Tuesday, November 26, 2024

Sunday, November 24, 2024

Mua bán Bitcoin ở Việt Nam có vi phạm luật không?

Việc sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật, còn đầu tư Bitcoin hiện vẫn chưa có quy định điều chỉnh tại Việt Nam. Bitcoin - đại diện cho tiền ảo (hay tiền kỹ thuật số) từ lâu được giới đầu cơ coi là loại tài sản giá trị dùng để đầu tư và "để dành", bảo vệ mọi người khỏi những bất ổn chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, điều đáng nói là đồng tiền ảo này có rất nhiều vấn đề khiến nó trở thành một loại hình đầu tư kém minh bạch. Thời gian gần đây, Bitcoin đã tăng mạnh trở lại, và ngày càng thu hút các nhà đầu tư muốn dựa vào đồng tiền này để "kiếm lời". Với việc Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự không được pháp luật công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp, liệu các hoạt động liên quan tới tiền ảo có bị cấm tại Việt Nam? Mua bán tiền ảo trên mạng có vi phạm pháp luật không?
Trao đổi với Dân trí, luật sư Lê Minh Trường - Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Khuê, cho biết hiện Pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào điều chỉnh về vấn đề coi đồng tiền ảo và Bitcoin như một loại hàng hóa, một đối tượng để trao đổi mua bán. Điều này có nghĩa là Nhà nước chưa công nhận giao dịch bằng tiền ảo trên mạng Internet nên khi có tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu. Nói cách khác tại Việt Nam, việc kinh doanh tiền ảo đang ở mức "không cấm cũng không cho". Việc sử dụng bitcoin như một phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật, còn đầu tư bitcoin thì vẫn chưa có quy định điều chỉnh. Về cơ bản, tiền ảo có khả năng chuyển đổi có thể phân thành 2 loại tiền là tiền ảo tập trung và tiền ảo phi tập trung. Trong đó tiền ảo tập trung là đồng tiền có một tổ chức kiểm soát, quản lý duy nhất, tức là có bên thứ ba kiểm soát hệ thống tiền ảo đó. Tổ chức này phát hành tiền ảo, thiết lập các quy định sử dụng tiền ảo, duy trì một sổ cái ghi chép giao dịch trung tâm và có quyền thu hồi lại tiền ảo. Trong khi đó, tiền ảo phi tập trung với điển hình là Bitcoin do không có tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm và quản lý, nên có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp... Dẫu vậy, Luật sư Trường cho biết hình thức kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam chưa được định danh rõ đó là tội rửa tiền hay không, bởi chưa thể xác định nguồn tiền mà người ta dùng để mua tiền ảo có phải là tiền bất hợp pháp hay không. Do đó, các cơ quan điều tra tội phạm chỉ có thể khởi tố những đối tượng này về tội kinh doanh trái phép mà chưa thể khép vào tội có mức độ nặng hơn là rửa tiền. Cấm phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo tại Việt Nam
Theo Ngân hàng Nhà nước, tiền ảo là sự thể hiện giá trị dưới dạng điện tử mà giá trị này có thể giao dịch, mua bán, trao đổi bằng phương thức điện tử và có chức năng trung gian trao đổi, thước đo giá trị và tích lũy giá trị nhưng không được công nhận là tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán hợp pháp tại bất kỳ quốc gia nào. Tại Việt Nam, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không được pháp luật công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp, kể từ ngày 1/1/2018. Do đó, việc phát hành, cung ứng và sử dụng Bitcoin cũng như các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam. Ngoài ra, kinh doanh tiền ảo cũng bị coi là kinh doanh trái phép và đồng nghĩa với việc không thể được cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực này. Nếu vẫn duy trì thực hiện việc kinh doanh tiền ảo, người dân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 159 Bộ Luật hình sự năm 1999 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009). Theo Khoản 6,7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt về thanh toán không dùng tiền mặt, Bitcoin và các loại tiền ảo khác sẽ không được coi là phương tiện thanh toán, việc cung ứng, phát hành và sử dụng các đồng tiền ảo là không hợp pháp. Quy định tại Khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 50 - 100 triệu đồng. Nguyễn Nguyễn

Sunday, November 17, 2024

CÂU HỎI LUYỆN TẬP RUNG CHUÔNG VÀNG THCS (LỚP 9 BÀI 3)

q1. Có bao nhiêu số chính phương nhỏ hơn 100?
A) 12
B) 8
C) 9
D) 10
q2. Quốc hiệu đầu tiên của nước ta?
A) Âu Lạc
B) Đại Cồ Việt
C) Đại Việt
D) Văn Lang
q3. Loài chim nào có khả năng bay lùi lại phía sau?
A) Chim ruồi
B) Đại bàng
C) Chim cắt
D) Chim cánh cụt
q4. Truyền thuyết "Sơn Tinh, Thủy Tinh" ra đời ở thời kì Hùng Vương thứ mấy?
A) Thời Hùng Vương thứ 10
B) Thời Hùng Vương thứ 18
C) Thời Hùng Vương thứ 7
D) Thời Hùng Vương thứ 15
q5. Một năm có bao nhiêu tháng có ngày 28?
A) 1 tháng
B) 11 tháng
C) 12 tháng
D) 6 tháng
q6. Trong tam giác vuông, có 2 cạnh góc vuông, vậy cạnh còn lại gọi là cạnh gì?
A) Cạnh huyền
B) Cạnh đối
C) Cạnh kề
D) Cạnh song song
q7. Em hãy cho biết trường Đại học đầu tiên của nước ta?
A) Đại học Bách Khoa
B) Đại học Tổng hợp
C) Văn Miếu Quốc Tử Giám
D) Đại học Kinh tế quốc dân
q8. Vua nào bảy tuổi lên ngôi
Việc dân việc nước trọn đời lo toan
Mở trường thi chọn quan văn
Lập Quốc Tử Giám luyện hàng danh nhân ?

A) Lý Thánh Tông
B) Lý Cao Tông
C) Lý Nhân Tông
D) Lý Anh Tông
q9. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng nào đã lấy thân mình để cứu pháo?
A) Cù Chính Lan
B) Lê Anh Xuân
C) La Văn Cầu
D) Tô Vĩnh Diện
q10. Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành lập ngày, tháng, năm nào?
A) 15-05-1941
B) 31-03-1931
C) 19-05-1946
D) 15-05-1976




Điểm đạt được =
Đáp án:



Luyện tiếp: CÂU HỎI LUYỆN TẬP RUNG CHUÔNG VÀNG THCS (LỚP 9 BÀI 1) HAY CÂU HỎI LUYỆN TẬP RUNG CHUÔNG VÀNG THCS (LỚP 9 BÀI 2)