Monday, September 16, 2019

Cách phát hiện ôtô mua lại đang thế chấp ngân hàng

Tra cứu trên website của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo - Bộ Tư pháp để biết xe định mua có thế chấp ngân hàng hay không.
Khi mua ôtô cũ, một trong những rủi ro của người mua là người bán không nói thật về tình trạng xe có đang vay ngân hàng hay thế chấp tại một công ty tài chính hay không. Người bán dùng giấy tờ giả để giao dịch. Để kiểm tra, hãy sử dụng website đăng ký trực tuyến của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo - Bộ Tư pháp như sau:
Bước một: truy cập website https://dktructuyen.moj.gov.vn
Bước hai: Chọn "Tra cứu thông tin". Cửa sổ tra cứu sẽ hiện ra với 3 tùy chọn điền thông tin là số đơn đăng ký, bên bảo đảm và số khung.
Cửa sổ tìm kiếm.
Cửa sổ tìm kiếm.
Thông thường người mua có thể không có thông tin về số đơn đăng ký, bên bảo đảm. Vì vậy, thuận tiện nhất là sử dụng số khung để tìm kiếm. Hãy nhập số khung đầy đủ trên giấy đăng kiểm vì trên đăng ký xe có thể thông tin không đầy đủ, sẽ không tìm ra kết quả.
Bước ba: Nếu không thấy thông tin hoặc hiển thị "Tài sản không thế chấp hoặc đã làm thủ tục xóa thế chấp", điều này có nghĩa xe đã "sạch", không liên quan gì tới ngân hàng.
Tài sản không thế chấp hoặc đã làm thủ tục xóa thế chấp.
Tài sản không thế chấp hoặc đã làm thủ tục xóa thế chấp.
Bước bốn: Nếu thấy thông tin đầy đủ của tài sản hiện lên như dưới đây, thể hiện khoản vay hơn 900 triệu đồng, người mua cần lưu ý.
Thông tin xe có đang ký giao dịch đảm bảo tại ngân hàng.
Thông tin xe có đang ký giao dịch đảm bảo tại ngân hàng.
Người mua phải yêu cầu bên bán liên hệ ngân hàng hoặc làm thủ tục "xoá thế chấp tài sản đảm bảo" mới có thể giao dịch được (rút hồ sơ, sang tên, thế chấp). Nếu chưa xoá thế chấp giao dịch đảm bảo, có nghĩa tài sản chuẩn bị giao dịch nằm trong trạng thái đóng băng và sẽ không được thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
Bước năm: Kiểm tra kỹ các thông tin hiện lên ở website.
Ngoài thông tin hiển thị đầu tiên là đang có khoản vay ngân hàng, người mua nên kiểm tra các thông tin bên dưới xem có trùng khớp với thông tin mà bên bán cung cấp hay không. Việc này sẽ hạn chế được xe "gian", xe vẫn đang cầm cố ngân hàng nhưng làm giả đăng ký biển số, số khung, số máy thật để lừa bán.
Thông tin tài sản chưa xóa thế chấp giao dịch đảm bảo hoặc còn nợ hay cầm cố ngân hàng.
Thông tin tài sản chưa xóa thế chấp giao dịch đảm bảo hoặc còn nợ hay cầm cố ngân hàng.
Trên đây là các bước để kiểm tra xe mua cũ có đang bị thế chấp ngân hàng hay không mà người đi mua cần biết.
Với người mua xe mới bằng cách vay trả góp, ngân hàng sẽ đưa ra nhiều giấy tờ cho bạn ký rồi đem bộ hồ sơ đó đi đăng ký thế chấp tài sản đảm bảo. Mục đích của việc này là ngăn chặn bạn bán xe. 
Khi bạn đã trả hết nợ trả góp hoặc không còn dùng ôtô để thế chấp cho một khoản vay nào đó nữa, ngân hàng cần hướng dẫn bạn làm thủ tục giải chấp (giải trừ thế chấp). Hãy lưu ý điều này để chắc chắn rằng tài sản của bạn không còn liên quan đến bất cứ hoạt động thế chấp nào tại ngân hàng, tránh những rắc rối về sau. Việc giải chấp này cũng được thực hiện tương tự với các tài sản khác, ví dụ nhà ở.
Võ Quốc Bình
Kinh doanh xe qua sử dụng

Friday, September 6, 2019

Ổ cứng di động giá rẻ



Thursday, July 4, 2019

ĐÓNG DẤU GIÁP LAI THẾ NÀO?


Khi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng, ngoài chữ ký và dấu của các bên trong phần cuối của hợp đồng thì còn có dấu giáp lai. Vậy hợp đồng nhiều trang thì bên nào đóng dấu giáp lai?

 

1.Bên nào đóng dấu giáp lai trên hợp đồng?

Đóng dấu giáp lai là việc dùng con dấu đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản (khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV )

 
Có thể thấy, khi giao kết hợp đồng có nhiều trang, thường các doanh nghiệp sẽ đóng dấu giáp lai trên hợp đồng. Tuy nhiên, không có quy định nào bắt buộc phải đóng dấu giáp lai trên những hợp đồng này.

 

Hợp đồng có hiệu lực hay không phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng, chữ ký và đóng dấu của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng. Giá trị pháp lý của văn bản được khẳng định bởi con dấu đóng 1/3 bên trái chữ ký của người có thẩm quyền.

Còn việc đóng dấu giáp lai nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của văn bản tránh sửa chữa, thay đổi nội dung văn bản.

 
Do đó, trong một hợp đồng kinh tế, bên nào cũng có quyền đóng dấu giáp lai. Có thể cả 2 bên cùng đóng dấu giáp lai trên hợp đồng hoặc một trong 2 bên, điều này không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng.

 
2. Cách đóng dấu giáp lai hợp đồng nhiều trang

Hợp đồng thì bên nào đóng dấu giáp lai. Không phải ai cũng biết cách đóng dấu giáp lai hợp đồng, theo đó, dấu giáp lai phải đảm bảo:

 

- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định;

- Đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần văn bản;

- Mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

 Trường hợp có nhiều trang không thể đóng dấu giáp lai 01 lần thì chia ra, các dấu giáp lai đều được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản nối tiếp nhau, đảm bảo khi khớp các trang lại với nhau thì dấu giáp lai trùng với con dấu doanh nghiệp.

 

 

Hậu Nguyễn

Theo Luật Viêt Nam