Tuesday, February 8, 2022

Người vay có thể xin gỡ bỏ lịch sử nợ xấu không?




Ngân hàng Nhà nước vừa có giải đáp thắc mắc của công dân về thẩm quyền gỡ bỏ lịch sử nợ xấu.





Cụ thể, Cổng thông tin điện tử Chính phủ mới đây đã tiếp nhận phản ánh của bà Đoàn Thị Bảo Ngọc (TP.HCM). Bà Ngọc cho biết, trong thời gian bùng phát dịch COVID-19, nơi ở của bà Ngọc bị phong tỏa , nguồn thu nhập bị gián đoạn, bà không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ ngân hàng và cũng không thể làm đơn đề nghị cơ cấu lại khoản nợ.

Ngân hàng không thể đánh giá tình hình thu nhập của bà Ngọc để phê duyệt hồ sơ cơ cấu nợ. Bởi vậy, khoản nợ của bà Ngọc đã trở thành nợ xấu. Sau khi TPHCM hết phong tỏa, bà Ngọc đã thu xếp đóng hết phần gốc/lãi quá hạn và làm đơn đề nghị xin được chuyển về nhóm 1, xoá lịch sử nợ xấu. Tuy nhiên, bà được ngân hàng thông báo không đủ điều kiện do khoản vay của bà giải ngân trước ngày 10/6/2020.

Thông tin về lịch sử nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của bà. Bà Ngọc đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn cách xử lý đối với trường hợp bất khả kháng trong thời kỳ dịch bệnh.

Đối với thắc mắc của bà Ngọc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1 Điều 7 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:

"Điều 7. Quyền tự chủ hoạt động

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài".

Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước quy định tại một số điều

Khoản 8 Điều 3 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước có giải thích từ ngữ:

"Tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tự nguyện) bao gồm:

a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam, công ty có chức năng mua bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty thông tin tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán;

b) Tổ chức trong và ngoài nước tham gia tài trợ tín dụng tại Việt Nam hoặc có nhu cầu cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài;

c) Tổ chức khác có nhu cầu tham gia hệ thống thông tin tín dụng và được CIC chấp thuận".

- Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN về cung cấp thông tin tín dụng quy định:

"2. Tổ chức tự nguyện thực hiện cung cấp cho CIC toàn bộ hoặc một phần Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trên cơ sở thỏa thuận với CIC, bảo đảm nguyên tắc an toàn, bảo mật và quy định khác của pháp luật".

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN về xử lý, lưu giữ, bảo mật dữ liệu thông tin tín dụng

"1. Trên cơ sở thông tin thu nhận, CIC sử dụng các giải pháp công nghệ, nghiệp vụ để xử lý dữ liệu thông tin tín dụng bao gồm các khâu tiếp nhận, chuẩn hóa, làm sạch, ghép nối và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu Thông tin tín dụng quốc gia.

… 3. Việc xử lý, lưu giữ dữ liệu thông tin tín dụng phải bảo đảm tính toàn vẹn, đầy đủ, không bị sai lệch thông tin trong quá trình xử lý, lưu giữ và chiết xuất được khi có yêu cầu. 

4. Dữ liệu thông tin tín dụng phải được bảo mật, bảo đảm không bị xâm nhập trái với quy định tại Thông tư này và quy định khác của pháp luật.

Điều 15 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng:

"1. Cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật và các cam kết với CIC.

2. Kiểm tra, xác minh, điều chỉnh dữ liệu sai sót theo yêu cầu của CIC, khách hàng vay hoặc khi phát hiện sai sót".

Điều 18 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN về giải quyết khiếu nại:

"1. Trường hợp khách hàng vay phát hiện thông tin tín dụng về bản thân có sai sót, khách hàng vay có quyền khiếu nại với CIC, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc tổ chức tự nguyện (sau đây gọi là tổ chức tiếp nhận khiếu nại) để yêu cầu kiểm tra, điều chỉnh lại thông tin, nhưng không được lợi dụng khiếu nại sai sự thật.

Việc khiếu nại có thể thực hiện qua hệ thống điện tử hoặc gửi bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kèm theo các tài liệu, căn cứ chứng minh dữ liệu có sai sót.

2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo cho khách hàng vay biết. Trường hợp cần bổ sung thông tin để có cơ sở xác minh, giải quyết, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo để khách hàng vay cung cấp thông tin, tài liệu liên quan.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại hợp lệ, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải xem xét, điều chỉnh dữ liệu sai sót và thông báo cho khách hàng vay biết. Trường hợp phải thực hiện việc kiểm tra, xác minh nội dung yêu cầu khiếu nại tại các cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức tiếp nhận khiếu nại được kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại theo tình hình thực tế nhưng phải thông báo cho khách hàng vay biết về nguyên nhân kéo dài thời gian.

4. Trường hợp thông tin tín dụng bị sai sót gây bất lợi cho khách hàng vay, CIC phải gửi thông báo đính chính sai sót cho đơn vị sử dụng. Khi nhận được thông báo đính chính sai sót, đơn vị sử dụng phải xem xét lại quyết định cấp tín dụng.

5. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi có kết quả giải quyết khiếu nại, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo cho khách hàng vay về kết quả giải quyết khiếu nại".

Thẩm quyền giải quyết của CIC tiếp nhận thông tin, rà soát nếu phát hiện hoặc nghi ngờ dữ liệu có sai sót, CIC phối hợp với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tự nguyện để xem xét, điều chỉnh dữ liệu. Tổ chức tự nguyện có trách nhiệm cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin theo phụ lục đính kèm Thông tư.

Do vậy, những thông tin về tính chính xác của hợp đồng tín dụng, phân loại nợ khách hàng, thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức tín dụng nơi công dân phát sinh khoản vay.

Việc xin gỡ bỏ lịch sử nợ xấu thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng mà công dân phát sinh khoản vay.

Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của tổ chức tín dụng công dân có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự.

Thanh Anh

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Công an Hà Nội cảnh báo bẫy lừa đảo vay tiền online ngày Tết

Nhóm đối tượng lừa đảo liên hệ tới người dân, tự xưng là nhân viên ngân hàng, cho vay tiền dịp Tết Nguyên đán song phải đóng một khoản phí hàng chục triệu.

Ngày 30.1, Công an Hà Nội thông báo về thủ đoạn của nhóm đối tượng lừa đảo cho vay tiền online dịp Tết Nguyên đán.


Theo cơ quan chức năng, Tết Nguyên đán đang cận kề, nhiều người dân có nhu cầu vay tiền để phục vụ cuộc sống. Đánh vào tâm lý muốn vay nhanh của nhiều người, các đối tượng đã giả danh cán bộ ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.




Vừa qua, Công an quận Long Biên đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền gần 30 triệu đồng với thủ đoạn cho vay tiền online như trên.


Khoảng 19h45' ngày 23.1, Công an phường Phúc Đồng, quận Long Biên tiếp nhận đơn trình báo của chị T.N (32 tuổi, trú tại quận Long Biên, Hà Nội) về việc có một đối tượng gọi điện đến cho chị và xưng là nhân viên ngân hàng. Người này hỏi chị N nếu có nhu cầu vay tiền thì kết bạn Zalo và tải app vay tiền theo đường link từ Zalo.


Sau đó, chị N được yêu cầu chuyển tiền đóng phí mới được giải ngân khoản vay. Chị N đã chuyển gần 30 triệu đồng nhưng không nhận được khoản vay. Lúc này, chị N mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.


Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác trước các loại hình được quảng cáo là vay tiền nhanh chóng, dễ dàng, giải ngân trong ngày thông qua các trang mạng xã hội.


Những lời mời chào vay vốn với thủ tục nhanh gọn, chỉ cần đóng phí để giải ngân có thể là "bẫy" của các đối tượng lừa đảo.


Nếu có nhu cầu vay vốn, người dân nên tìm hiểu kỹ và trực tiếp đến trụ sở, chi nhánh các ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay vốn nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật.

QUANG VIỆT

Monday, February 7, 2022

Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng của bạn?

Nhiều người không biết về chất béo nội tạng - một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn chưa được nói đến một cách đầy đủ. Đây là chất béo nằm sâu trong bụng bao bọc xung quanh các cơ quan quan trọng của bạn.

Nó rất khác với lớp mỡ dưới da mà bạn nhìn thấy rõ ràng, và nó gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, bệnh tim, cholesterol cao, tiểu đường và hơn thế nữa.

Eat This, Not That! đã nói chuyện với Juliet Root, huấn luyện viên (HLV) được chứng nhận Onyx NASM, và đã được giải thích lý do tại sao việc giảm và cách giảm mỡ nội tạng lại quan trọng.

1. Tại sao việc giảm mỡ nội tạng lại quan trọng?

Theo HLV Root, "Khi so sánh với chất béo dưới da, chất béo nội tạng có nhiều khả năng gây ra các rủi ro y tế nghiêm trọng hơn. Mỡ nội tạng có thể gây viêm và thu hẹp mạch máu. Việc thu hẹp các mạch máu sẽ làm tăng huyết áp của bạn, có thể dẫn đến các biến chứng y tế khác. Ngoài ra, còn có mối quan hệ giữa mỡ nội tạng và kháng insulin, điều này có thể khiến bạn khó giảm cân hơn".

2. Những bài tập trao đổi chất hiếu khí và kỵ khí (aerobic và anaerobic)Root nói, "Khi nói đến tim mạch, có một cuộc tranh luận đang diễn ra là: việc tập luyện cường độ thấp trong thời gian dài tốt hơn hay tập luyện cường độ cao trong thời gian ngắn hơn tốt hơn? Tôi nói là cả hai! Khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể bạn bị ảnh hưởng bởi quá trình đốt cháy calo và cả hai cách tập luyện đều có thể cung cấp điều này. Bạn có thể tập trung vào cả luyện tập aerobic thông qua bài tập bền vững cho tim mạch và luyện tập anaerobic, đòi hỏi các bài tập cường độ cao được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Cả hai đều có hiệu quả trong việc giúp cơ thể đốt cháy calo và chất béo dư thừa", theo Eat This, Not That!3. Giảm thiếu hụt calo của bạn

"Cách tốt nhất để giảm bất kỳ loại chất béo nào, bao gồm cả chất béo nội tạng, là giảm lượng calo tiêu thụ hằng ngày của bạn xuống dưới mức TDEE", HLV Root cho biết.

TDEE (Total Daily Energy Expenditure) là chỉ số calo (năng lượng) cơ thể đốt cháy trong 1 ngày, bao gồm tất cả các hoạt động thể chất, ăn chơi, hít thở, ngủ nghỉ, tập luyện trong 1 ngày.

"Mức thâm hụt calo hằng ngày của bạn càng cao, bạn sẽ giảm mỡ càng nhanh. Khi cơ thể bạn thiếu calo từ các nguồn bên ngoài để duy trì bản thân, nó sẽ bắt đầu xử lý lượng mỡ dự trữ thành năng lượng. Mặc dù không thể nhắm mục tiêu cụ thể đến mỡ nội tạng, nhưng việc giảm mỡ nội tạng có thể dễ dàng hơn vì nó nằm gần gan", HLV Root giải thích.

4. Ăn thực phẩm toàn phần và thực phẩm hữu cơ

Làm thế nào để giảm mỡ nội tạng của bạn? - ảnh 2


"Hãy tập trung vào việc ăn những thực phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên. Khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm chưa qua chế biến của cơ thể mang lại cơ hội tốt hơn để tối ưu hóa hệ thống trao đổi chất của bạn. Đặc biệt, thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa nhiều chất xơ cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn và lượng calo nạp vào cơ thể", HLV Root cho biết, theo Eat This, Not That!

5. Cách nhận biết bạn đang giảm mỡ nội tạng

HLV Root cho biết: "Bởi vì bạn không thể nhìn thấy mỡ nội tạng ở bên ngoài, nên khó có thể phát hiện ra nó, ngay cả với số đo vòng eo. Ngay cả những người có bụng dường như phẳng cũng có thể mang chất béo xung quanh các cơ quan của họ. Điều này đôi khi được gọi là TOFI (gầy ở bên ngoài, béo ở bên trong)".

Không giống như cân trở kháng sinh học và thước đo nếp gấp da để kiểm tra lượng mỡ cơ thể mà bạn có thể nhìn thấy, chỉ quét CT và quét Dexa mới có thể tách mỡ dưới da khỏi mỡ nội tạng để có kết quả chính xác. Có rất nhiều trường đại học và phòng khám cung cấp các dịch vụ này, theo Eat This, Not That!