Thursday, August 4, 2022

ỨNG DỤNG NÀO SẼ THAY THẾ ZALO?

Trước động thái thu phí của Zalo từ 1.8 đã làm "dậy sóng" nhiều diễn đàn công nghệ, vẫn còn những ứng dụng cho phép nhắn tin, gọi điện miễn phí.

Zalo bắt đầu thu phí từ ngày 1.8, áp dụng cho tài khoản OA (tài khoản xác thực của doanh nghiệp) với 3 gói thuê bao tháng và mức phí khác nhau.

Trong đó, gói dùng thử có giá thấp nhất (10.000 đồng), nâng cao (59.000 đồng) và cao cấp (399.000 đồng). Tất cả tính trên chu kỳ một tháng sử dụng.

Bên cạnh đó, nhà phát hành cũng dành một phiên bản miễn phí cho người dùng phổ thông, nhưng giới hạn nhiều tính năng dù trước đây các dịch vụ này đều hoàn toàn không phải trả tiền để được sử dụng.

Trong khi việc thu phí này của Zalo "vấp" phản làn sóng tẩy chay nhanh chóng, thì vẫn còn rất nhiều ứng dụng khác có thể gọi điện, nhắn tin miễn phí.

Messenger

Facebook messenger là một ứng dụng phần mềm tin nhắn tức thời chia sẻ giao tiếp qua văn bản và file do Meta phát triển.

Được tích hợp trên tính năng chat của Facebook, Messenger cho phép người dùng Facebook trò chuyện với bạn bè trên cả di động, máy tính và trên web miễn phí.

Điểm cộng của Messenger là cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu, vị trí của những người dùng với nhau. Những dữ liệu được gửi qua Messenger được lưu trữ rất lâu. 

 Telegram

Telegram là ứng dụng nhắn tin tức thời dựa trên công nghệ điện toán đám mây và dịch vụ truyền giọng nói trên giao thức IP.

Telegram được người dùng biết đến nhờ khả năng bảo mật tin nhắn cao, ngăn chặn tin tặc truy cập đánh cắp dữ liệu của bạn. Ứng dụng này được mã hóa đầu cuối nên thông tin được bảo mật an toàn. Chính vì thế, ứng dụng này được rất nhiều người lựa chọn và tin dùng để nhắn tin, gọi điện thoại bạn bè, đồng nghiệp.

Telegram có thể lưu trữ tin nhắn rất tốt và tìm kiếm lại dễ dàng. Bên cạnh đó, Telegram có thể cho người dùng đăng nhập trên bất kỳ thiết bị nào và người dùng có thể dễ dàng quản lý thiết bị đang đăng nhập ở đâu, như thế nào. 

Viber

Viber là một phần mềm có thể nhắn tin và thực hiện cuộc gọi âm thanh, video qua internet miễn phí.

Trên điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính để bàn, trò chuyện của người dùng trên Viber được đồng bộ hóa 100% giữa mọi thiết bị sử dụng.

Viber là một ứng dụng chat được mã hoá và đa nền tảng. Ứng dụng cũng sử dụng hệ thống mã màu để cho người dùng nhận thấy được mức độ mã hoá của đoạn chat đó.



Skype

Skype là ứng dụng miễn phí giúp bạn có thể sử dụng để gọi và gửi tin nhắn cho bạn bè và gia đình từ bất cứ nơi nào trên thế giới nhờ kết nối Internet.

Không những thế, ứng dụng này còn cho phép người dùng chia sẻ màn hình của mình với người khác bằng tính năng Screen Sharing trong lúc trò chuyện.

Thursday, July 21, 2022

McDonald

Khởi đầu khiêm tốn của gã khổng lồ đồ ăn nhanh 

Trước khi có những cửa hàng đầu tiên, năm 1937, anh em nhà Richard bắt đầu bằng một quầy xúc xích nhỏ ở Pasedena. McDonald's thu hút hàng ngàn khách hàng tại Mỹ bởi thời gian phục vụ chỉ mất vài phút - quá ngắn so với việc phải đợi hàng tiếng đồng hồ ở những nhà hàng. 

Trước nguy cơ bị phá sản, khi đó Ray Kroc bất ngờ nhận được đơn đặt hàng với số lượng máy xay sinh tố nhiều hơn bất kì nhà hàng nào của anh em nhà Richard. Vì tò mò, Kroc ngay lập tức lái xe đến thăm nhà hàng này và chứng kiếm được tiềm năng của McDonald's với quy trình kinh doanh nhanh chóng, gọn nhẹ. 

Kroc đã đề nghị hợp tác, chịu trách nhiệm phát triển mô hình McDonald's với anh em nhà Richard. Tại thời điểm này, Kroc chỉ là gã làm thuê cho những nhà sáng lập đích thực của McDonald's. 

Sau 6 năm làm việc với anh em nhà Richard, nhận thấy tham vọng của họ không đủ lớn, Kroc đã quyết định mua lại thương hiệu và trở thành chủ sở hữu của McDonald's Corporation từ năm 1961 với mức giá 2,7 triệu USD. 

Thời điểm đầu, anh em nhà Richard không muốn nhượng lại chuỗi kinh doanh của mình cho Kroc. Tuy vậy với tầm nhìn rộng, Kroc đã âm thầm đàm phán, vay mượn để mua lại các bất động sản mà chuỗi McDonald's thuê.

Với vị thế của chủ đất, Kroc đã ép được anh em nhà Richard bán lại thương hiệu trước nguy cơ bị đuổi khỏi chi nhánh. Đây chính là khởi điểm cho mô hình kinh doanh bất động sản dòng tiền kép của thương hiệu đồ ăn nhanh ngày nay. Bản thân Ray Kroc cũng được coi là là ông tổ của ngành bất động sản dòng tiền kép. 

Nguồn thu chính không phải từ bán đồ ăn nhanh, thực tế McDonalds kiếm tiền nhờ buôn đất: Chiến lược tinh vi để dẫn đầu của ông tổ ngành bất động sản dòng tiền kép - Ảnh 1.

Ray Kroc (bên phải) âm thầm mua lại những bất động sản mà chuỗi McDonald's thuê

''Tôi không kinh doanh Hamburger. Tôi kinh doanh bất động sản''

Trong lần diễn thuyết tại một trường đại học ở Mỹ, nhà sáng lập của McDonald's, Ray Kroc đã hỏi các sinh viên bên dưới: ''Đố các bạn, tôi kinh doanh các gì?''. Đa số các sinh viên đều cười vì nghĩ rằng Kroc đang nói đùa. Không có ai trả lời, ông lại tiếp tục hỏi: ''Theo các bạn thì tôi kinh doanh cái gì?''


Các sinh viên lại cười và cuối cùng một người la to: "Kroc, ai mà không biết ông kinh doanh Hamburger chứ''. Kroc tỏ vẻ khoái trí: "Tôi cũng nghĩ anh sẽ nói như vậy''. Ông ngừng một lúc và nói nhanh: "Này các bạn, tôi không kinh doanh Hamburger. Tôi kinh doanh bất động sản!"


Thực tế, thay vì kiếm tiền bằng cách nhường quyện và thu về những khoản tiền bản quyền khổng lồ. Ông chủ của tập đoàn McDonald's tinh vi khi trở thành chủ sở hữu đối với những người được nhượng quyền của mình. 


Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành bất động sản, các cửa hàng của McDonald's đều nằm ở những vị trí đắc địa như góc hai mặt tiền hay trên những con đường lớn sầm uất. Hãng không chỉ đơn thuần việc thuê một mặt bằng để kinh doanh mà họ sẽ đàm phán để thuê mua hoặc nhờ một đối tác tài chính đứng vào hỗ trợ để mua lại toàn bộ mặt bằng này.


Nguồn thu chính không phải từ bán đồ ăn nhanh, thực tế McDonalds kiếm tiền nhờ buôn đất: Chiến lược tinh vi để dẫn đầu của ông tổ ngành bất động sản dòng tiền kép - Ảnh 2.

Các cửa hàng của McDonald's đều sở hữu những vị trí đắc địa

Với uy tín của mình, McDonald's dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng. Như vậy họ chỉ cần bỏ ra 1/3 số tiền để mua lại bất động sản đó. 2/3 số tiền còn lại, ngân hàng hay các đối tác tài chính sẽ cho vay.


Số tiền lãi cộng với lợi nhuận hàng tháng sẽ được trả bằng chính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của McDonald's. Điều thú vị là sau vài năm, McDonald's dần trả hết nợ và sở hữu được những khu đất này. Với tính chất tăng giá theo thời gian của bất động sản, tổng giá trị của McDonald's cũng tăng theo.


Đối với những chủ sở hữu nhượng quyền, họ sẽ buộc phải ký kết hợp đồng kinh doanh theo tiêu chuẩn của McDonald's, qua đó trả phí nhượng quyền và tiền thuê đất theo hợp đồng. Bất cứ ông chủ nào muốn từ bỏ cuộc chơi cũng sẽ được McDonald's loại trừ và tìm kiếm một đối tác mới.


Khi danh tiếng và tổng tài sản của thương hiệu đi lên, hãng sẽ nhận được khoản vay ưu đãi từ ngân hàng. Với đà đó, ''gã khổng lồ'' này tiếp tục mở rộng. Mô hình này thường được gọi là kinh doanh bất động sản dòng tiền kép. 


Năm 2019, khoảng 64% trong số 11,6 tỷ USD tiền nhượng quyền của McDonald's đến từ tiền thuê đất. Một nghiên cứu chỉ ra rằng bình quân các nhà hàng nhượng quyền tại Mỹ trả 6-10% doanh số của họ cho tiền thuê đất. Đối với McDonald's, con số này là 8,5-15%


Trong cuộc suy thoái năm 2008, McDonald's đi lên nhờ bất động sản khi tận dụng thị trường nhà đất suy yếu, đã mua thêm đất đai và các toà nhà nơi công ty hoạt động. Theo Wall Street Survivor, công ty đã sở hữu khoảng 45% đất và 70% toà nhà tại hơn 36.000 địa điểm đã mở bán (số còn lại được cho thuê). 


Với phương pháp đa dạng hoá mô hình kinh doanh, McDonald's đã giúp không chỉ tăng thu nhập của doanh nghiệp mà còn giảm rủi ro tài chính. Kinh doanh bất động sản giúp McDonald's có thêm thu nhập và phần nào đa dạng hoá danh mục đầu tư. Mua đất và cho người nhượng quyền thuê lại là một cách thông minh để tăng gấp đôi thu nhập. 


Dẫu vậy để việc kinh doanh bất động sản có lợi, McDonald's vẫn phải phụ thuộc vào việc phát triển thương hiệu. Vì một khi thương hiệu McDonald's còn giữ vị trí số 1, thì doanh thu từ nhượng quyền, cho thuê, bán bất động sản cho nhà đầu tư sẽ tăng tương ứng. Do vậy, để có được doanh thu khủng từ bất động sản, McDonald's vẫn cần chú trọng duy trì phong độ về chất lượng, dịch vụ mà họ đã làm được trong suốt thời gian qua.


Tổng hợp 

Phát hiện máy tính bị chèn mã độc đào “tiền ảo” nhờ tiếng quạt CPU

Đây là câu chuyện thực tế của một người dùng Việt Nam khi anh vô tình phát hiện máy tính của mình bị chèn mã độc nhờ sự bất thường trong tiếng quạt.

Mới đây, trên diễn đàn Whitehat đã chia sẻ một câu chuyện khá thú vị về việc một người dùng phát hiện mình bị cài cắm mã độc. Whitehat là diễn đàn sinh hoạt của các hacker mũ trắng (những người làm về bảo mật) tại Việt Nam. 

Theo đó, một thành viên có nickname whf đã kể câu chuyện của mình và cho biết, vào một ngày nọ, anh đột nhiên phát hiện quạt CPU trên máy tính của mình có biểu hiện quay bất thường. 

Bài chia sẻ về việc phát hiện máy tính bị cài mã độc đào "tiền ảo" của một thành viên diễn đàn Whitehat.

Khi mở Process Explorer kiểm tra, người này phát hiện một process của trình duyệt Chrome đang chiếm tới 50% CPU của máy. Để tìm hiểu rõ hơn, anh quyết định mở Task Manager ra xem và vẫn thấy hiện tượng kể trên. 

Đáng chú ý, process này trỏ đến trang autofaucet[.].org. Đây là một website cho phép người dùng thực hiện nhiệm vụ hoặc chèn mã vào các website để nhận tiền mã hóa. Lúc đó, người kể câu chuyện mới thấy giật mình bởi anh chưa từng bao giờ truy cập hay đăng ký gì với website đó. 

Lần tìm ngược lại theo manh mối, hacker mũ trắng này xác định, trước đó, khi anh truy cập vào một website, ngay lập tức trình duyệt trên máy của anh cũng gửi yêu cầu truy cập đến website autofaucet[.].org.

Website mà người này đã truy cập được phát triển dựa trên WordPress 5.3.2, một phiên bản cũ vốn chứa nhiều lỗ hổng. Có thể nhận thấy, trang website mà anh truy cập đã bị khai thác để chèn mã độc đào "tiền ảo". Kết quả là khi người dùng truy cập vào website này, mã độc liền được kích hoạt ngay lập tức để đào "tiền ảo" bằng trình duyệt trên máy tính người dùng. 

Số lỗ hổng bảo mật được ghi nhận tại Việt Nam bởi Bộ TT&TT

Đây chỉ là một trong số vô vàn câu chuyện liên quan đến những người dùng vô tình bị cài cắm mã độc tại Việt Nam. 

Theo thống kê mới nhất của Bộ TT&TT, trong 6 tháng đầu năm nay, đã có 12.273 lỗ hổng bảo mật được phát hiện ở Việt Nam, tăng tới 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ vậy, số lượng website lừa đảo bị chặn trong 6 tháng đầu năm là 674 website, tăng 13,1% so với cùng kỳ 2021.

Đó là những lời cảnh báo để người dùng cũng như các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam cần nâng cao nhận thức và khả năng ngăn chặn, phòng tránh những nguy cơ về bảo mật, lộ lọt dữ liệu người dùng. 

Trọng Đạt