Wednesday, February 17, 2021

Tiểu sử shark Bình – nhà đầu tư cực “phũ”



Shark Bình là một gương mặt cực kỳ mới tại Shark Tank việt Nam mùa 3. Ông là một người giỏi giang với 2 thập kỷ kinh nghiệm trên thương trường. Cùng tìm hiểu thêm với chúng tôi về tiểu sử shark Bình nhé!  

Đôi nét về tiểu sử Shark Bình

Shark Bình là aiShark Bình là ai

Shark Bình tên thật là Nguyễn Hòa Bình. Ông sinh năm 1981. Ông tốt nghiệp Đại học quốc gia Hà Nội với bằng cử nhân. Sau đó ông lấy tấm bằng Thạc sĩ tin học đô thị thị trường tại Đại học thành phố Osaka tại Nhật Bản.

Ông hiện nay đang giữ chức vụ chủ tịch tập đoàn Next Tech. Shark Bình vinh dự nhận 30 giải thưởng về kinh doanh công nghệ. Ông là người có sức ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Internet Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017.

Sự nghiệp của shark Bình

Sự nghiệp của Shark BìnhSự nghiệp của Shark Bình

Ông có niềm đam mê bất tận với công nghệ. Ông tiếp xúc và mày mò viết phần mềm từ ngày còn học cấp 2. Vào năm 2001, khi ông học Đại học Công nghệ năm thứ 2, ông đã khởi nghiệp. Shark Bình đã lập ra công ty chuyên viết phần mềm cho các doanh nghiệp mang tên PeaceSoft. Vào thời điểm đó, ông vừa làm chủ lại vừa làm nhân viên, một mình gồng gánh nuôi dưỡng và phát triển công ty phần mềm.

Ông đã từng chia sẻ với báo chí rằng có khoảng thời gian gần 3 năm ông đã mệt mỏi với nghề đi "code dạo". Bởi cứ ráo mồ hôi cũng là lúc hết tiền, tay có làm thì hàm mới nhai. Nếu ốm thì coi như đói, không có gì ăn.

Nhà sáng lập ra NextTech cực kỳ nhanh nhạy. Khi Việt Nam mới có internet, ông đã tham khảo eBay và Alibaba để xây dựng dự và gọi vốn thành công từ quỹ IDG Ventures tại Việt Nam. Bắt đầu từ đó, PeaceSoft đã mở rộng được quy mô, tiến rộng vào sàn thương mại điện tử.

Thời kỳ này là thời kỳ cực kỳ màu mỡ dành cho PeaceSoft bởi đây là chính là thời kỳ Việt Nam khát hàng ngoại. Tuy nhiên sau này khi thương mại điện tử Việt dần phát triển lên thì các tên tuổi nổi tiếng như Shopee hay là Tiki lần lượt tranh nhau chiếm lĩnh thị trường. Đây gần như là một cú đánh chí mạng đối với PeaceSoft bởi đối tác eBay đã rời khỏi Việt Nam vì không muốn "vứt tiền qua cửa sổ". Sau đó Peacesoft đã bị mất vào tay người khác. Thời điểm bấy giờ ông Bình suýt mất đi cả cơ nghiệp 10 năm gây dựng.

Con đường gian nan để trở thành chủ tịch của Tập đoàn triệu đô

Shark Bình chủ tịch tập đoàn triệu đôShark Bình chủ tịch tập đoàn triệu đô

Sau khi tạm biệt với eBay, ông Bình đã tìm hiểu về không gian số và biết được rằng phần lớn người dùng Việt Nam vẫn giữ thói quen mua bán truyền thống ngày xưa. Ông cho biết có thể PeaceSoft thua với những đối thủ nước ngoài nhưng trong môi trường truyền thống thì ông rất tự tin nó sẽ vẫn phát triển không ngừng. Cuối cùng ông đã tìm ra con đường mới rộng mở hơn dành cho PeaceSoft.Ông Bình từng bước một phát triển điện tử hóa thương mại và xây dựng nên Tập đoàn NextTech. Sau khi NextTech xuất hiện thì các sản phẩm như thanh toán thẻ tín dụng, cổng thương mại điện tử, ví điện tử…. đã cực kỳ thịnh hành. Hoạt động của các sản phẩm này đã vượt ra khỏi Việt Nam, đi sang các nước Mỹ, Singapore hay là Indonesia….

Ông Bình chủ trương tập trung xây dựng các giải pháp và công cụ công nghệ thông tin giúp các doanh nghiệp truyền thống có thể tối ưu hóa mọi hoạt động của họ một cách thông minh. Bên cạnh đó, ông đã giúp cho các doanh nghiệp có thể tự mình tìm kiếm lượng khách hàng khổng lồ để chia sẻ giá trị gia tăng.

Tính đến thời điểm hiện tại thì NextTech là tập đoàn có hơn 1 ngàn nhân viên tại 7 quốc gia. Có 3 lĩnh vực chính mà tập đoàn phát triển chính là dịch vụ hậu cần, công nghệ tài chính và điện tử hóa thương mại điện tử.

Vào năm 018 thì sản lượng giao dịch của NextTech là 1,5 tỷ USD. Mục tiêu ông Bình đặt ra chính là tương lai NextTech sẽ trở thành Tập đoàn điện tử hóa thương mại sáng tạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Đời tư của shark Bình

Đời tư của Shark BìnhĐời tư của Shark Bình

Shark Bình có một vợ và một con trai. Được biết cả ông và vợ đều là lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn NextTech. Ông từng chia sẻ rằng:"Là một người cha, tôi không khó để nhận ra và thấu hiểu đam mê của con mình. Ngay từ khi còn nhỏ, con trai tôi (bé Minh Quân) đã sớm có đam mê và yêu thích với việc khám phá, tìm tòi về lĩnh vực công nghệ. Cậu bé không chỉ tự mình tìm hiểu kiến thức, mà còn tự học và viết ra những trò chơi đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình ngay từ khi 7 tuổi…". 

Năm 2016, vợ chồng Shark Bình quyết định thực hiện và đầu tư một dự án mang tên Học viện Sáng tạo Công nghệ TEKY với mục đích đào tạo công nghệ cho trẻ em.

Shark Bình đã từng chia sẻ rằng: "Thay vì nhìn vào bài học thành công của người thành công, chúng ta hãy cố gắng tìm ra các bài học thất bại của họ để tự tránh cho mình. 100 trường hợp khởi sự kinh doanh thì 99% thất bại, 1% kia thành công cũng phần nhiều từ may mắn nữa. Các bạn trẻ nên tìm hiểu bài học thất bại, hơn là chăm chăm nhìn vào bài học thành công của người khác." Ông chính là tấm gương cho mọi thế hệ người trẻ Việt Nam trên con đường lập nghiệp.

Kiểm tra, kiểm toán nội bộ



Đã là nhân viên Ngân hàng thì chắc chắn ai cũng sẽ có một lần trong đời được làm việc trực tiếp với Kiểm toán nội bộ hoặc các đội kiểm tra nội bộ, giám sát ... đặc biệt là những bạn quản lý, cho vay những khách hàng lớn, đảm nhiệm những nghiệp vụ quan trọng hoặc làm việc tại những đơn vị lớn, tăng trưởng nóng, trọng điểm của toàn hàng.

Mà đã gặp Kiểm toán nội bộ hay kiểm tra kiểm soát nội bộ thì chắc chắn sẽ dính dáng đến "kiểm tra". Việc bị ai đó kiểm tra, soi mói việc mình làm thì chắc chắn chả ai thích cả. Tuy nhiên, việc phải làm thì vẫn phải làm.

Về nguyên tắc làm việc, các đơn vị kiểm tra, kiểm soát sẽ làm việc trên cơ sở hồ sơ chứng từ của nghiệp vụ sau khi chúng đã hoàn thành. Nghĩa là, với một khoản vay thì bạn đã cho vay xong, giải ngân xong; với một bút toán thì bạn đã hạch toán trên hệ thống ... (trừ trường hợp đột xuất ngoại lệ khác).

Cách làm việc của các đoàn kiểm tra sẽ là: Đọc hồ sơ giấy, tìm lỗi theo quy trình (checklist/quy trình quy định nội bộ), ghi nhận lỗi, xác nhận với Chuyên viên và đơn vị được kiểm tra và cuối cùng là Kết luận.

Sau thời gian đọc hồ sơ, kiểm toán viên hoặc nhân viên kiểm tra thường sẽ trao đổi sơ bộ với chuyên viên về kết quả kiểm tra, nếu không có lỗi lầm gì thì ok rồi, bạn làm rất tốt. Nhưng ngặt lỗi là chả mấy khi không có lỗi, quan trọng là lỗi thế nào.

Bài viết này tôi sẽ gợi mở một số cách ứng biến với "lỗi" để tránh gây căng thẳng mà vẫn hợp tình hợp lý.

1. Quan điểm về "lỗi"

Đầu tiên, cần phải xác định rõ quan điểm về "lỗi", đừng "nhảy dựng" lên khi ai đó nói bạn mắc lỗi, hãy bình tĩnh!

Có rất nhiều người cầu toàn, nghĩ mình "rất cẩn thận" nên không thể có lỗi nên mỗi khi Kiểm toán viên đưa lỗi việc đầu tiên luôn là nhảy dựng lên phản đối. Đừng dại mà làm vậy, bạn đúng, đó là việc của bạn, bắt lỗi là việc của Kiểm toán, bạn nhảy dựng lên không giải quyết được vấn đề gì cả.

Thay vào đó nên nhẹ nhàng, tiếp nhận (yên tâm lúc này chưa có kết luận đâu mà lo), mượn lại hồ sơ xem kỹ xem nó là cái gì, nếu Kiểm toán viên bắt lỗi sai do đọc thiếu hoặc hiểu chưa đúng vấn đề (cái này cũng có nhé) thì lặng lẽ mà chuẩn bị các hồ sơ bổ sung hoặc chuẩn bị "chính kiến" của mình sau đó cuối giờ hoặc hẹn gặp Kiểm toán viên để "giải trình".

Khi giải trình, nhớ vận càng nhiều quy trình, quy định hoặc chứng từ càng tốt, hạn chế "nói mồm" kiểu "quan điểm của em là thế", vì quy định là quy định, quan điểm là quan điểm, quan điểm chưa có trong quy định thì ghi rõ vào biên bản làm việc là quan điểm của em là X, quy định chưa có ....

Sẽ có những trường hợp được coi là "củ chuối", Kiểm toán viên ghi nhận những lỗi rất lặt vặt như kiểu trình bày tờ trình, chứng từ lem nhem ... thì cứ bình tĩnh mà tiếp thu, vì nó cũng sẽ k làm bạn mất thêm điều gì đâu. Sửa được thì sửa luôn rồi "xin" bỏ ra sau, nếu không bỏ thì ghi rõ ý kiến trong biên bản là đã khắc phục (ghi ngày giờ khắc phục vào), không làm sao cả.

2. Đừng coi thường "lỗi nhỏ" nếu nó trở thành "hệ thống":

Có rất nhiều bạn nói, cho vay là tốt rồi, khách vẫn trả nợ đều, có quá hạn đâu mà lúc nào cũng phải máy móc kiểm tra sau vay, suốt ngày ép kiểm tra sau vay, suốt ngày bắt lỗi thiếu biên bản kiểm tra sau vay ...

Nếu 1, 2 khách hàng, ok, bạn có thể được "rút kinh nghiệm", nhưng nếu 80%, 90% khách hàng của bạn cùng sai một lỗi này thì coi chừng, bạn đã mắc lỗi "có hệ thống". Với lỗi có hệ thống thì mức độ "nặng" của nó sẽ lớn hơn rất nhiều và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn (đặc biệt trong trường hợp phát sinh một số khách hàng có vấn đề (như quá hạn, lừa đảo ....) nằm trong số khách hàng mắc lỗi hệ thống).

Trường hợp này đừng chủ quan coi lỗi nhỏ nhặt, phải sửa ngay nếu có thể, thái độ tích cực sửa chữa của bạn sẽ "cứu" bạn trong nhiều trường hợp nghiêm trọng đấy.

3. Đặc biệt chú ý đến những khách hàng bị quá hạn, khách hàng có dư nợ lớn:

Cách làm việc của hầu hết các Ngân hàng hiện nay hầu như tập trung vào Nợ quá hạn, khách hàng có dư nợ lớn. Vì vậy nếu quản lý nhóm này thì bạn cần đặc biệt lưu ý, sẽ nằm trong "tầm ngắm" dài dài.

Đối với nhóm này, việc đầu tiên về "hình thức" hồ sơ phải đầy đủ, đảm bảo theo đúng check list của Ngân hàng (cái nào thiếu phải bổ sung ngay), trường hợp thiếu do Khách hàng thì yêu cầu Khách hàng ghi rõ là xin nợ (đến bao giờ) trong các biên bản làm việc.

Tuy nhiên có điểm quan trọng cần nhớ: Chớ dại vì sợ không đầy đủ mà "làm hộ" khách hàng cái gì đó hoặc "chế" cái gì đó cho đủ nhé!

Yên tâm rằng Kiểm toán nội bộ họ đủ tinh anh để phát hiện bạn "làm giả" hoặc "chế" hồ sơ. Khi đó thì tội vạ đâu bạn chịu hết đấy, không có ai chịu thay bạn được đâu. Và nếu dính "lỗi" này thì tùy hậu quả nhưng ở nhiều Ngân hàng bạn sẽ bị out ngay lập tức, có khi còn bị "truy tố" nếu thấy có dấu hiệu hình sự nữa. Nhớ nhá, đừng cố mà chế!

4. Giải trình không phải là "cãi" và đừng để bị nâng cao quan điểm!

Có rất nhiều vấn đề ban đầu rất bình thường, nhưng do cách "cãi" quá đà của chuyên viên lại bị nâng tầm quan điểm lên thành lỗi mới.

Ví dụ thế này: Lỗi là hiểu không đúng một quy định nào đó, bị bắt lỗi. Thay vì hỏi rõ xem cần hiểu như thế nào mới đúng thì cứ một mực cãi là mình hiểu đúng, kiểm toán hiểu sai. Trường hợp này (có thể) bị nâng quan điểm lên thành "Chuyên viên cố tình hiểu sai/vận dụng quy trình quy định dẫn để lỗi ...xxx có nguy cơ gây tổn thất cho Ngân hàng xxx đồng". Ghi thế này là mệt đấy, thay vào đó nếu chịu lắng nghe, thấy mình sai thì giải trình luôn là "lỡ" hiểu sai và khắc phục thì lỗi sẽ được sửa thành là: "Chuyên viên vận dụng sai quy định gây ra lỗi xxx, tuy nhiên sau khi nghe Kiểm toán giải thích, chuyên viên đã khắc phục". Rõ ràng là nhẹ nhàng hơn rất nhiều phải không nào! (tất nhiên đây chỉ là ví dụ đơn giản thôi nhé).

5. Hãy mạnh dạn hỏi/hỏi kỹ nếu thật sự chưa hiểu:

Về cơ bản, Kiểm toán không phải là cơ quan thanh tra bên ngoài, họ vẫn là "người trong nhà" nên vẫn có thể "nói chuyện với nhau được". Bạn nào biết cách "nói chuyện" khéo thì sẽ ra được rất nhiều vấn đề, học hỏi được rất nhiều thứ vì dù gì thì người làm kiểm toán ít nhiều họ cũng nhiều kinh nghiệm rồi, đã từng kiểm tra nhiều nơi, việc của họ là đọc quy trình quy định hàng ngày nên góc tiếp cận sẽ sâu hơn. Vì thế tận dụng cơ hội này mà hỏi, nếu ngại thì chọn Kiểm toán viên nào trông "cởi mở" mà hỏi.

Nói chung, cách làm việc tương tác với nhau như thế nào cho hiệu quả thì nhiều và dài, bài này tạm dừng đến đây, anh chị em cần thì sẽ viết tiếp hoặc ai có tình huống nào cần hỗ trợ thì có thể comment bên dưới nhé!

#UBank


Ba người thầy vĩ đại

Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"

Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta."

Người đầu tiên là nông dân. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang lao động trên cánh đồng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với người nông dân nghèo."

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi hôm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Ông làm xong đám ruộng chưa?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến lão nông dân, người mỗi ngày vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.
St