Tuesday, May 7, 2024

Kiến nghị chấn chỉnh hoạt động đăng ký tài khoản ngân hàng, phong tỏa nóng tài khoản liên quan tội phạm công nghệ cao để thu hồi tài sản cho nạn nhân

 

Những nội dung này được Thượng tá Nguyễn Thăng Long - Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TP. HCM đề cập tại họp báo kinh tế - xã hội thường kỳ tháng 4 năm 2024 do UBND TP. HCM tổ chức mới đây.









Theo thông tin tại Trung tâm Báo chí TP. HCM, tại buổi họp, thông tin liên quan tình hình đấu tranh, phòng chống tội phạm không gian mạng, Thượng tá Nguyễn Thăng Long - Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TP cho biết, trong quý 1, các lực lượng chức năng đã khởi tố 18 vụ liên quan hành vi sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản.

Qua quá trình theo dõi, nắm tình hình, công an TP xác định nhóm đối tượng này có một số phương thức, thủ đoạn sau: (1) Tạo lập các website, trang, hội nhóm với chủ đề, tên gọi có liên quan đến an ninh trật tự để tiến hành dụ dỗ, lôi kéo người thân tham gia các hoạt động phạm tội; (2) Sử dụng các công cụ, thiết bị, phương tiện khoa học kỹ thuật để chiếm quyền quản trị tài khoản của cá nhân, tổ chức rồi tiến hành nhắn tin, lừa người thân, gia đình, bạn bè, đối tượng; (3) Tạo lập các hội nhóm để làm nơi dẫn dụ các nạn nhân tham gia các hoạt động như kiếm tiền trực tuyến; đầu tư tài chính; vay tiền trực tuyến; mại danh, sử dụng thông tin, hình ảnh của các cơ quan Nhà nước, tập đoàn...

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, nhất là nhóm tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, Công an TP tiếp tục triển khai một số giải pháp trọng tâm. Cụ thể: 

Kiến nghị Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng cơ chế trao đổi, phối hợp, xác minh thông tin liên quan đến hành vi phạm tội giữa cơ quan công an với các công ty cung cấp dịch vụ xuyên biên giới; 

Chấn chỉnh hoạt động đăng ký tài khoản ngân hàng của các tổ chức ngân hàng, công ty tài chính, ví điện tử; Khẩn trương ban hành quy định, cơ chế phong tỏa nóng tài khoản ngân hàng liên quan tội phạm sử dụng công nghệ cao, kịp thời ngăn chặn, thu hồi tài sản cho nạn nhân;

Rà soát, nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh, nâng mức hình phạt, chế tài hình sự đối với một số hành vi cấu thành tội phạm có liên quan đến tội phạm có sử dụng công nghệ cao; Bổ sung định kỳ một số hành vi vi phạm vào quy định của pháp luật…

Bên cạnh đó, Công an TP tiếp tục chỉ đạo các lực lượng nắm tình hình, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân về phương thức, thủ đoạn của nhóm đối tượng này. Đồng thời, phối hợp công an các địa phương, các ban, ngành nghiệp vụ đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa các tội phạm.

Thục Trinh

Đời sống Pháp luật




LỤC PHỦ NGŨ TẠNG - ĐÔNG Y






I. NGŨ TẠNG Tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân, dịch. Có 5 tạng: tâm (phụ là tâm bào lạc), can, tỳ, phế, thận. II. LỤC PHỦ Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Có 6 phủ: đởm, vị, tiểu đường, đại trường, bàng quang và tam tiêu.



  I. NGŨ TẠNG

Tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân, dịch. Có 5 tạng: tâm (phụ là tâm bào lạc), can, tỳ, phế, thận.

1.1. Tâm

Tạng tâm đứng đầu các tạng, có tâm bào lạc bảo vệ bên ngoài, phụ trách các hoạt động về thần chí, huyết mạch, khai khiếu ra lưỡi biểu hiện ra ở mặt.

1.1.1. Chủ về thần chí

Thần chí là các hoạt động về tinh thần, tư duy. Tinh và huyết là cơ sở cho hoạt động tinh thần, mà tâm lại chủ về huyết nên tâm cũng chủ về chí, tâm là nơi cư trú của thần vì vậy nói là "tâm tàng thần".

Tâm khí và tâm huyết đầy đủ thì tinh thần sáng suốt, tỉnh táo. Tâm huyết không đầy đủ xuất hiện các triệu chứng bệnh như: hồi hộp, mất ngủ, hay mê, hay quên. Tâm huyết có nhiệt thì có thể thấy mê sảng, hôn mê v.v…

1.1.2. Chủ về huyết mạch, biểu hiện ra ở mặt

Tâm khí thúc đẩy huyết dịch trong mạch đi nuôi dưỡng toàn thân. Nếu tâm khí đầy đủ, huyết dịch vận hành không ngừng, toàn thân được nuôi dưỡng tốt, biểu hiện ở nét mặt hồng hào tươi nhuận, trái lại tâm khí bị giảm sút, sự cung cấp huyết dịch kém đi thì sắc mặt xanh xao, có khi huyết dịch bị ứ trệ gây các chứng mạch sáp, kết lại, ứ huyết v.v…

1.1.3. Khai khiếu ra lưỡi

Biệt lạc của tâm thông ra lưỡi, khí huyết của tâm đi ra lưỡi để duy trì hoạt động của chất lưỡi.

Trên lâm sàng xem chất lưỡi để chẩn đoán bệnh ở tâm: như chất lưỡi đỏ là tâm nhiệt, chất lưỡi nhạt là tâm huyết hư, chất lưỡi xanh có điểm ứ huyết là huyết ứ trệ v.v...

1.1.4. Tâm bào lạc

  Là tổ chức bên ngoài của tâm để bảo vệ không cho tà khí xâm nhập vào tâm.

Trên thực tế lâm sàng các triệu chứng của bệnh của tâm và tâm bào lạc giống nhau: như trong bệnh truyền nhiễm có sốt (ôn bệnh) chứng hôn mê được gọi là "nhiệt nhập tâm bào" giống như chứng hôn mê của tâm nhiệt.

1.1.5. Ngoài ra người ta còn chú ý đến quan hệ sinh khắc, biểu lý với các tạng phủ khác: tâm hoả sinh tỳ thổ, khắc phế kim, tâm và tiểu trường có quan hệ biểu lý

1.2. Can     

Can chủ về tàng huyết, chủ về sơ tiết, chủ cân, khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay, móng chân.

1.2.1. Chủ về tàng huyết

Tàng huyết là tàng trữ về điều tiết lượng máu trong cơ thể. Lúc nghỉ ngơi, lúc ngủ nhu cầu về huyết dịch ít, máu được tàng trữ ở can; trái lại lúc hoạt động, lao động nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đòi hỏi cao hơn, can lại bài xuất khối lượng máu dự trữ để cung cấp kịp thời.

Chức năng tàng huyết của can bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến các tạng phủ và sinh các triệu chứng bệnh: như can huyết không đầy đủ thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay co quắp, kinh nguyệt ít có thể bế kinh…Can khí bị xúc động, huyết đi lạc đường, có thể thấy các hiện tượng xuất huyết như nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong huyết…

1.2.2. Chủ về sơ tiết

Sơ tiết là sự thư thái, thông thường còn gọi là "điều đạt". Can khí chủ về sơ tiết giúp cho sự vận hành của khí các tạng phủ được dễ dàng, thông suốt, thăng giáng được điều hoà. Can khí sơ tiết kém sẽ có những biểu hiện bệnh lý đặc biệt ở tình chí và sự tiêu hoá.

Về tình chí, ngoài tạng tâm đã nêu ở trên, còn do tạng can phụ trách. Can khí bình thường, thì khí huyết vận hành điề hoà, tinh thần thoải mái.Trái lại can huyết sơ tiết kém sẽ gây tình trạng khí bị uất kết hay hưng phấn quá độ. Can khí uất kết biểu hiện: ngực sườn đầy tức, u uất, hay thở dài, kinh nguyệt không đều, thống kinh…Can khí xung thịnh gây cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…

Về tiêu hoá: sự sơ tiết của can có ảnh hưởng lớn đến sự thăng giáng của tỳ vị. Nếu can khí uất kết hay can khí hoành nghịch có thể  thấy các triệu chứng đau cạnh sườn, đau thượng vị, ăn kém, ợ hơi, ợ chua, ỉa chảy gọi là chứng "can tỳ bất hoà" hay "can vị bất hoà"…

1.2.3. Chủ cân, vinh nhuận ra móng tay, móng chân

Cân là cân mạch gồm các khớp, gân, cơ, phụ trách việc vận động của cơ thể. Nói can chủ cân tức là can nuôi dưỡng các cân bằng huyết của can (can huyết: can huyết đầy đủ, cân mạch được nuôi dưỡng tốt, vận động tốt, trái lại can huyết hư sẽ gây các chứng tê bại, chân tay run, co quắp, teo cơ, cứng khớp…Nếu sốt cao, huyết dịch hao tổn không dưỡng cân gây co giật, tay chân co quắp.

Móng tay móng chân là chỗ thừa của cân mạch, nên tình trạng thiếu đủ của can huyết sẽ có những biểu hiện hồng nhuận cứng cáp hay nhợt tái thay đổi hình dạng (móng tay uốn khum)

1.2.4. Khai khiếu ra mắt

Tinh khí của ngũ tạng thông qua huyết dịch đều đi lên mắt, nhưng chủ yếu là do tạng can vì can tàng huyết và kinh can đi lên mắt

Can khí thực do phong nhiệt gây chứng mắt đỏ, sưng, đau; can huyết hư gây quáng gà, giảm thị lực. Can phong nội động gây miệng méo, mắt lác..

1.2.5. Ngoài ra can mộc còn sinh tâm hoả, khắc tỳ thổ và có quan hệ biểu lý với đởm

1.3. Tỳ

Tạng tỳ ở trung tiêu, chủ về vận hoá nước và đồ ăn, thống huyết, chủ cơ nhục và tứ chi, khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ở môi.

1.3.1. Chủ về vận hoá: tỳ chủ về vận hoá đồ ăn và thuỷ thấp

a. Vận hoá đồ ăn: là sự tiêu hoá, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng của đồ ăn. Sau khi tiêu hoá, các chất tinh vi được tỳ hấp thu và chuyển vận lên phế, phế đưa vào tâm mạch để đi nuôi dưỡng các tạng phủ, tứ chi, cân, não

Công năng vận hoá đồ ăn của tỳ mạnh gọi là sự "kiện vận" thì sự hấp thu tốt trái lại nếu tỳ mất "kiện vận" sẽ gây các chứng rối loạn tiêu hoá: ăn kém, ỉa chảy, mệt mỏi, gầy…

b. Vận hoá thuỷ thấp: tỳ đưa nước đến các tổ chức cơ thể để nuôi dưỡng, sau đó chuyển xuống thận ra bàng quang bài tiết ra ngoài. Như vậy việc chuyển hoá chuyển hoá nước trong cơ thể do sự vận hoá của tỳ phối hợp với sự túc giáng của phế và sự khí hoá của thận.

Sự vận hoá thuỷ thấp của tỳ kém sẽ gây chứng đàm ẩm, khiến cho nước tràn ra tứ chi gây phù thũng, xuống đại trường gây ỉa chảy, đến khoang bụng thành cổ trướng…

1.3.2. Thống huyết

Thống huyết  hay còn gọi là nhiếp huyết có nghĩa là quản lý, khống chế huyết. Sự vận hoá đồ ăn của tỳ là nguồn gốc của khí và huyết, nhưng tỳ còn thống huyết. Tuỳ khí mạnh huyết sẽ đi trong mạch, được khí thúc đẩy đi nuôi dưỡng cơ thể, trái lại tỳ khí hư sẽ không thống được huyết, huyết sẽ ra ngoài gây các chứng xuất huyết như rong huyết, đại tiện ra máu lâu ngày…

1.3.3. Chủ cơ nhục, chủ tứ chi

Tỳ đưa các chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng cơ nhục, nếu tỳ  khí đầy đủ sẽ làm cho cơ nhục rắn chắc, tứ chi nhẹ nhàng linh hoạt; trái lại nếu tỳ khí yếu sẽ làm thịt mềm, trương lực cơ giảm gây tứ chi mệt mỏi, gây các chứng thoát vị: như sa trực tràng, sa sinh dục, sa dạ dày…

1.3.4. Khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi

Khai thiếu ra miệng là nói về sự ăn uống, khẩu vị

Tỳ mạnh thì muốn ăn, ăn ngon miệng, nếu tỳ hư thì chán ăn, miệng nhạt

Tỳ chủ về cơ nhục, lại khai khiếu ra miệng nên biểu hiện sự vinh nhuận ra môi: tỳ mạnh thì môi hồng thuận, tỳ hư thì môi thâm xám, nhạt màu.

1.3.5. Tỳ còn sinh ra phế kim, khắc thận thuỷ có quan hệ biểu lý với vị

1.4. Phế

Phế chủ hô hấp, chủ khí, có tác dụng tuyên phát và túc giáng, khai khiếu ra mũi và bên ngoài hợp với bì mao (da lông)

1.4.1. Chủ khí, chủ hô hấp

- Phế là nơi trao đổi khí: hít thanh khí, thải trọc khí nên nói phế chủ hô hấp

- Phế chủ khí, vì phế có liên quan đến tông khí. Tông khí được tạo thành bởi khí của đồ ăn do tỳ khí đưa tới kết hợp với khí trời do phế khí đưa tới, tông khí được đưa vào tâm mạch đi toàn thân dinh dưỡng tổ chức.

Phế khí bình thường, đường hô hấp thông, thì hơi thở điều hoà; trái lại phế khí hư kém xuất hiện chứng khó thở, thở nhanh, tiếng nói nhỏ, người mệt mỏi không có sức…

1.4.2. Chủ về tuyên phát và túc giáng

a. Tuyên phát: có ý nghĩa là thúc đẩy sự tuyên phát của phế (gọi tắt là sự tuyên phế) thúc đẩy, khí huyết, tân dịch phân bố ra toàn thân, bên trong đi vào các tạng phủ, kinh lạc, ngoài đi tới, bì mao, cơ nhục, không nơi nào không đến. Nếu phế khí không tuyên thì sẽ gây sự ủng trệ có các triệu chứng như tức ngực, ngạt mũi, khó thở…

b. Túc giáng là đưa phế khí đi xuống: phế khí đi xuống là thuận, nếu phế khí nghịch lên trên uất tại phế sẽ có các triệu chứng: khó thở, suyễn tức..

1.4.3. Phế chủ bì mao thông điều thuỷ đạo

a. Bì mao là phần ngoài cùng của cơ thể gồm da, lông, tuyến mồ hôi, là nơi tà khí bên ngoài bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Tác dụng tuyên phát phế đem các chất dinh dưỡng cho bì mao.

Vệ khí cũng tuyên phát ra bì mao để chống đỡ ngoại tà. Vì vậy khi có bệnh ở phần biểu thường thấy xuất hiện các chứng ở vệ và phế phối hợp với nhau như ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, sợ gió, ngạt mũi, ho…

Nếu phế khí hư yếu, không tuyên phát ra bì mao làm da lông khô sáp, lưa thưa đưa tới cơ năng bảo vệ của bì mao bị giảm sút nên dễ bị cảm mạo…

b. Phế còn tác dụng thông điều thuỷ đạo. Nhờ tác dụng tuyên phát và túc giáng, nước trong ở cơ thể được bài tiết ra bằng đường mồ hôi, hơi thở, đại tiện như chủ yếu là do nước tiểu. Phế khí đưa nước tiểu xuống thận, ở thận nước tiểu được khí hoá một phần đưa xuống bàng quang và bài tiết ra ngoài.

Trên lâm sàng bệnh phù thũng do phong thuỷ (viêm cầu thận do lạnh) được chữa bằng phương pháp tuyên phế lợi niệu.

1.4.4. Khai khiếu ra mũi, thông với họng, chủ về tiếng nói

Mũi là hơi thở của phế, để thở và ngửi thông qua tác dụng của phế khí. Phế khí bình thường thì sự hô hấp điều hoà, nếu phế khí trở ngại như ngoại tà xâm nhập thì gây ngạt mũi, chảy nước mũi, không ngửi thấy mùi, phương pháp chữa bệnh vẫn lấy tuyên phế là chính.

Phế còn chủ về tiếng nói và thông ra họng. Bệnh ở phế luôn thấy xuất hiện các chứng ở họng và tiếng nói và thông ra họng mất tiếng…

1.4.5. Phế còn sinh thận thuỷ, khắc can mộc và có quan hệ biểu lý với đại trường

1.5. Thận

Thận chủ về tàng tinh, chủ cốt tuỷ, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể, chủ nạp khí, chủ thuỷ, khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm và vinh nhuận ra tóc

1.5.1. Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể

Tinh của tiên thiên và tinh của hậu thiên đều được tàng trữ ở thận gọi là thận tinh. Tinh biến thành khí nên còn có thận khí.

Thận tinh còn gọi là thận dương, nguyên dương, chân dương, mệnh môn hoả. Thận tinh và thận khí quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể từ lúc nhỏ tới già như mọc răng, tuổi trưởng thành sinh con cái (gọi là thiên quý thịnh) và lão suy (thiên quý suy)

Như trong sách Nội kinh có nói: "con gái 7 tuổi thì thiên quý thịnh, răng thay tóc dài, 14 tuổi thì thiên quý đến mạch nhâm thông với mạch xung, vì vậy lúc đó người con gái thấy kinh. Thường đời người con gái có 7 thiên quý ( 7x7 = 49) lúc đó mạch nhâm yếu, mạch xung kém, thiên quý cạn hết, kinh nguyệt không còn, nên thân thể yếu đuối.

Con trai lúc 8 tuổi thận khí thực, tóc tốt, răng thay,  16 tuổi thận khí thịnh thiên quý đến, tinh khí đầy 24 tuổi thận khí điều hoà, thân thể cường tráng mạnh khoẻ, 64 tuổi thận khí kém, tóc rụng, răng khô, lục phủ ngũ tạng đều suy yếu, thiên quý cạn nên râu tóc bạc, người mệt mỏi…"

Thận âm và thận dương, nương tựa vào nhau, chế ước lễ nhau giữ thế bình quân về âm dương. Nếu thận hư không có hiện tượng hàn hay nhiệt thì gọi là thận tinh hư hay thận khí hư. Nếu có hiện tượng nội nhiệt là do thận âm hư. Nếu có hiện tượng ngoại hàn (sợ lạnh, tay chân lạnh) là do thận dương hư.

1.5.2. Chủ về khí hoá nước.

Thận khí có chức năng khí hoá nước tức là đem nước do đồ ăn uống đưa tới nước cho tổ chức cơ thể và bài tiết nước ra ngoài.

- Sự chuyển hoá nước trong cơ thể do 3 tạng phụ trách: tỳ vận hoá hấp thu đưa lên phế, phế túc giáng xuống thận, ở thận được khí hoá những chất trong (có ích) được lên phế phân bố đi toàn thân, những chất đục được đưa xuống bàng quang thải ra ngoài.

Vì vậy trên lâm sàng, căn cứ vào vị trí trở ngại, người ta chữa chứng phù thũng ở tỳ, ở phế hay ở thận.

1.5.3. Chủ về xương, tuỷ, thông với não và vinh nhuận ra tóc

Tinh được tàng trữ ở thận,tinh sinh tuỷ, tuỷ vào trong xương, nuôi dưỡng xương, nên gọi là thận chủ cốt sinh tuỷ. Nếu thận hư, làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây hiện tượng chậm mọc răng, chậm biết đi, xương mềm yếu…

Tuỷ ở cột sống lên não, thận sinh tuỷ, nên gọi là thận thông với não, không ngừng bổ sung tinh tuỷ cho não. Thận hư (thường do thiên nhiên) làm não không phát triển sinh các chứng: trí tuệ chậm phát triển,tinh thần đần độn, kém sự thông minh…

Huyết do tinh sinh ra, tinh tàng trữ ở thận, tóc là sản phẩm "thừa ra" của huyết,  được huyết nuôi dưỡng, vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc. Sự thịnh suy của thận có quan hệ mật thiết với tóc như bẩm sinh thận khí bất túc thì tóc mọc thưa thớt, thanh niên khoẻ mạnh thì tóc tốt nhuận, người già thận khí yếu thì tóc bạc, rụng tóc….vì vậy nói: thận vinh nhuận ra ở tóc.

1.5.4. Nạp khí

Không khí do phế hít vào được giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận

Nếu thận hư không nạp được phế khí làm phế khí nghịch lên gây chứng ho hen, khó thở. Trên lâm sàng người ta chữa chứng hen suyễn, chứng ho ở người già, bằng phương pháp bổ thận nạp khí.

1.5.5. Khai khiếu ra tai và tiền âm, hậu âm

Tai do thận tinh nuôi dưỡng, thận hư sẽ gây tai ù, tai điếc. Ở người già thận khí, thận tinh suy yếu nên hay gặp chứng tù tai, điếc.

Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục nam hay nữ, thận chủ về khí hoá bài tiết nước tiểu và sự sinh dục vì vậy gọi là thận chủ về hậu âm. Thận hư hay gặp chứng đi tiểu luôn ở người già, chứng đái dầm ở trẻ em chứng di tinh, ra khí hư…

Hậu âm là nơi đại tiện ra phân, do tạng tỳ đảm nhiệm. Nhưng tỳ dương được thận khí hoá để bài tiết phân ra ngoài nên còn gọi là thận chủ về hậu âm. Nếu thận khí hư hay gặp chứng đại tiện lỏng, đại tiện ở người già.

Hậu âm và tiền âm thường quản lý đại tiện và tiểu tiện nên còn nói "thận chủ nhị tiện".

1.5.6. Ngoài ra, thận thuỷ còn sinh ra can mộc và khắc tâm hoả, có quan hệ biểu lý với bàng quang

II. LỤC PHỦ

Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Có 6 phủ: đởm, vị, tiểu đường, đại trường, bàng quang và tam tiêu.

2.1. Đởm

Đởm có quan hệ biểu lý với can, chứa chất mật (tinh chấp) do can bài tiết. Cổ nhân nói: "khí thừa của can tràn vào mật, tụ lại thành tinh chấp". Mật giúp cho việc tiêu hoá đồ ăn. Chất mật có màu xanh, vàng và vị đắng. Khi có bệnh ở đởm thường xuất hiện chứng vàng da, miệng đắng,  nôn mửa ra chất đắng.

Đởm còn có chức năng về tinh thần, chủ về quyết đoán.

Can và đởm có quan hệ biểu lý, can chủ về mưu lự, đởm chủ về quyết đoán là cơ sở của lòng dũng cảm, tinh thần giám nghĩ giám làm. Các bệnh về can đởm hay phối hợp với nhau.

2.2. Vị 

Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, đưa xuống tiểu trường. Tỳ và vị có liên quan biểu lý với nhau, đều giúp cho sự vận hoá đồ ăn, nên gọi chung là "gốc của hậu thiên".

Trên lâm sàng, công tác chuẩn đoán và chữa bệnh đều rất chú trọng đến sự thình suy của tỳ vị. Khí của tỳ vị gọi tắt là "vị khí" dùng để tiên lượng sự phát triển tốt hay xấu của bệnh và dự kiến của kết quả công tác chữa bệnh, nên người xưa có nói: "vị khí là gốc của con người", "còn vị khí sẽ sống, hết vị khí sẽ chết". Bảo vệ vị khí là một nguyên tắc chữa bệnh của YHCT.

2.3. Tiểu trường

Tiểu trường có nhiệm vụ phân thanh, giáng trọc. Thanh (chất trong) là chất tinh vi của đồ ăn được hấp thụ ở tiểu trường, qua sự vận hoá của tỳ đem đi nuôi dưỡng toàn thân,cặn bã sẽ được đưa đến bàng quang để bài tiết qua ngoài. Trọc (chất đục) là cặn bã của đồ ăn đựơc tiểu trường đưa xuống đại trường.

Khi tiểu trường có bệnh, việc phân thanh giáng trọc bị trở ngại gây các chứng: sống phân, ỉa chảy, tiểu tiện ít v.v…

2.4. Đại trường 

Đại trường chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã, có quan hệ biểu lý với phế.

2.5. Bàng quang 

Bàng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hoà vạư phối hợp của tạng thận.

Nếu sự hoá khí của thận không tốt sẽ gây bí tiểu tiện, đái dắt hoặc đái nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ v.v…

2.6. Tạm tiểu

Tạm tiêu gồm thượng tiêu, trung tiêu, trung tiêu. Thượng tiêu từ miệng xuống tâm vị dạ dày có tạng tâm và phế. Trung tiêu từ tâm vị dạ dày đến môn vị có tạng tỳ và phủ vị. Hạ tiêu từ môn vị dạ dày đến môn vị có tạng tỳ và phủ vị. Hạ tiêu từ môn vị dạ dày xuống hậu môn có tạng can và thận.

Sự hoạt động của tam tiêu biểu hiện ở sự khí hoá và sự vận chuyển đồ ăn, ở thượng tiêu: Phế chủ hô hấp, phân bố khí và chất dinh dưỡng vào huyết mạch được tâm khí đưa đi toàn thân; ở trung tiểu tỳ vị vận hoá hấp thu đồ ăn và đưa nước lên phế, ở hạ tiêu có sự phân biệt thanh trọc, tinh tàng trữ ở thận, các chất cặn bã được thải ra ngoài bằng đường đại tiện và tiểu tiện.

Người ta còn nói tam tiêu chủ việc bảo vệ các tạng phủ trong cơ thể.

III. QUAN HỆ GIỮA CÁC TẠNG PHỦ

Mỗi tạng hay phủ có chức năng riêng biệt, nhưng chúng có quan hệ với nhau theo quy luật vừa đối lập vừa nương tựa với nhau để tạo cho cơ thể thanh một khối thống nhất về cấu tạo và chức năng.

3.1. Quan hệ giữa tạng với tạng

3.1.1. Tâm và phế 

Tâm chủ huyết, phế chủ khí. Tâm và phế phối hợp làm khí huyết vận hành duy trì các hoạt động cơ thể. Khí thuộc dương, huyết thuộc âm, khí thúc đẩy huyết vận hành, huyết đi kéo theo khí, nếu khí không thúc đẩy huyết sẽ ngừng lại gây ứ huyết, nếu không có huyết, khí mất chỗ dựa phân tán mà không thu lại được.

Trên lâm sàng có các chứng bệnh:

a. Phế khí hư nhược, tông khí trong tâm mạch không đầy đủ gây ra tâm phế đều hư, tâm khí không thúc đẩy âm huyết, gây ứ huyết, làm đau vùng ngực (hay gặp ở các bệnh xơ cứng mạch vành).

b. Tâm khí không đầy đủgấy huyết ứ làm trửo ngại đến phế mạch làm phế khí không tuyên giáng gây chứng hen suyễn (như hen tim).

c. Tâm chủ về hoả,tâm hoả vượng ảnh hưởng đến phế âm một mặt xấu hiện các chứng tâm phiền, mất ngủ…, một mặt xuất hiện các chứng ho, ho ra máu…

3.1.2. Tâm và tỳ

Tâm chủ huyết, tỳ sinh huyết. Nếu tỳ khí hư không vận hoá được thì tâm huyết sẽ kém gấy hiện tượng hồi hộp, hay quên, mất ngủ, sắc mặt xanh gọi là chứng tâm tỳ hư.

3.1.3. Tâm và can 

Can tàng huyết, tâm chủ huyết. Cả hai tạng phối hợp tạo thành sự tuần hành của huyết. Trên lâm sànghay thấy xuất hiện chứng can,tâm âm hư hay can, tâm huyết hư: hoảng hốt, hồi hộp sắc mặt xanh, hoa mắt, chóng mặt, móng tay không nhuận.

Can chủ sơ tiết, tâm chủ về thần chí. Hoạt động tinh thần chủ yếu do hai tạng tâm và can phụ trách, can và tâm do huyết nuôi dưỡng, khi chúng có bệnh ngoài các chứng trạng về huyết kể trên còn có các chứng trạng về tinh thần như mất ngủ hay quên, hôig hộp, sợ hãi, giạn giữ…

3.1.4. Tâm và thận 

Tâm ở trên thuộc hoả, thuộc dương; thận ở dưới thuộc thuỷ, thuộc âm. Hai tạng giao nhau để giữ được thế quân bình gọi là "thuỷ hoả ký tế" hay "tâm thận tương giao".

Trên lâm sàng nếu thận thuỷ không đầy đủ, không chế ước được tâm hoả gây các chứng: hồi hộp, mất ngủ, nằm mê miệng lưỡi lở loét gọi là chứng "tâm thận bất giao" hay "âm hư hoả vương".

3.1.5. Phế và tỳ

Phế chủ khí, tỳ chủ khí hậu thiên, cả 2 tạng có liên quan với nhau mật thiết. Chứng khí hư trên lâm sàng thường xuất hiện: thở ngắn, gấp, nói nhỏ, lười nói (thuộc phế khí hư), mỏi mệt, ăn kém, ỉa lỏng (thuộc tỳ khí hư).

3.1.6. Phế và thận

Phế chủ khí, thận nạp khí. Thận hư không nạp được phế khí gây chứng ho, hen suyễn…

3.1.7. Can và tỳ

Can chủ về sơ tiết, tỳ chủ vận hoá, sự thăng giáng của tỳ vị có quan hệ đến sự sơ tiết của can. Nếu sức tiết của can bị trở ngại sẽ làm cho sự thăng giáng của tỳ vị trở nên bất thường hay gây các chứng: ngực sườn đầy tức không muốn ăn, đầy bụng, ợ hơi…hay gặp ở các bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng…

3.1.8. Thận và tỳ

Thận dương hay thận khí giúp cho tỳ vận hoá được tốt, nếu thận dương hư thì tỳ dương cũng hư gây các chứng ỉa chảy ở người già, viêm thận mạn tính (âm thuỷ).

3.1.9. Can và thận

Can tàng huyết, thận tàng tinh. Can huyết do thận kinh nuôi dưỡng, nếu thận tinh không đầy đủ sẽ làm can huyết giảm sút.

Thận có thận âm, thận dương, can có can âm, can dương. Nếu thận âm hư không nuôi dưỡng được can âm, thì can dương vượng lên như trong bệnh cao huyết áp xuất hiện các chứng: Nhức đầu, chóng mặt hoa mắt, mặt đỏ…

3.2.Quan hệ giữa tạng và phủ.

3.2.1. Tâm và tiểu trường.

Tâm và tiểu trường có liên quan biểu lý đến nhau, trên lâm sàng nếu tâm nhiệt ( sốt cao) thường gây các chứng đái ít, đái đỏ, nước tiểu nóng….Phương pháp chữa là thanh tâm lợi tiểu.

3.2.2. Tỳ và vị.

Tỳ và vị là hai cơ quan giúp cho sụ vận hoá đồ ăn. Tỳ chủ vận hoá, vị chủ thu nạp, tỳ ưa táo nghét thấp, vị ưa thấp nghét táo, tỳ lấy thanưg làm thuận, vị lấy giáng làm hoà. Như vậy tính chất của tỳ vị đối lập nhau giữa táo và thấp, giữ thăng và giáng nhưng lại thống nhất với nhau. bổ sung cho nhau để giúp việc tiêu hoá được bình thường.

Khi tỳ vị có bệnh, sự thắng giáng có thể đảo nghịch: như tỳ khí đáng lẽ đưa thanh khí (trong) lên trên, lại đưa xuống dưới gọi là chứng tỳ hư hạ hãm gây các bệnh ỉa chảy,sa sinh dục, sa trực tràng, băng huyết, rong huyết…tỳ khí đáng lẽ đưa trọc khí (đục) đi xuống, lại đưa lên trên gây các chứng nôn mửa, nấc…

Tỳ vị có bệnh gây nên sự đảo lộn về thấp và táo. Tỳ ghét thấp nhưng do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp làm thuỷ thấp đình lại gây các chứng mệt mỏi, phug thũng, ỉa lỏng. Vị ghét táo nhưng do vị hoả quá mạnh làm tân dịch bị khô gây nên vị âm hư có các chứng táo bón, loét miệng, chảy máu chân răng…

3.2.3. Thận và bàng quang

Sự khí hoá ở bàng quang tốt hay xấu đều dựa vào thận khí thịnh hay suy. Nếu thận kém sẽ gây chứng dị niệu, tiểu tịên không tự chủ, đái dầm…

Friday, May 3, 2024

Các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam

 Với tốc độ phát triển nhanh chóng, xe hơi đã trở thành một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Việt Nam. Việc sở hữu một chiếc xe hơi không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển của cá nhân mà còn chứng tỏ đẳng cấp và thành công. Trong bài viết này, hãy cùng eParking tìm hiểu các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam.

Xe Sedan

Sedan hay được còn gọi là Saloon tại Anh, đây là một trong các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam. Loại xe này có thiết kế mui kín và được chia thành ba khoang riêng biệt, gồm: khoang động cơ phía trước, khoang hành khách và khoang hành lý phía sau. Với cấu trúc này, khoang động cơ và khoang hành lý thường được thiết kế thấp hơn, còn khoang hành khách có đủ không gian để chứa hai hàng ghế. Sedan có cấu trúc 4 cửa phân bố đều hai bên, cung cấp 4  -5 chỗ ngồi và khoảng sáng gầm xe thấp, không vượt quá 200mm.

Sedan là một trong các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam

Sedan là một trong các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam


Xe Hatchback

Xe Hatchback là có những đặc điểm khác biệt so với các dòng xe khác. Nó bao gồm 2 khoang riêng biệt là khoang lái và khoang hành khách (khoang hành lý được tích hợp trong khoang hành khách). Thường có 3 hoặc 5 cửa, trong đó có một cửa phía sau mở lên trên để chứa hành lý. Gầm xe thấp, tương tự như xe sedan, với độ cao dưới 20cm. Hàng ghế sau có thiết kế cho phép gập lại để mở rộng không gian chứa đồ. Xe Hatchback thường có 4 – 5 chỗ ngồi và có cốp mở ở phía sau.

Xe Hatchback thường được liên tưởng đến các loại xe ô tô có kích thước nhỏ gọn và tiện dụng, phù hợp để di chuyển linh hoạt trong thành phố. Đặc biệt, đây cũng là loại xe rất phổ biến cho người mua xe lần đầu và các chị em phụ nữ.

Xe Hatchback

Xe Hatchback

Xe SUV

SUV (viết tắt của Sport Utility Vehicle) là một dòng xe thể thao đa dụng với thiết kế mạnh mẽ, vuông vắn và cơ bắp. Đặc điểm của SUV là kết cấu thân xe được xây dựng trên khung như xe tải với khoảng sáng gầm cao. Xe được trang bị động cơ mạnh mẽ, có khả năng di chuyển trên cả đường trường và nhiều địa hình khác nhau. Nội thất của SUV rộng rãi, có thể chứa từ 5 đến 7 người cùng hành lý.

Ngày nay, để tăng cường khả năng vận hành, nhiều mẫu SUV được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh, giúp xe không bị hụt hơi, mất trợ lực khi di chuyển trên các địa hình khó, đồng thời tận dụng tối đa sức mạnh của động cơ.

Xe SUV

Xe SUV


Xe Crossover

Crossover là một loại xe có ngoại hình được coi như phiên bản thu nhỏ của các mẫu xe SUV hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, ngoại hình của Crossover mang tính mềm mại hơn so với các mẫu xe SUV. Điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa Crossover và SUV là nằm ở cấu trúc của xe. Crossover có cấu trúc thuộc loại monocoque body hoặc unibody, tức là có cấu trúc thân liền khung. Kiểu cấu trúc này khiến người ta liên tưởng đến cách xây dựng của các mẫu Sedan. Do đó, Crossover được xem là một sự kết hợp giữa dòng xe SUV và dòng xe Sedan.

Xe Crossover

Xe Crossover

Xe MPV

MPV (viết tắt của Multi Purpose Vehicle) là một dòng xe ô tô đa dụng với thiết kế rộng rãi, cho phép linh hoạt chuyển đổi giữa chở người và chở hàng thông qua việc sắp xếp các hàng ghế hành khách ở phía sau.

Các mẫu xe MPV có kiểu dáng đơn giản và mềm mại, tập trung chủ yếu vào thiết kế không gian nội thất. Bởi vì đây là dòng xe đa dụng, khác hoàn toàn với ngoại hình mạnh mẽ, bắt mắt của các mẫu Sedan, SUV hay Crossover.

Hiện nay, có nhiều dòng xe MPV được thiết kế với 5+2 chỗ ngồi, 7 chỗ hoặc 9 chỗ với hàng ghế có thể tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng. Các hàng ghế hành khách phía sau có thể gập và trượt linh hoạt, tạo thêm không gian chở hành lý, hàng hóa. Thậm chí, một số mẫu xe còn có khả năng tháo rời hay xoay ghế để tạo không gian làm việc rộng rãi.

Xe MPV

Xe MPV

Xe Coupe

Coupe là một kiểu xe hơi mang đến phong cách thể thao với thiết kế mui kín và phần mái kéo dài xuống phía sau. Mẫu xe này gồm có 2 cửa và 2 chỗ ngồi, không có trụ B, thường được lắp đặt động cơ công suất lớn. Cabin của xe thường nhỏ và chiều dài tổng thể ngắn hơn so với biến thể sedan (nếu có).


Thực tế, khái niệm về xe coupe đã tồn tại từ rất lâu, nhưng ban đầu nó chủ yếu ám chỉ đến dòng xe có 2 cửa và 2 chỗ ngồi. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiều mẫu xe coupe hiện nay đã được thiết kế với 4 hoặc 5 chỗ ngồi, do đó số lượng cửa cũng tăng lên tương ứng.

Xe Coupe

Xe Coupe

Xe Convertible

Xe Convertible hay còn được gọi là Roadster hoặc Spyder, đây là dòng xe thể thao mui trần có khả năng đóng mở linh hoạt. Xe Convertible có thể coi là phiên bản thể thao hơn của dòng xe coupe mà chúng đã đề cập trước đó. Dù có 2 hay 4 chỗ ngồi thì dòng xe mui trần cũng thường có 2 cửa.

Xe mui trần thường có giá bán cao hơn so với coupe. Mui của xe Convertible cho phép mở và đóng linh hoạt, nhưng điều này đồng nghĩa với việc khoang hành lý thường hẹp hơn khi mui được mở, vì diện tích phải nhường cho phần mui xếp ở phía sau. Xe mui trần thường nặng hơn đáng kể so với coupe vì khung gầm của xe mui trần được gia cố chắc chắn hơn do không có phần mui làm giá đỡ.

Xe Convertible

Xe Convertible

Xe Pickup

Xe Pickup hay còn được thường được gọi là xe bán tải, là một dạng SUV có thùng chở hàng phía sau. Đây là một loại xe lai giữa xe tải và xe ô tô chở khách, được sử dụng để đi lại hàng ngày và phục vụ cho các nhu cầu công việc khác nhau.

Trước đây, vào những năm 70, 80 của thế kỷ 20, các mẫu xe bán tải thường có kích thước rất lớn để phù hợp với công việc. Tuy nhiên, kích thước lớn và trọng lượng nặng của xe đã gây ra tình trạng tiêu thụ nhiên liệu cao. Dưới sức ép của chính phủ và nhu cầu của người dùng, các mẫu xe bán tải hiện nay đã được thiết kế nhỏ gọn hơn, đồng thời có khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Xe Pickup

Xe Pickup

Xe Limousine

Limousine thường được liên tưởng đến các chiếc xe dài với nhiều cửa sổ. Hiện nay, không có tiêu chuẩn cụ thể để định nghĩa một chiếc xe là limousine. Tuy nhiên, thuật ngữ limousine thường ám chỉ đến các dòng xe hơi cao cấp, có phần ghế ngồi phía sau hoàn toàn tách biệt với ghế lái và có thiết kế thân xe dài với khoảng cách lớn giữa các bánh xe.


Đặc điểm nổi bật của những mẫu xe Limousine là có nội thất sang trọng, không gian rộng rãi và được trang trí độc đáo, phù hợp với số tiền mà chủ nhân đã bỏ ra.

Xe Limousine

Xe Limousine