Monday, June 20, 2016

Hướng dẫn thực hiện mức lương mới

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 05/2016/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đối tượng áp dụng gồm:
1. Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
2. Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
3. Cán bộ, công chức, viên chức được điều động, biệt phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
4. Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP);
5. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành;
6. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu…
Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các đối tượng 1,2,3 và 4 nêu trên, căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 47/2016/NĐ-CP của Chính phủ để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:
Công thức tính mức lương:
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2016.
Mức lương, phụ cấp (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) và hoạt động phí của các đối tượng quy định được tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng từ ngày 01/5/2016.

Theo Chinhphu.vn

Lý do phải tắt điện thoại trên máy bay

Mở điện thoại khi máy bay cất hạ cánh có thể góp phần khiến an toàn của hành khách bị ảnh hưởng vì gây nhiễu sóng và xao lãng sự tập trung của phi công ở giai đoạn quan trọng.

Khi đi máy bay, bạn luôn được tiếp viên nhắc nhở tắt nguồn điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay. Một số người không hiểu được tầm quan trọng của việc này nên không tuân thủ. Điều đó ảnh hưởng ra sao đến an toàn của chính bạn? 
Có đến 30% hành khách không tắt điện thoại khi máy bay cất cánh và hiện cũng chưa có bằng chứng nào chỉ ra chiếc điện thoại di động làm rơi máy bay thương mại. Tuy nhiên, chiếc điện thoại góp phần làm giảm sự an toàn của bạn đáng kể. Nó không hẳn khiến máy bay rơi, nhưng nó làm nhiễu sóng, gây mất tập trung và phí công sức không cần thiết của phi công trong giai đoạn quan trọng. 
Giai đoạn cất và hạ cánh của máy bay được xem là giai đoạn quan trọng nhất của mỗi chuyến bay, đòi hỏi đội ngũ phi hành đoàn phải tập trung cao độ, liên lạc thường xuyên với trạm kiểm soát không lưu và đảm bảo hoạt động của tất cả các trang thiết bị trên máy bay. Thực tế, những tai nạn nguy hiểm đều tập trung ở hai giai đoạn này, kéo dài khoảng 15 đến 20 phút để đạt được độ cao hơn 3.000 mét.
iCtNo-o9g4KQ-1799-1415608111.jpg
Tuân thủ quy định tắt điện thoại của các hãng hàng không có thể giúp bạn an toàn hơn. Ảnh: Bloomberg
Theo Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ (FCC), các thiết bị điện tử hoặc điện thoại di động có thể phát ra sóng vô tuyến gây nhiễu hệ thống điện tử nhạy cảm của máy bay. Máy bay được trang bị một loạt hệ thống điện tử để liên lạc với mặt đất, hỗ trợ định hướng và giám sát các trang thiết bị. Các hệ thống này gọi là hệ thống điện tử hàng không, phần lớn sử dụng tín hiệu radio để gửi nhận thông tin do đó rất dễ bị nhiễu bởi các thiết bị phát sóng dùng tần số radio tương tự. 
Cơ quan hàng không dân dụng (FAA) nhận định các thiết bị điện tử gây ảnh hưởng xấu đến thông tin liên lạc và định vị máy bay. Tuy nhiên, cơ quan này đã giao cho các hãng hàng không tự quyết định thiết bị điện tử nào được dùng trên máy bay. Hầu hết các hãng hàng không đều tuân thủ theo hướng dẫn của FAA rằng chỉ được dùng khi máy bay ở độ cao hơn 3.000 mét để phi công có đủ thời gian xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. 

Vậy nên, khi bạn được yêu cầu tắt thiết bị di động trên một chuyến bay, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của tiếp viên. Mọi quy định đều có nguyên nhân của nó và tất cả cũng chỉ vì sự an toàn của chính bạn. 
Thảo Ngh
i

Câu chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý

 Bạn đang làm việc rất có hiệu quả. Sếp rất hài lòng và muốn tăng hiệu quả công việc lên nữa. Thế là một ban bệ hoành tráng được thành lập để giám sát… Trái với mong đợi của sếp, chi phí kinh doanh ngày càng tăng còn hiệu quả ngày càng tuột dốc. Sau khi xem xét lại mọi việc thì ai sẽ là người ra đi đầu tiên. Cùng xem câu chuyện sau nhé…
Mỗi ngày, kiến đi làm rất sớm và bắt tay vào việc ngay. Kiến làm việc rất giỏi và rất vui vẻ
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Ông chủ của chú, là con sư tử, rất ngạc nhiên khi thấy chú kiến làm việc mà không cần sự giám sát. Sư Tử nghĩ nếu được giám sát thì chắc chắn kiến sẽ làm việc có hiệu quả hơn.
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Thế là Sư tử thuê con gián về làm giám sát
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Sau khi được thuê, quyết định đầu tiên của con gián là gắn 1 cái đồng hồ treo tường để theo dõi việc đi làm đúng giờ. Con gián cũng cần 1 thư ký để thay nó viết ghi chú hay làm báo cáo, và thế là… nó thuê 1 con nhện, chỉ để quản lý báo cáo và nhận các cuộc gọi.
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Con sư tử rất hài lòng về những báo cáo của con gián, và yêu cần con gián làm thêm những biểu đồ theo dõi sản lượng và phân tích xu hướng thị trường, để nó có thể trình bày tại cuộc họp Ban quản trị.
Thế là con gián mua 1 cái máy vi tính mới, cùng với 1 máy in lazer, và…… nó thuê 1 con ruồi để làm quản lý bộ phận IT.
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Nhắc tới con kiến, lúc trước làm việc rất chăm và thoải mái, giờ rất là bực mình vì những công việc giấy tờ và những cuộc họp vô bổ làm mất hết thời gian của nó!…
Ông chủ sư tử đi đến kết luận là cần phải cử một người làm quản lý nguyên cả bộ phận mà con kiến đang làm việc.
Chức vụ ông chủ nhỏ này được giao cho 1 con ve sầu, và quyết định đầu tiên của con ve là mua ngay 1 cái thảm đẹp và một cái ghế thật êm cho phòng làm việc của nó.
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Và “ông chủ ve sầu” này cũng cần thêm 1 máy vi tính và một thư ký riêng, đó là thư ký cũ của nó, người đã giúp cho nó chuẩn bị Kế Hoạch Tối Ưu Hoá Chiến Lược Kiểm Soát Công việc và Ngân quỹ…
Văn phòng con kiến làm việc trở thành một nơi buồn bã, chẳng còn ai cười đùa và mọi người trở nên lo lắng khó chịu…Thế là con ve sầu thuyết phục ông chủ lớn, là con sư tử, về sự cần thiết phải làm một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về môi trường làm việc tại đây.
Sau khi xem lại các báo cáo tài chính trong văn phòng nơi con kiến làm, con sư tử phát hiện ra năng suất đã thấp hơn trước đây rất nhiều.
Thế là sư tử thuê 1 con cú, đó là 1 cố vấn nổi tiếng và có uy tín, để tiến hành điều tra và đưa ra các giải pháp cần thiết.
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Chuyện ngụ ngôn về con kiến và bài học quản lý
Con cú bỏ ra 3 tháng để nghiên cứu về văn phòng và viết một báo cáo khổng lồ, lên đến vài quyển, và đi đến kết luận: “Văn phòng này có quá nhiều nhân viên…”Đoán xem ông chủ sư tử sa thải ai đầu tiên?…
Đương nhiên là con kiến rồi, vi nó làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm và không hiệu quả!…Thế đấy!…