Friday, December 31, 2021

Một số vi phạm giao thông bị tăng mức phạt 5-10 lần từ 1/1/2022


Ngày 28/12, Chính phủ ban hành Nghị định 123 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Một số vi phạm về giao thông đường bộ tăng nặng mức phạt so với Nghị định 100 hiện nay.

Đáng chú ý, để phù hợp với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông đối với cá nhân được tăng lên 75 triệu đồng.

Nghị định 123 có hiệu lực từ 1/1/2022.

Để bằng lái quá hạn bị phạt 12 triệu đồng

Hiện, mức phạt đối với việc sử dụng giấy phép lái ôtô quá hạn 6 tháng là 4-6 triệu đồng.

Tại Nghị định 123, cơ quan chức năng chia làm 2 mức. Trong đó, người sử dụng giấy phép lái xe quá hạn dưới 3 tháng sẽ bị phạt 5-7 triệu đồng.

Người sử dụng giấy phép quá hạn trên 3 tháng, không có hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt 10-12 triệu đồng.

Bằng lái xe quá hạn từ 3 tháng trở lên có thể bị phạt tối đa 12 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Hà.
Nghi dinh 123 anh 2
Nghi dinh 123 anh 2

Bằng lái xe quá hạn từ 3 tháng trở lên có thể bị phạt tối đa 12 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Hà.

Nghị định cũng tăng mức xử phạt lên 1-2 triệu đồng đối với người lái xe máy dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mà không có giấy phép lái xe, hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép bị tẩy xóa.

Cơ quan chức năng cũng tăng mức phạt từ 3-4 triệu đồng hiện nay lên 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy trên 175 cm3, không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép hết hạn.

Theo Bộ GTVT, việc tăng mức xử phạt trên nhằm ngăn chặn tình trạng người vi phạm không xuất trình giấy phép lái xe để chấp nhận nộp phạt thay vì bị tước bằng lái.

Dán biển số xe bị tăng mức phạt gấp 6 lần

Nghị định 123 quy định mức phạt 10-12 triệu đồng đối với cá nhân (hiện là 1-2 triệu đồng) và 20-24 triệu đồng đối với tổ chức (hiện là 2-4 triệu đồng) có hành vi Bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Mức phạt tăng từ 3-5 triệu đồng lên 30-35 triệu đồng đối với cá nhân; 6-10 triệu đồng lên 60-70 triệu đồng với tổ chức có hành vi Sản xuất biển số trái phép.

Hành vi dán, che mờ biển số gây nhiều khó khăn cho xử phạt nguội. Ảnh: Thạch Thảo.
Nghi dinh 123 anh 3
Nghi dinh 123 anh 3

Hành vi dán, che mờ biển số gây nhiều khó khăn cho xử phạt nguội. Ảnh: Thạch Thảo.

Đối với hành vi dán, che mờ biển số ôtô, để biển số xe không rõ chữ, số... Nghị định 123 cũng tăng mức phạt lên thành 4-6 triệu đồng (trước đây là 800.000-1 triệu đồng).

Chỉ còn 3 mức vi phạm đối với xe chở quá tải

Hành vi chở quá số người quy định trên xe khách, đối với chủ xe là cá nhân, cơ quan chức năng quy định phạt tiền 1-2 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định. Tuy nhiên tổng mức phạt tiền tối đa được thay đổi từ không vượt quá 40 triệu như trước đây tăng lên thành không vượt quá 70 triệu đồng.

Đối với chủ xe là doanh nghiệp, phạt tiền 2-4 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định. Tuy nhiên tổng mức phạt tiền tối đa được thay đổi từ không vượt quá 80 triệu như trước đây được tăng lên không vượt quá 150 triệu đồng.

Đối với người điều khiển xe chở quá tải trọng, trước đây cơ quan chức năng chia làm 5 mức phạt lần lượt là: Quá tải 10-20%; 20-50%; 50-100%; 100-150% và trên 150% với mức phạt 1-16 triệu đồng.

Tại Nghị định 123, cơ quan chức năng kiến nghị chỉ còn 3 mức xử lý gồm: Quá tải 10-20%, 20-50% và trên 50% với mức xử phạt lần lượt là 4-6 triệu đồng, 13-15 triệu đồng và 40-50 triệu đồng.

Xe quá tải là nguyên nhân chính gây hư hỏng hạ tầng giao thông. Ảnh: H.Q.
Nghi dinh 123 anh 4
Nghi dinh 123 anh 4

Xe quá tải là nguyên nhân chính gây hư hỏng hạ tầng giao thông. Ảnh: H.Q.

Chủ xe phương tiện cũng bị tăng mức phạt từ 18 đến 75 triệu đồng đối với cá nhân và 36-150 triệu đồng đối với tổ chức, tương ứng với mức độ quá tải của xe.

Theo Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc tăng mạnh mức xử phạt do hành vi phương tiện chở quá tải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Đồng thời, mức xử phạt trên cũng phù hợp với tính chất, mức độ của vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm có thể bị phạt tới 600.000 đồng

Tại Nghị định 123, nhiều mức phạt có tính chất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn có thương vong cũng được tăng mức phạt.

Cơ quan chức năng tăng mức xử phạt đối với người đua xe máy lên 10-15 triệu đồng thay vì 7-8 triệu đồng như quy định hiện hành.

Ngoài ra, nếu trường hợp đua ôtô, mức xử phạt cũng tăng 8-10 triệu đồng lên 20-25 triệu đồng.

Mức phạt cũng tăng 6-8 triệu đồng hiện tại lên 10-12 triệu đồng đối với vi phạm về dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe trên đường cao tốc.

Nghi dinh 123 anh 5

Đỗ xe trên cao tốc bị phạt tới 12 triệu đồng. Ảnh: Camera giám sát giao thông.

Cơ quan soạn thảo quy định mức xử phạt tăng từ 200.000-300.000 đồng lên 400.000-600.000 đồng đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách.

Hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ có mức xử phạt 600.000 đồng-1 triệu đồng tăng lên 1-2 triệu đồng. Ngoài ra, hình phạt bổ sung là tước bằng lái 1-3 tháng được giữ nguyên.

Từ thực tế quản lý, Cục CSGT (Bộ Công an) đánh giá đây là những hành vi nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ rất cao dẫn đến tai nạn. Đặc biệt, trong thời gian qua, những hành vi này liên tục được dư luận, tài xế phản ánh, bày tỏ bức xúc bởi gây nguy hiểm cho cả những phương tiện chấp hành nghiêm quy định.

Thursday, December 30, 2021

 Theo các nhà khoa học, có 3 biểu hiện bệnh nhiễm biến thể Omicron sẽ không xuất hiện khi người bệnh chỉ bị nhiễm cảm lạnh thông thường.



Tiến sĩ Hai Shao, bác sĩ bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Y tế Sharp Chula Vista ở San Diego (Mỹ) cho biết biến thể Omicron cũng gây ra các triệu chứng tương tự như các chủng COVID-19 khác.  "Chúng bao gồm sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau họng và khi bệnh tiến triển, người bệnh sẽ bắt đầu bị ho, thở gấp và khó thở". Thế nhưng, có 3 biểu hiện bệnh COVID-19 khi nhiễm biến thể Omicron mà người bị cảm lạnh thông thường không có.


"Một tính năng độc đáo của COVID-19 là mất khứu giác và vị giác. Ngoài ra, điều khác nữa là cảm lạnh thông thường có xu hướng không gây sốt cao và đôi khi đau đầu dữ dội. Nhưng Omicron lại gây sốt cao và đau đầu. Nếu bạn có 3 biểu hiện bệnh trên, điều đáng lo ngại là bạn có thể đã nhiễm COVID chứ không phải là virus cảm lạnh thông thường" – tiến sĩ Shao cho hay.


Các chuyên gia y tế khuyên mọi người dân nên chủng ngừa và tăng cường chống lại COVID-19 để giữ an toàn cho cá nhân và cộng đồng.

Saturday, December 25, 2021

Túi thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà: Sử dụng sao cho đúng

 Chiều 30/8/2021, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm Thành phố, thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP. Hồ Chí Minh cho biết hiện nay Thành phố đã triển khai phát các túi thuốc cho bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà và có những lưu ý cho người bệnh khi sử dụng túi thuốc này.



Các lưu ý khi dùng các gói thuốc A, B, C

Túi thuốc phát cho F0 đang điều trị tại nhà sẽ bao gồm 3 gói A, B, C và sử dụng tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân. Trong đó, gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng. Thuốc hạ sốt sẽ được dùng khi người bệnh sốt trên 38,5C, có thể lặp lại mỗi 4 -6 giờ nếu vẫn còn sốt. Các loại vitamin uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Gói thuốc này dùng trong 7 ngày.


Gói thuốc B bao gồm các loại thuốc kháng viêm có chứa corticoid và thuốc chống đông, đủ dùng trong 3 ngày. Đây là những loại thuốc đặc trị, phải có ý kiến chỉ định của bác sĩ. Đối với thuốc ở gói B, người bệnh cần lưu ý chỉ sử dụng trong một số tình huống đặc biệt, có triệu chứng sớm của suy hô hấp như cảm thấy khó thở, thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần mỗi phút hoặc đo SpO2 dưới 95%. Nếu chưa liên hệ được bác sĩ, người bệnh có thể tự uống thuốc kháng viêm và thuốc chống đông nhưng không quá 3 ngày. Trong thời gian này người bệnh cần tiếp tục liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ.


Ảnh: Túi thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà, trong đó có gói thuốc A, B


Cuối cùng là gói thuốc C có thuốc Molnupiravir. Đây là thuốc kháng virus đang ở trong giai đoạn thử nghiệm trong chương trình nghiên cứu của Bộ Y tế. Thuốc hiện chưa được Cục quản lý Dược của Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Thuốc đã được thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Thống Nhất và đã cho những kết quả khả quan.


Trong chương trình cấp thuốc cho F0 điều trị tại nhà, gói thuốc C được sự chỉ đạo của Bộ Y tế thêm vào túi thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà và phải có những điều kiện khi sử dụng thuốc. Người bệnh cần phải ký “Phiếu chấp thuận tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 nhẹ” trước khi được cấp phát và sử dụng.


Gói thuốc C chỉ dành cho F0 đã có kết quả dương tính với SARS-COV-2 dương tính sau khi xét nghiệm test nhanh hoặc RT-PCR, có triệu chứng nhẹ, thể hiện qua nhịp thở dưới 20 lần/ phút, nồng độ SpO2 cao hơn hoặc bằng 96%. Gói thuốc C có lượng thuốc đủ dùng trong 5 ngày. Mỗi ngày uống 4 viên, chia làm 2 lần, mỗi lần 2 viên. Tổng liều là 1.600mg cho 1 ngày. Theo các nghiên cứu, bệnh nhân sẽ có sự cải thiện rõ rệt, giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân mắc COVID-19 vừa và nhẹ sau 5 ngày điều trị, nhờ đó giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tử vong.

Ảnh: Gói thuốc C vô cùng đặc biệt, có thuốc Molnupiravir. Đây là thuốc kháng virus, có tác dụng tiêu diệt SARS-COV-2.

Sẽ có thêm 34.000 liều thuốc kháng virus Molnupiravir

Thành phố hiện đã chuẩn bị 150.000 túi thuốc trong đó có chứa gói thuốc A, B và đã cấp phát 74.000 túi thuốc này về cho các Trung tâm y tế Quận huyện, Thành phố Thủ Đức để chuyển đến cho các F0 đang điều trị tại nhà. Số lượng túi thuốc còn lại sẽ chuyển cho các bệnh nhân trong những ngày tới. Tính tới ngày 23/8/2021, Thành phố có gần 22.000 F0 đang điều trị tại nhà, do đó, với số thuốc đã phát cho các quận huyện đủ hoặc thậm chí có dư để cung ứng cho các bệnh nhân.


Riêng với gói thuốc C, tính đến thời điểm này Bộ Y tế mới cấp cho Thành phố 16.000 túi nên sẽ có tình trạng thiếu thuốc Molnupiravir. Dự kiến vài ngày tới sẽ bổ sung thêm 34.000 liều thuốc này.


Thuốc Molnupiravir là sản phẩm được nghiên cứu, phát triển bởi hãng dược phẩm Merck của Mỹ và Công ty Ridgeback của Đức. Tại TP. Hồ Chí Minh, một doanh nghiệp đã có được  nhượng quyền khai thác, sản xuất tại Việt Nam, nhà máy đạt chuẩn GMP và đang làm hồ sơ trình Bộ Y tế, bà Phong Lan thông tin thêm. Sắp tới, doanh nghiệp này cam kết tài trợ 2,3 triệu viên thuốc Molnupiravir, tương ứng với 116.000 liều để điều trị cho F0.

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (HCDC)