Friday, September 6, 2019

Ổ cứng di động giá rẻ



Thursday, July 4, 2019

ĐÓNG DẤU GIÁP LAI THẾ NÀO?


Khi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng, ngoài chữ ký và dấu của các bên trong phần cuối của hợp đồng thì còn có dấu giáp lai. Vậy hợp đồng nhiều trang thì bên nào đóng dấu giáp lai?

 

1.Bên nào đóng dấu giáp lai trên hợp đồng?

Đóng dấu giáp lai là việc dùng con dấu đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản (khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV )

 
Có thể thấy, khi giao kết hợp đồng có nhiều trang, thường các doanh nghiệp sẽ đóng dấu giáp lai trên hợp đồng. Tuy nhiên, không có quy định nào bắt buộc phải đóng dấu giáp lai trên những hợp đồng này.

 

Hợp đồng có hiệu lực hay không phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng, chữ ký và đóng dấu của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng. Giá trị pháp lý của văn bản được khẳng định bởi con dấu đóng 1/3 bên trái chữ ký của người có thẩm quyền.

Còn việc đóng dấu giáp lai nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của văn bản tránh sửa chữa, thay đổi nội dung văn bản.

 
Do đó, trong một hợp đồng kinh tế, bên nào cũng có quyền đóng dấu giáp lai. Có thể cả 2 bên cùng đóng dấu giáp lai trên hợp đồng hoặc một trong 2 bên, điều này không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng.

 
2. Cách đóng dấu giáp lai hợp đồng nhiều trang

Hợp đồng thì bên nào đóng dấu giáp lai. Không phải ai cũng biết cách đóng dấu giáp lai hợp đồng, theo đó, dấu giáp lai phải đảm bảo:

 

- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định;

- Đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần văn bản;

- Mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

 Trường hợp có nhiều trang không thể đóng dấu giáp lai 01 lần thì chia ra, các dấu giáp lai đều được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản nối tiếp nhau, đảm bảo khi khớp các trang lại với nhau thì dấu giáp lai trùng với con dấu doanh nghiệp.

 

 

Hậu Nguyễn

Theo Luật Viêt Nam

NHỮNG LOẠI HỢP ĐỒNG CẦN PHẢI CÔNG CHỨNG MỚI CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ


Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng, nếu chứng thực thì tại ủy ban xã.
 
Khoản 1 điều 2 Luật Công chứng 2014  nêu: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (hợp đồng, giao dịch); tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng hợp đồng, giao dịch do cơ quan bổ trợ tư pháp cụ thể là Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng thực hiện. Việc công chứng giúp bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó.
Luật sư Phạm Thanh Bình, Hà Nội cho biết hiện tại pháp luật không quy định hợp đồng, giao dịch được chứng thực hoặc được công chứng cái nào có giá trị pháp lý cao hơn. Do đó, người dân có thể lựa chọn giữa công chứng hoặc chứng thực. Thực tế cho thấy các hợp đồng, giao dịch được công chứng sẽ được đảm tính hợp pháp và giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.
 
Các loại hợp đồng bắt buộc công chứng
- Hợp đồng mua bán nhà ở
- Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá
- Hợp đồng đổi nhà ở
- Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
- Hợp đồng thế chấp nhà ở.
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.
- Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại.
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Hợp đồng thế chấp tài sản.
- Hợp đồng bảo lãnh.
- Hợp đồng trao đổi tài sản.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ.
- Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài.
- Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng.
Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng. Việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
Hà Nguyên