Monday, July 31, 2017

Những chính sách mới có hiệu lực từ 01/08/2017

Những chính sách mới có hiệu lực từ 01/08/2017
Ảnh minh họa.

Hạn mức bảo hiểm tiền gửi được nâng lên 75 triệu đồng, 8 đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp, thay đổi quy định chế độ đối với giáo viên phổ thông... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 8/2017.

  • Thay đổi quy định chế độ đối với giáo viên phổ thông
Từ 1/8/2017, Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT do Bộ GD&ĐT ban hành sẽ có hiệu lực, thay thế cho Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT. Theo đó, thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 2 tháng bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Luật Lao động, được hưởng nguyên lương và phụ cấp nếu có. Quy định này làm rõ vấn đề nghỉ thời gian 2 thán đã bao gồm nghỉ phép năm, nhằm phù hợp với Luật Lao động 201 và đảm bảo chính sách đặc thù với giáo viên.
Bên cạnh đó, thông tư này cũng quy định thời gian làm việc là 42 tuần đối với GV trường dự bị Đại học (tương tự giáo viên tiểu học, giáo viên THCS và THPT) bao gồm: 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học; 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học; 1 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới; 1 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
8 đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp
Ngày 1/7/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 76/2017/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Theo Nghị định ngày, từ ngày 15/8/2017, 8 nhóm đối tượng sẽ đươc tăng thêm 7,44% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng (so với tháng 6/2017). Cụ thể, 8 nhóm đối tượng bao gồm:
- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg ngày 16.3.2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22.10.2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21.10.2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23.1.1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4.8.2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6.5.2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20.6.1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13.10.1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27.10.2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06.5.2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20.8.2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9.11.2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Quy định mới về công khai ngân sách nhà nước
Từ 1/8/2017 việc công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được NSNN hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư 61/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.
Theo đó, việc công khai dự trên nguyên tắc đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin ngân sách. Bên cạnh đó, bảo đảm các yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước theo quy địn hiện hành. Phạm vi công khai không bao gồm số liệu và báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và dự trữ quốc gia.
Báo cáo dự toán NSNN phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có).
Báo cáo tình hình thực hiện dự toán NSNN hằng quý, 6 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và 6 tháng. Báo cáo tình hình thực hiện NSNN hàng năm được công khai chậm nhất là 5 ngày làm việc , kể từ ngày đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.
Từ năm 2020, cấm Chủ tịch HĐQT kiêm chức danh Tổng giám đốc

Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8/2017 và bãi bỏ Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012.

Theo đó, tư cách thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của công ty đại chúng có những thay đổi sau: Từ ngày 01/8/2020: Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng 01 công ty đại chúng (hiện tại vẫn cho phép nếu được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên).

Từ ngày 01/8/2019: Thành viên HĐQT của 01 công ty đại chúng không được đồng thời là thành viên HĐQT tại quá 05 công ty khác.

Ngoài ra, Nghị định còn bổ sung thêm một số nội dung đáng chú ý như: Công bố thông tin thu nhập của Giám đốc và người quản lý khác thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Đại hội đồng cổ đông được trao quyền trong việc thông qua Quy chế nội bộ về quản trị công ty do HĐQT xây dựng.
Hạn mức bảo hiểm tiền gửi được nâng lên 75 triệu đồng
Theo quyết định 21/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm, từ ngày 5/8/2017, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được điều chỉnh tăng lên 75 triệu đồng (quy định hiện hành tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP là 50 triệu đồng). Hạn mức chi trả này đã bao gồm cả gốc và lãi.
Từ 5/8 tới đây, nếu tổ chức tín dụng nào bị phá sản, người gửi tiền tiết kiệm sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tối đa là 75 triệu đồng, thay vì mức 50 triệu đồng đã áp dụng hơn 12 năm qua. Trước đó, hạn mức bảo hiểm tiền gửi này áp dụng từ năm 1999 là 30 triệu đồng và đến năm 2005 tăng lên 50 triệu đồng.

Tuesday, July 25, 2017

TÌM HIỂU VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.

Kết quả hình ảnh cho bệnh sốt xuất huyết, điều trị
I. ĐẠI CƯƠNG
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Sốt Dengue
a) Lâm sàng
- Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2-7 ngày.
- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Da sung huyết, phát ban.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
- Có thể nổi hạch (thường hay gặp ở quanh khuỷu tay).
b) Cận lâm sàng
- Dung tích hồng cầu (Hematocrit) bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu).
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
2. Sốt xuất huyết Dengue
a) Lâm sàng
- Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày.
- Biểu hiện xuất huyết: Thường xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh dưới nhiều hình thái:
+ Dấu hiệu dây thắt dương tính.
+ Xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc ở niêm mạc.
• Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.
• Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, đôi khi xuất huyết ở kết mạc, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.
• Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.
- Gan to.
- Sốc: Suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ hoặc huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tiểu ít.
b) Cận lâm sàng
- Biểu hiện cô đặc máu do sự thoát huyết tương: Hematocrit tăng ≥ 20% giá trị bình thường theo tuổi và giới; hoặc bằng chứng của thoát huyết tương (protein máu giảm, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng).
- Số lượng tiểu cầu giảm ≤ 100.000 tế bào/mm3.
Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue là sốt và xuất huyết kèm theo cô đặc máu, số lượng tiểu cầu giảm.
3. Phân độ lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue
Theo mức độ nặng nhẹ chia làm 4 độ:
- Độ I: Sốt đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày; dấu hiệu dây thắt dương tính.
- Độ II: Triệu chứng như độ I, kèm theo xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc.
- Độ III: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, hạ huyết áp; kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì.
- Độ IV: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được (HA = 0).
Chú ý: Khi thăm khám người bệnh phải phân loại độ lâm sàng để xử trí thích hợp, nhất là khi có suy tuần hoàn. Trong quá trình diễn biến của bệnh, người bệnh có thể chuyển từ độ nhẹ sang độ nặng.
4. Lâm sàng tiền sốc và sốc trong sốt xuất huyết Dengue
Trong điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue, quan trọng nhất là phát hiện sốc, xử lý kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong.
a) Tiền sốc: Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các triệu chứng như sau:
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau vùng gan.
- Da sung huyết, chi mát, mạch nhanh nhưng huyết áp vẫn trong giới hạn bình thường.
- Xuất huyết niêm mạc.
- Tiểu ít.
- Xét nghiệm     :
+ Hematocrit tăng cao.
+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng.
Ở bệnh nhân có dấu hiệu tiền sốc phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.
b) Hội chứng sốc Dengue
Bao gồm tất cả triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue kèm theo các triệu chứng:
- Da ở các chi lạnh, ẩm.
- Mạch nhanh, nhỏ.
- Huyết áp hạ hoặc kẹt.
- Tiểu ít.
- Hematocrit tăng, tiểu cầu giảm.
Triệu chứng sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.
Chú ý: Nguyên nhân của tử vong là sốc và xuất huyết nặng, đặc biệt là xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa.
5. Chẩn đoán căn nguyên vi rút Dengue a) Xét nghiệm huyết thanh
- Xét nghiệm ELISA: Tìm kháng thể IgM và IgG, nên lấy máu từ ngày thứ 5 kể từ khi sốt.
- Xét nghiệm nhanh: Ở những nơi có điều kiện có thể triển khai xét nghiệm nhanh tìm kháng thể IgM, IgG hoặc tìm kháng nguyên NS1.
b) Xét nghiệm PCR, phân lập vi rút: Lấy máu trong giai đoạn còn sốt hoặc ngay sau khi hết sốt, thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm có điều kiện.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue độ I và II
Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
a) Điều trị triệu chứng
- Nếu sốt cao ≥ 39 oC, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm.
- Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ.
Chú ý: Tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24h.
Cấm dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
b) Bù dịch sớm bằng đường uống: Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, …) hoặc nước cháo loãng với muối. c) Truyền dịch:
- Nên xem xét truyền dịch nếu người bệnh ở độ I và II mà không uống được, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, lừ đừ, hematocrit tăng cao; mặc dù huyết áp vẫn ổn định.
- Dịch truyền bao gồm: Ringer lactat, NaCl 0,9%.

Chú ý: Ở bệnh nhân người lớn > 15 tuổi có thể xem xét ngưng dịch truyền khi hết nôn, ăn uống được.
2. Sốt xuất huyết Dengue độ III
a) Cần chuẩn bị các dịch truyền sau
- Ringer lactat
- Dung dịch mặn đẳng trương (NaCl 0,9%).
- Dung dịch cao phân tử (dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch (HES)).
b) Cách thức truyền
- Phải thay thế nhanh chóng lượng huyết tương mất đi bằng Ringer lactat hoặc dung dịch NaCl 0,9%, truyền tĩnh mạch nhanh với tốc độ 15-20 ml/kg cân nặng/giờ.
- Đánh giá lại tình trạng bệnh nhân sau 1 giờ; truyền sau 2 giờ phải kiểm tra lại hematocrit:
() Nếu sau 1 giờ người bệnh ra khỏi tình trạng sốc, huyết áp hết kẹt, mạch quay rõ và trở về bình thường, chân tay ấm, nước tiểu nhiều hơn, thì giảm tốc độ truyền xuống 10 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1-2 giờ; sau đó giảm dần tốc độ truyền xuống 7,5ml/kg cân nặng/giờ, truyền 1-2 giờ; đến 5 ml/kg cân nặng/giờ, truyền 4-5 giờ; và 3 ml/kg cân nặng/giờ, truyền 4-6 giờ tuỳ theo đáp ứng lâm sàng và hematocrit.
() Nếu sau 1 giờ truyền dịch mà tình trạng sốc không cải thiện (mạch nhanh, huyết áp hạ hay kẹt, tiểu vẫn ít) thì phải thay thế dịch truyền bằng dung dịch cao phân tử. Truyền với tốc độ 15-20 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1 giờ. Sau đó đánh giá lại:
• Nếu sốc cải thiện, hematocrit giảm, thì giảm tốc độ truyền cao phân tử xuống 10 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1-2 giờ. Sau đó nếu sốc tiếp tục cải thiện và hematocrit giảm, thì giảm tốc độ truyền cao phân tử xuống 7,5ml/kg cân nặng/giờ, rồi đến 5 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 2-3 giờ.
Theo dõi tình trạng người bệnh, nếu ổn định thì chuyển truyền tĩnh mạch dung dịch điện giải (xem chi tiết trong phụ lục 2).
• Nếu sốc vẫn chưa cải thiện, thì đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) để quyết định cách thức xử trí.
Nếu sốc vẫn chưa cải thiện mà hematocrit giảm xuống nhanh (mặc dù còn trên 35%) thì cần phải thăm khám để phát hiện xuất huyết nội tạng và xem xét chỉ định truyền máu. Tốc độ truyền máu 10 ml/kg cân nặng/1 giờ.
Chú ý: Tất cả sự thay đổi tốc độ truyền phải dựa vào mạch, huyết áp, lượng bài tiết nước tiểu, tình trạng tim phổi, hematocrit một hoặc hai giờ một lần và CVP. Phụ lục 2: Sơ đồ truyền dịch trong sốt xuất huyết độ III ở trẻ em.
Đối với người bệnh > 15 tuổi truyền dịch theo phụ lục 4: Sơ đồ truyền dịch sốt xuất huyết Dengue độ III, IV ở người lớn.
3. Sốt xuất huyết Dengue độ IV
Trường hợp sốt xuất huyết Dengue vào viện trong tình trạng sốc nặng (mạch quay không bắt được, huyết áp không đo được (HA=0)) thì phải xử trí rất khẩn trương.
- Để người bệnh nằm đầu thấp.
- Thở oxy.
- Truyền dịch:
+ Đối với người bệnh dưới 15 tuổi: Lúc đầu dùng bơm tiêm to bơm trực tiếp vào tĩnh mạch Ringer lactat hoặc dung dịch mặn đẳng trương với tốc độ 20 ml/kg cân nặng trong vòng 15 phút. Sau đó đánh giá lại người bệnh, có 3 khả năng xảy ra:
• Nếu mạch rõ, huyết áp hết kẹt, cho dung dịch cao phân tử 10 ml/kg cân nặng/giờ và xử trí tiếp theo như độ III.
• Nếu mạch nhanh, huyết áp còn kẹt hoặc huyết áp hạ: Truyền dung dịch cao phân tử 15-20 ml/kg cân nặng/giờ, sau đó xử trí theo điểm ( ) ở trên.
• Nếu mạch, huyết áp vẫn không đo được: Bơm tĩnh mạch trực tiếp dung dịch cao phân tử 20 ml/kg cân nặng/15 phút. Nên đo CVP để có phương hướng xử trí. Nếu đo được huyết áp và mạch rõ, thì truyền dung dịch cao phân tử 15-20 ml/kg cân nặng/giờ, sau đó xử trí theo điểm ( ) ở trên.
Phụ lục 3: Sơ đồ truyền dịch sốt xuất huyết Dengue độ IV ở trẻ em.
+ Đối với người bệnh trên 15 tuổi:
Truyền dịch theo phụ lục 4: Sơ đồ truyền dịch sốt xuất huyết Dengue độ III, IV ở người lớn.
4. Những điều cần lưu ý khi truyền dịch
- Ngừng truyền dịch tĩnh mạch khi huyết áp và mạch trở về bình thường, tiểu nhiều. Nói chung không cần thiết bù dịch nữa sau khi hết sốc 24 giờ.
- Cần chú ý đến sự tái hấp thu huyết tương từ ngoài lòng mạch trở lại lòng mạch (biểu hiện bằng huyết áp, mạch bình thường và hematocrit giảm). Cần theo dõi triệu chứng phù phổi cấp nếu còn tiếp tục truyền dịch. Khi có hiện tượng bù dịch quá tải gây suy tim hoặc phù phổi cấp cần phải dùng thuốc lợi tiểu như furosemid 0,5-1 mg/kg cân nặng/1 lần dùng (tĩnh mạch). Trong trường hợp sau khi sốc hồi phục mà huyết áp kẹt nhưng chi ấm mạch chậm, rõ, tiểu nhiều thì không truyền dịch, nhưng vẫn lưu kim tĩnh mạch và theo dõi tại phòng cấp cứu.
- Đối với người bệnh đến trong tình trạng sốc nhưng đã được chống sốc từ tuyến trước thì điều trị như một trường hợp không cải thiện (tái sốc). Cần lưu ý đến số lượng dịch đã được truyền từ tuyến trước để tính toán lượng dịch sắp đưa vào.
- Nếu bệnh nhân người lớn có biểu hiện tái sốc, chỉ dùng cao phân tử không quá 1.000 ml đối với Dextran 40 và không quá 500 ml đối với Dextran 70. Nếu diễn tiến không thuận lợi, nên tiến hành:
+ Đo CVP để bù dịch theo CVP hoặc dùng vận mạch nếu CVP cao.
+ Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở, da, niêm mạc, tìm xuất huyết nội để chỉ định truyền máu kịp thời.
+ Thận trọng khi tiến hành thủ thuật tại các vị trí khó cầm máu như tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới đòn.
- Nếu huyết áp kẹt, nhất là sau một thời gian đã trở lại bình thường cần phân biệt các nguyên nhân sau:
+ Hạ đường huyết.
+ Tái sốc do không bù đắp đủ lượng dịch tiếp tục thoát mạch.
+ Xuất huyết nội.
+ Quá tải do truyền dịch hoặc do tái hấp thu.
5. Khi điều trị sốc, cần phải chú ý đến điều chỉnh rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan: Hạ natri máu thường xảy ra ở hầu hết các trường hợp sốc nặng kéo dài và đôi khi có toan chuyển hoá. Do đó cần phải xác định mức độ rối loạn điện giải và nếu có điều kiện thì đo các khí trong máu ở người bệnh sốc nặng và người bệnh sốc không đáp ứng nhanh chóng với điều trị.
6. Truyền máu và các chế phẩm máu:
- Khi người bệnh có sốc cần phải tiến hành xác định nhóm máu và phản ứng chéo thường quy.
- Truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn phần:
+ Sau khi đã bù đủ dịch nhưng sốc không cải thiện, hematocrit giảm xuống nhanh (mặc dù còn trên 35%).
+ Xuất huyết nặng.
- Truyền tiểu cầu:
+ Khi số lượng tiểu cầu xuống nhanh dưới 50.000/mm3 kèm theo có xuất huyết nặng.
+ Cần truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 5.000/mm3 bất kể có xuất huyết trên lâm sàng hay không.
- Truyền plasma tươi, tủa lạnh: Xem xét truyền khi bệnh nhân có rối loạn đông máu dẫn đến xuất huyết nặng.
7. Thở oxy: Tất cả các người bệnh có sốc cần thở oxy.
8. Sử dụng các thuốc vận mạch.
- Khi sốc kéo dài, cần phải đo CVP để quyết định thái độ xử trí.
- Nếu đã truyền dịch đầy đủ mà huyết áp vẫn chưa lên và áp lực tĩnh mạch trung ương đã trên 10 cm nước thì truyền tĩnh mạch:
+ Dopamin, liều lượng 5-10 mcg/kg cân nặng /phút.
+ Nếu đã dùng dopamin liều 10 mcg/kg cân nặng/phút mà huyết áp vẫn chưa lên thì nên phối hợp dobutamin 5-10 mcg/kg cân nặng/phút.
9. Chăm sóc và theo dõi người bệnh sốc
- Giữ ấm.
- Khi đang có sốc cần theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở từ 15-30 phút 1 lần.
- Đo hematocrit cứ 2 giờ 1 lần, trong 6 giờ đầu của sốc. Sau đó 4 giờ 1 lần cho đến khi sốc ổn định.
- Ghi lượng nước xuất và nhập trong 24 giờ.
- Đo lượng nước tiểu.
- Theo dõi tình trạng thoát dịch vào màng bụng, màng phổi, màng tim.
Chú ý: Xem chi tiết tại phụ lục 6, 7, 8, 9.
10. Các biện pháp điều trị khác
- Khi có tràn dịch màng bụng, màng phổi gây khó thở, SpO2 giảm xuống dưới 92%, nên cho bệnh nhân thở NCPAP trước. Nếu không cải thiện mới xem xét chỉ định chọc hút để giảm bớt dịch màng bụng, màng phổi.
- Không dùng corticoid để điều trị sốc trong sốt xuất huyết Dengue.
- Nuôi dưỡng bệnh nhân sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue: Xem chi tiết tại phụ lục 9.
11. Tiêu chuẩn cho người bệnh xuất viện
Bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- Hết sốt 2 ngày, tỉnh táo.
- Mạch, huyết áp bình thường.
- Số lượng tiểu cầu > 50.000/mm3.
12. Phòng bệnh
- .Thực hiện theo Quyết định số 1266/QĐ-BYT ngày 14/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue”.
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng.

Saturday, July 22, 2017

VIÊM GAN B

Định nghĩa
Viêm gan B là một bệnh gan nghiêm trọng gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Đối với một số người, bệnh viêm gan B lây nhiễm trở thành mãn tính, dẫn đến suy gan, ung thư gan, hoặc xơ gan - một tình trạng gây ra sẹo vĩnh viễn ở gan.
Hầu hết mọi người bị nhiễm viêm gan B, như người lớn hồi phục hoàn toàn, ngay cả khi các dấu hiệu và triệu chứng của họ là nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh và trẻ em rất có khả năng để phát triển một bệnh viêm gan B mãn tính. Mặc dù không có thuốc chữa viêm gan B, một loại vắc xin có thể ngăn ngừa được bệnh. Nếu đã bị nhiễm bệnh, đề phòng nhất định có thể giúp ngăn ngừa lây lan HBV cho người khác.
Các triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B thường xuất hiện khoảng 2 - 3 tháng sau khi đã bị nhiễm và có thể từ nhẹ đến nặng. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan B có thể bao gồm:
Đau bụng.
Nước tiểu tối mầu.
Đau khớp.
Chán ăn.
Buồn nôn và ói mửa.
Điểm yếu và mệt mỏi.
Vàng da và lòng trắng mắt.
Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ em bị viêm gan B không bao giờ phát triển các dấu hiệu và triệu chứng. Điều này cũng đúng đối với một số người lớn.
Đến gặp bác sĩ khi
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng lo lắng.
Nếu biết đã bị nhiễm viêm gan B, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Điều trị dự phòng có thể làm giảm nguy cơ vi rút sẽ lây nhiễm cơ thể. Nhưng điều trị phải được quản lý trong vòng 24 giờ tiếp xúc với siêu vi viêm gan B.
Nguyên nhân
Viêm gan B lây nhiễm gây ra bởi siêu vi viêm gan B (HBV). HBV được truyền từ người sang người qua máu, tinh dịch hoặc dịch cơ thể khác. Khi HBV nhập vào gan, nó xâm nhập các tế bào gan và bắt đầu nhân lên. Điều này gây ra viêm nhiễm trong gan và dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm viêm gan B.
Cách HBV lây truyền phổ biến bao gồm:
Quan hệ tình dục. Có thể bị nhiễm nếu không bảo vệ hệ tình dục với một đối tác mắc bệnh, với máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo nhập vào cơ thể.
Dùng chung kim tiêm. HBV dễ dàng lây truyền qua bơm kim tiêm dính máu nhiễm bệnh. Chia sẻ vật liệu ma túy tiêm tĩnh mạch (IV) đặt vào nguy cơ cao bị viêm gan B.
Vô tình dính kim. Viêm gan B là một mối quan tâm đối với nhân viên y tế và bất cứ ai tiếp xúc với máu người.
Từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV có thể truyền virus sang con trong khi sinh.
Bệnh viêm gan B cấp tính và mãn tính
Viêm gan B lây nhiễm có thể là thời gian ngắn (cấp tính viêm gan B), hoặc lâu dài (mãn tính viêm gan B).
Viêm gan B lây nhiễm kéo dài ít hơn sáu tháng. Nếu bệnh cấp tính, hệ thống miễn dịch thường có thể xóa virus khỏi cơ thể, và sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng vài tháng. Hầu hết những người có viêm gan B như người lớn bị nhiễm trùng cấp tính.
Viêm gan B lây nhiễm kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn. Khi hệ thống miễn dịch không thể chống lại virus, viêm gan B lây nhiễm có thể trở thành suốt đời, có thể dẫn đến bệnh tật nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan. Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV lúc sinh và nhiều trẻ em bị nhiễm bệnh từ 1 đến 5 tuổi bị nhiễm kinh niên. Nhiễm trùng mãn tính có thể không bị phát hiện trong nhiều thập kỷ cho đến khi trở thành bệnh nặng do bệnh gan.
Yếu tố nguy cơ
Nguy cơ mắc bệnh viêm gan B được tăng lên nếu:
Quan hệ tình dục không bảo vệ với nhiều hơn một đối tác.
Quan hệ tình dục không bảo vệ với người bị nhiễm HBV.
Có một căn bệnh qua đường tình dục như lậu hoặc chlamydia.
Có một người đàn ông quan hệ tình dục với người đàn ông khác.
Dùng chung kim tiêm trong khi sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch (IV).
Chia sẻ trong hộ gia đình với người bị nhiễm HBV mãn tính.
Có một công việc cho thấy liên quan nhiều đến máu người.
Chạy thận nhân tạo cho giai đoạn cuối bệnh thận.
Du lịch đến các vùng có tỷ lệ nhiễm HBV cao, chẳng hạn như châu Phi, Trung và Đông Nam Á, và Đông Âu.
Các biến chứng
HBV mãn tính có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
Sẹo của gan (xơ gan). Viêm gan B lây nhiễm có thể gây ra viêm dẫn đến sẹo lớn của gan (xơ gan). Sẹo trong gan có thể làm giảm khả năng của gan hoạt động.
Ung thư gan. Những người bị nhiễm viêm gan B mạn tính có tăng nguy cơ ung thư gan.
Suy gan. Viêm gan là một tình trạng mà trong đó tất cả các chức năng sống còn của gan bị đóng cửa. Khi điều đó xảy ra, ghép gan là cần thiết để duy trì cuộc sống.
Viêm gan D lây nhiễm. Bất cứ ai bị nhiễm viêm gan B kinh niên cũng dễ bị lây nhiễm với một chủng bệnh viêm gan siêu vi - viêm gan D.  Có thể không bị nhiễm viêm gan D trừ khi  đã bị nhiễm HBV. Có cả hai bệnh viêm gan B và viêm gan D làm cho nó nhiều khả năng sẽ phát triển các biến chứng của viêm gan.
Vấn đề về thận. Viêm gan B lây nhiễm có thể gây ra vấn đề về thận, có thể dẫn đến suy thận cuối cùng. Trẻ em có nhiều khả năng phục hồi từ những vấn đề về thận hơn là người lớn, người có thể bị suy thận.
Viêm mạch máu (viêm mạch). Viêm mạch máu có thể gây biến chứng hơn nữa, mặc dù điều này là một biến chứng hiếm gặp của bệnh viêm gan B.
Các xét nghiệm và chẩn đoán
Sàng lọc những người khỏe mạnh cho bệnh viêm gan B
Các bác sĩ đôi khi kiểm tra một số người khỏe mạnh cho viêm gan B. Được khuyến khích bởi vì bệnh viêm gan B lây nhiễm thường bắt đầu gây tổn hại cho gan trước khi nó gây ra các dấu hiệu và triệu chứng. Thử nghiệm cho lây nhiễm viêm gan B ở những người có nguy cơ cao tiếp xúc với vi rút này có thể giúp các bác sĩ bắt đầu điều trị hoặc đề nghị thay đổi lối sống có thể làm chậm tổn thương gan.
Những người có thể muốn nói chuyện với bác sĩ của họ về tầm soát bệnh viêm gan B bao gồm:
Bất cứ ai sống với một người đã nhiễm viêm gan B.
Bất kỳ ai có quan hệ tình dục với một người đã nhiễm viêm gan B.
Bất cứ ai không giải thích được kiểm tra bất thường men gan.
Em bé có mẹ bị viêm gan B.
Người có HIV dương tính.
Những người nhập cư, bao gồm cả trẻ em từ các khu vực của thế giới nơi mà bệnh viêm gan B là phổ biến hơn, bao gồm cả châu Á, các đảo Thái Bình Dương, châu Phi và Đông Âu.
Người sử dụng tiêm chích ma tuý.
Các tù nhân.
Nam giới có quan hệ tình dục với nam giới.
Những người có một hoặc nhiều bậc cha mẹ từ một khu vực của thế giới nơi mà bệnh viêm gan B là phổ biến hơn.
Những người chạy thận nhân tạo.
Phụ nữ mang thai.
Xét nghiệm máu để phát hiện nhiễm viêm gan B
Xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm gan B lây nhiễm bao gồm:
Xét nghiệm để xác định xem có thể dễ dàng lây nhiễm HBV cho người khác. Các bệnh viêm gan B thử nghiệm kháng nguyên bề mặt (HBsAg) tìm kháng nguyên bề mặt viêm gan B - một phần của bề mặt bên ngoài của virus. Thử nghiệm dương tính với kháng nguyên này có nghĩa là có nhiễm trùng viêm gan B hoạt động và dễ dàng có thể truyền virus cho người khác. Một xét nghiệm âm tính có nghĩa là hiện nay không bị nhiễm bệnh.
Xét nghiệm để xác định xem đang miễn dịch với HBV. Các kháng thể với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (anti-HBs) kiểm tra xác định nếu có kháng thể kháng HBV. Có kháng thể có thể là do nhiễm trùng HBV từ trước đã hồi phục. Hoặc nó có thể có nghĩa là có thể đã được chủng ngừa. Trong cả hai trường hợp, anti-HBs dương tính có nghĩa là không thể lây sang người khác hoặc được bảo vệ bởi các vắc xin, miễn dịch tự nhiên .
Xét nghiệm để xác định xem đã có hoặc đang có bệnh viêm gan B lây nhiễm. Mặc dù các kháng thể với kháng nguyên lõi viêm gan B (anti-HBc), kiểm tra xác định những người có bệnh mãn tính, kết quả đôi khi có thể mơ hồ. Nếu  thử nghiệm dương tính với kháng thể lõi viêm gan B, có thể có một nhiễm trùng mãn tính mà có thể truyền cho người khác. Nhưng cũng có thể được phục hồi sau một nhiễm trùng cấp tính hoặc có miễn dịch nhẹ với HBV. Làm thế nào kiểm tra này được giải thích thường phụ thuộc vào kết quả của hai bài kiểm tra khác. Khi kết quả không chắc chắn, có thể cần phải lặp lại tất cả ba bài kiểm tra.
Thí nghiệm bổ sung để đánh giá sức khỏe của gan, mức độ nhiễm trùng
Nếu nhận được một chẩn đoán viêm gan B, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của nhiễm HBV cũng như sức khỏe của gan. Các xét nghiệm này bao gồm:
Xét nghiệm để xác định khả năng có để lây lan HBV cho người khác. Các kháng nguyên tìm sự hiện diện của một loại protein được tiết bởi các tế bào nhiễm HBV. Kết quả dương tính có nghĩa là có mức độ cao của virus trong máu  và có thể dễ dàng lây nhiễm sang người khác. Nếu xét nghiệm là âm tính, có nồng độ HBV trong máu thấp hơn và ít có khả năng lây bệnh.
Xét nghiệm để xác định bao nhiêu HBV DNA trong máu. Các bệnh viêm gan B phát hiện các bộ phận kiểm tra DNA của HBV DNA trong máu, chỉ ra bao nhiêu virus hiện nay (virus). Đánh giá tải lượng virus có thể giúp theo dõi điều trị kháng vi rút làm việc như thế nào.
Các xét nghiệm để đo chức năng gan. Xét nghiệm chức năng gan có thể đo số thiệt hại đã xảy ra ở tế bào gan.
Loại bỏ một mẫu mô gan để thử nghiệm
Trong thời gian làm sinh thiết gan, bác sĩ đưa một kim nhỏ qua da và vào gan. Một mẫu nhỏ mô gan được lấy ra để phân tích trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết có thể cho thấy mức độ tổn thương gan và có thể giúp xác định điều trị tốt nhất.
Phương pháp điều trị và thuốc
Điều trị để ngăn ngừa viêm gan B lây nhiễm sau khi tiếp xúc
Nếu biết  đã bị nhiễm siêu vi viêm gan B, gọi bác sĩ ngay lập tức. Tiêm globulin miễn dịch viêm gan B trong vòng 24 giờ tiếp xúc với vi rút này có thể giúp bảo vệ  khỏi việc phát triển bệnh viêm gan B.
Điều trị nhiễm viêm gan B
Nếu bác sĩ  xác định nhiễm trùng viêm gan B là cấp tính, có nghĩa là nó là ngắn và sẽ tự hết, có thể không cần điều trị. Thay vào đó, bác sĩ sẽ làm việc để giảm thiểu bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng có trải nghiệm trong khi cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Bác sĩ có thể khuyên nên theo dõi các xét nghiệm máu để đảm bảo rằng các vi rút đã ra khỏi cho cơ thể.
Điều trị nhiễm trùng viêm gan B mãn tính
Nếu đã được chẩn đoán nhiễm trùng mãn tính viêm gan B, bác sĩ có thể khuyên  nên:
Thuốc kháng siêu vi. Thuốc kháng virus giúp chống lại các virus và làm chậm khả năng tổn thương gan. Một số thuốc có sẵn. Bác sĩ có thể cho thấy thuốc nào có thể thích hợp nhất.
Ghép gan. Nếu gan đã bị hỏng nặng, ghép gan có thể là một lựa chọn. Trong thời gian ghép gan, bác sĩ phẫu thuật loại bỏ gan bị hư hỏng và thay thế nó bằng một lá gan khỏe mạnh. Hầu hết gan cấy ghép đến từ các nhà tài trợ đã chết, mặc dù một số nhỏ đến từ các nhà tài trợ sinh sống.
Phong cách sống và biện pháp khắc phục
Nếu đã bị nhiễm viêm gan B, thực hiện các bước để bảo vệ người khác khỏi virus. Ví dụ:
Biện pháp phòng ngừa để làm cho tình dục an toàn. Cách duy nhất để bảo vệ bạn tình hay bạn tình bị nhiễm viêm gan B  là tránh quan hệ tình dục. Nếu  chọn để có quan hệ tình dục, nói chuyện với các đối tác về nguy cơ truyền HBV. Sử dụng bao cao su mới mỗi khi có quan hệ tình dục. Nhưng hãy nhớ rằng trong khi sử dụng bao cao su có thể giảm nguy cơ lây lan HBV, chúng không loại trừ nguy cơ hoàn toàn.
Hãy cho bạn tình biết có HBV. Hãy để bất cứ ai mà đã có quan hệ tình dục biết rằng có HBV. các đối tác cần được kiểm tra và được chăm sóc y tế nếu họ có vi rút. Họ cũng cần phải biết tình trạng nhiễm HBV của họ để họ không lây nhiễm sang người khác.
Không dùng chung kim tiêm hoặc ống tiêm. Nếu sử dụng các loại thuốc IV, không bao giờ dùng chung kim tiêm và ống tiêm với bất cứ ai.
Không hiến máu hoặc nội tạng. Không hiến máu bị nhiễm bệnh hoặc các cơ quan lây lan virus.
Không dùng chung dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng. Các mục này có thể mang dấu vết của máu bị nhiễm bệnh.
Nếu đang mang thai, hãy nói với bác sĩ rằng có HBV. Bằng cách đó, em bé  có thể được điều trị ngay khi được sinh ra.
Thay thế thuốc
Không có phương pháp điều trị thuốc bổ sung hoặc thay thế đã chứng tỏ hữu ích trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị viêm gan B lây nhiễm.
Một loại thảo dược tiếp tục thu hút sự chú ý cho quảng bá của nó là sữa thistle. Những người ủng hộ cây kế sữa đề nghị các loại thảo dược để điều trị vàng da và các rối loạn khác về gan. Người ta chế cây kế sữa như một viên nang, trích xuất hoặc truyền dịch.
Nghiên cứu nhỏ của cây kế sữa để điều trị bệnh gan đã có kết quả khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã được được thiết kế kém, gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu để rút ra kết luận về tính hữu ích của cây kế sữa.
Nếu đang quan tâm đến việc cố gắng cây kế sữa, thảo luận về những lợi ích và rủi ro với bác sĩ.
Đối phó và hỗ trợ
Nếu đã được chẩn đoán là nhiễm viêm gan B, có thể lo lắng về sức khỏe. Cũng có thể lo lắng về việc lây lan bệnh viêm gan B cho những người gần gũi. Để giúp  đối phó với những cảm xúc, hãy cố gắng để:
Tìm hiểu thêm về bệnh viêm gan B. Tìm hiểu thêm về bệnh viêm gan B có thể giúp hiểu những gì nhiễm trùng này, có nghĩa là cho sức khỏe tổng thể. Hãy hỏi bác sĩ về nguồn thông tin tốt có thể chuyển đến để tìm hiểu thêm về bệnh viêm gan B. Các trung tâm kiểm soát dịch bệnh là một nơi tốt để bắt đầu.
Hãy kết nối đến bạn bè và gia đình. Không thể lây lan bệnh viêm gan B thông qua tiếp xúc thông thường, như ôm, khiêu vũ hoặc bắt tay. Và không thể lây lan bệnh viêm gan B thông qua một hồ bơi, điện thoại, chỗ vệ sinh hoặc dùng chung đồ dùng ăn uống. Đừng ngại dành thời gian với bạn bè và gia đình. Có họ gần có thể là một nguồn hỗ trợ.
Giữ sức khỏe. Hãy thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Ví dụ, chọn một chế độ ăn uống đầy đủ các loại trái cây và rau quả. Hãy thử thực hiện hầu hết các ngày trong tuần. Ngủ đủ giấc để  đánh thức cảm giác nghỉ ngơi.
Hãy chăm sóc gan. Chăm sóc cho gan để giúp kéo dài chức năng của nó. Không uống rượu. Không dùng thuốc hoặc thuốc toa mà không có tư vấn bác sĩ  để chắc chắn rằng đang an toàn cho gan.
Phòng chống
Xem xét các thuốc chủng ngừa viêm gan B
Thuốc chủng ngừa viêm gan B thường được coi là một loạt gồm ba mũi tiêm trong khoảng thời gian sáu tháng. Không thể bị viêm gan B từ thuốc chủng.
Hầu như ai cũng có thể nhận được thuốc chủng ngừa, bao gồm cả trẻ sơ sinh, người cao niên và những người có tổn thương hệ thống miễn dịch. Tác dụng phụ bao gồm đau hoặc sưng tại chỗ tiêm. Mặc dù mối quan ngại đã được nêu ra rằng vắc xin viêm gan B có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn, các nghiên cứu đã tìm thấy không có kết nối.
Thuốc chủng ngừa viêm gan B được khuyến khích cho:
Tất cả trẻ sơ sinh, bắt đầu từ khi sinh.
Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên những người không tiêm khi sinh.
Bất cứ ai đang được điều trị cho một bệnh qua đường tình dục.
Chăm sóc sức khỏe, nhân viên cấp cứu và những người khác, những người tiếp xúc với máu trong công việc.
HIV dương tính người.
Nam giới có quan hệ tình dục với nam giới.
Những người đã có nhiều bạn tình trong vòng sáu tháng.
Những người có bệnh gan mãn tính.
Những người tiêm chích ma túy bất hợp pháp.
Những người sống với người bị viêm gan B.
Những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối.
Bạn tình của những người có bệnh viêm gan B.
Du khách có kế hoạch đi vào khu vực của thế giới với tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao.
Biện pháp phòng ngừa để tránh HBV
Các cách khác để giảm nguy cơ viêm gan B bao gồm:
Biết tình trạng nhiễm HBV của bất kỳ đối tác tình dục. Không tham gia vào quan hệ tình dục không được bảo vệ trừ khi hoàn toàn chắc chắn đối tác không bị nhiễm HBV hoặc bất kỳ bệnh qua đường tình dục khác.
Sử dụng bao cao su latex mới hoặc polyurethane mỗi khi quan hệ tình dục. Nếu không biết tình trạng sức khỏe của các đối tác, hãy sử dụng bao cao su mới mỗi khi có quan hệ tình dục. Hãy nhớ rằng mặc dù bao cao su có thể giảm nguy cơ nhiễm HBV, chúng không loại trừ nguy cơ hoàn toàn. Bao cao su có thể phá vỡ hoặc phát triển những giọt nước nhỏ, và người ta không luôn luôn sử dụng chúng đúng cách.
Ngừng sử dụng thuốc bất hợp pháp. Nếu sử dụng ma túy bất hợp pháp, được giúp đỡ để ngăn chặn. Nếu không thể dừng lại, sử dụng một kim tiêm vô trùng mỗi lần chích ma túy bất hợp pháp. Không bao giờ dùng chung kim tiêm.
Hãy thận trọng về xỏ cơ thể và hình xăm. Nếu chọn để trải qua xỏ lỗ hoặc xăm mình, hãy tìm một cửa hàng có uy tín. Đặt câu hỏi trước về thiết bị được làm sạch. Hãy chắc chắn rằng các nhân viên sử dụng kim tiêm vô trùng. Nếu nhân viên không trả lời câu hỏi, hãy tìm cửa hàng khác.
Hỏi về thuốc chủng ngừa viêm gan B trước khi đi du lịch. Nếu đang lập kế hoạch một chuyến đi kéo dài đến một khu vực có bệnh viêm gan B là phổ biến hơn, hỏi bác sĩ về vaccin viêm gan B. Nó thường được đưa ra trong một loạt ba mũi tiêm trong khoảng thời gian sáu tháng.
Thành viên Dieutri.vn