Monday, January 13, 2025

Thí nghiệm khoa học dễ dàng


 

Wednesday, January 8, 2025

Bộ GD&ĐT công bố phương thức tuyển sinh lớp 6 năm 2025

 

TPO - “Tuyển sinh THCS được thực hiện theo phương thức xét tuyển” là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư Quy chế tuyển sinh THCS và THPT do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 8/1 và có hiệu lực từ ngày 14/2. 




Ngày 8/1, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 30 Quy chế tuyển sinh THCS - THPT, quy định phương thức tuyển sinh THCS là xét tuyển. Tiêu chí xét tuyển do Sở GD&ĐT thực hiện xét tuyển đảm bảo công bằng, khách quan, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.


Đối với trường THCS – THPT có nhiều cấp học trong đó có cấp THCS thuộc đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, tiêu chí xét tuyển do các đơn vị trực tiếp quản lý hướng dẫn hoặc thực hiện theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT nơi đặt trụ sở.


Bộ GD&ĐT cũng quy định việc đăng ký tuyển sinh THCS được tổ chức thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện đăng kí tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến sẽ thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.


Với nội dung này, Thông tư 30 đã có sự khác biệt so với Thông tư 05/2018 của Bộ GD&ĐT đó là không còn tồn tại phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra đánh giá năng lực học sinh.


Cụ thể, trong Thông tư 05, Bộ GD&ĐT cũng quy định phương thức tuyển sinh THCS là xét tuyển. Tuy nhiên, có thêm nội dung: "Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh, Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực cho học sinh”.


Với quy định đó, từ 2018, các trường THCS chất lượng cao, trường ngoài công lập có số lượng hồ sơ đăng ký đầu vào lớp 6 của một số địa phương đã tổ chức tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ 5 năm tiểu học kết hợp với thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.




Bộ GD&ĐT cho biết, 3 nguyên tắc cốt lõi khi xây dựng Thông tư mới về quy chế tuyển sinh THCS – THPT đã bổ sung những quy định mới phù hợp với bối cảnh giáo dục, bối cảnh xã hội.


- Thứ nhất, không gây áp lực tốn kém cho cha mẹ học sinh, học sinh và xã hội.

- Thứ hai, có tác dụng thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, chuẩn bị bước đầu cho học sinh những phẩm chất, năng lực để có đủ điều kiện học tập ở cấp học cao hơn hoặc có thể học nghề theo định hướng hướng nghiệp, phân luồng. Ngoài ra, môn thi, phương thức tuyển sinh cũng phải gắn kết được quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra đánh giá định kì; phù hợp với xu thế đổi mới.

- Thứ ba, bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cấp vĩ mô; xây dựng được những quy định thống nhất trong toàn quốc; đồng thời thực hiện tốt nguyên tắc phân cấp, phân quyền, rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, các địa phương, các đại học, trường đại học, viện nghiên cứu.

 

Bộ GD&ĐT chốt thi vào lớp 10 bằng 3 môn, môn thứ 3 do địa phương tự chọn

Lịch thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025-2026 Hà Nội? Lịch thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024-2025 Hà Nội? Đối tượng nào được cộng điểm ưu tiên tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2025?

Lịch thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025-2026 Hà Nội cập nhật mới nhất?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 4354/QĐ-UBND năm 2024 Thành phố Hà Nội quy định như sau:

Điều 1. Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Toàn Thành phố tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 202 4 (thứ Năm).
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025; hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
7. Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[...]

Như vậy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương trên địa bàn TP phải hoàn thành tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 - 2026 trước ngày 31/7/2025.




---------------------


 (VTC News) - 

Từ năm học 2025 - 2026 trở đi, các địa phương sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10 công lập bằng 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 do địa phương tự chọn.







Nội dung trên được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu trong Thông tư 30/2024 về quy chế tuyển sinh THCS và THPT từ 2025 trở đi, được ban hành mới đây.

Theo Thông tư mới, có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Việc lựa chọn phương thức tuyển sinh thuộc thẩm quyền của địa phương.

Với phương thức thi tuyển vào lớp 10 THPT, để đảm bảo thống nhất và đảm bảo quan điểm kỳ thi nhẹ nhàng, không gây tốn kém, Thông tư quy định chung cả nước thực hiện 3 môn thi, gồm: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 do Sở GDĐT lựa chọn.

Bộ GD&ĐT chốt thi vào lớp 10 bằng 3 môn, môn thứ 3 do địa phương tự chọn. (Ảnh minh hoạ)

Bộ GD&ĐT chốt thi vào lớp 10 bằng 3 môn, môn thứ 3 do địa phương tự chọn. (Ảnh minh hoạ)

Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học hoặc bài thi tổ hợp có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, bảo đảm không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 3 năm liên tiếp.

Đối với các trường THPT thuộc Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển riêng thì môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp của một số môn học còn lại do Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lí lựa chọn.

Thông tư cũng quy định thời điểm công bố môn thi thứ ba sau khi kết thúc học kì I (khoảng cuối tháng 12) nhưng không muộn hơn ngày 31/3 hằng năm.

Về thời gian làm bài thi, Thông tư quy định, môn Ngữ văn 120 phút; môn Toán 90 phút hoặc 120 phút; môn thi thứ ba 60 phút hoặc 90 phút; bài thi tổ hợp 90 phút hoặc 120 phút.

Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục phổ thông THCS, chủ yếu là lớp 9.



Bổ sung quy định về ra đề, chấm thi

Thông tư mới bổ sung quy định về tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 gồm những quy định chung về ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi. Trong đó giao quyền cho Sở GD&ĐT quy định cụ thể việc ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi phù hợp với điều kiện thực tế.

Các trường THPT thuộc Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu hoặc thực hiện theo quy định của Sở GD&ĐT địa phương.

Bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có THCS hoặc trường THPT hoặc trường liên cấp trong đó có cấp THCS hoặc cấp THPT. Trong đó, Thông tư giao quyền cho UBND cấp tỉnh, các đại học, trường đại học, viên nghiên cứu có trường THCS và trường THPT “chỉ đạo việc tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trên địa bàn quản lí; quyết định xử lí những trường hợp bất thường trong quá trình tổ chức tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT”.

Thông tư cũng đưa ra nhiều bổ sung quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lí vi phạm trong công tác tuyển sinh.

Khánh Huyền
------------------

Lịch thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024-2025 Hà Nội?

(Năm trước!)


Theo Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2024 Thành phố Hà Nội tuyển sinh lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025  Tải về thì phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025 Thành phố Hà Nội áp dụng phương thức thi tuyển, bao gồm 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

Trong đó, lịch thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024-2025 chi tiết tại Hà Nội như sau:

(1) Lịch thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2024-2025 tại Hà Nội như sau:

(2) Lịch thi tuyển sinh lớp 10 chuyên trường THPT chuyên Hà Nội - ASMTERDAM, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây

Đối tượng nào được cộng điểm ưu tiên tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2025?


Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy chế Tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT, khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT, Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT quy định các đối tượng học sinh được cộng điểm ưu tiên tuyển sinh lớp 10 THPT gồm:

(1) Nhóm đối tượng 1:

- Con liệt sĩ;

- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;

- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;

- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.

- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

(2) Nhóm đối tượng 2:

- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;

- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;

- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.

(3) Nhóm đối tượng 3:

- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;

- Người dân tộc thiểu số;

- Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.