Tuesday, February 8, 2022

Bí mật đáng giá nhất của những người giàu có: Thành công khác biệt tạo nên từ một thói quen cực đơn giản, ai nghe xong cũng bất ngờ


Bí mật đáng giá nhất của những người giàu có: Thành công khác biệt tạo nên từ một thói quen cực đơn giản, ai nghe xong cũng bất ngờ

Tất cả mọi người trên thế giới này, dù là bất kể một ai thì đều muốn mình là một người thật sự giàu, từ giàu rất dễ để có thể hình dung được nhưng thực chất giàu là gì thì bạn đã hiểu chính xác và cụ thể hay chưa.

Đã 13 năm kể từ khi Paul Sullivan phụ trách chuyên mục "Wealth Matters" trên tờ The New York Times. Sau từng ấy thời gian, suy nghĩ của người Mỹ về tài sản và những người giàu có đang dần có sự thay đổi rõ rệt.

Từ thời điểm đó, Sullivan đã thiết lập một hồ sơ theo dõi về việc liệt kê các thay đổi xung quanh ý nghĩa của việc giàu có ở đất nước này. Cụ thể, một cộng đồng trực tuyến được tạo ra để mọi người thảo luận về ý nghĩa thực sự của việc giàu có, thói quen kiếm tiền của những người giàu có và sang chảnh, và điều gì của tỷ phú đáng được học hỏi.

Bạn có thể trở nên giàu có "cho dù bạn là giáo viên hay tỷ phú"

Sullivan đưa ra định nghĩa về sự giàu có không phải nằm ở việc bạn có bao nhiêu tiền mà là số tiền bạn tiết kiệm được cho phép bạn làm được việc gì. Ông nói: "Người giàu có là những người khi họ muốn làm một việc gì đó bạn có thể làm được, bất kể bạn làm nghề gì, dù giáo viên hay tỷ phú."

Ông đưa ra ví dụ, cho dù là một doanh nhân tỷ phú như Jon Huntsman hay dì ruột của ông ấy – một người giáo viên đã nghỉ hưu thì họ đều có thể mua thứ mà họ muốn cho bản thân, đi du lịch thăm gia đình khi họ muốn. Đó chính là sự giàu có thật sự.

Sullivan cũng nói thêm nói thêm: "Thiếu sự kiểm soát đối với việc ra quyết định tài chính của mình là một dấu hiệu cho thấy bạn không phải là người giàu có."

Giới thượng lưu đích thực sẵn sàng chi tiền khủng cho những trải nghiệm khác biệt

Bí mật đáng giá nhất của những người giàu có: Thành công khác biệt tạo nên từ một thói quen cực đơn giản, ai nghe xong cũng bất ngờ - Ảnh 1.

Phần lớn các nội dung mà Sullivan tập trung vào tin tức tài chính mà những người ở khung thuế cao có thể sử dụng hoặc các bài học kinh nghiệm từ những người "siêu giàu" mà những người từ tầng lớp trung lưu có thể sử dụng tốt.

Thế nhưng còn một nội dung thứ ba mà Sullivan quan tâm đó chính là sự "thỏa mãn" khi có thể tiếp cận với những sở thích và cá nhân của những người siêu giàu chỉ chiếm 1% dân số thế giới.

Trong thế giới mà Sullivan nhắc đến, các câu lạc bộ đua xe thể thao hay các chế độ hay đãi ngộ giá trị lên đến 5 con số đều xứng đáng để bạn bỏ tiền ra trải nghiệm khi bạn có niềm đam mê sâu sắc với nó.

"Điều duy nhất tôi vô cùng muốn làm và tôi mơ ước là bay riêng," anh nói. "Nhưng nó thật sự quá đắt. Tôi đã làm được việc này này tại nhà máy Gulfstream, mặc dù chỉ đơn giản là bay một vòng quanh Savannah. Trải nghiệm đó thật tuyệt vời".

Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ cảm thấy thật khó để có thể hiểu được các khoản chi phí và sức lao động mà giới nhà giàu đổ vào những sở thích của họ nếu bạn không đam mê chúng,

"Thế nhưng chính sự giàu có đôi khi cũng làm mất đi sự lãng mạn ngay cả những người sở hữu những chiếc du thuyền khổng lồ," ông ấy nói thêm. "Tôi nghĩ, thay vì một chiếc du thuyền 300 foot, tôi càng mong muốn có một người bạn đồng hành với tôi trên chiếc du thuyền đó."

Bí mật đáng giá nhất của những người giàu có

Bí mật đáng giá nhất của những người giàu có: Thành công khác biệt tạo nên từ một thói quen cực đơn giản, ai nghe xong cũng bất ngờ - Ảnh 2.

Trong suốt thời gian nghiên cứu về người giàu, Sullivan đã thu thập được gần 5.000 nguồn tin liên quan đến sự giàu có ở Mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi lời khuyên số 1 từ đại đa số mọi người đều khá đơn giản đó chính là: "Có một kế hoạch. Hãy viết mọi thứ ra giấy."

Ông ấy chỉ ra rằng: "Tuy nghe thì khá đơn giản thôi, nhưng điều quan trọng là phải biết được bạn đã kiếm được bao nhiều tiền, và đang tiết kiệm được bao nhiêu, chi phí cho sinh hoạt thường ngày là bao nhiêu. Đó là một bài tập thường ngày tẻ nhạt, thế nhưng mọi người luôn cảm thấy bị sốc khi thực hiện."

Sullivan kể rằng: "Những người siêu giàu có thường viết xuống những khoản chi tiêu của họ và họ đọc nó."

Ông nói tiếp: "Những người giàu có nhất và thành công nhất đều có kế hoạch cho riêng mình. Và họ không phải tuân thủ kế hoạch một cách cứng nhắc. Họ thường xuyên xem xét, sửa đổi nó và họ biết mình đang chi tiêu vào việc gì."

Sullivan khẳng định rằng bằng cách viết ra tất cả mọi thứ, bạn sẽ bắt đầu có ý thức về "quỹ tích kiểm soát" - một chủ ý về tiền bạc phổ biến của những người có khối tài sản nhất định nhằm họ có thể tự do chi tiêu cho những thứ họ muốn.

Theo Trí thức trẻ

Người vay có thể xin gỡ bỏ lịch sử nợ xấu không?




Ngân hàng Nhà nước vừa có giải đáp thắc mắc của công dân về thẩm quyền gỡ bỏ lịch sử nợ xấu.





Cụ thể, Cổng thông tin điện tử Chính phủ mới đây đã tiếp nhận phản ánh của bà Đoàn Thị Bảo Ngọc (TP.HCM). Bà Ngọc cho biết, trong thời gian bùng phát dịch COVID-19, nơi ở của bà Ngọc bị phong tỏa , nguồn thu nhập bị gián đoạn, bà không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ ngân hàng và cũng không thể làm đơn đề nghị cơ cấu lại khoản nợ.

Ngân hàng không thể đánh giá tình hình thu nhập của bà Ngọc để phê duyệt hồ sơ cơ cấu nợ. Bởi vậy, khoản nợ của bà Ngọc đã trở thành nợ xấu. Sau khi TPHCM hết phong tỏa, bà Ngọc đã thu xếp đóng hết phần gốc/lãi quá hạn và làm đơn đề nghị xin được chuyển về nhóm 1, xoá lịch sử nợ xấu. Tuy nhiên, bà được ngân hàng thông báo không đủ điều kiện do khoản vay của bà giải ngân trước ngày 10/6/2020.

Thông tin về lịch sử nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của bà. Bà Ngọc đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn cách xử lý đối với trường hợp bất khả kháng trong thời kỳ dịch bệnh.

Đối với thắc mắc của bà Ngọc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1 Điều 7 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:

"Điều 7. Quyền tự chủ hoạt động

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài".

Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước quy định tại một số điều

Khoản 8 Điều 3 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước có giải thích từ ngữ:

"Tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tự nguyện) bao gồm:

a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam, công ty có chức năng mua bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty thông tin tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán;

b) Tổ chức trong và ngoài nước tham gia tài trợ tín dụng tại Việt Nam hoặc có nhu cầu cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài;

c) Tổ chức khác có nhu cầu tham gia hệ thống thông tin tín dụng và được CIC chấp thuận".

- Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN về cung cấp thông tin tín dụng quy định:

"2. Tổ chức tự nguyện thực hiện cung cấp cho CIC toàn bộ hoặc một phần Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trên cơ sở thỏa thuận với CIC, bảo đảm nguyên tắc an toàn, bảo mật và quy định khác của pháp luật".

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN về xử lý, lưu giữ, bảo mật dữ liệu thông tin tín dụng

"1. Trên cơ sở thông tin thu nhận, CIC sử dụng các giải pháp công nghệ, nghiệp vụ để xử lý dữ liệu thông tin tín dụng bao gồm các khâu tiếp nhận, chuẩn hóa, làm sạch, ghép nối và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu Thông tin tín dụng quốc gia.

… 3. Việc xử lý, lưu giữ dữ liệu thông tin tín dụng phải bảo đảm tính toàn vẹn, đầy đủ, không bị sai lệch thông tin trong quá trình xử lý, lưu giữ và chiết xuất được khi có yêu cầu. 

4. Dữ liệu thông tin tín dụng phải được bảo mật, bảo đảm không bị xâm nhập trái với quy định tại Thông tư này và quy định khác của pháp luật.

Điều 15 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng:

"1. Cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật và các cam kết với CIC.

2. Kiểm tra, xác minh, điều chỉnh dữ liệu sai sót theo yêu cầu của CIC, khách hàng vay hoặc khi phát hiện sai sót".

Điều 18 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN về giải quyết khiếu nại:

"1. Trường hợp khách hàng vay phát hiện thông tin tín dụng về bản thân có sai sót, khách hàng vay có quyền khiếu nại với CIC, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc tổ chức tự nguyện (sau đây gọi là tổ chức tiếp nhận khiếu nại) để yêu cầu kiểm tra, điều chỉnh lại thông tin, nhưng không được lợi dụng khiếu nại sai sự thật.

Việc khiếu nại có thể thực hiện qua hệ thống điện tử hoặc gửi bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kèm theo các tài liệu, căn cứ chứng minh dữ liệu có sai sót.

2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo cho khách hàng vay biết. Trường hợp cần bổ sung thông tin để có cơ sở xác minh, giải quyết, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo để khách hàng vay cung cấp thông tin, tài liệu liên quan.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại hợp lệ, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải xem xét, điều chỉnh dữ liệu sai sót và thông báo cho khách hàng vay biết. Trường hợp phải thực hiện việc kiểm tra, xác minh nội dung yêu cầu khiếu nại tại các cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức tiếp nhận khiếu nại được kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại theo tình hình thực tế nhưng phải thông báo cho khách hàng vay biết về nguyên nhân kéo dài thời gian.

4. Trường hợp thông tin tín dụng bị sai sót gây bất lợi cho khách hàng vay, CIC phải gửi thông báo đính chính sai sót cho đơn vị sử dụng. Khi nhận được thông báo đính chính sai sót, đơn vị sử dụng phải xem xét lại quyết định cấp tín dụng.

5. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi có kết quả giải quyết khiếu nại, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo cho khách hàng vay về kết quả giải quyết khiếu nại".

Thẩm quyền giải quyết của CIC tiếp nhận thông tin, rà soát nếu phát hiện hoặc nghi ngờ dữ liệu có sai sót, CIC phối hợp với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tự nguyện để xem xét, điều chỉnh dữ liệu. Tổ chức tự nguyện có trách nhiệm cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin theo phụ lục đính kèm Thông tư.

Do vậy, những thông tin về tính chính xác của hợp đồng tín dụng, phân loại nợ khách hàng, thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức tín dụng nơi công dân phát sinh khoản vay.

Việc xin gỡ bỏ lịch sử nợ xấu thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng mà công dân phát sinh khoản vay.

Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của tổ chức tín dụng công dân có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự.

Thanh Anh

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Công an Hà Nội cảnh báo bẫy lừa đảo vay tiền online ngày Tết

Nhóm đối tượng lừa đảo liên hệ tới người dân, tự xưng là nhân viên ngân hàng, cho vay tiền dịp Tết Nguyên đán song phải đóng một khoản phí hàng chục triệu.

Ngày 30.1, Công an Hà Nội thông báo về thủ đoạn của nhóm đối tượng lừa đảo cho vay tiền online dịp Tết Nguyên đán.


Theo cơ quan chức năng, Tết Nguyên đán đang cận kề, nhiều người dân có nhu cầu vay tiền để phục vụ cuộc sống. Đánh vào tâm lý muốn vay nhanh của nhiều người, các đối tượng đã giả danh cán bộ ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.




Vừa qua, Công an quận Long Biên đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền gần 30 triệu đồng với thủ đoạn cho vay tiền online như trên.


Khoảng 19h45' ngày 23.1, Công an phường Phúc Đồng, quận Long Biên tiếp nhận đơn trình báo của chị T.N (32 tuổi, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) về việc có một đối tượng gọi điện đến cho chị và xưng là nhân viên ngân hàng. Người này hỏi chị N nếu có nhu cầu vay tiền thì kết bạn Zalo và tải app vay tiền theo đường link từ Zalo.


Sau đó, chị N được yêu cầu chuyển tiền đóng phí mới được giải ngân khoản vay. Chị N đã chuyển gần 30 triệu đồng nhưng không nhận được khoản vay. Lúc này, chị N mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.


Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác trước các loại hình được quảng cáo là vay tiền nhanh chóng, dễ dàng, giải ngân trong ngày thông qua các trang mạng xã hội.


Những lời mời chào vay vốn với thủ tục nhanh gọn, chỉ cần đóng phí để giải ngân có thể là "bẫy" của các đối tượng lừa đảo.


Nếu có nhu cầu vay vốn, người dân nên tìm hiểu kỹ và trực tiếp đến trụ sở, chi nhánh các ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay vốn nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật.

QUANG VIỆT