Friday, February 28, 2025

Minh Tu


Minh Tú, a diligent fourth-grader at Tran Phu Elementary School, embodied the essence of filial piety and academic excellence. From dawn till dusk, his days were filled with purposeful activity.

 

At school, Minh Tú was a beacon of focus and determination. He approached his studies with unwavering dedication, consistently topping his class in every subject. His teachers praised him for his insatiable curiosity, sharp intellect, and eagerness to learn. Beyond academics, Minh Tú actively participated in extracurricular activities, showcasing his talent for painting and public speaking.

 

However, Minh Tú's commitment went beyond the classroom walls. Recognizing the sacrifices his parents made for him, he always offered a helping hand around the house. Every evening, after completing his homework, Minh Tú would diligently assist his mother with household chores, from washing dishes to tending to their small garden. He understood that contributing to the family's well-being was a crucial part of being a responsible son.

 

Moreover, Minh Tú possessed a profound sense of respect and care for his elders. Every Sunday, he would visit his grandparents, patiently listening to their stories and sharing laughter with them. He also made it a point to inquire about the well-being of his aunts, uncles, and cousins, demonstrating his genuine concern for the extended family.

 

Minh Tú's exemplary character and dedication served as an inspiration to his classmates and peers. His unwavering commitment to both academics and familial responsibilities exemplified the values instilled by his upbringing. He proved that success wasn't merely measured by grades but also by the kindness and respect one showed towards others, making him a true role model for young minds in the community.

Wednesday, February 26, 2025

Sạ thu sạ thu là gì?


Sạ thu Sạ thu là gì? Xạ thu Xạ thu là cách phát âm của từ "Sadhu Sadhu" (साधु साधु) là "lành thay" hoặc "tốt lành", thể hiện sự tán thán, hoan hỷ trước một điều tốt đẹp, một hành động thiện lành hoặc một bài pháp ý nghĩa.

  "Sadhu Sadhu" là một cụm từ trong tiếng Phạn và Pali, thường được sử dụng trong Phật giáo, đặc biệt là trong truyền thống Nam Tông (Theravāda).

 Khi lặp lại ba lần "Sadhu Sadhu" cụm từ này càng nhấn mạnh hơn sự tán thán, giống như cách nói "rất tốt lành" hay "thật tuyệt vời" trong tiếng Việt.

Tuesday, February 18, 2025

Công nghệ giúp Liên Xô bí mật đánh hơi, bám đuôi tàu ngầm Mỹ

 Liên Xô từng phát triển hệ thống phát hiện bức xạ và thay đổi đặc tính nước biển, cho phép bám sát tàu ngầm Mỹ mà không cần sonar.

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc hồi đầu tháng 2 thông báo đã phát triển công nghệ theo dõi vệt nước để phát hiện tàu ngầm tối tân của Mỹ. Công nghệ này tập trung vào từ trường yếu trong vùng nước biển nhiễu loạn phía sau đuôi tàu ngầm, từ đó xác định kích thước, độ sâu và tốc độ của mục tiêu. Đây chỉ là một trong những nỗ lực được các đối thủ của Mỹ tiến hành nhằm triển khai những biện pháp theo dõi tàu ngầm mà không phụ thuộc vào hệ thống định vị thủy âm (sonar), vốn là thế mạnh của Washington và đồng minh.

Cuối thập niên 1980, Liên Xô tuyên bố tàu ngầm hạt nhân tấn công K-147 đã bí mật theo dõi và bám sát tàu ngầm hạt nhân USS Simon Bolivar của Mỹ trong 6 ngày mà không cần kích hoạt sonar. Nhiều chuyên gia Mỹ khi đó cho rằng đây là điều không tưởng, khẳng định công nghệ Liên Xô quá lạc hậu và không đủ khả năng phát hiện những tàu ngầm hiện đại, có độ ồn rất thấp của Mỹ.

Attachment.jpeg

Tàu ngầm K-147 của Liên Xô trong ảnh chụp năm 1984. Ảnh: Wikipedia

Hệ thống sonar, vốn được coi là "tai mắt dưới nước của tàu ngầm", chia thành hai loại cơ bản.

Sonar chủ động phát ra chùm sóng âm và theo dõi tín hiệu phản xạ từ các chướng ngại vật dưới nước. Tuy nhiên, chúng thường hiếm khi được kích hoạt trong các kịch bản chiến đấu, do tín hiệu âm thanh có thể đánh động tàu ngầm, tàu mặt nước và máy bay săn ngầm đối phương.

 

Trong khi đó, sonar thụ động dựa trên cảm biến âm thanh độ nhạy cao, có thể thu được tiếng ồn từ động cơ hoặc chân vịt tàu chiến. Sonar thụ động đòi hỏi chi phí đầu tư và trình độ công nghệ rất cao, nhưng có thể duy trì khả năng ẩn mình của tàu ngầm.

Mỹ và NATO phát triển các hệ thống sonar có hiệu quả cao, đến mức các phương pháp phát hiện mục tiêu dưới nước khác đều bị lãng quên. Trong nhiều thập kỷ, các phương thức không dùng sonar được cho là yếu thế, bị giới hạn về tầm hoạt động và độ tin cậy so với hệ thống sonar.

Giới chuyên gia phương Tây thậm chí ví tàu ngầm Liên Xô như "tàu ngầm mù", do chúng không được trang bị hệ thống sonar tinh vi.

Tuy nhiên, theo tài liệu soạn thảo năm 1972 và được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) giải mật năm 2017, Liên Xô thực sự đã phát triển và trang bị công nghệ mang tên "Hệ thống Phát hiện Vật thể trong Vệt sóng" (SOKS) cho phép tàu ngầm theo dõi đối phương mà không cần kích hoạt sonar. Hệ thống SOKS đầu tiên xuất hiện trên tàu ngầm K-14 thuộc Đề án 627 vào năm 1969. Liên Xô đã phát triển nhiều biến thể khác nhau. SOKS dường như cũng được trang bị cho mọi tàu ngầm tấn công thế hệ mới của Nga như Đề án 971 Shchuka-B và Đề án 855 Yasen.

Cảm biến chính của SOKS là hàng loạt mũi nhọn và ống rỗng, được ví như "những chiếc mũi đánh hơi", gắn bên ngoài tháp chỉ huy và mũi tàu ngầm. CIA nhận định hệ thống có thể phát hiện bức xạ yếu từ lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm đối phương, kèm theo máy quang phổ tia gamma đủ sức theo dõi dấu vết phóng xạ trong nước biển.

SOKS còn nhận diện được một số chất hóa học mà tàu ngầm để lại trong quá trình hoạt động, như kẽm trên lớp vỏ chống ăn mòn, niken trong nước làm mát và hydro từ hệ thống tạo oxy. Hệ thống đo đạc tối tân của SOKS có thể phát hiện các chất này, dù chỉ có lượng cực nhỏ trong nước biển.

Attachment_1.jpeg

Các cảm biến của SOKS trên tàu ngầm. Ảnh: Popular Mechanics

Ngoài ra, lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm cũng tỏa ra lượng nhiệt lớn và cần hàng nghìn lít nước làm mát mỗi phút. Sau khi qua khoang trao đổi nhiệt, nước thải ra có thể ấm hơn 10 độ C so với môi trường xung quanh, tạo ra chênh lệch mà SOKS có thể phát hiện được.

"Từng có nhiều trường hợp tàu ngầm Liên Xô bám đuôi mục tiêu suốt nhiều ngày và duy trì khoảng cách ngoài tầm hoạt động của sonar đối phương. Trong suốt thời gian rất dài, các nhà phân tích phương Tây không thể hiểu Liên Xô đã làm như thế nào", bài viết về SOKS trên chuyên trang Global Security có đoạn.

Truyền thông Mỹ cho biết CIA phải chờ 45 năm mới công bố tài liệu về SOKS nhằm đợi quân đội nước này hoàn thiện các biện pháp đối phó, như giảm dấu vết phóng xạ và hóa học mà tàu ngầm để lại.

"Tuy nhiên, biến thể mới của hệ thống này chắc chắn sẽ có tính năng vượt trội với những thiết bị từ năm 1972. Một số bài báo khoa học cho thấy hải quân Mỹ và Cơ quan Nghiên cứu Dự án Phòng thủ Tiên tiến (DARPA) đang quan tâm tới hệ thống theo dõi vệt sóng, cho thấy công nghệ này không yếu thế như tưởng tượng", cây bút David Hambling viết trên tạp chí Popular Mechanics của Mỹ.

Nguyễn Tiến (Theo Popular Mechanics, Global Security, AP)