Wednesday, June 22, 2022

Cảnh báo một số kịch bản lừa đảo phổ biến hiện nay


(Chinhphu.vn) - Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) cho biết, thời gian qua, NCSC thường xuyên nhận được phản ánh từ người dân về việc nhận được các cuộc gọi giả mạo, lừa đảo.

23/05/2022  17:53
Cảnh báo một số kịch bản lừa đảo phổ biến hiện nay - Ảnh 1.

Một số kịch bản lừa đảo phổ biến hiện nay

NCSC cảnh báo, trên thực tế, đã rất nhiều người bị đánh cắp thông tin để chiếm đoạt tài sản từ các cuộc điện thoại. Để khiến người dùng "sập bẫy", đối tượng thực hiện các cuộc gọi lừa đảo này chủ yếu đánh lòng tham hay nỗi sợ hãi.

Các đối tượng xấu sử dụng nhiều kịch bản để lừa đảo, phổ biến như giả mạo lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện thông báo nạn nhân đang liên quan đến một vụ nghiêm trọng như buôn ma túy, gây tai nạn bỏ trốn, lừa đảo xuyên quốc gia...Khi nạn nhân nói rằng mình không liên quan hoặc không phải là tội phạm được nói đến, các đối tượng lừa đảo sẽ khai thác thông tin cá nhân hoặc nói rằng có thể thông tin cá nhân của nạn nhân bị lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó dẫn dụ nạn nhân làm theo những yêu cầu của mình."Người dân cần lưu ý rằng các lực lượng chức năng nếu làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc online qua mạng", chuyên gia NCSC cảnh báo tới người dân.

Phổ biến gần đây là kịch bản đối tượng xấu giả mạo nhân viên của sàn thương mại điện tử, trung tâm mua sắm, đài truyền hình, công ty xổ số... gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân thông báo họ may mắn nhận được phần thưởng có giá trị cao của một chương trình nào đó, thúc giục nạn nhân nếu không thực hiện ngay những yêu câu đưa ra thì sẽ không có cơ hội nhận được phần thưởng giá trị nữa.Từ đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp mã OTP gửi về điện thoại hay đưa ra bất kỳ lý do nào khác để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng điện tử nhằm trộm tiền trong tài khoản.

Bên cạnh đó, nhiều người dân còn gặp phải những cuộc gọi giả làm nhân viên bưu điện gọi điện thông báo nhận bưu phẩm; nhân viên viễn thông gọi điện thông báo nợ cước; nhân viên điện lực gọi điện thông báo nợ cước, dọa cắt điện…Khi nhận được các cuộc gọi giả mạo này, các chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.

NCSC khuyến nghị người dân có thể nâng cao kiến thức và mức độ nhận diện để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc gọi lừa đảo bằng việc xem các video do một số YouTuber thực hiện kể về quá trình bị lừa đảo hoặc các tình huống được xây dựng trên những câu chuyện có thật.

Ví dụ, vào đầu tháng 4, Trung tâm NCSC và Google đã hợp tác cho ra mắt website DauhieuLuadao.com (Dấu hiệu Lừa đảo) nhằm nâng cao nhận thức về lừa đảo trực tuyến đang gia tăng cả về phương thức lẫn số lượng. Trang web này cung cấp các tình huống lừa đảo điển hình, giúp người dân nhận biết những phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đồng thời đưa ra những "nguyên tắc vàng" trong hành xử để giúp người dân tự ngăn chặn, bảo vệ mình.

Cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo mới khi mua sắm trực tuyến mùa dịch



Lợi dụng nhu cầu mua hàng qua mạng gia tăng trong mùa dịch Covid-19, nhiều đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân bằng những chiêu thức, thủ đoạn hết sức tinh vi. Các đối tượng đã triệt để sử dụng những sơ hở trong quá trình thanh toán số của ứng dụng mua sắm trực tuyến, sự bất cẩn của người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lừa đảo qua dịch vụ "Ship Cod" để thu khoản chênh lệch giá:

Thủ đoạn của đối tượng như sau:

- Đối tượng giả làm khách mua (Người mua) thỏa thuận với người bán yêu cầu nâng giá ghi trên phiếu mua hàng của sản phẩm thông qua dịch vụ "Ship Cod". Người bán cho rằng việc đó không ảnh hưởng gì đến mình nên đồng ý và sử dụng dịch vụ "Ship COD" để giao nhận hàng.

- Người bán giao hàng cho Dịch vụ vận chuyển và nhận tiền ứng hàng (lớn hơn so với giá trị sản phẩm) và người bán chuyển khoản số tiền chênh lệnh lại cho người mua theo như thỏa thuận.

Khi dịch vụ vận chuyển thông báo không tìm thấy người nhận ở địa chỉ nhận hàng hoặc không có ai mang tên như trên phiếu giao hàng thì người bán phải hoàn lại tiền ứng hàng vì không thể giao hàng. Như vậy, người bán đã bị lừa mất số tiền chênh lệnh giá.

 

Cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo mới khi mua sắm trực tuyến mùa dịch  -0

Các đối tượng tội phạm mạng triệt để sử dụng những sơ hở trong quá trình mua sắm trực tuyến, sự bất cẩn của người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Lừa đảo qua lệnh chuyển khoản giả:

- Đối tượng giả làm khách đặt mua hàng qua mạng, đồng thời chụp màn hình điện thoại về thông tin chuyển khoản số tiền phải thanh toán cho bên bán thành công qua Internet Banking.

- Người bán tưởng thông tin chuyển khoản số tiền là thật nên nhờ dịch vụ giao nhận chuyển hàng cho khách.

- Khi shipper lấy hàng đi rồi, tài khoản ngân hàng của người bán chưa nhận được tiền nên gọi cho khách hàng thì sẽ được trấn an là do ngân hàng bị lỗi mạng nên tiền chưa tới. Lúc này, phía dịch vụ vận chuyển giao hàng xong nên bên bán không thể lấy lại hàng được.

Lừa đảo mạo danh đầu tư vaccine COVID-19:

Các đối tượng còn dùng các "App" lừa đảo mạo danh đầu tư vaccine COVID-19, thiết bị y tế. Các ứng dụng này có hình thức đầu tư vào các gói vaccine COVID-19 hoặc thiết bị y tế như khẩu trang, kính bảo hộ… Người dùng bị dụ dỗ, lôi kéo đăng ký tài khoản tại một trang web hoặc "App" không rõ nguồn gốc, không có bản quyền công ty bảo hộ; việc đầu tư sẽ thu lời hàng ngày. Việc trao đổi thông tin với người hỗ trợ cũng như các thành viên khác được thực hiện qua nhóm chat trên Zalo, Telegram hoặc các ứng dụng mạng xã hội khác. Nhiều người bị lừa hàng chục triệu đồng khi "App" sập, không thể rút lại tiền.

Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng "xoáy" nhiều vào các thủ đoạn liên quan như tạo các website bán hàng trực tuyến vật tư y tế như khẩu trang y tế, nước rửa tay khử khuẩn… Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của người mua hàng, đối tượng lừa đảo ngắt liên lạc và không giao hàng như thỏa thuận. Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến để quảng bá dịch vụ tiêm vaccine, bán các sản phẩm có khả năng phòng ngừa virus để lừa nạn nhân.

Không những thế, các đối tượng còn giả danh nhân viên bệnh viện mạo nhận thông báo đã điều trị cho bạn bè hay người thân của nạn nhân khỏi bệnh Covid-19 và yêu cầu nạn nhân thanh toán chi phí cho quá trình điều trị.

Cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo mới khi mua sắm trực tuyến mùa dịch  -0

 Ứng dụng giả mạo yêu cầu đăng ký mua và tiêm vaccine dịch vụ.

Do đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số khuyến cáo:

  • Người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website (Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế …), thông tin về điều kiên giao dịch chung, các chính như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vẫn chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.
  • Nếu mua hàng qua các mạng xã hội, cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, các đơn vị là các cửa hàng thuốc được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục được phép lưu hành, tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.

Nguồn tham khảo: CAND.com.vn

Team building để gắn kết đồng nghiệp hay mệt mỏi theo một cách khác?


Đoàn Minh Hiếu (21 tuổi, quận 3, TP.HCM) nhớ như in cảm giác lạc lõng khi ngồi giữa vòng tròn lửa trại, trả lời những câu hỏi đố vui một cách gượng ép.

team building cong ty anh 1
team building cong ty anh 1

Theo Hiếu, nếu xét một cách công tâm, chuyến team building của công ty cô có chất lượng ổn, homestay đẹp, đồ ăn ngon, toàn bộ chi phí lại được ban giám đốc chi trả. Tuy nhiên, trái với sự phấn khởi của đồng nghiệp, nữ nhân viên văn phòng này không một chút hào hứng.

"Chuyến đi 2 ngày 1 đêm nhưng tôi thấy rất dài", cô nhớ lại.

Từ chối

Là người hướng nội, Hiếu không thoải mái khi đi du lịch cùng công ty, đặc biệt là tham gia những hoạt động tập thể. Điều đó khiến cô cảm thấy mệt mỏi và thôi thúc bản thân "muốn về nhà".

Sau chuyến đi kể trên, cô gái không còn góp mặt trong buổi dã ngoại, giao lưu nào cùng công ty nữa.

"Tôi cảm thấy không thoải mái khi đi xa nhiều ngày và ở chung phòng với người lạ quá lâu", cô nói.

Minh Hiếu (bên trái) ngại tham gia các chuyến du lịch với công ty vì tính cách hướng nội.
team building cong ty anh 2
team building cong ty anh 2

Minh Hiếu (bên trái) ngại tham gia các chuyến du lịch với công ty vì tính cách hướng nội.

Tương tự Minh Hiếu, Nguyễn Mai Anh (25 tuổi, Hà Nội) cũng không hề thích thú với những chuyến du lịch công ty, đặc biệt vào mùa hè. 3 năm làm việc tại đơn vị, cô chưa một lần đăng ký đi chơi.

Theo Mai Anh, vài lần tham gia team building cùng lớp hoặc câu lạc bộ trường đại học chính là nguyên cớ để cô xuất hiện tâm lý này.

"Năm nhất đại học, tôi cùng câu lạc bộ văn nghệ trường đi team building tại Ba Vì. Tôi nhớ rõ hôm đó trời nắng gắt, mấy chục người đèo nhau bằng xe máy để đến địa điểm cắm trại. Chưa kịp nghỉ ngơi, chúng tôi phải xếp hàng để chơi kéo co, nhảy bao bố ngoài trời. Một bạn nữ trong đoàn hạ đường huyết, ngất xỉu vì chưa kịp ăn sáng", cô kể lại.

Thậm chí, cũng theo Mai Anh, cô và nhiều bạn bè còn bị buộc tham gia những trò chơi nhạy cảm trong suốt buổi team building như chuyền bóng bằng ngực hoặc hôn má người khác giới.

Khi đó, do ngại ngùng lẫn sợ sệt, cô không dám phản đối mà cố gắng chơi game đến hết chương trình.

"Những trò chơi phản cảm như vậy xuất hiện rất nhiều trong các buổi team building của học sinh, sinh viên. Giờ đây, tôi thấy hiếm công ty nào có việc như vậy. Tuy nhiên, những hoạt động như kéo co, giải câu đố, xếp hình chụp ảnh giữa trời nắng vẫn có rất nhiều. Tôi không thích tham gia, cảm giác như trò dành cho con nít", cô nói.

Trong khi nhiều người chán ngán team building, số khác lại tỏ ra thích thú. Trong ảnh, buổi team building của một công ty tại Hà Nội vào tháng 6/2022. Nhân viên cho biết yêu thích dịp vui chơi này.
team building cong ty anh 3

Mai Anh chia sẻ thêm cô thích những chuyến du lịch kiểu nghỉ dưỡng hơn là team building, hoạt động ngoài trời. Cô tin đây là mong muốn của nhiều nhân viên bởi sau thời gian làm việc căng thẳng, mọi người thích được nghỉ ngơi hơn là mệt mỏi theo một cách khác.

"Tôi biết team building là biện pháp gắn kết tinh thần tập thể, nhưng không phải cách duy nhất. Trên công ty, tôi vẫn thân thiết cùng đồng nghiệp bởi chúng tôi thường trò chuyện, chia sẻ. Làm chung từ lâu, mọi người hiểu tính cách của nhau", cô giải thích.

Hào hứng

Nếu như Minh Hiếu, Mai Anh chán ngán với team building, Phương Khanh (26 tuổi, TP.HCM) lại luôn thích thú với những hoạt động tập thể như vậy.

Trước mỗi chuyến du lịch cùng công ty, cô lại dành cả ngày để mua sắm, chuẩn bị hành lý. Cô gái hào hứng khi được tạm gạt công việc bộn bề, deadline chồng chất sang một bên để cùng các đồng nghiệp vui chơi, chụp ảnh thỏa thích.

Khanh cho biết chỗ làm của cô ít người nên mọi người khá thân với nhau. Các hoạt động trong chuyến đi cũng mang tính tự do, không gò bó, chủ yếu là gắn kết các thành viên trong nhóm.

Thêm vào đó, hầu hết chi phí chuyến đi từ di chuyển, khách sạn đến ăn uống đều do sếp chi trả nên ai cũng thích thú.

"Làm ở công ty hơn 2 năm, đợt team building nào tôi cũng tham gia. Thông thường, công ty tổ chức đi Đà Lạt, Hà Giang và Nha Trang vào tầm tháng 3 hoặc tháng 9, kéo dài khoảng 3 ngày. Ít thành viên nên mọi người tự tổ chức, lên kế hoạch. Được ăn uống, chụp hình, nhậu mấy ngày mà không cần bận tâm công việc nên tôi thích lắm", Khanh kể.

Hồng Sơn (ở giữa) luôn thích thú với những buổi team building của công ty.
team building cong ty anh 4
team building cong ty anh 4

Hồng Sơn (ở giữa) luôn thích thú với những buổi team building của công ty.

Hay như Đỗ Hồng Sơn (25 tuổi, Hà Nội), anh cho biết chưa khi nào từ chối những chuyến team building lớn nhỏ cùng công ty. Đối với anh, đây là cơ hội để nghỉ ngơi sau một năm làm việc. Đây cũng là dịp để anh trải nghiệm du lịch đến những địa điểm mới lạ.

"Tôi vốn ít đi du lịch nên khá hào hứng với những chuyến đi tập thể thế này. Công ty tôi có đông nhân sự, đi chơi là dịp để mọi người làm quen và biết thêm về nhau, hỗ trợ quá trình làm việc trôi chảy hơn", anh nói.

Trong những chuyến team building, bản thân Sơn thường là người nhiệt tình tổ chức, lôi kéo mọi người cùng tham gia trò chơi. Anh cảm thấy bất ngờ khi nhiều đồng nghiệp vốn sống khép kín lại trở nên thân thiện và dễ gần sau những hoạt động tập thể.

"Theo tôi, đi du lịch công ty là phải vui chơi, khuấy động. Còn gì là tập thể nữa nếu mọi người chỉ ngồi yên trong resort hoặc tự chơi theo nhóm nhỏ", anh bày tỏ.

Tổ chức team building theo một cách khác

Theo Nguyễn Quyết, giám đốc một doanh nghiệp chuyên tổ chức team building tại Hà Nội, dịch vụ MICE (du lịch kết hợp hội nghị, sự kiện) với các hoạt động team building, gala dinner luôn được các công ty yêu thích và coi đây là phúc lợi cần thiết đối với nhân sự.

Trên thực tế, trong những năm gần đây, các loại hình nghỉ dưỡng, trekking bùng nổ và trở thành sự lựa chọn đối với nhiều công ty khi tổ chức du lịch tập thể.

Tuy nhiên, số lượng đơn vị lựa chọn team building vẫn rất lớn.

"Xét về chi phí, gói team building sẽ tiết kiệm hơn nếu so với các dịch vụ khác như leo núi, nghỉ dưỡng trong resort cao cấp. Bên cạnh đó, đây cũng là hoạt động gắn kết tập thể tốt hơn. Thời điểm hè chính là giai đoạn sôi động để các công ty tổ chức team building cho nhân viên của mình. Họ thường lựa chọn các bãi biển hoặc khu đồi núi gần thành phố để thuận tiện di chuyển", anh cho biết.

Theo đơn vị tổ chức team building, các hoạt động vui chơi nhạy cảm đã hết thời.
team building cong ty anh 5
team building cong ty anh 5

Theo đơn vị tổ chức team building, các hoạt động vui chơi nhạy cảm đã hết thời.

Tuy nhiên, cũng theo Nguyễn Quyết, hình thức team building cũ kỹ với những hoạt động phản cảm hoặc nhàm chán không còn được lựa chọn. Các công ty luôn yêu cầu được thiết kế trò chơi mới mẻ, văn minh, đồng thời được cung cấp trang phục bắt mắt để có thể check-in mạng xã hội.

"Chúng tôi tư vấn trò chơi, kịch bản dựa trên chủ đề hoặc gợi ý từ doanh nghiệp. Giờ đây, hiếm đơn vị chuyên nghiệp nào còn tổ chức những hoạt động nhạy cảm như trước. Các công ty cũng chú ý vấn đề thời tiết để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên của mình", anh nói.

Trong khi đó, theo ông Lê Hoàng Sơn, Phó giám đốc Khối du lịch nội địa của Lữ hành Saigontourist, MICE sẽ là loại hình du lịch phát triển mạnh nhất trong thời gian tới.

Nói về xu hướng, ông nhìn nhận quý I, II/2022 cho thấy sự chuyển hướng lựa chọn của khách hàng doanh nghiệp sang các hoạt động MICE ngoài trời, các trò chơi có sự đầu tư về trang phục, đạo cụ với mức độ thử thách cao, bên cạnh những điểm đến và hoạt động MICE truyền thống.

Còn tại Vietravel, bà Nguyễn Ngọc Quỳnh, Giám đốc Khối kinh doanh du lịch khách đoàn cho biết trong thời gian tới sẽ chú trọng khai thác thị trường du lịch MICE nội địa, ưu tiên các điểm đến gần gũi thiên nhiên.