1. Quấy rối qua điện thoại là gì?
Quấy rối qua điện thoại là hành vi làm phiền, gây khó chịu cho người khác, thông qua việc trêu đùa, đe dọa, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm hoặc các hành vi làm phiền khác trái ý muốn của người khác.
Người bị coi là quấy rối qua điện thoại nếu thực hiện gửi 5 tin nhắn/ngày trở lên hoặc từ 3 cuộc gọi trở lên trong một ngày.
2. Bị làm phiền, quấy rối qua điện thoại nên làm thế nào?
2.1. Cách xử lý khi bị gọi điện quấy rối
Khi gặp phải tình huống trên, bạn hãy bình tĩnh và làm theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào website chính thức của VNCERT: www.ais.gov.vn.
Bước 2: Vào mục Quản lý danh sách không quảng cáo và nhập số điện thoại đăng ký chặn cuộc gọi và tin nhắn rác.
Bước 3: Mã OTP sẽ được gửi đến số điện thoại đăng ký → nhập mã vào khung Pop-up trên website.
Bước 4: Khi điện thoại hiện thông báo "So dien thoai cua Quy Khach da nam trong danh sach khong quang cao DNC. De huy dang ky soan: HUY DNC gui 5656. Tran trong!". Soạn cú pháp tin nhắn theo hướng dẫn để hoàn thành.
Lúc này, số điện thoại của bạn đã nằm trong danh sách không quảng cáo (DNC). Nếu bất kỳ cá nhân, tổ chức nào gửi tin nhắn hay điện thoại làm phiền số thuê bao trong danh sách sẽ bị xử phạt nặng. Bạn có báo cáo tin nhắn rác ngay trên website trung tâm nhớ kèm theo hình ảnh làm bằng chứng.
3. Xử lý hành vi quấy rối làm phiền người khác qua điện thoại
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Viễn thông năm 2009 thì các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông như sau:
Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Do đó, hành vi quấy rối qua điện thoại với những nội dung rất khiếm nhã thì chính là hành vi vi phạm pháp luật và bị pháp luật nghiêm cấm. Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi nhắn tin quấy rối mà hành vi này có thể chỉ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Đồng thời, theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện:
Bước 1: Tiến hành kiểm tra thông tin thuê bao làm phiền
Có thể copy và tìm kiếm số điện thoại trên Zalo để tìm kiếm thông tin người gọi. Tuy nhiên rất ít trường hợp có thể tìm ra thông tin cá nhân của người gọi vì rất có thể chủ nhân số thuê bao không dùng Zalo hoặc không cho phép tìm kiếm.
Bước 2: Gọi điện cho nhà mạng đang sử dụng hoặc tổng đài ngân hàng, tín dụng để được hỗ trợ
Nếu bạn không hề vay tiền ai mà bị đe dọa đòi nợ, bình tĩnh gọi điện cho cơ quan các đơn vị tín dụng hoặc tổng đài ngân hàng để được nhân viên hỗ trợ. Để đảm bảo tài khoản của bạn bảo mật an toàn, không bị xâm phạm và lợi dụng cho các mục đích xấu.
Bên cạnh đó, bạn có thể liên hệ với giám sát ngân hàng và cơ quan thanh tra trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để xem xét xử lý các hành vi liên quan đến công tác thu hồi, đôn đốc nợ. Bằng cách gửi đơn đến các cơ quan hoặc chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước để kiến nghị giải quyết vấn đề vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín dụng của tổ chức, cá nhân quấy rối đòi nợ bạn.
Bước 3: Trong trường hợp bạn đã làm theo bước 1 và 2 nhưng đối tượng xấu vẫn đe dọa và quấy rối. Bạn nên gọi điện hoặc đi ngay ra các cơ quan chính quyền, khai báo ngay với cơ quan Công An gần nhất. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để đề nghị xem xét xử lý những dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác đôn đốc, thu hồi nợ.
2.2. Chặn các tin nhắn, cuộc gọi làm phiền
Cách xử lý trên có thể dứt điểm vấn đề tuy nhiên sẽ tốn khá nhiều thời gian giải quyết, bạn có thể xử lý nhanh các thuê bao quấy rối đòi nợ bằng cách chặn trực tiếp cuộc gọi, tin nhắn đến. Nhưng khi đối tượng biết số điện thoại của bạn có thể sẽ thay đổi liên tục số khác để điện làm phiền. Bạn có thể sử dụng chức năng chặn số không lưu trong danh bạ điện thoại để tránh làm phiền. Tuy nhiên, bạn có thể chặn luôn cả các số điện thoại cần thiết như số giao hàng, người thân đổi số mới gọi đến, shipper… Trên các trang mạng xã hội, hãy chuyển cài đặt về chế độ riêng tư hoặc chế độ bạn bè để tránh người lạ tràn vào làm phiền.
2.3. Liên hệ thẳng tổ chức đòi nợ để khiếu nại
Nếu bạn biết được tổ chức nào đang đòi nợ mình hãy liên hệ trực tiếp đến văn phòng công ty đó để khiếu nại. Bằng cách gửi đơn để tố cáo và đề nghị xử lý, nhớ chuẩn bị đầy đủ bằng chứng liên quan, hành vi đe dọa… Trường hợp bạn không rõ về công ty đòi nợ, hãy gửi đơn đến sở Thông tin truyền thông để tố cáo xử lý. Sở sẽ có trách nhiệm kiểm tra và xử lý hành chính đối với tổ chức vi phạm các quy định về hoạt động trên môi trường mạng.
2.4. Tố cáo trực tiếp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nếu tình trạng đe dọa, đòi nợ vẫn tiếp tục kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, hãy đến thẳng cơ quan Công an nơi cư trú để trình báo tố cáo về hành vi trái pháp luật của tổ chức đòi nợ. Hoặc gửi đơn tố cáo kèm theo các bằng chứng hoặc gọi điện trực tiếp đến cơ quan chính quyền, khai báo với cơ quan gần nhất. Tùy vào mức độ vi phạm mà cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.5. Chặn cuộc gọi, tin nhắn rác, quảng cáo làm phiền
Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng (VNCERT) sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề tin nhắn hay cuộc gọi rác trên điện thoại. Thực hiện các thao tác sau đây để chặn cuộc gọi, tin nhắn rác: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Truy nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng;
+ Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
+ Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
+ Không bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
+ Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng;
+ Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
+ Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
+ Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm;
+ Ngăn chặn trái phép việc truyền tải, truy nhập, tìm kiếm dữ liệu, thông tin hợp pháp trên môi trường mạng;
+ Không khôi phục thông tin hoặc khả năng truy nhập đến nguồn thông tin hợp pháp khi được chủ sở hữu thông tin đó yêu cầu;
+ Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017) hoặc vu khống người khác (Điều 156 BLHS), tùy vào mức độ, tính chất và có đủ căn cứ, hành vi quấy rối qua điện thoại sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định tại Bộ luật Hình sự. Luật sư Phạm Thị Phương Thanh