Sunday, November 13, 2022

Làn sóng 'Zombie công sở' đang trỗi dậy

Khi người lao động bị stress thường xuyên, họ sẽ chỉ làm cầm chừng và không muốn cố gắng, nỗ lực hơn trong công việc. Họ được ví như những "Zombie công sở".

"Quiet quitting" - một thuật ngữ mới phổ biến trên nền tảng Tiktok từ đầu năm 2022, bật mí bí quyết của những người trẻ để trở thành nhân viên công sở "làm vừa đủ". Khi kết thúc giờ làm, họ cắt đứt liên lạc để công việc không ảnh hưởng tới các yếu tố khác trong cuộc sống.

Không muốn cống hiến

Khái niệm này được bà Thanh Nguyễn - Giám đốc Điều hành và truyền cảm hứng hạnh phúc của Anphabe - chia sẻ tại Hội nghị "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2022" diễn ra giữa tuần này.

Theo đại diện Anphabe, nếu giới lãnh đạo doanh nghiệp có con mắt khắt khe thì họ sẽ coi những nhân viên trên là dạng "zombie công sở" (xác sống - pv). Nhưng nếu các sếp hiểu xu hướng, họ sẽ nhìn người lao động với con mắt cảm thông. 

"Có những dạng "quiet quitting" vẫn nỗ lực trong giờ làm việc. Ngoài giờ, họ biến mất hoàn toàn. Đây như một lời phản kháng, đặt giới hạn, nói không với tình trạng cạn kiệt sức lực trong công việc khiến người đi làm hết sức mệt mỏi hiện nay", bà Thanh nói.

Vấn nạn làm việc cầm chừng đang xuất hiện từ đầu năm 2022. (Ảnh minh họa: Hoàng Hà)

Giám đốc Nghiên cứu thị trường Intage Việt Nam, bà Vân Lưu, nhận định, những đối tượng trên thuộc dạng người đi làm thường xuyên phải chịu tình trạng stress. Họ không muốn làm gì cả nhưng nghỉ việc cũng là điều không thể vì khó tìm được cơ hội tốt thay thế. Do đó, họ chọn cách làm việc cầm chừng.

Bà Tina Nguyễn, CEO Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam, bình luận, hiện tượng "quiet quitting" là những nhân viên chưa nghỉ việc nhưng ở tâm hồn đang ở đâu đó. Họ không muốn cố gắng, nỗ lực và nhiệt huyết như trước.

Số liệu tại Mỹ cho thấy, năng suất lao động của người đi làm tại quốc gia này trong năm 2022 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1947. Đây là vấn đề trên bàn nghị sự của nhiều CEO doanh nghiệp, nhằm giữ lửa cho nhân viên. 

Vậy người lao động đang cần gì?

Khảo sát gần 60.000 người đi làm tại Việt Nam trong năm 2022 cho thấy, yếu tố "được chăm sóc sức khỏe và tinh thần" đang ở vị trí số hai, chỉ sau phúc lợi. Điều này đứng top 2/15 yếu tố quan trọng khi người lao động tìm kiếm chỉ dấu về một nơi làm việc lý tưởng. 

Để giải bài toán "quiet quitting" thì "well-being" - an sinh cho nhân viên, đang là xu hướng được doanh nghiệp thế giới quan tâm. Theo khảo sát toàn cầu của LinkedIn, từ khóa "well-being" xuất hiện nhiều hơn 73% so với năm 2019, việc chia sẻ về các yếu tố liên quan đến "well-being" cũng tăng 114% so với năm 2019. 

Dẫu vậy, tại Việt Nam, "well-being" vẫn chưa được coi là yếu tố chiến lược. Chỉ 15% số công ty coi "well-being" cho nhân viên là yếu tố then chốt trong năm 2023.

Giới doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến đời sống thể chất, tinh thần của người lao động. (Ảnh: Aeon Việt Nam)

Theo bà Thanh Nguyễn, "well-being" ngày nay không chỉ là cung cấp một vài hoạt động như đặt bàn bi-a vào văn phòng hay cho nhân viên ăn snack miễn phí. An sinh nhân viên cần trở thành chiến lược nhân tài trụ cột, là sợi dây xuyên suốt quyết định nhiều hoạt động xung quanh của công ty.

Ví dụ, mỗi tháng, LinkedIn có một ngày thứ Sáu "no meeting" - không một cuộc họp nào cả; bên cạnh ngày nghỉ thông thường, ngày well-being toàn cầu vào tháng 6 hàng năm là ngày nghỉ chính thức của doanh nghiệp; năm 2021, sau thời gian dịch bệnh căng thẳng, cả công ty được nghỉ việc 1 tuần. Thời gian hè từ tháng 7-9, các phụ huynh sẽ được nghỉ làm vào chiều thứ Sáu hàng tuần để có thêm thời gian cho con cái.

Tương tự, tại Aeon Việt Nam, nhân viên khối văn phòng linh hoạt sắp xếp 1-2 ngày/tuần để làm việc tại nhà hoặc từ xa. Ngoài đào tạo và phát triển nhân lực, các chương trình hướng tới sức khoẻ tinh thần, thể chất cho nhân viên cũng là giá trị không thể thiếu nhằm kiến tạo một nơi làm việc tốt. 

"Để giúp nhân viên, với số lượng rất đông, cùng cải thiện sức khỏe thể chất thì phải chọn các hoạt động đơn giản và dễ làm. Do đó, chúng tôi chọn đi bộ, sau đó chuyển sang chạy bộ tiếp sức, nâng cao tinh thần đồng đội và sự gắn kết giữa nhân viên", bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ - Giám đốc Nhân sự Aeon Việt Nam - chia sẻ.

Saturday, November 12, 2022

25 PHÉP LỊCH SỰ TỐI THIỂU CHA MẸ NÊN DẠY CON

 

1. Đừng bao giờ nhại lại giọng địa phương của người khác vì điều đó không có gì hay ho đâu con ạ!

2. Khi người khác đang nghỉ ngơi, con hãy giữ yên lặng. Nếu con có chuyện muốn nói thì con hãy nhẹ nhàng đi ra ngoài.

3. Khi ai đó hỏi con cái gì, nếu con không biết thì hãy trả lời lịch sự rằng "Mình không biết hoặc mình không hiểu lắm". Con đừng nói trống không "Sao mà biết được".

4. Khi con nói xin lỗi thì con đừng thêm từ "được chưa".

5. Nếu con mượn đồ của người khác thì con hãy nhớ trả lại.

6. Khi con mượn đồ trân quý của ai đó, con hãy nhớ giữ gìn cẩn thận.

7. Khi con ăn, con hãy ăn xong rồi nói chuyện.

8. Người văn minh hãy biết cách học lấy những điều thông minh.

9. Nếu có cuộc gọi nhỡ, con hãy lịch sự nhắn tin khi chưa thể gọi lại.




10. Con đừng xem trộm tin nhắn, ảnh hay nhật ký của người khác.

11. Khi người khác đang nói, con nên để họ nói xong rồi nói.

12. Nếu con nói "tôi mời" thì con phải là người thanh toán. Còn nói "chúng ta đi ăn đi" thì ai trả phần người đấy con nhé!

13. Nếu ai đó xúc phạm con, con không nên đáp trả hoặc to tiếng với họ mà hãy mỉm cười bước đi.

14. Nếu đi cùng ai đó, người ấy chào một người bạn không biết thì con cũng nên chào họ.

15. Đeo tai nghe khi xem video, nghe nhạc ở nơi công cộng để không làm phiền tới người khác.

16. Tránh cười, nói chuyện quá to khi nhìn chằm chằm vào người khác.

17. Con không nên phóng xe nhanh qua vũng nước.

18. Một người đàn ông có giáo dục sẽ luôn thể hiện sự tôn trọng đúng mực với phụ nữ con nhé!

19. Con hãy trả lại số tiền đã vay càng sớm càng tốt.

20. Nếu ngủ ở nhà người khác, con hãy nhớ gấp chăn gối cho gọn gàng trước khi đi.

21. Hãy nhìn vào người đối diện khi con nói chuyện với ai đó.

22. Đừng cãi nhau ở chốn công cộng.



23. Đôi giày của con lúc nào cũng nên sạch sẽ.

24. Nguyên tắc vàng khi dùng nước hoa là dùng vừa phải. Nếu con vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của mình vào buổi tối thì có nghĩa là mọi người đã quá mệt với nó rồi.

25. Nếu ai đó giúp đỡ con dù chuyện nhỏ nhất cũng nên nói lời "cảm ơn".

Nguồn: st


Sunday, November 6, 2022

Hãng bảo mật phân tích chiêu chiếm đoạt SIM, đánh cắp tiền trong tài khoản

(NLĐO) – Người dùng phải tỉnh táo và trang bị đầy đủ kiến thức để tránh rơi vào bẫy của tội phạm mạng, bảo mật thông tin cá nhân như địa chỉ email, SIM điện thoại, tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội... để tránh mất tiền oan.

Sau nhiều vụ khách hàng khiếu nại mất hàng tỉ đồng trong tài khoản ngân hàng, tài khoản gửi tiết kiệm online liên quan đến thủ đoạn chiếm đoạt SIM điện thoại, Báo Người Lao Động đã trao đổi với bà Võ Dương Tú Diễm - Giám đốc vùng Kaspersky Việt Nam, Myanmar và Campuchia - dưới góc nhìn của hãng bảo mật.

- Phóng viên: Bà đánh giá sao về thủ đoạn kẻ gian chiếm đoạt SIM rồi đánh cắp tiền trong tài khoản của khách hàng, dù các ngân hàng, cơ quan quản lý liên tục cảnh báo?





- Bà Võ Dương Tú Diễm: Thủ đoạn chiếm đoạt SIM hoặc thông tin cá nhân để lấy trộm tiền từ tài khoản ngân hàng không mới nhưng nhiều người dùng vẫn bị sập bẫy.

Hãng bảo mật phân tích chiêu chiếm đoạt SIM, đánh cắp tiền trong tài khoản - Ảnh 1.

Bà Võ Dương Tú Diễm








Nhà mạng, ngân hàng và cơ quan quản lý liên tục đưa ra giải pháp để ngăn chặn hành vi lừa đảo gây hại cho người dùng. Nhưng bảo mật là một "cuộc rượt đuổi" khi bên phòng thủ không ngừng cải thiện giải pháp, trong khi những kẻ tấn công liên tục cải thiện phương pháp của họ bằng thủ thuật tinh vi, phức tạp hơn.

- Để lấy được tiền trong tài khoản gửi tiết kiệm online của khách hàng, kẻ gian phải đánh cắp được thông tin đăng nhập, mật khẩu, thậm chí cả mã OTP từ SMS…? Làm sao có thể có tất cả thông tin này cùng lúc để chiếm đoạt tiền?

- Tội phạm mạng không ngừng đổi mới thủ đoạn tấn công và đánh cắp thông tin của khách hàng trên môi trường kỹ thuật số. Việc nạn nhân bị đánh cắp tiền trong tài khoản, đồng nghĩa với việc thông tin cá nhân của họ như email, số điện thoại, mã OTP… đã bị rò rỉ và bị tội phạm mạng chiếm đoạt.

Hãng bảo mật phân tích chiêu chiếm đoạt SIM, đánh cắp tiền trong tài khoản - Ảnh 2.

Các chuyên gia cảnh báo người dùng cần tuyệt đối bảo mật thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng







Tội phạm mạng có thể sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để thu thập thông tin người dùng, như lợi dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để xây dựng các kịch bản gian lận tự động, mạo danh tổ chức tài chính hoặc thu thập thông tin cá nhân được công khai trên mạng. Chỉ cần có tài khoản email và SIM điện thoại, kẻ gian có thể chiếm đoạt hầu hết tài khoản trên điện thoại thông minh của người dùng, từ đó đánh cắp hàng tỉ đồng từ thẻ tín dụng hoặc tài khoản tiết kiệm online của nạn nhân.

Ngoài công nghệ tinh vi, tội phạm mạng còn lợi dụng kẽ hở trong việc bảo mật thông tin của khách hàng. Trên môi trường số, dù công nghệ bảo mật của nhà mạng và ngân hàng có tiên tiến đến đâu, việc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ tự xưng là nhân viên của nhà mạng hoặc tổ chức tài chính cũng không bảo đảm an toàn cho thông tin cá nhân, thậm chí mất tiền nếu gặp đối tượng lừa đảo.

Điều quan trọng là người dùng phải tỉnh táo và trang bị đầy đủ kiến thức để tránh rơi vào bẫy của tội phạm mạng. Việc bảo mật thông tin cá nhân như địa chỉ email, số điện thoại, tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội là rất quan trọng.

- Vậy người dùng phải tự bảo vệ tài khoản, tiền, SIM điện thoại thế nào?

Nếu điện thoại thông minh cho phép cài đặt các ứng dụng bảo mật kiểm tra trang web xác định nội dung độc hại và phần mềm độc hại đã tải xuống.

Sau khi xâm nhập điện thoại, hầu hết Trojan (mã độc) ngân hàng di động đều cố gắng truy cập vào các tin nhắn SMS, qua đó ngăn chặn mã xác nhận một lần từ các ngân hàng. Sau khi được trang bị mã, đối tượng sở hữu phần mềm độc hại có thể thực hiện thanh toán hoặc rút tiền mà nạn nhân không nhận ra. Đồng thời, Trojan di động sử dụng tin nhắn SMS để lây nhiễm sang nhiều thiết bị hơn bằng cách gửi liên kết tải xuống độc hại.

Để bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản, người dùng nên chặn cài đặt chương trình từ các nguồn không xác định để giảm một số ứng dụng gây rối trong thiết bị. Không nhấp vào các liên kết trong tin nhắn SMS, đặc biệt nếu tin nhắn có dấu hiệu đáng ngờ. Ví dụ, nếu một người bạn bất ngờ nhắn cho bạn một liên kết tới hình ảnh thay vì gửi trong ứng dụng nhắn tin hoặc mạng xã hội.






Người dùng hãy cảnh giác với các ứng dụng muốn truy cập vào tài liệu của mình và nên cài đặt một giải pháp bảo mật đáng tin cậy trên điện thoại. Mã OTP hoặc mã QR thông minh có thể ẩn chứa rủi ro. Khi người dùng chụp ảnh mã QR, liên kết mà mã đó lưu trữ sẽ được hiển thị đầu tiên trên màn hình của thiết bị. Tuy nhiên, tội phạm mạng cũng sử dụng các dịch vụ rút ngắn URL (chẳng hạn như bit.ly và các dịch vụ khác) để ngụy trang địa chỉ cuối cùng được lưu trữ trong mã QR. Điều này có thể dẫn đến một trang có phần mềm độc hại đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng hoặc một trang web lừa đảo…