Friday, March 12, 2021

Người dân đi làm căn cước công dân gắn chíp cần chuẩn bị gì

Người dân cần mang theo sổ hộ khẩu, CCCD mã vạch hoặc CMND 09 số và 12 số đang sử dụng đến cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý CCCD của Bộ công an.

Từ tháng 1/2021, các tỉnh, thành triển khai cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử trên toàn quốc. Các đơn vị công an tiến hành cấp tại chỗ và lưu động đảm bảo mục tiêu đến tháng 7/2021 cả nước sẽ cấp được 50 triệu thẻ.

CCCD mẫu mới gắn chip điện tử có nhiều ưu điểm về bảo mật, lưu trữ thông tin, tạo thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng... nhằm bảo đảm cho việc quản lý xã hội, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử và thực hiện cải cách hành chính.

Chip gắn trên CCCD nhằm lưu trữ các thông tin của công dân với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Chip không có chức năng định vị, theo dõi công dân. 

Người dân đi làm căn cước công dân gắn chíp cần chuẩn bị gì
Theo quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú thì được cấp thẻ CCCD.

Theo quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú thì được cấp thẻ CCCD. Người bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì vẫn được cấp thẻ nhưng phải có người đại diện hợp pháp.

Thời hạn sử dụng của CMND là 15 năm kể từ ngày cấp, còn đối với thẻ CCCD (cả mã vạch và gắn chip điện tử) sau lần cấp đầu tiên công dân phải đổi khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi và trên 60 tuổi công dân không phải đổi.

Như vậy, đối với công dân đã được cấp thẻ CCCD mã vạch hoặc sau khi đổi sang thẻ gắn chip điện tử, đến thời hạn tuổi quy định phải đi đổi thẻ mới.

Người dân đi làm căn cước công dân gắn chíp cần chuẩn bị gì
 Công an quận Hai Bà Trưng cấp CCCD lưu động tại các tổ dân phố ngoài giờ hành chính

Để được cấp CCCD hợp lệ, người dân phải bổ sung đầy đủ các trường thông tin bắt buộc trong sổ hộ khẩu nhất là thông tin về ngày, tháng, năm sinh, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch... Vì vậy, người dân cần kiểm tra, đối chiếu thông tin trong sổ hộ khẩu, nếu chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác, cần liên hệ cơ quan Công an nơi làm thủ tục đăng ký thường trú để điều chỉnh, bổ sung trước khi đi làm CCCD.

Hiện nay, đa số người dân ở tuổi trung niên và lớn tuổi trong sổ hộ khẩu thường không có thông tin ngày, tháng, năm sinh. Đối với các trường hợp này, người dân phải đem theo bản sao giấy khai sinh có ngày, tháng, năm sinh đến cơ quan Công an để bổ sung.

Công dân có giấy khai sinh nhưng không có đầy đủ ngày, tháng, năm sinh hoặc từ trước đến nay không có giấy khai sinh, không xác định được ngày, tháng, năm sinh thì phải liên hệ Ủy ban nhân dân nơi đăng ký thường trú để được tư pháp hộ tịch hướng dẫn thủ tục bổ sung ngày, tháng, năm sinh vào giấy khai sinh hoặc cấp giấy khai sinh. Sau đó, bổ sung đầy đủ vào sổ hộ khẩu để phục vụ việc cấp CCCD.

Người dân đi làm căn cước công dân gắn chíp cần chuẩn bị gì
Sau lần cấp thẻ CCCD đầu tiên, công dân phải đổi khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi. Trên 60 tuổi, công dân không phải đổi.

Việc cấp Căn cước công dân gắn chip được thực hiện từ ngày 1/1/2021, trong đó, mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip được quy định như sau:

Theo Thông tư 112/2020/TT-BTC, kể từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021, lệ phí cấp Căn cước công dân bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.

Kể từ ngày 1/7/2021 trở đi, mức thu lệ phí nêu trên thực hiện theo Thông tư 59/2019/TT-BTC.

Mức thu lệ phí: 

Từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021: Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD thu 15.000 đồng/thẻ CCCD. Từ ngày 1/7/2021 thu 30.000 đồng/thẻ CCCD.

Từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021: Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu, thu 25.000 đồng/thẻ CCCD. Từ ngày 1/7/2021 thu 50.000 đồng/thẻ CCCD.

Từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/6/2021: Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 35.000 đồng/thẻ CCCD. Từ ngày 1/7/2021 thu 70.000 đồng/thẻ CCCD.

Phạm Hải

Đi làm 9 năm không thăng tiến trong khi đồng nghiệp mới vào 6 tháng đã được trọng dụng: Tôi bẽ bàng phát hiện ra 8 "vật cản" vô hình đẩy lùi sự nghiệp


Đi làm 9 năm không thăng tiến trong khi đồng nghiệp mới vào 6 tháng đã được trọng dụng: Tôi bẽ bàng phát hiện ra 8 "vật cản" vô hình đẩy lùi sự nghiệp

Không ít người cho rằng trở ngại chỉ bắt nguồn từ các tác động ngoại cảnh, nhưng trên thực tế, chính những rào cản xuất phát từ trong mỗi chúng ta mới thực sự nguy hiểm. Cụ thể, có 8 trở ngại lớn nhất mà bạn cần phải vượt qua nếu muốn thành công trong cuộc sống.

Sự hoàn hảo

Thực tế cho thấy những người tôn thờ chủ nghĩa hoàn hảo rất khó đạt được mục tiêu cá nhân vì chính khao khát mọi thứ phải hoàn hảo đó sẽ giết chết sự sáng tạo trong họ. Cụ thể, có rất nhiều điều tuyệt vời đang chờ chúng ta khám phá và bằng cách học hỏi từ chính những sai lầm của bản thân mà bạn sẽ dần trưởng thành hơn.

Dĩ nhiên để xóa bỏ chủ nghĩa hoàn hảo đã tồn tại bấy lâu trong nhận thức sẽ tốn khá nhiều thời gian. Vậy hãy bắt đầu từ những bước đơn giản như:

Gạt bỏ bớt kỳ vọng ở bản thân

Thử sức ở nhiều lĩnh vực mới

Hoàn thành công việc theo thứ tự ưu tiên thay vì cố gắng ôm đồm hết mọi thứ

Nỗi sợ hãi

Con người thường cảm thấy sợ hãi khi có suy nghĩ rằng bản thân hoặc cuộc sống xung quanh không được an toàn. Đây cũng là một cơ chế bảo vệ để chúng ta luôn nhận thức và cảnh giác trước những mối đe dọa tiềm ẩn. Tuy nhiên, nếu chìm quá sâu trong sự sợ hãi thì rất khó để bạn tập trung làm việc, từ đó bỏ lỡ mục tiêu lâu dài của mình.

Tương tự như sự hoàn hảo, để vượt qua được nỗi sợ hãi của bản thân cũng cần nhiều thời gian để đối phó với chúng. Cụ thể:

Viết ra những nỗi sợ mà bạn không muốn sẽ xảy ra với mình

Hình dung bản thân đang phải trải qua nỗi sợ lớn nhất. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu chúng biến thành sự thật?

Nhớ lại liệu bản thân đã từng cảm thấy như vậy hay chưa. Nếu có, bạn đã đối phó với chúng bằng cách nào?

Đi làm 9 năm không thăng tiến trong khi đồng nghiệp mới vào 6 tháng đã được trọng dụng: Tôi bẽ bàng phát hiện ra 8 vật cản vô hình đẩy lùi sự nghiệp - Ảnh 1.

Thiếu mục tiêu cụ thể

Hy vọng có được một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc nhưng lại thiếu đi mục tiêu cụ thể cũng chẳng khác nào mò kim đáy bể.

Đặc biệt nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, để xác định tốt mục tiêu chiến lược của bản thân thì cần bắt đầu với lý do vì sao mình muốn làm công việc này. Sau đó mới là bước tìm ra cách thức để biến ước mơ thành sự thật.

Mọi quyết định trong cuộc sống đều được đưa ra vì một mục đích nào đó. Thử lấy ví dụ về việc đi du lịch sau thời gian dài làm việc căng thẳng. Bởi lý do cốt lõi ở đây là nghỉ ngơi, thư giãn, tránh sự xô bồ nên bạn dễ dàng chọn lựa được một số điểm đến lý tưởng như resort, spa, v.v.

So sánh quá nhiều

Xu hướng so sánh bản thân với những người xung quanh là điều hoàn toàn dễ hiểu. Việc này giúp chúng ta nhận thức được vị trí của mình và tiếp tục cải thiện, hướng đến phiên bản tốt hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ lại dẫn đến cảm giác thất vọng, tự ti vì suy nghĩ mình quá kém cỏi.

Dưới đây là một số gợi ý để bạn loại bỏ thói quen tự so sánh bản thân với người khác:

Khi so sánh, bạn thường cảm thấy như thế nào?

Liệu việc so sánh này rút ra cho bạn những thông tin có lợi gì?

Giữ lại phần thông tin hữu ích để cải thiện bản thân và bỏ qua mọi cảm xúc tiêu cực khác

Chưa "tâm sự" với chính mình

Bạn có thường xuyên tự khích lệ và động viên bản thân không? Hay bạn luôn giữ suy nghĩ tiêu cực và tự trách mình mỗi khi gặp khó khăn? Thiếu đi những cuộc độc thoại nội tâm để "xốc" lại tinh thần chính là một trở ngại rất lớn trên con đường gặt hái thành công.

Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm soát tốt giọng nói trong đầu để chúng trở thành động lực thúc đẩy bản thân thay vì tự chì chiết mình. Thậm chí nhiều nghiên cứu còn cho thấy lợi ích của thói quen này bao gồm giảm trầm cảm, giải tỏa căng thẳng và nâng cao hệ miễn dịch.

Không có ranh giới rõ ràng

Thiết lập ranh giới rõ ràng với những người xung quanh là yếu tố đặc biệt quan trọng để bạn kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình. Cụ thể thì ranh giới ở đây là nói "không" khi cần thiết và tách bản thân ra khỏi những người có ảnh hưởng tiêu cực. Bởi lẽ nhiều người có xu hướng luôn để cho người khác đưa ra quyết định để tránh xung đột nhưng trên thực tế, chính việc này sẽ gây nên rào cản khiến bạn không có lập trường vững vàng.

Đặt ra kỳ vọng không phù hợp

Chúng ta thường được khuyến khích là nên mơ lớn vì sẽ dễ dàng tiếp cận được nguồn cảm hứng cũng như những ý tưởng lớn lao. Tuy nhiên, nếu ước mơ không dựa trên nguồn lực thực tế thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với nỗi thất vọng cùng cực, hoặc thậm chí là từ bỏ mục tiêu của mình.

Điểm mấu chốt ở đây là đặt ra những kỳ vọng phù hợp với bản thân – không quá cao mà cũng không quá thấp. Để làm tốt điều này, nguyên tắc SMART sẽ là công cụ trợ giúp đắc lực dành cho bạn.

Định nghĩa sai về thành công

Đối với bạn thế nào là thành công? Hay nói cách khác, bạn đang tìm kiếm thành công từ góc độ nào? Nhiều người cho rằng chỉ khi đạt được toàn bộ các dự định đã đề ra thì mới được coi là thành công. Nhưng trên thực tế, đây là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm, khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội để phấn đấu trong sự nghiệp.

Hãy tập nghĩ thoáng hơn, ngay cả khi không đạt được mục tiêu ngắn hạn nào đó thì bạn vẫn học hỏi được nhiều điều để trưởng thành hơn. Cũng chính bằng cách này, con đường dẫn đến thành công cũng dễ dàng hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây.

Để thành công cần phải vượt qua rất nhiều trở ngại, và nhiều người sẽ thất bại ở một thời điểm nào đó. Điều quan trọng là giải quyết những trở ngại này từng bước một. Theo lời của Nhà tâm lý học Joyce Brothers, "Thành công là một trạng thái của tâm trí. Nếu bạn muốn thành công, hãy bắt đầu nghĩ mình là người thành công ".

Hải Đăng 

Vì sao không vay tiền mà vẫn có nợ xấu ở FE Credit?



Làm giả CMND của một cá nhân để hoàn tất hồ sơ vay vốn, sau đó dùng tài khoản ngân hàng trùng tên với nạn nhân, kẻ gian đã nhận tiền giải ngân thành công từ công ty tài chính.

Không lâu sau khi anh Nguyễn Ngọc Q. (Hà Nội) phản ánh về việc chưa từng làm thủ tục hay phát sinh khoản vay tiêu dùng nào nhưng bỗng nhiên bị thông báo có khoản nợ xấu tại FE Credit, đại diện doanh nghiệp và khách hàng đã có buổi làm việc để giải quyết các mâu thuẫn trong vụ việc ngày 4/3.

Tại buổi làm việc này, sau khi anh Q. cung cấp các thông tin cá nhân chính chủ để đối chiếu với hợp đồng vay tiêu dùng đang có sẵn trong hệ thống của FE Credit, kết quả bước đầu ghi nhận, hầu hết thông tin cá nhân của khách hàng trên hợp đồng tín dụng đều không trùng khớp với thông tin cá nhân của anh Q.

Hồ sơ cho vay nghi bị làm giả

Trong đó, từ thông tin về giới tính, ngày sinh, địa chỉ thường trú, đến các đặc điểm nhận dạng khuôn mặt trên 2 CMND đều không trùng khớp.

Tuy nhiên, nguyên nhân khiến anh Q. không vay mà trở thành con nợ là việc kẻ lừa đảo đã sử dụng số CMND và tên của anh trong chứng minh thư giả để làm hồ sơ vay vốn.

Sau khi hoàn tất thủ tục vay, kẻ gian thậm chí còn sở hữu một tài khoản ngân hàng trùng tên với anh Q. để nhận tiền giải ngân từ công ty tài chính. Sau khi nhận được tiền vay giải ngân vào tài khoản ngân hàng, kẻ gian đổi số điện thoại và không trả nợ khiến khoản nợ kể trên đến nay đã trở thành nợ xấu Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.

Chính việc kẻ gian sử dụng tên và số CMND của anh Q. để làm hồ sơ vay vốn mà sau khi không trả được nợ, thông tin lưu trữ trên Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) lại là thông tin của anh Q. với đầy đủ họ tên và số CMND.

Khong vay tien bong nhien co no xau tai FE Credit anh 1

Chứng minh thư kẻ gian sử dụng để làm hồ sơ vay tiêu dùng với số CMND và tên của người bị hại. Ảnh: NVCC.

Đại diện Trung tâm an ninh - FE Credit trong buổi làm việc cho rằng trường hợp này, anh Q. đã bị đánh cắp thông tin số CMND và bị làm giả chứng minh thư để lừa đảo vay tiêu dùng tại công ty.

Ngoài ra, do hợp đồng vay tiêu dùng này thuộc hình thức vay qua app mobile và xác minh online nên trong quá trình làm thủ tục, kẻ gian vẫn cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, hình ảnh chân dung (là của kẻ mạo danh) để vay tiền. Điều này dẫn tới phía phê duyệt hồ sơ cho vay không nhận biết được hồ sơ giả mạo.

Ngoài ra, do là hợp đồng vay qua app và giải ngân qua tài khoản ngân hàng, kẻ gian cũng sử dụng cả một tài khoản ngân hàng Sacombank với tên chủ tài khoản trùng tên anh Q trên CMND để qua mặt bộ phận phê duyệt tín dụng.

Phía FE Credit cho biết để có thể xử lý trường hợp này, phía công ty vẫn phải đối chiếu xác minh giữa thông tin anh Q. cung cấp và thông tin có trên hợp đồng tín dụng. Trường hợp xác định thông tin anh Q. cung cấp là chính xác, phía FE Credit khẳng định sẽ xóa khoản vay, thông báo lên CIC xóa thông tin nợ xấu liên quan khách hàng và có công văn trả lời trực tiếp gửi khách hàng.

"Phía FE Credit cho biết sẽ xác minh, đối chiếu thông tin tôi cung cấp với thông tin trên hợp đồng tín dụng đã cho vay. Họ hẹn trong 2-3 ngày làm việc sẽ có câu trả lời chính thức", anh Q. chia sẻ.

'Giải quyết rủi ro phát sinh là quan trọng nhất'

Theo các chuyên gia tài chính, hoạt động cho vay tiêu dùng nghiễm nhiên có rủi ro cao hơn so với tín dụng qua kênh ngân hàng thương mại. Nguyên nhân do hầu hết khách hàng của các công ty cho vay tiêu dùng đều là nhóm khách hàng dưới chuẩn của ngân hàng.

Chính điều này khiến quy trình, thủ tục cho vay và giải ngân của các công ty tài chính thường đơn giản hơn nhiều so với ngân hàng. Đây cũng là kẽ hở để kẻ gian có thể lợi dụng.

Một chuyên gia (đề nghị giấu tên) cho biết các ngân hàng đều có quy trình cho vay rất chặt chẽ và luôn phải đáp ứng các điều kiện đưa ra. Tuy nhiên, với các công ty tài chính, quy trình, quy định cho vay thường nới lỏng hơn do đối tượng khách hàng chủ yếu là nhóm dưới chuẩn. Chính điều này cũng đi kèm với các rủi ro trong hoạt động tín dụng như lãi suất cao, khó thu hồi nợ, làm hồ sơ vay hộ, thậm chí là làm giả hồ sơ vay vốn.

Vị này cũng cho rằng đây là bài toán mà các công ty tài chính phải giải quyết. Theo đó, nếu siết chặt quy trình, quy định cho vay, các công ty này sẽ không thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại vì lãi suất cao. Ngược lại, nếu quá nới lỏng quy trình thủ tục cho vay thì dễ dẫn tới các vụ lừa đảo, gian lận.

"Hiện các công ty tài chính vẫn phải chấp nhận một tỷ lệ rủi ro nhất định trong vay tiêu dùng đủ để công ty kiểm soát, xử lý được khi rủi ro xảy ra mà vẫn đảm bảo tăng trưởng tín dụng", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Khong vay tien bong nhien co no xau tai FE Credit anh 2

Đi kèm với việc đánh cắp thông tin cá nhân, một số trường hợp kẻ gian còn chiếm đoạt cả tin nhắn OTP gửi về điện thoại của khách hàng để rút tiền. Ảnh: L.V.

Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật ANVI thì cho rằng trong các vụ việc như trên, có 2 vấn đề cần xem xét, một là quy trình cho vay, thẩm định quá dễ dàng khiến kẻ gian có thể lợi dụng để làm hồ sơ giả chiếm đoạt tiền. Hai là quá trình xử lý hậu quả khi có rủi ro xảy ra của FE Credit quá chậm.

Vị chuyên gia cho rằng hoạt động cho vay nào cũng có rủi ro đi kèm kể cả ngân hàng, trong nước hay ngoài nước. Bên cho vay cũng đã phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng rủi ro so với lợi nhuận thì mới kinh doanh.

"Đã hoạt động cho vay thì phải chấp nhận mặt trái và có rủi ro, việc đòi nợ như thế nào chưa cần bàn tới, nhưng vấn đề quan trọng nhất là khi rủi ro xảy ra phải được giải quyết trong phút mốt", ông Đức nhấn mạnh.

Cụ thể, theo luật sư, rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của FE Credit hay các công ty tài chính khác khiến nạn nhân không vay mà bị vướng vào nợ xấu thì phải được giải quyết nhanh chóng để lấy lại uy tín doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi tối thiểu của khách hàng đã bị xâm phạm.

Phương pháp xử lý hiện nay là cứ ề à, đẩy trách nhiệm nhiều bên. Có trường hợp người dân mấy năm trời đi giải quyết...

Luật sư Trương Thanh Đức

"Trong khi đó, phương pháp xử lý hiện nay là cứ ề à, đẩy trách nhiệm nhiều bên. Có trường hợp người dân mấy năm trời đi giải quyết xử lý, hẹn lên, hẹn xuống rồi ký biên bản, mời cả công an, thanh tra vào cuộc nhưng cuối cùng vẫn chưa giải quyết được", ông Đức chia sẻ.

Vị luật sự cũng nhấn mạnh với các trường hợp kể trên, bên cho vay là FE Credit phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, người dân không vi phạm gì bỗng nhiên bị vào danh sách nợ xấu đáng lý ra còn phải được bồi thường và xin lỗi.

Về phía người dân bị rơi vào tình huống này, ông Đức cho rằng khách hàng luôn ở vị trí yếu thế, chỉ có thể làm đơn khiếu nại, kiến nghị cơ quan công an, Hội bảo vệ người tiêu dùng, thanh tra ngân hàng… nhưng cũng không thể giải quyết nhanh vì ai cũng làm theo luật.

Chia sẻ về hoạt động cho vay qua app, cho vay online, ông Đức nhấn mạnh mô hình này nghiễm nhiên có rủi ro cao hơn nhiều so với cho vay trực tiếp. Kéo theo đó là tình trạng về lừa đảo, gian lận cũng xuất hiện nhiều hơn.

Tuy nhiên, cho vay trực tuyến không phải câu chuyện của riêng FE Credit mà là của cả hệ thống, và các doanh nghiệp cho vay trước hết cần làm đúng quy định, quy trình, thủ tục về cho vay và giải ngân.

Đặc biệt, khi xuất hiện rủi ro thì phải giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân không liên quan, không để ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín…