Friday, May 3, 2024

Các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam

 Với tốc độ phát triển nhanh chóng, xe hơi đã trở thành một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Việt Nam. Việc sở hữu một chiếc xe hơi không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển của cá nhân mà còn chứng tỏ đẳng cấp và thành công. Trong bài viết này, hãy cùng eParking tìm hiểu các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam.

Xe Sedan

Sedan hay được còn gọi là Saloon tại Anh, đây là một trong các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam. Loại xe này có thiết kế mui kín và được chia thành ba khoang riêng biệt, gồm: khoang động cơ phía trước, khoang hành khách và khoang hành lý phía sau. Với cấu trúc này, khoang động cơ và khoang hành lý thường được thiết kế thấp hơn, còn khoang hành khách có đủ không gian để chứa hai hàng ghế. Sedan có cấu trúc 4 cửa phân bố đều hai bên, cung cấp 4  -5 chỗ ngồi và khoảng sáng gầm xe thấp, không vượt quá 200mm.

Sedan là một trong các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam

Sedan là một trong các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam


Xe Hatchback

Xe Hatchback là có những đặc điểm khác biệt so với các dòng xe khác. Nó bao gồm 2 khoang riêng biệt là khoang lái và khoang hành khách (khoang hành lý được tích hợp trong khoang hành khách). Thường có 3 hoặc 5 cửa, trong đó có một cửa phía sau mở lên trên để chứa hành lý. Gầm xe thấp, tương tự như xe sedan, với độ cao dưới 20cm. Hàng ghế sau có thiết kế cho phép gập lại để mở rộng không gian chứa đồ. Xe Hatchback thường có 4 – 5 chỗ ngồi và có cốp mở ở phía sau.

Xe Hatchback thường được liên tưởng đến các loại xe ô tô có kích thước nhỏ gọn và tiện dụng, phù hợp để di chuyển linh hoạt trong thành phố. Đặc biệt, đây cũng là loại xe rất phổ biến cho người mua xe lần đầu và các chị em phụ nữ.

Xe Hatchback

Xe Hatchback

Xe SUV

SUV (viết tắt của Sport Utility Vehicle) là một dòng xe thể thao đa dụng với thiết kế mạnh mẽ, vuông vắn và cơ bắp. Đặc điểm của SUV là kết cấu thân xe được xây dựng trên khung như xe tải với khoảng sáng gầm cao. Xe được trang bị động cơ mạnh mẽ, có khả năng di chuyển trên cả đường trường và nhiều địa hình khác nhau. Nội thất của SUV rộng rãi, có thể chứa từ 5 đến 7 người cùng hành lý.

Ngày nay, để tăng cường khả năng vận hành, nhiều mẫu SUV được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh, giúp xe không bị hụt hơi, mất trợ lực khi di chuyển trên các địa hình khó, đồng thời tận dụng tối đa sức mạnh của động cơ.

Xe SUV

Xe SUV


Xe Crossover

Crossover là một loại xe có ngoại hình được coi như phiên bản thu nhỏ của các mẫu xe SUV hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, ngoại hình của Crossover mang tính mềm mại hơn so với các mẫu xe SUV. Điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa Crossover và SUV là nằm ở cấu trúc của xe. Crossover có cấu trúc thuộc loại monocoque body hoặc unibody, tức là có cấu trúc thân liền khung. Kiểu cấu trúc này khiến người ta liên tưởng đến cách xây dựng của các mẫu Sedan. Do đó, Crossover được xem là một sự kết hợp giữa dòng xe SUV và dòng xe Sedan.

Xe Crossover

Xe Crossover

Xe MPV

MPV (viết tắt của Multi Purpose Vehicle) là một dòng xe ô tô đa dụng với thiết kế rộng rãi, cho phép linh hoạt chuyển đổi giữa chở người và chở hàng thông qua việc sắp xếp các hàng ghế hành khách ở phía sau.

Các mẫu xe MPV có kiểu dáng đơn giản và mềm mại, tập trung chủ yếu vào thiết kế không gian nội thất. Bởi vì đây là dòng xe đa dụng, khác hoàn toàn với ngoại hình mạnh mẽ, bắt mắt của các mẫu Sedan, SUV hay Crossover.

Hiện nay, có nhiều dòng xe MPV được thiết kế với 5+2 chỗ ngồi, 7 chỗ hoặc 9 chỗ với hàng ghế có thể tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng. Các hàng ghế hành khách phía sau có thể gập và trượt linh hoạt, tạo thêm không gian chở hành lý, hàng hóa. Thậm chí, một số mẫu xe còn có khả năng tháo rời hay xoay ghế để tạo không gian làm việc rộng rãi.

Xe MPV

Xe MPV

Xe Coupe

Coupe là một kiểu xe hơi mang đến phong cách thể thao với thiết kế mui kín và phần mái kéo dài xuống phía sau. Mẫu xe này gồm có 2 cửa và 2 chỗ ngồi, không có trụ B, thường được lắp đặt động cơ công suất lớn. Cabin của xe thường nhỏ và chiều dài tổng thể ngắn hơn so với biến thể sedan (nếu có).


Thực tế, khái niệm về xe coupe đã tồn tại từ rất lâu, nhưng ban đầu nó chủ yếu ám chỉ đến dòng xe có 2 cửa và 2 chỗ ngồi. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiều mẫu xe coupe hiện nay đã được thiết kế với 4 hoặc 5 chỗ ngồi, do đó số lượng cửa cũng tăng lên tương ứng.

Xe Coupe

Xe Coupe

Xe Convertible

Xe Convertible hay còn được gọi là Roadster hoặc Spyder, đây là dòng xe thể thao mui trần có khả năng đóng mở linh hoạt. Xe Convertible có thể coi là phiên bản thể thao hơn của dòng xe coupe mà chúng đã đề cập trước đó. Dù có 2 hay 4 chỗ ngồi thì dòng xe mui trần cũng thường có 2 cửa.

Xe mui trần thường có giá bán cao hơn so với coupe. Mui của xe Convertible cho phép mở và đóng linh hoạt, nhưng điều này đồng nghĩa với việc khoang hành lý thường hẹp hơn khi mui được mở, vì diện tích phải nhường cho phần mui xếp ở phía sau. Xe mui trần thường nặng hơn đáng kể so với coupe vì khung gầm của xe mui trần được gia cố chắc chắn hơn do không có phần mui làm giá đỡ.

Xe Convertible

Xe Convertible

Xe Pickup

Xe Pickup hay còn được thường được gọi là xe bán tải, là một dạng SUV có thùng chở hàng phía sau. Đây là một loại xe lai giữa xe tải và xe ô tô chở khách, được sử dụng để đi lại hàng ngày và phục vụ cho các nhu cầu công việc khác nhau.

Trước đây, vào những năm 70, 80 của thế kỷ 20, các mẫu xe bán tải thường có kích thước rất lớn để phù hợp với công việc. Tuy nhiên, kích thước lớn và trọng lượng nặng của xe đã gây ra tình trạng tiêu thụ nhiên liệu cao. Dưới sức ép của chính phủ và nhu cầu của người dùng, các mẫu xe bán tải hiện nay đã được thiết kế nhỏ gọn hơn, đồng thời có khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Xe Pickup

Xe Pickup

Xe Limousine

Limousine thường được liên tưởng đến các chiếc xe dài với nhiều cửa sổ. Hiện nay, không có tiêu chuẩn cụ thể để định nghĩa một chiếc xe là limousine. Tuy nhiên, thuật ngữ limousine thường ám chỉ đến các dòng xe hơi cao cấp, có phần ghế ngồi phía sau hoàn toàn tách biệt với ghế lái và có thiết kế thân xe dài với khoảng cách lớn giữa các bánh xe.


Đặc điểm nổi bật của những mẫu xe Limousine là có nội thất sang trọng, không gian rộng rãi và được trang trí độc đáo, phù hợp với số tiền mà chủ nhân đã bỏ ra.

Xe Limousine

Xe Limousine

4 lỗi hay mắc khi viết luận tiếng Anh

 Dù là bài viết IELTS 250 từ hay các bài luận từ 1.000 từ trở lên, nếu muốn đạt điểm cao, bạn cần tránh ôm đồm nhiều ý mà thiếu liên kết.

Có nhiều năm kinh nghiệm chấm bài luận cho sinh viên, TS Hoàng Ngọc Quỳnh, giảng viên Đại học Leicester, Anh, chỉ ra 4 lỗi cơ bản mà người học tiếng Anh hay mắc phải:

Viết ngay khi nhận được đề bài

Tôi quan sát thấy khi nhận một chủ đề luận, người học hay viết ngay. Bài viết dễ trở nên lan man và lộn xộn, bởi người viết liên tục nghĩ ra các ý tưởng mới, không kịp phát triển hết ý đã nêu và thường không kịp hoàn thành bài.

Để bài luận đạt điểm cao, bạn nên dành thời gian chuẩn bị. Nếu có khoảng một tháng, bạn hãy đọc và hiểu rõ tài liệu liên quan (sách, giáo trình, báo, tạp chí...) rồi lên ý tưởng chính và cấu trúc. Nếu phải viết luận trong phòng thi, bạn cũng nên dành vài phút để chuẩn bị, lên dàn ý.

Khi đọc tài liệu, hãy ghi lại các ý quan trọng vào một cuốn sổ, đồng thời lưu tâm tới những sự kiện, thống kê, hay câu trích dẫn có liên quan... Những ghi chú này sẽ giúp bạn phát triển ý, cũng để bài chặt chẽ.

TS Hoàng Ngọc Quỳnh tại Đại học Leicester, Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp© Được VnExpress cung cấp

Quá nhiều ý

Khi viết luận, nhiều sinh viên và người học IELTS đều mắc chung một lỗi: đưa ra quá nhiều ý không liên quan tới nhau (irrelevant ideas), hoặc các ý không được phát triển (under-developed ideas).

Khi chữa bài, tôi nhấn mạnh họ cần bám sát chủ đề, đưa các ý liên quan, và cố gắng phát triển hết thông qua ví dụ, trích dẫn... Với bài luận ở đại học, bạn cũng nên dùng các lý thuyết liên quan và nguồn tham khảo.êu cầu của một bài viết IELTS đạt 9.0 cũng là "relevant, fully extended and well supported ideas", tức là có các ý liên quan và được phát triển hết. Do đó, dù trong trường hợp nào, bạn không nên "tham" ý. Hãy dành nhiều thời gian đọc lại những bản nháp để nhận ra phần nào không liên quan, bị lặp lại hay đang sơ sài. Nếu ngồi trong phòng thi, bạn cố gắng viết hết một ý rồi mới chuyển qua ý khác.

Các ý thiếu kết nối

Đây cũng là lỗi phổ biến khi viết luận. Những bài luận mà các ý rời rạc, không liên quan tới nhau thường bị điểm thấp. Ví dụ, bài IELTS Writing mà ý không được kết nối, sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn về "cohesion" và thường không được quá 5.0.

Bạn hãy xem lại các bản nháp, tìm chỗ cần được nối ý tốt hơn để sửa. Một số liên từ phổ biến là "however" (tuy nhiên), "moreover" (hơn nữa), "besides" (ngoài ra), "in addition to" (thêm vào đó), "although" (mặc dù)... Tuy nhiên lạm dụng liên từ có thể gây tác dụng ngược. Ngoài tự sửa, bạn cũng có thể nhờ thầy cô hoặc những khác xem giúp, để chỉ ra những chỗ mà các ý thiếu kết nối.

Nếu đã viết luận nhiều, bạn sẽ nhận ra rằng có nhiều cách để kết nối các ý mà không cần dùng liên từ một cách lộ liễu. Đôi khi, những từ đơn giản như "this/that" (cái này/cái đó), hay "also" (cũng như) sẽ giúp bài liên kết tự nhiên.

Ngữ pháp lủng củng

Không chỉ người Việt học tiếng Anh, sinh viên người Anh đôi khi cũng viết câu không hoàn chỉnh hay kết hợp các mệnh đề độc lập mà không có liên từ hay dấu câu phù hợp.

Ngoài việc tránh các lỗi này, bạn nên luyện kết hợp nhiều loại câu: câu đơn (simple sentences), câu ghép (compound sentences) và câu phức (complex sentences). Điều này giúp bài luận dễ đọc, dễ hiểu và dễ đạt điểm cao.



Vậy bạn cần luyện tập ngữ pháp thế nào? Bạn có thể đọc sách, báo, rồi phân tích các cấu trúc câu, từ vựng mà người viết dùng. Làm theo cách viết hay sẽ giúp bạn cải thiện bài viết của mình.

Hoàng Ngọc Quỳnh (Jaxtina English)






10 thói quen tốt giúp bạn thoát nghèo từ hôm nay

 Luôn đặt mục tiêu cuộc sống, sống trong khả năng, có nhiều nguồn thu nhập... giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính.

Ảnh: Pinterest© Được Ngoi sao cung cấp

1. Đặt mục tiêu cuộc sống

Nếu bạn nói rằng muốn theo đuổi tự do tài chính, đó là một mục tiêu mơ hồ. Nó cần cụ thể hơn. Ví dụ, bạn cần kiểu cuộc sống như thế nào và nên đạt được nó ở độ tuổi nào. Khi mục tiêu càng cụ thể, bạn càng có nhiều khả năng đạt được nó.

Tiếp theo, hãy bắt đầu lập kế hoạch từ độ tuổi hiện tại của bạn và thiết lập các cột mốc tài chính một cách thường xuyên. Hãy viết ra các mục tiêu của bạn một cách rõ ràng, đặt chúng lên trang đầu tiên của cuốn sổ tay tài chính.

2. Sống trong khả năng của bạn

Sống một cuộc sống mà chi tiêu ít hơn thu nhập không có nghĩa bạn là người bủn xỉn hay bỏ lỡ những niềm vui trong cuộc sống. Thay vào đó, nó đơn giản là chi phí hàng tháng của bạn nhỏ hơn hoặc bằng thu nhập của bạn, theo Deanna Ritchie, biên tập viên tài chính của tờ Due. Kết quả là, bạn không phải trả nợ thẻ tín dụng. Quan trọng hơn nữa, điều này sẽ giúp bạn tạo dựng một tương lai tài chính ổn định hơn.

Deanna nói thêm: "Sống trong khả năng của mình đòi hỏi sự tự chủ và một chút hy sinh, nhưng nếu bạn kiên trì với điều đó, ngoài việc tránh nợ nần, bạn sẽ gặt hái được những phần thưởng sau này".

Khi sống trong khả năng của mình, bạn sẽ giảm căng thẳng, lo lắng, thành công hơn, khỏe mạnh hơn. Bạn cũng không phải lo lắng về điểm tín dụng, có khả năng làm giàu, nhiều tự do hơn, đạt được sự an toàn về tài chính. Nhưng làm thế nào bạn có thể thực sự sống trong khả năng của mình mà không đánh mất chính mình? Dưới đây là một vài gợi ý.

- Luôn kiểm soát ngân sách của bạn bằng cách sử dụng quy tắc 50/30/20: Chi 50% số tiền lương mang về nhà của bạn cho những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm và nhà ở, 30% cho những thứ bạn muốn và 20% cho tài khoản tiết kiệm của bạn.

- Thiết lập khoản tiết kiệm tự động để tiết kiệm tiền: Bắt đầu bằng cách gửi một phần tiền lương của bạn trực tiếp vào tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản hưu trí.

- Đừng mua sắm bốc đồng: Đừng mua thẻ gym theo năm khi bạn không có ý định tập lâu dài.

- Đừng so sánh: Bạn cảm thấy ghen tị với những người có nhà, có xe trước mình. Nhưng trên thực tế, họ có thể đang nợ nần chồng chất.

- Hoãn chi tiêu: Chẳng hạn như chờ giảm giá thay vì trả nguyên giá cho hàng tạp hóa, quần áo, đồ điện tử hoặc đi du lịch.

- Thay đổi cấu trúc khoản nợ của bạn: Thương lượng với người cho vay hoặc nhận được mức lãi suất tốt hơn thông qua việc hợp nhất nợ.

3. Xây dựng nguồn dự trữ tiền mặt vững chắc

Đây không phải là ưu tiên hàng đầu của hầu hết chúng ta nhưng nó có thể hữu ích trong trường hợp khẩn cấp. Hãy xem xét kịch bản sau đây. Sáng sớm, chiếc xe bạn dùng đi làm không khởi động được và cần phải thay mới vài chi tiết. Các bộ phận thay thế và nhân công sẽ tiêu tốn của bạn 400 USD.

Rõ ràng, đây nên được coi là một khoản chi phí tài chính khẩn cấp. Rốt cuộc, bạn cần chiếc xe này để kiếm sống. Vấn đề là gì? Bạn không có sẵn tiền mặt để trả cho việc này. Lúc này, bạn phải sử dụng thẻ tín dụng - đồng nghĩa với việc bạn phải trả lại khoản lãi suất cao trên thẻ khi trả lại tiền.

Việc dự trữ tiền mặt cho những trường hợp khẩn cấp này có thể giúp bạn yên tâm hơn. Và quan trọng hơn, nó giúp bạn không bị ngập trong nợ nần.

Lý tưởng nhất là bạn nên tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong ba đến sáu tháng. Nhưng nếu chưa tiết kiệm đủ con số này, bạn có tiết kiệm được bao nhiêu vẫn tốt hơn là không có gì. Ví dụ: Nếu bạn cần sửa chữa xe hơi với giá 400 USD ở trên, khi bạn đã có 300 USD tiền tiết kiệm khẩn cấp, bạn chỉ cần trả thêm 100 USD bằng thẻ tín dụng của mình.

4. Tận dụng tốt nguồn vốn vay

Nhiều chuyên gia tài chính sẽ khuyên bạn tránh hoàn toàn việc vay mượn. Tuy nhiên, không phải việc vay mượn nào cũng xấu. Ví dụ, nếu bạn muốn vay tiền để mua ô tô hoặc nhà, bạn cần có tín dụng tốt; việc đăng ký thẻ tín dụng và sử dụng nó một cách có trách nhiệm giúp bạn dễ vay hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng khoản vay để đầu tư vào giáo dục, mua bất động sản, bắt đầu hoặc phát triển doanh nghiệp của mình.

5. Xây dựng kế hoạch đầu tư

Sau khi bạn đã tích lũy được khoản tiết kiệm khẩn cấp để xử lý những tình huống bất ngờ, đã đến lúc bắt đầu đầu tư. Chuyên gia tài chính cá nhân Mỹ Alicia Dion cho biết các tài khoản đầu tư khác nhau mà bạn thấy được chia thành hai loại hưu trí và không nghỉ hưu.

Alicia cho biết thêm: "Một sai lầm lớn mà bạn mắc phải khi mới bắt đầu đầu tư là nghĩ rằng mình còn quá trẻ để lo lắng về việc tiết kiệm nghỉ hưu. Nhưng đầu tư và lập kế hoạch nghỉ hưu đi đôi với nhau. Đầu tư là một công cụ để xây dựng sự giàu có. Còn nghỉ hưu đòi hỏi sự giàu có và là một giai đoạn tất yếu trong cuộc đời".

Cô khuyên rằng nếu bạn muốn có đầy đủ kinh nghiệm đầu tư, bạn nên bắt đầu tiết kiệm cho cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Nghỉ hưu là mục tiêu chính để tiết kiệm, nhưng thường không phải là mục tiêu duy nhất. Ngoài ra còn có những chi phí không thể tránh khỏi trong ngắn hạn và trung hạn, và việc đầu tư có thể giúp ích.



Alicia nói: "Điều quan trọng là phải hiểu loại tài khoản phù hợp nhất với bạn. Sau đó, hãy biết rằng cuộc sống sẽ có đủ loại chi phí và sử dụng các khoản đầu tư để giúp bạn tài trợ cho những chi phí đó".

Có nhiều loại tài khoản hưu trí trên thị trường. Sau khi kết hợp các kế hoạch nghỉ hưu này, bạn cũng nên cân nhắc việc mua bảo hiểm niên kim (bảo hiểm nhân thọ trường hợp sống). Điều này có thể bổ sung cho các tài khoản hưu trí khác của bạn đồng thời mang lại thu nhập được đảm bảo suốt đời.

Đối với các tài khoản không hưu trí, hãy cân nhắc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu. Quan trọng nhất, bạn nên có danh mục đầu tư đa dạng để giảm thiểu rủi ro đồng thời tối đa hóa lợi nhuận đầu tư của mình.

6. Tiêu tiền khôn ngoan

Ví dụ, bạn không cần phải chi 200 USD cho một đôi dép xỏ ngón chỉ dùng được cho một mùa hè. Thay vào đó, bạn có thể chi 1 USD để mua đôi dép xỏ ngón tương tự từ cửa hàng bình dân.

7. Tận dụng lợi ích bạn được hưởng từ công ty mà bạn làm việc

Nếu bạn là một freelancer, bạn có thể bỏ qua phần này. Nếu không, hãy nhớ kiểm tra kỹ kế hoạch phúc lợi từ chủ lao động. Bằng cách này, bạn tránh bỏ lỡ những lợi ích miễn phí mà chủ lao động có thể cung cấp

Dưới đây là những đặc quyền bạn nên tìm kiếm:

- Kế hoạch kết hợp hưu trí

- Bảo hiểm nhân thọ hoặc khuyết tật

- Kế hoạch mua cổ phiếu cho nhân viên

- Dịch vụ pháp lý.

8. Mở rộng kiến thức tài chính

Ý nghĩ quản lý tiền bạc có thể khiến bạn nản lòng và choáng ngợp. Nhưng nếu bạn muốn ổn định hơn về mặt tài chính và kiểm soát tiền của mình, bạn sẽ cần phải tiếp tục tìm hiểu về mọi thứ, từ khấu trừ thuế đến đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu.



Làm thế nào bạn làm điều đó là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Bạn có thể đọc một cuốn sách tài chính, theo dõi các bài học từ một chuyên gia hoặc tham gia một khóa học trực tuyến. Bạn cũng nên tìm một cố vấn tài chính, ngồi lại với anh ta và lắng nghe lời khuyên của anh ta.

9. Tìm nguồn thu nhập khác

Đầu tiên, nếu bạn mất một nguồn thu nhập, bạn có thể chuyển sang nguồn thu nhập khác. Một lợi ích khác là bạn có thể sử dụng dòng tiền tăng thêm để trả nợ hoặc gửi tiết kiệm.

Bạn có thể tìm nguồn thu khác nhờ công việc tay trái hoặc tìm kiếm thu nhập thụ động như cho thuê một phòng ngủ trống, bán sản phẩm, mua bảo hiểm niên kim hoặc bắt đầu một trang web thương mại điện tử. Những kế hoạch này cũng đòi hỏi bạn làm một số việc ban đầu, nhưng cuối cùng bạn sẽ kiếm được tiền mà không cần nỗ lực nhiều.



10. Đặt sức khỏe lên hàng đầu

Bạn có thể nghĩ rằng mình không có thời gian để nghĩ tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn xem xét nhiều lý do tài chính liên quan đến sức khỏe, bạn có thể thay đổi quyết định.

Đầu tiên, khi bạn khỏe mạnh, bạn sẽ ít bị ốm và nghỉ ốm. Điều này càng quan trọng hơn khi bạn là một freelancer. Nếu bạn không làm việc một ngày, bạn sẽ không kiếm được tiền. Nếu bạn đang đi làm, việc vắng mặt lâu có thể khiến bạn không được tăng lương hoặc thăng chức.

Thứ hai, những hậu quả lâu dài về sức khỏe khi chi phí chăm sóc bản thân tăng lên. Đặt sức khỏe lên hàng đầu hôm nay có thể giúp bạn giảm những chi phí đó vào ngày mai. Vì vậy, việc ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên cần được ưu tiên. Bạn cũng nên áp dụng chế độ ăn uống cân bằng.

Tài chính và sức khỏe luôn song hành với nhau. Xét cho cùng, kiếm tiền dễ dàng hơn nhiều khi bạn khỏe mạnh.

Hằng Trần (Theo Epochtimes)