Friday, July 8, 2022

Tra cứu điểm thi vào lớp 10 ở Hà Nội nhanh và chính xác nhất









Dự kiến chiều tối nay - ngày 8.7, Hà Nội sẽ công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2022-2023.

Theo kế hoạch tuyển sinh năm 2022, Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội sẽ công bố điểm thi vào lớp 10 chậm nhất vào ngày 9.7. Điểm thi có thể được công bố tới thí sinh ngay tối nay.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thí sinh có thể tra cứu trực tiếp điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2022 - 2023 của mình bằng cách vào website cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nhập số báo danh và mã bảo mật để xem kết quả.

Dưới đây là 4 cách để tra cứu điểm thi vào 10, phụ huynh và thí sinh có thể lựa chọn:

Cách 1: Tra cứu trực tiếp trên website chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội theo địa chỉ https://hanoi.edu.vn/ hoặc http://sogd.hanoi.gov.vn/ (Thí sinh nhập số báo danh để tra cứu).

Cách 2: Tra cứu điểm thi qua cổng điện tử hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến của TP.Hà Nội (https://tsdaucap.hanoi.gov.vn/tra-cuu).

Cách 3: Tra cứu qua cổng điện tử hỗ trợ học và thi trực tuyến của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (http://study.hanoi.edu.vn/tracuu).

Cách 4: Gọi điện đến tổng đài 1080 (Bấm Mã vùng + 1080).

Ngay sau khi công bố điểm thi, ngày 9.7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường THPT công lập.

Theo đó, từ 8 giờ ngày 9.7 sẽ họp duyệt điểm chuẩn vào các lớp chuyên.

Từ 13 giờ ngày 9.7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ duyệt điểm chuẩn vào lớp 10 không chuyên các trường THPT. Trong đó, từ 13 giờ đến 14 giờ sẽ họp duyệt điểm chuẩn khu vực tuyển sinh 9, 10, 11 và 12.

Từ 14h15 đến 15h15 sẽ họp duyệt điểm chuẩn khu vực tuyển sinh 5, 6, 7 và 8.

Từ 15h30 đến 16h30 sẽ họp duyệt điểm chuẩn khu vực tuyển sinh 1, 2, 3 và 4.

Theo quy chế tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm 2022, học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ không được xét tuyển NV2, NV3.

Học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV2 ít nhất 1 điểm.

Học sinh không trúng tuyển NV1 và NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV3 ít nhất 2 điểm.

Khi hạ điểm chuẩn, các trường THPT công lập được phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển

Wednesday, July 6, 2022

Dụ hàng ngàn người đi mở tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt thông tin cá nhân

TTO - Một nhóm người mời gọi, lôi kéo người dân đến ngân hàng để mở tài khoản cá nhân không phải mất tiền mà còn được nhận 100.000 đồng/tài khoản. Sau đó đem thông tin cá nhân của những người này đi bán...
Dụ hàng ngàn người đi mở tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt thông tin cá nhân - Ảnh 1.

Những CMND giả mà các đối tượng trong đường dây tạo ra từ thông tin cá nhân mua được để bán - Ảnh: TRẦN TUẤN

Ngày 18-12, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Cao Hoàng (28 tuổi, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng), Hoàng Trung Thương (trú Bắc Lý, Đồng Hới, Quảng Bình) và Nguyễn Tiến Đức (21 tuổi, trú tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để điều tra về hành vi dụ dỗ người khác mở tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt thông tin cá nhân rồi bán.

Bước đầu cơ quan điều tra xác định 15 người có liên quan đến đường dây này. Đây là một hình thức lừa đảo mới được xác định có đến hàng ngàn người là nạn nhân và số tiền lừa đảo lên đến 1.000 tỉ đồng.

Trước đó, khoảng tháng 7-2020, Công an tỉnh Quảng Bình nhận thông tin về việc có một số người trên địa bàn mời gọi, lôi kéo người dân đến ngân hàng để mở tài khoản cá nhân không phải mất tiền mà còn được nhận 100.000 đồng/tài khoản. Những đối tượng này còn trả cho những người mời gọi người khác đến mở tài khoản thành công mức 40.000 đồng/tài khoản.

Công an Quảng Bình đã lập chuyên án. Giữa tháng 12, ban chuyên án huy động 10 tổ công tác gồm 100 cán bộ, chiến sĩ đồng loạt ập vào các điểm liên quan đến đường dây tại các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Bình và TP Đà Nẵng

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy đây là một đường dây lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân để bán. Mỗi số tài khoản Thương nhận được từ Hoàng 400.000 đồng. Sau khi nhận được thông tin cá nhân của người đăng ký mở tài khoản thì Thương và Hoàng tự tạo ví Momo, ZaloPay để hưởng các gói quà ưu đãi (sử dụng để thanh toán tiền điện, nước, Internet…) trị giá 700.000 đồng/tài khoản. 

Sau khi hưởng lợi, Hoàng bán tài khoản Momo cho các đối tượng hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến và lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giá 50.000 đồng/tài khoản.

Đối với tài khoản mua từ Nguyễn Tiến Đức thì Hoàng tổng hợp thông tin gửi cho Nguyễn Công Nam (26 tuổi, trú tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) tạo CMND giả để liên kết ngân hàng, định danh ví Momo. 

Sau đó, Hoàng và Nam sẽ tạo CMND giả để định danh ví Momo liên kết với tài khoản ngân hàng do Hoàng gửi. Từ đó Hoàng bán tài khoản cho các đối tượng hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến và lừa đảo chiếm đoạt tài sản để thu lợi từ 250.000 - 350.000 đồng/tài khoản.

Khám xét khẩn cấp chỗ ở của Hoàng, Thương và Nam, ban chuyên án đã thu giữ gần 1.983 thẻ sim điện thoại, hàng trăm thẻ ATM cùng nhiều CMND giả và 3.613 bộ tài khoản ngân hàng đã mở..

Hiện vụ án đang được tiếp tục mở rộng điều tra, truy xét.

Tuesday, July 5, 2022

Vay tiền qua công ty tài chính: Giải pháp cứu cánh cho người lao động

Với thủ tục nhanh gọn, tiện lợi, không cần thế chấp, các công ty tài chính tín dụng đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân thay vì tìm đến ngân hàng với các quy định phức tạp và chặt chẽ hơn.
Vay tiền không cần thế chấp

Dịch COVID-19 kéo dài, giá cả leo thang khiến cuộc sống của nhiều người dân gặp khó khăn. Thiếu tiền để sinh hoạt, để duy trì sản xuất trong khi thủ tục vay vốn ngân hàng lại có nhiều yêu cầu khắt khe. Điều này khiến nhiều người dân tìm đến các công ty tài chính, tín dụng để vay tiền như một giải pháp cứu cánh.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, trong đại dịch COVID-19 vừa qua, thu nhập của người dân nói chung, đặc biệt là các người dân lao động nói riêng sụt giảm một cách nghiêm trọng. Thống kê mới nhất của Bộ Lao động, Thương bịn và Xã hội cho thấy, có đến 11% số lao động là thường xuyên phải đi vay tiền để tồn tại trong khoảng 2 năm trở lại đây.

cuu.jpg -1PGS.TS Định Trọng Thịnh.

"Nhu cầu về vay tiền trong người dân là rất lớn. Thế nhưng để vay của ngân hàng, người dân cần có tài sản đảm bảo, thế chấp, phải đảm bảo không có nợ xấu và chứng minh năng lực trả nợ. Ngoài ra cần thời gian làm các thủ tục và chờ đợi. Với thủ tục tương đối phức tạp như vậy nên nhiều người dân khó có thể tiếp cận. Thậm chí có thể đối mặt với nguy cơ bị ngân hàng từ chối", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Trái ngược với ngân hàng, các công ty tài chính, tín dụng hiện nay lại có cơ chế cho vay tương đối dễ dàng, thuận lợi. Ưu điểm của các công ty này là thủ tục vay tương đối đơn giản, tiếp cận dễ nên có thể vay nhanh chóng. Đây trở thành địa chỉ cứu cánh cho những người dân gặp khó khăn về vấn đề tài chính.

"Các công ty tài chính có thể đáp ứng nhu cầu vay tiền nhanh nhất, thậm chí nửa giờ, một giờ sau là có tiền mà không cần quá nhiều thủ tục, giấy tờ. Do đó, họ trở thành lựa chọn đầu tiên của người lao động nghèo, thu nhập không ổn định", ông Thịnh dẫn chứng.

Tránh được tín dụng đen

Ở một khía cạnh khác, PGS.TS Định Trọng Thịnh đánh giá, để được hoạt động trong lĩnh vực cho vay, các công ty tài chính tín dụng phải đăng ký và được sự cấp phép của ngân hàng nhà nước. Do đó, khi tìm đến các công ty này, người có nhu cầu vay tiền sẽ được đảm bảo, tránh các rủi ro, sự cố sau này.

 "Hiện nay, lợi dụng nhu cầu vay tiền lớn của người dân, nhiều đối tượng đã sử dụng các cách thức, chiêu trò để lừa đảo. Người vay nếu không cẩn thận có thể dễ dàng sập bẫy tín dụng đen khi vay tiền online, vay tiền qua app ảo không được nhà nước cấp phép hoạt động, qua các ứng dụng với lãi suất cắt cổ, thậm chí có trường hợp lãi suất cho vay lên tới 2.000%/năm.

Ngược lại, các công ty tài chính, tín dụng muốn hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng bắt buộc phải được ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp phép, chính thức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Khi đó lãi suất vay sẽ phù hợp, dù có thể cao hơn so với ngân hàng.

Người dân khi vay tại đây sẽ có pháp luật đảm bảo. Khi có các cơ chế của nhà nước ràng buộc, các công ty tài chính, doanh nghiệp phải thực hiện đúng hợp đồng, lãi suất cho vay và các điều khoản kèm theo. Khi đó người dân sẽ có được độ an tâm và phòng tránh rủi ro không cần thiết", ông Thịnh nhấn mạnh.

Để tránh gặp phải các rắc rối sau này, vị chuyên gia kinh tế lưu ý, người dân không nên vay tiền một cách bừa bãi. Cần cận trọng, kiểm tra thật kỹ khi ký các hợp đồng vay tiền. Quan trọng phải xem lãi suất tính ra một năm là bao nhiêu, các phí đi kèm gồm những gì? Để từ đó tính ra tổng thể các chi phí vay là bao nhiêu.

Bên cạnh đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng đề nghị các công ty tài chính, tín dụng cần đảm bảo quy trình cho vay, đòi nợ để giảm thiểu rủi ro. Quy trình cho vay, thẩm định, thực hiện cho vay cần nhanh nhưng cũng cần chính xác để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.

"Thời gian tới, nhu cầu vay tiền của người dân, nhất là đối tượng công nhân, lao động nghèo sẽ còn rất lớn. Tuy nhiên, không phải vì thủ tục nhanh chóng, đơn giản mà người vay đẩy rủi ro cho các công ty tài chính. Vay tiền văn minh là điều cần phải hướng tới trong hoạt động tiêu dùng hiện nay", ông Thịnh nêu quan điểm.