Friday, March 21, 2025
NHỮNG NGƯỜI CON TRAI CỤ TẢN ĐÀ.
Thursday, March 13, 2025
Nóng: Những thay đổi trọng yếu của giao dịch chứng khoán khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới
HoSE đã công bố dự kiến những thay đổi về quy định giao dịch khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới so với hiện tại.
Nhằm giúp cho nhà đầu tư nắm được các quy định về giao dịch chứng khoán dự kiến thay đổi khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã công bố dự kiến những thay đổi về quy định giao dịch so với hiện tại.
HoSE cho biết so với quy định giao dịch chứng khoán hiện tại, quy định giao dịch chứng khoán khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới dự kiến có một số thay đổi nhất định mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Thứ nhất, về lệnh ATO/ATC trong đợt khớp lệnh định kỳ
Khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới, lệnh ATO/ATC sẽ không được ưu tiên trước lệnh giới hạn đã nhập vào hệ thống trước đó khi so khớp lệnh (hiện tại, lệnh ATO/ATC sẽ được ưu tiên trước lệnh giới hạn). Theo đó, lệnh ATO/ATC sẽ hiển thị tại một mức giá xác định như lệnh giới hạn (hiện tại lệnh ATO/ATC hiển thị tại mức giá có ký hiệu "ATO" "ATC").
Về nguyên tắc hiển thị mới, trường hợp chỉ còn dư mua hoặc dư bán của lệnh ATO hoặc ATC, giá hiển thị của lệnh ATO/ATC mua hoặc bán là giá khớp dự kiến. Trường hợp chưa có giá khớp dự kiến giá hiển thị là giá khớp lệnh gần nhất hoặc giá tham chiếu (trường hợp chưa có giá khớp gần nhất).
Với trường hợp còn dư mua hoặc dư bán của lệnh giới hạn, giá hiển thị của lệnh ATO/ATC mua là giá dư mua cao nhất cộng 01 đơn vị yết giá (nếu mức giá được xác định này cao hơn mức giá trần thì hiển thị là giá trần). Trong khi đó, giá hiển thị của lệnh ATO/ATC bán là giá dư bán thấp nhất trừ 01 đơn vị yết giá (nếu mức giá được xác định này thấp hơn mức giá sàn thì hiển thị là giá sàn).
Thứ hai, về sửa, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh, khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới, nhà đầu tư được sửa giá hoặc khối lượng của lệnh giới hạn (lệnh LO) chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa thực hiện trong thời gian khớp lệnh liên tục theo nguyên tắc: Lệnh sửa giảm khối lượng sẽ không làm thay đổi thứ tự ưu tiên của lệnh; lệnh sửa tăng khối lượng hoặc sửa giá sẽ làm thay đổi thứ tự ưu tiên của lệnh.
Thứ ba, về giao dịch thỏa thuận, khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới, nhà đầu tư sẽ không được sửa, hủy những giao dịch thỏa thuận đã được thực hiện trên hệ thống giao dịch (hiện tại được phép sửa giao dịch thỏa thuận nhập sai trong giờ giao dịch bằng cách hủy giao dịch thỏa thuận sai và nhập giao dịch thỏa thuận đúng).
Thứ tư là điểm khác biệt về giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, đối với giao dịch khớp lệnh cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới, "room ngoại" sẽ giảm khi lệnh mua của NĐTNN được nhập vào hệ thống giao dịch (theo quy định hiện tại, room giảm ngay sau khi lệnh mua của NĐTNN được thực hiện).
Trong trường hợp lệnh mua của NĐTNN bị hủy bỏ bởi nhà đầu tư hoặc hệ thống giao dịch, khi đó room sẽ tăng bằng khối lượng bị hủy bỏ. Trường hợp lệnh mua của NĐTNN được sửa giảm khối lượng, room tăng bằng khối lượng giảm của lệnh.
Đối với giao dịch thỏa thuận cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới, room giảm khi lệnh chào mua của NĐTNN được nhập vào hệ thống giao dịch trong trường hợp giao dịch thỏa thuận giữa NĐTNN mua và NĐT trong nước bán (theo quy định hiện tại, room giảm ngay sau khi giao dịch thỏa thuận giữa NĐTNN mua và NĐT trong nước bán được thực hiện).
Trường hợp NĐTNN hủy lệnh chào mua với một nhà đầu tư trong nước, room sẽ được tăng lên ngay sau khi lệnh hủy được nhập vào hệ thống giao dịch.
Thứ năm, quy định về giao dịch lô lẻ sẽ có thay đổi. Giao dịch lô lẻ sẽ được thực hiện theo phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ, khớp lệnh liên tục và phương thức giao dịch thỏa thuận (hiện tại giao dịch lô lẻ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục và phương thức giao dịch thỏa thuận).
Thứ sáu, giao dịch của chứng khoán thuộc diện bị hạn chế giao dịch sẽ được giao dịch cả ngày và áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ khi áp dụng hệ thống CNTT mới, bao gồm: đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, sau đó đến các đợt khớp lệnh định kỳ mỗi đợt kéo dài 15 phút và đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (theo quy định hiện tại, chứng khoán thuộc diện hạn chế giao dịch chỉ được giao dịch vào phiên giao dịch buổi chiều theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận).
Thứ bảy, về hiển thị thông tin 3 giá chào mua, chào bán tốt nhất trong đợt khớp lệnh định kỳ, khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới, trong đợt khớp lệnh định kỳ thì thông tin 3 giá chào mua, chào bán tốt nhất được hiển thị là những giá chào mua, chào bán tốt nhất dự kiến còn lại sau khi khớp lệnh (hiện tại hiển thị thông tin 3 giá chào mua, chào bán tốt nhất của tất cả các lệnh trên sổ lệnh giao dịch).
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đề nghị nhà đầu tư tìm hiểu nội dung chi tiết, đầy đủ hơn tại Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định về giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Cafef
Wednesday, March 12, 2025
Mã độc đánh cắp dữ liệu làm rò rỉ 2,3 triệu thẻ ngân hàng
Theo ước tính từ Kaspersky Digital Footprint Intelligence, có tới 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên dark web vì mã độc.
Con số này được xác định dựa trên quá trình phân tích các tệp nhật ký từ mã độc đánh cắp dữ liệu trong giai đoạn 2023-2024.
Trung bình, cứ 14 thiết bị nhiễm mã độc Infostealer thì sẽ có một thiết bị bị đánh cắp thông tin thẻ tín dụng. Tổng cộng, gần 26 triệu thiết bị đã bị lây nhiễm loại mã độc này, trong đó riêng năm 2024, con số đã vượt qua 9 triệu thiết bị.
Theo ước tính của các chuyên gia an ninh mạng từ Kaspersky, khoảng 2,3 triệu thẻ ngân hàng đã bị rò rỉ trên dark web (web đen).
Kết luận này được đưa ra sau quá trình phân tích các tệp nhật ký (log files) từ phần mềm độc hại chuyên đánh cắp dữ liệu.
Được biết, những phần mềm này đã từng bị rò rỉ trên thị trường dark web vào giai đoạn 2023-2024. Mặc dù tỉ lệ thẻ bị rò rỉ trên toàn cầu ở mức dưới 1%, song 95% số thẻ bị lộ vẫn ở trạng thái hợp lệ và có thể bị trục lợi cho mục đích bất chính.
Mã độc Infostealer không chỉ thu thập thông tin tài chính mà còn lấy cắp tài khoản đăng nhập, cookie và các dữ liệu quan trọng khác. Những dữ liệu này sau đó được tổng hợp thành các tệp nhật ký và rao bán trên dark web.
Loại mã độc này có thể xâm nhập vào thiết bị khi người dùng vô tình tải về và khởi động một tệp độc hại, thường được ngụy trang dưới dạng phần mềm hợp pháp, như công cụ gian lận trò chơi.
Kẻ tấn công cũng có thể phát tán mã độc thông qua các liên kết lừa đảo, trang web bị tấn công, tệp đính kèm độc hại trong email hoặc ứng dụng nhắn tin.
Mã độc đánh cắp dữ liệu này không chỉ đe dọa người dùng cá nhân mà còn là mối nguy hại lớn đối với doanh nghiệp khi có khả năng xâm nhập vào thiết bị của nhân viên.
Nếu bạn phát hiện dữ liệu cá nhân bị rò rỉ do mã độc Infostealer, hãy thực hiện ngay các bước sau để giảm thiểu rủi ro:
- Hành động nhanh chóng nếu nghi ngờ thông tin thẻ ngân hàng bị lộ: Chú ý thông báo từ ngân hàng, yêu cầu cấp lại thẻ mới và thay đổi mật khẩu đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng hoặc website.
Kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA) và các phương thức xác minh bổ sung. Một số ngân hàng còn cho phép thiết lập hạn mức chi tiêu để tăng cường bảo vệ. Nếu thông tin tài khoản hoặc số dư bị rò rỉ, hãy đặc biệt cảnh giác với email, tin nhắn và cuộc gọi lừa đảo.
Kẻ tấn công có thể lợi dụng những thông tin này để thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào bạn. Ngoài ra, trong mọi tình huống không rõ ràng, hãy liên hệ trực tiếp với ngân hàng để xác minh.
- Thay đổi ngay mật khẩu của các tài khoản bị ảnh hưởng và theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động đáng ngờ liên quan đến các tài khoản đó.
- Quét toàn bộ thiết bị bằng phần mềm bảo mật để phát hiện và loại bỏ mã độc còn tồn tại.
- Doanh nghiệp được khuyến nghị nên chủ động giám sát thị trường dark web để phát hiện kịp thời các tài khoản bị xâm phạm trước khi chúng trở thành rủi ro cho khách hàng hoặc nhân viên.