bá Hợi ở Hà Nội (bahoi1509xxx@yahoo.com) đã chia sẻ với bạn đọc Dân trí một số kinh nghiệm:
Với nhiệt độ bốc lên từ mặt đường với ảnh hưởng từ ánh nắng trực tiếp dưới trời nắng lên tới 39 - 40 độ C, nhiệt độ trong xe có thể lên tới 60 độ C hoặc cao hơn. Khi đó, rất nhiều vật dụng để trong xe có nguy cơ phát nổ, và có thể bốc cháy do áp suất bên trong tăng cao. Do vậy, bạn nên lưu ý khi để lại một số vật dụng sau trong xe trong thời tiết nắng nóng:
- Đồ điện tử gia dụng thông dụng như máy tính, máy tính bảng, và cả điện thoại. Các thiết bị này phần lớn đều được làm từ kim loại, dẫn nhiệt nhanh nên nhiệt độ cao sẽ làm các vi mạch điện tử, điện trở nóng lên bất thường, từ đó làm giảm tuổi thọ hoặc nặng hơn là có thể không sử dụng được. Biện pháp khắc phục: Trong trường hợp bắt buộc phải để lại xe, hãy cất các vật dụng này trong túi, balô hoặc bao đựng kín, tránh tiếp xúc với không khí nóng trong xe hoặc ánh nắng trực tiếp từ cửa kính.
Bình cứu hỏa nổ tỏa hết bột dập lửa vào nột thất xe
- Các loại đồ đóng hộp kín, các loại đồ dung môi dễ cháy như bật lửa ga, bình cứu hỏa, sơn xịt, các loại nước giải khát đóng lon/chai... Thực tế đã ghi nhận một số trường hợp bật lửa hay bình cứu hỏa phát nổ khi để trong xe dưới nhiệt độ cao, làm hư hỏng và gây lo lắng cho người sử dụng. Biện pháp khắc phục: Bình cứu hỏa là vật thực sự cần thiết cho mỗi chiếc xe, nhưng khi để bên trong xe dưới trời nắng, nên đảm bảo vừa dễ lấy khi cần kíp và tìm chỗ tránh nắng trực tiếp hoặc có thể bỏ tạm vào bên trong chiếc hộp kín mà bạn vẫn hay dùng để đựng nước khi đi xe. Đối với các loại pin dự phòng điện thoại, pin nhiên liệu, nên cất vào chỗ kín, tránh tiếp xúc với ánh nắng cũng như hấp thụ nhiệt từ không khí. Nếu không thực sự cần thiết, hay cất ở nhà để đảm bảo an toàn.
Chai nước soda, hay các loại nước ngọt có ga đóng lon rất dễ nổ hoặc xì ra bên trong xe khi gặp trời nắng nóng như thời gian vừa qua
- Đồ mĩ phẩm, đồ ăn uống, thuốc kem, hóa chất tẩy trang, chất tẩy sơn móng chân/tay là những loại dung môi rất dễ bốc hơi khi gặp không khí nóng, điều này không chỉ khiến bạn phải thường xuyên mua mới mà nguy hiểm hơn là các khí bốc hơi rất dễ tạo ra các chất không tốt cho sức khỏe, đặc biệt khi kết hợp cùng khí benzen ở các loại nhựa bên trong nội thất - một độc tố dễ gây ưng thư. Còn đối với các loại đồ ăn dự phòng, ở thời tiết nắng nóng này, tốt nhất là bỏ ra khỏi xe, bởi nhiệt độ cao rất dễ khiếncác loại thực phẩm hư hỏng và đôi khi không tốt khi sử dụng.
Chúc các bạn giữ được an toàn trong thời tiết nắng nóng!
Nếu các bạn có kinh nghiệm hữu ích khác, hãy cùng chia sẻ với Dân tríđể tất cả cùng có thêm những câu chuyện cuộc sống bổ ích. Ban biên tập xin chân thành cảm ơn!
Như Phúc
The information contained in this communication and attachment is confidential and is for the use of the intended recipient only.
Any disclosure, copying or distribution of this communication without the sender's consent is strictly prohibited.
If you are not the intended recipient, please notify the sender and delete this communication entirely without using, retaining, or disclosing any of its contents.
This communication is for information purposes only and shall not be construed as an offer or solicitation of an offer or an acceptance or a confirmation of any contract or transaction.
All data or other information contained herein are not warranted to be complete and accurate and are subject to change without notice.
Any comments or statements made herein do not necessarily reflect those of An Binh Commercial Joint Stock Bank or any of its affiliates.
Internet communications cannot be guaranteed to be virus-free.
The recipient is responsible for ensuring that this communication is virus free and the sender accepts no liability for any damages caused by virus transmitted by this communication.
No comments:
Post a Comment