Sunday, September 15, 2024

Các biện pháp xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa, bão

 Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết,… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ. Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.



Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông,…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn,… Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản sau đây:
Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết,… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ. Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.



Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông,…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn,… Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước đơn giản sau đây:

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC SINH HOẠT TRONG MÙA MƯA LŨ

Bước 1: Làm trong nước
Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.
– Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
– Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (chú ý vải lọc bằng cốt tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).
Lưu ý: Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.

 

Bước 2: Khử trùng nước
Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.

a) Khử trùng nước bằng hóa chất:
– Đối với hộ gia đình: Thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong.
– Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
Cách khử trùng:
– Viên Cloramine B 0,25g:
Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.
– Viên Aquatab 67mg:
Cho 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.
– Khử trùng bằng hóa chất bột: Thường được sử dụng khử trùng lượng nước cấp lớn. Lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramine hoạt tính trong l lít nước.
Đối với bột Cloramine B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramine B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.
Lưu ý:
– Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.
– Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo.
– Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
– Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.

 

b) Đun sôi nước
– Chỉ sử dụng nước để uống trực tiếp sau khi đã đun sôi.
– Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống.
– Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.
c) Sử dụng các thiết bị lọc nước
Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng… Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau. Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm định, cấp phép của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.
Lưu ý: Nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.




XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC SAU BÃO LỤT

a) Đối với Giếng khơi:  Tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Thau rửa giếng:
         Làm vệ sinh thành và nền giếng, khơi thông nước ngập lụt quanh giếng.
         Trước khi làm trong và khử trùng nước, phải thau vét giếng, lấy hết bùn, rửa thành giếng.
Bước 2: Biện pháp làm trong nước:
         Dùng phèn chua liều lượng 50gam/1m3 nước, nếu độ đục nhiều thì tăng lượng phèn chua nhưng tối đa 100gam/1m3.
         Tán nhỏ, hoà tan hết phèn chua trong chậu.
         Cho nước phèn chua vào gàu múc nước thả mạnh xuống giếng rồi kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần và đợi 30 phút sau mới thực hiện bước khử trùng nước.
Bước 3: Khử trùng nước giếng:
         Ước lượng nước trong giếng khoảng bao nhiêu m3 (1 bi tương đương 1m3) cứ 1m3 hoà tan 10 - 20gam Chloramine B tương đương 1 đến 2 thìa canh (tuỳ thuộc vào độ đục của nước).
         Múc một gàu nước.
         Hoà lượng hoá chất nói trên vào nước, phải khuấy đều cho tan hết hoá chất.
         Thả mạnh gàu xuống giếng, kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần.
         Sau 30 phút múc nước lên ngửi có mùi Clo là dùng được. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột Chloramine B quấy đều rồi cho vào giếng đến khi nào nước có mùi Chlo mới đảm bảo.
         Dùng nước giếng này tưới lên thành giếng để khử trùng
         Sau 30 phút mới sử dụng nước (để phải đảm bảo lượng Clo dư (0,3 - 0,5mg/lít)).
(Nếu lỡ cho quá nhiều choloramine B thì đợi đến khi nào bay hết mùi clo mới sử dụng).
Lưu ý:
         Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn.
         Sau khi khử trùng nếu ngửi có mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
         Nước sau khi đã làm trong, khử trùng vẫn phải đun sôi mới uống được.
b) Đối với giếng khoan:
         Tháo dây cao su và ni lông bịt miệng giếng khoan.
         Cọ rửa vòi, cần và nền giếng khoan.
         Khơi thông cống rãnh quanh giếng.
         Bơm hết nước đục, sau đó bơm liên tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó mới sử dụng

 
 
 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử của Cục Y tế dự phòng

Saturday, September 14, 2024

Các Thành Phố Lớn Trồng Cây Xanh Như Thế Nào?

 Việc trồng cây xanh không chỉ làm đẹp đô thị mà còn góp phần cải thiện chất lượng không khí, giảm nhiệt độ môi trường, và tạo không gian sống xanh mát cho người dân. Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã và đang triển khai các sáng kiến trồng cây xanh một cách sáng tạo và hiệu quả.




Các Phương Pháp Trồng Cây Xanh Phổ Biến

  • Tạo các công viên và vườn xanh:
    • Công viên trung tâm: Nhiều thành phố có công viên trung tâm rộng lớn với đa dạng loài cây, tạo không gian xanh mát cho người dân thư giãn và hoạt động thể thao.
    • Hình ảnh về Central Park, New York

    • Vườn treo và mái xanh: Tận dụng không gian trên cao để trồng cây, giúp tăng diện tích cây xanh và cải thiện chất lượng không khí.
      Hình ảnh về High Line Park, New York


  • Trồng cây trên đường phố:
    • Hàng cây ven đường: Tạo bóng mát, giảm tiếng ồn và cải thiện mỹ quan đô thị.
      Hình ảnh về Treelined streets in Paris
    • Vỉa hè xanh: Tích hợp cây xanh vào vỉa hè, tạo không gian xanh ngay tại các khu vực đi bộ.


  • Tạo các khu rừng đô thị:
    • Rừng trong thành phố: Tạo các khu rừng nhỏ giữa lòng đô thị, giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo môi trường sống cho động vật.
      Hình ảnh về Singapore Botanic Gardens

  • Sử dụng cây xanh để xử lý nước thải:
    • Vườn cây lọc nước: Sử dụng cây xanh để lọc nước thải trước khi thải ra môi trường.

  • Khuyến khích người dân trồng cây:
    • Chương trình trồng cây cộng đồng: Tổ chức các hoạt động trồng cây để nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của cây xanh.

Các Thành Phố Đi Đầu Trong Việc Trồng Cây Xanh

  • Singapore: Được mệnh danh là "Thành phố Vườn", Singapore nổi tiếng với hệ thống công viên xanh rộng lớn, các khu vườn treo và các sáng kiến trồng cây xanh độc đáo.
  • Vancouver (Canada): Thành phố này có tỷ lệ cây xanh cao và được xem là một trong những thành phố xanh nhất thế giới.
  • Copenhagen (Đan Mạch): Với nhiều công viên và khu vườn, Copenhagen là một ví dụ điển hình về một thành phố xanh và bền vững.
  • New York (Mỹ): Mặc dù là một thành phố lớn và đông đúc, New York cũng có nhiều công viên và khu vực cây xanh.


Lợi Ích Của Việc Trồng Cây Xanh

  • Cải thiện chất lượng không khí: Cây xanh hấp thụ CO2 và các chất ô nhiễm khác, giúp không khí trong lành hơn.
  • Giảm nhiệt độ môi trường: Cây xanh giúp làm mát không khí và giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.
  • Giảm tiếng ồn: Cây xanh giúp giảm tiếng ồn từ giao thông và các hoạt động khác.
  • Tăng cường đa dạng sinh học: Cây xanh tạo môi trường sống cho nhiều loài động vật.
  • Cải thiện sức khỏe con người: Tiếp xúc với cây xanh giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức khỏe thể chất.

Việc trồng cây xanh là một giải pháp lâu dài và bền vững để đối phó với các vấn đề môi trường đô thị. Bằng cách học hỏi từ những thành phố đi đầu, chúng ta có thể xây dựng những đô thị xanh, sạch và đẹp hơn.




Bạn muốn tìm hiểu thêm về các sáng kiến trồng cây xanh ở một thành phố cụ thể nào không?

Bạn có câu hỏi nào khác về chủ đề này không?

Các Thành Phố Lớn Trên Thế Giới Chống Ngập Như Thế Nào?

 Các thành phố lớn trên thế giới đã và đang áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo và hiệu quả để đối phó với tình trạng ngập lụt ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu và đô thị hóa. Dưới đây là một số cách tiếp cận phổ biến:


1. Hệ thống thoát nước thông minh:

  • Mở rộng và nâng cấp hệ thống cống rãnh: Tăng cường khả năng tiêu thoát nước mưa.
  • Sử dụng các công nghệ hiện đại: Cảm biến đo mực nước, hệ thống điều khiển tự động, giúp theo dõi và điều chỉnh lưu lượng nước hiệu quả.
  • Xây dựng các hồ chứa nước ngầm: Giúp chứa một phần nước mưa, giảm tải cho hệ thống thoát nước.

2. Xây dựng các công trình xanh:

  • Mái nhà xanh: Giúp hấp thụ một phần nước mưa, giảm tải cho hệ thống thoát nước.
  • Vườn treo, công viên xanh: Tăng cường diện tích cây xanh, giúp giảm tốc độ dòng chảy của nước mưa.
  • Vỉa hè thấm nước: Giúp nước mưa thấm xuống đất thay vì chảy trực tiếp vào hệ thống thoát nước.

3. Xây dựng các công trình chống ngập:

  • Đê, kè: Bảo vệ các khu vực thấp trũng khỏi bị ngập.
  • Hệ thống van chống ngập: Ngăn chặn nước biển dâng xâm nhập vào các khu vực nội địa.
  • Các công trình bơm nước: Giúp bơm nước ra khỏi các khu vực bị ngập.

4. Quy hoạch đô thị bền vững:

  • Giới hạn xây dựng ở các khu vực trũng thấp: Tránh tập trung dân cư và tài sản ở những nơi dễ bị ngập.
  • Khuyến khích các phương tiện giao thông công cộng: Giảm thiểu lượng xe ô tô, giảm áp lực lên hệ thống thoát nước.
  • Xây dựng các khu dân cư nổi hoặc di động: Cho phép các khu dân cư thích ứng với mực nước biển dâng.

Ví dụ các thành phố:

  • Amsterdam (Hà Lan): Nổi tiếng với hệ thống kênh đào và các biện pháp chống ngập tiên tiến, như xây dựng các đê, sử dụng bơm nước và quy hoạch đô thị thông minh.
  • Singapore: Đầu tư mạnh vào hệ thống thoát nước, xây dựng các công viên xanh và các công trình chống ngập.
  • Tokyo (Nhật Bản): Có hệ thống thoát nước ngầm hiện đại, các hồ chứa nước và các công trình bơm nước.

Một số hình ảnh minh họa:

Hình ảnh về Tokyo underground drainage system

en.wikipedia.org- Tokyo underground drainage system



Lưu ý: Việc lựa chọn giải pháp chống ngập phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm điều kiện địa lý, khí hậu, kinh tế và xã hội của từng thành phố.


Bạn muốn tìm hiểu thêm về giải pháp chống ngập của một thành phố cụ thể nào không? Hoặc bạn có câu hỏi nào khác về vấn đề này? Hãy comment bên dưới nhé!