Sunday, June 16, 2019

12 lời khuyên giúp bạn tạm biệt mọi lo âu, căng thẳng “ăn mòn” bản thân: Thực hiên ngay để ngày mới không còn mệt mỏi, suy tư

Mỗi ngày, bạn đều mở mắt thức dậy với những lo âu và căng thẳng trên vai, khiến bạn chỉ muốn tiếp tục trùm chăn đi ngủ tiếp. Tuy nhiên, tình trạng đó sẽ chấm dứt với những thói quen lành mạnh sau.
 
Lo âu có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào, kể cả vào sáng sớm tinh mơ khi bạn vừa mở mắt. Và trước khi bạn nhận ra, bạn đã lo sợ về tương lai mình ngay khi ngày mới còn chưa bắt đầu. Theo bác sĩ tâm lý Mark W. Driscoll - người đang làm việc tại Đại học Northwestern, có rất nhiều lý do khiến cho bạn cảm thấy bồn chồn vào buổi sáng. Nếu không giải quyết vấn đề này sớm, bạn sẽ khó có thể làm việc hiệu quả.
May thay, bạn có thể sử dụng một vài kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả để đối đầu với cơn lo âu, căng thẳng của mình. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn thức dậy một cách sảng khoái nhất.

Trước khi đi ngủ

Sáng mở mắt ra đã thấy sợ hãi về tương lai phía trước: Bỏ túi ngay 12 lời khuyên này để tạm biệt mọi lo âu, căng thẳng đang “ăn mòn” bạn mỗi ngày - Ảnh 1.
Để điện thoại ở chế độ im lặng và khuất xa tầm mắt
Bạn có thể đọc cái thông báo, các tin nhắn trong nhóm chat vào sáng hôm sau. Chúng khiến não bạn quay cuồng, và vì thế, bạn càng khó nghỉ ngơi hơn. Thêm vào đó, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể quấy rầy giấc ngủ của bạn, ngăn cản cơ thể tạo ra melatonin - loại hormone giúp điều tiết giấc ngủ. Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra, ngủ không sâu có liên quan mật thiết với tình trạng căng thẳng. Vì thế, bạn nên để cơ thể lẫn điện thoại mình nghỉ ngơi đầy đủ.
Chuẩn bị sẵn quần áo cho hôm sau
Việc phải nghĩ ngợi mỗi sáng xem hôm nay mặc gì có thể khiến bạn mệt mỏi, kiệt sức vì phải đưa ra quá nhiều quyết định. Việc mặc quần áo đi làm nghe thì đơn giản, nhưng thực sự cũng rất mệt mỏi đối với một số người. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy chuẩn bị quần áo từ tối hôm trước để không bị căng thẳng vào sáng hôm sau.
Dành thời gian để nghỉ ngơi
Thay vì nhảy vào giường nằm chợp mắt ngay sau khi hoàn thành công việc, hãy dành thời gian để làm giải trí. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, điều này sẽ giúp cơ thể và não bộ được nghỉ ngơi. Việc nghỉ ngơi sẽ làm giảm hàm lượng cortisol trong cơ thể - hormone gây tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Vì vậy, để có một giấc ngủ ngon, hãy tập thiền, yoga hoặc một vài bài tập đơn giản khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ. 
Sáng mở mắt ra đã thấy sợ hãi về tương lai phía trước: Bỏ túi ngay 12 lời khuyên này để tạm biệt mọi lo âu, căng thẳng đang “ăn mòn” bạn mỗi ngày - Ảnh 2.
Thực hành một số bài tập tinh thần
Thay vì suy nghĩ về những vấn đề của ngày mai, hãy luyện tập một số bài tập rèn trí óc. Thậm chí, bạn có thể biến nó thành trò chơi: Kể tên tất cả các giống chó, nhớ lại tất cả các phòng trong nhà cũ. Điều này sẽ giúp bạn quên đi lo lắng và ngủ ngon hơn.
Nghĩ tới những điều tích cực trong ngày
Nếu bạn là người hay lo lắng, hãy tập cho mình thói quen suy nghĩ về những điều tích cực để giảm bớt căng thẳng. Điều này sẽ giúp não bộ quên đi trạng thái buồn phiền và cảm thấy lạc quan hơn. Nếu những suy nghĩ tiêu cực cứ tiếp tục xuất hiện trong đầu bạn, đừng hoảng sợ: Hãy để chúng ở đó và tiếp tục nghĩ về những điều tuyệt vời.
Chơi một bản nhạc nhẹ nhàng
Các nhà nghiên cứu gợi ý bạn nên nghe bài hát Weightless của nhóm nhạc Anh quốc Marconi Union để cảm thấy thư thái, bởi nó được chứng minh là "bản nhạc dễ chịu nhất từ trước đến nay". Một số người tham gia nghiên cứu về tác dụng của bài hát cho biết, họ đã ngủ ngay sau khi nghe. Nếu nó không có tác dụng với bạn, hãy thay thế bằng một giai điệu mà bạn ưa thích.

Vào buổi sáng

Sáng mở mắt ra đã thấy sợ hãi về tương lai phía trước: Bỏ túi ngay 12 lời khuyên này để tạm biệt mọi lo âu, căng thẳng đang “ăn mòn” bạn mỗi ngày - Ảnh 3.
Mặc kệ điện thoại
Đừng vội đọc mail ngay sau khi tỉnh dậy. Điện thoại không chỉ khiến bạn căng thẳng trước khi đi ngủ mà còn vắt kiệt não bạn khi vừa thức giấc. Thay vì bắt tay vào việc ngay sau khi tỉnh dậy, hãy ngồi yên và tận hưởng một vài khoảnh khắc sáng sớm.
Thừa nhận rằng mình đang lo âu
"Khi bị căng thẳng, bạn thường nghĩ: ‘Chuyện này thật khó chịu. Tôi ghét cảm giác này. Tại sao nó không biến mất? Mình phải loại bỏ nó." Tuy nhiên, điều này chỉ khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn," Driscoll nói.
"Chỉ khi bạn học cách chấp nhận sự lo lắng, bạn mới vượt qua được nó. Chấp nhận không có nghĩa là đồng ý hay thích thú với việc lo lắng. Hãy thử nói: "Đúng vậy, tôi đang cảm thấy lo lắng lúc này."
Dành thời gian cho bản thân
Không kiểm tra điện thoại vào buổi sáng sẽ giúp bạn có thêm thời gian để khởi đầu ngày mới một cách tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn tận dụng khoảng thời gian rảnh này, hãy dậy sớm thêm một chút để đọc sách, báo hoặc tập thiền. Điều này không chỉ có lợi cho não bộ mà còn giúp bạn bình tĩnh chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mới mà không cần phải vội vàng.
Sáng mở mắt ra đã thấy sợ hãi về tương lai phía trước: Bỏ túi ngay 12 lời khuyên này để tạm biệt mọi lo âu, căng thẳng đang “ăn mòn” bạn mỗi ngày - Ảnh 4.
Thở
Thậm chí bạn còn chẳng phải ra khỏi giường để làm điều này. Thở là một phương pháp hữu hiệu để giảm thiểu lo lắng. Vì thế, hãy hít thật sâu trong 4 nhịp cho tới khi bụng và lồng ngực được lấp đầy không khí, sau đó thở ra trong 4 nhịp tương tự. Bạn có thể sử dụng phương pháp này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày để cảm thấy thư giãn.
Vận động cơ thể
Bạn không cần phải đến phòng tập để thực hiện các bài tập giảm stress. Bạn có thể đi dạo vài vòng quanh nhà hoặc tập yoga trong phòng khách theo video. Chỉ cần vận động cơ thể một chút vào buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn nhiều.
Hãy nhớ rằng lo lắng chỉ là một cảm xúc bình thường của con người
Đừng tự trách bản thân vì cảm thấy lo lắng. Discroll cho biết, sự lo lắng tồn tại là có lý do của nó. Vì thế, bạn không cần phải đổ hết lỗi lầm lên đầu mình.
Ngọc Hà
Theo Trí thức trẻ/HuffPost

Tại sao làm giàu lại khó đến như vậy? Nguyên nhân có thể xuất phát từ những yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Đó có thể là do bạn không đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm hoặc đơn giản là thiếu sự quan tâm.

Con đường làm giàu cực kỳ hiệu quả nhưng hầu hết người trẻ tuổi không chú ý đến: Đầu tư ngay trước khi quá muộn!

                          

Dù lý do là gì đi nữa, có một điều đó rõ ràng rằng những người trẻ tuổi thường không làm điều này: Đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đây là cách làm hiệu quả nhất sẽ giúp họ trở nên giàu có.
Theo một cuộc thăm dò gần đây của Gallup, chỉ 37% thanh niên Mỹ từ 35 tuổi trở xuống sở hữu cổ phiếu từ năm 2017 đến năm 2018, so với 61% người trên 35 tuổi.
Mở một tài khoản đầu tư cho phép bạn truy cập vào phương tiện kiếm tiền lớn nhất trong lịch sử thế giới - và bạn không nhất thiết phải giàu để làm điều đó. Nhiều nhà cung cấp tài khoản sẽ từ bỏ mức tối thiểu (số tiền cần thiết để mở tài khoản) nếu bạn thiết lập chuyển khoản tự động hàng tháng.
Đầu tư ngay bây giờ vì bạn không còn trẻ nữa
Con đường làm giàu cực kỳ hiệu quả nhưng hầu hết người trẻ tuổi không chú ý đến: Đầu tư ngay trước khi quá muộn! - Ảnh 1.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đã bắt đầu đầu tư 10$ một tuần từ 5 năm trước? Giả sử lợi nhuận trung bình là 8%, bạn đã sở hữu hàng ngàn đô la ngày hôm nay, tất cả đều bắt nguồn từ việc đầu tư hơn 1$ một ngày. Hãy nghĩ về số tiền 10$ một tuần. Nó sẽ đi đâu nếu bạn không dùng cho việc đầu tư? Có lẽ bạn đã dành để đi Uber hay uống vài cốc Frappuccinos.
Nếu bạn chỉ mới "chập chững" bước vào thị trường chứng khoán, đừng lo lắng, điều tốt nhất bạn có thể làm là suy nghĩ dài hạn và bắt đầu đầu tư từ sớm.
Con đường làm giàu cực kỳ hiệu quả nhưng hầu hết người trẻ tuổi không chú ý đến: Đầu tư ngay trước khi quá muộn! - Ảnh 2.
Đầu tư chứng khoán cũng giống như trồng cây, chỉ cần bạn chăm chỉ và cẩn thận chăm sóc nó thì sẽ nhận được quả ngọt.
Nếu bạn đầu tư 10$ mỗi tuần: Sau 1 năm, bạn sẽ có 541$; sau 5 năm, bạn sẽ có 3.173$; sau 10 năm, bạn sẽ có 7.836$.
Nếu bạn đầu tư 20$ mỗi tuần: Sau 1 năm, bạn sẽ có 1.082$; sau 5 năm, bạn sẽ có 6.347$; sau 10 năm, bạn sẽ có 15.672$
Nếu bạn đầu tư 50$ mỗi tuần: Sau 1 năm, bạn sẽ có 2.705$; sau 5 năm, bạn sẽ có 15.867$; sau 10 năm, bạn sẽ có 39.181 $.
Đừng ngụy biện
Con đường làm giàu cực kỳ hiệu quả nhưng hầu hết người trẻ tuổi không chú ý đến: Đầu tư ngay trước khi quá muộn! - Ảnh 3.
Hãy ngưng việc lo sợ và tìm lý do cho sự hèn nhát của mình.
Mặc dù hầu hết mọi người đều bị giới hạn trong những hoàn cảnh nhất định, nhưng hầu hết đều không thể giàu lên đơn giản vì cách họ kiếm tiền không hiệu quả.
Nếu bạn đang ở độ tuổi từ 20 đến đầu 30, vẫn chưa muộn để đặt ra những mục tiêu đầu tư mạnh mẽ. Bước đầu tiên là tìm hiểu những lời bào chữa của bạn có nghĩa là gì
 "Có rất nhiều cổ phiếu ngoài kia, rất nhiều cách để mua và bán cổ phiếu, và rất nhiều người đưa ra những lời khuyên khác nhau. Tôi cảm thấy rất choáng ngợp.
Điều đó có nghĩa là: "Tôi không muốn những thứ quá phức tạp. Bất cứ chủ đề mới nào cũng là điều quá sức" (Ví dụ như ăn kiêng, tập luyện hay nuôi dạy con cái). Cách giải quyết duy nhất là đừng né tránh, hãy chọn một nguồn tin và bắt đầu học.
"Tôi không muốn trở thành người mua cổ phiếu khi nó đạt đỉnh"
Điều đó có nghĩa là: Bạn không biết chính xác thời gian của thị trường, nhưng bạn lại không hiểu nó. Cách giải quyết vấn đề này là hãy đầu tư tự động mỗi tháng.
 "Tôi không đầu tư bởi vì có quá nhiều thứ khác nhau phải đầu tư trong thời gian dài (bất động sản, chứng khoán, tiền điện tử và hàng hóa). Tôi biết tôi nên đầu tư, tuy nhiên chứng khoán không "tạo cảm giác" thoải mái.
Trên thực tế: Điều trớ trêu lớn là bạn tin rằng kiểm soát trực tiếp sẽ mang lại lợi nhuận đầu tư. Trên thực tế, bạn kiểm soát ít hơn, lợi nhuận sẽ tốt hơn. Các nhà đầu tư trung bình mua cao, bán thấp và giao dịch thường xuyên (bao gồm thuế). Điều này cắt giảm lợi nhuận với số tiền rất lớn.

 "Bởi vì tôi thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong thị trường chứng khoán, nên tôi không muốn mất đi số tiền mình đã cực nhọc kiếm được"
Trên thực tế: Trớ trêu thay, nếu mỗi ngày nếu không đầu tư, bạn vẫn sẽ mất tiền do lạm phát. Bạn sẽ không bao giờ nhận ra điều đó cho đến khi mình 70 tuổi, lúc đó đã quá muộn.
"Lệ phí chiếm khoản lớn khi đầu tư. Tôi chỉ có một khoản tiền nhỏ để đầu tư, vì vậy, phí giao dịch có thể chiếm phần lớn lợi nhuận".
Trên thực tế: Mọi người đều sai lầm khi nghĩ rằng "đầu tư là giao dịch cổ phiếu". Nếu bạn đi đúng hướng, mức phí có thể rất thấp.
"Tôi gọi một cốc cà phê nhỏ thay vì một cốc lớn, vì vậy, tôi tiết kiệm X USD/ ngày. Tôi đang trưởng thành phải không?"
Trên thực tế là: "Không".

Minh Hà
Theo Trí thức trẻ/CNBC

CON NGƯỜI VÀ 9 CHỈ SỐ CẦN BIẾT (IQ, EQ, CQ, AQ …)


Để thành công trong công việc và và thành đạt trong cuộc sống, có người cho rằng quan trọng nhất là có chỉ số IQ cao, có người lại cho rằng chỉ số EQ quan trọng hơn ..v.v. Vậy, chỉ số IQ, EQ, CQ, … là gì?
1. IQ (Intelligence Quotient) – CHỈ SỐ THÔNG MINH TRÍ TUỆ:
Chỉ số thông minh IQ được tính theo công thức: IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các nghiệm pháp (Tests) hình vẽ … để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán …
Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng, sự hình thành và phát triển tính trạng này là kết quả tác động cộng gộp của nhiều gen tác động theo cùng một hướng cho nên trị số IQ trong quần thể người là một dãy liên tục theo phân bố Gauss.
Theo Binet phân loại IQ trong quần thể người như sau:
IQ Biểu hiện
a. 140 trở lên: Thiên tài
b. 120-140 Rất thông minh
c: 110-120 Thông minh
d: 90-110 Trung bình
e: 80-90 Trí tuệ hơi kém
f: 70-80 Trí tuệ kém
g: 50-70 Dốt nát
h: 25-50 Đần độn
l: 0-25 Ngu
Chúng ta mới thấy có những người thật “điêu ngoa”, chửi người khác là “ngu”, nhưng nghe từ này nhiều rồi nên người nghe ít thấy bị xúc phạm hơn khi họ bị chửi là “đần độn” mặc dù ngu có chỉ số IQ thấp nhất.
2. EQ (Emotional Quotient) – CHỈ SỐ THÔNG MINH CẢM XÚC:
Người ta thường nói “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc” (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng).
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.
3. SQ (Social Quotient SQ) – CHỈ SỐ THÔNG MINH XÃ HỘI:
Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).
4. CQ (Creative Intelligence) – CHỈ SỐ THÔNG MINH SÁNG TẠO:
Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.
5. PC (Passion Quotient) – CHỈ SỐ SAY MÊ:
Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ).
6. AQ (Adversity Quotient) – CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ:
AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó).
AQ là gì? đó là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; đó là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăm, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời. AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Dựa vào AQ có thể dự đoán và nhận biết: Trong quá trình theo đuổi mục tiêu, ai là người tích cực tiến thủ, có khả năng khắc phục khó khăn, kiên trì đến cùng, phát huy được tiềm năng và giành được thành công: Ai là người không chịu nổi thử thách và nửa đường bỏ cuộc; Ai là người bó tay đầu hàng và chẳng làm nổi việc gì.
7. SQ (Speech Quotient) – TRÌNH ĐỘ BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ:
SQ là gì? Đây là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Speech Quotient, có nghĩa là trình độ biểu đạt ngôn ngữ. Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạåt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân.
8. MQ (Moral Quotient) – CHỈ SỐ ĐẠO ĐỨC:
Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient, MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ “có đức có tài” cũng đi liền với nhau.
9. StQ (Stupid Quotient) – CHỈ SỐ NGU NGỐC:
Một chỉ số rất quan trọng nữa đó là Chỉ số ngu ngốc (Stupid Quotient, viết tắt là StQ) do một người nghi ngờ nhiều về bản thân mình nghĩ ra. Một điều đặc biệt là chỉ số này tồn tại độc lập và không có tương quan gì với các chỉ số kể trên.
——————————​
AQ (Adversity Quotient) là chỉ số đo khả năng đối xử/quản lý nghịch cảnh, khó khăn, stress, gọi tắt là chỉ số vượt khó. Bên cạnh những đại lượng quá quen thuộc như IQ (chỉ số thông minh) hay EQ (chỉ số cảm xúc), AQ hiện được coi là một trong những chỉ số định lượng các phẩm chất tạo nên thành công của con người.
IQ, EQ ĐÃ LỖI THỜI ???
Bạn tự hào về chỉ số IQ (Intelligence Quotient – chỉ số thông minh) của mình. Nó có thể thể hiện trí thông minh “thô” của bạn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nó chỉ là 1 yếu tố nhỏ tạo nên thành công.
Manh nha hình thành từ năm 1912, khái niệm IQ đã “thống trị” khá lâu trong quan niệm về thước đo phẩm chất dẫn đến thành công của con người.
IQ, theo quan niệm phổ thông, thường được mặc định song hành với khả năng tư duy. Tuy nhiên, sau này, nhà tâm lý học Howard Garner đã mở rộng khái niệm IQ, khi chứng minh sự tồn tại của 8 dạng thức thông minh khác nhau và các yếu tố này đều ảnh hưởng đến thành công của một người.
Năm 1995, Daniel Goleman đã giới thiệu 1 khái niệm mới: Năng lực xúc cảm (EQ – Emotional Quotient) như một yếu tố cơ bản dẫn đến thành công. Sự phát hiện này giải thích tại sao 1 số người không thông minh lý tính (IQ) nhưng có sự nhạy cảm cao lại thành công hơn những người có chỉ số IQ cao.
Ngoài IQ, EQ và AQ, trong cuốn sách “Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21” của nhà báo Thomas L. Friedman, xuất bản lần đầu năm 2005, còn đề cập 2 khái niệm CQ (Curiosity Quotient – Chỉ số tò mò) và PQ (Passion Quotient – Chỉ số đam mê) và coi tổng hợp 2 chỉ số này có thể còn cần thiết hơn IQ (CQ + PQ > IQ).
Năm 1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra 1 khái niệm mới: AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách “Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities” (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội). Trong đó, ông định nghĩa, AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn.
Trong cuốn sách xuất bản sau đó, Adversity Quotient @ Work, bàn kỹ hơn về vấn đề tương tự, ông giải thích cụ thể hơn cách thức áp dụng khái niệm AQ, để có thể mang lại lợi ích.
Tác giả khẳng định, AQ giải thích tại sao một số người không hẳn thông minh, hay được giáo dục tốt, đồng thời thiếu hiểu biết xã hội, mà lại thành công trong khi nhiều người khác thất bại.
Được viết ra trên cơ sở tích luỹ kinh nghiệm thực tế từ nhiều nghiên cứu với hàng ngàn giám đốc điều hành và nhân viên trong hàng trăm lĩnh vực kinh doanh đa dạng, cuốn sách này đã nhanh chóng trở thành handbook (sổ tay) bí quyết thành công ở nhiều tập đoàn, tổ chức.
Nó cũng được sử dụng trong những bài tập dành cho các VĐV thể thao Olympic, những trường học, những tập đoàn, doanh nghiệp dùng để đào tạo nhân viên.
AQ: CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ.
Paul Sloltz đã phát triển khá nhiều ý tưởng của mình từ những nhà tâm lý học đi trước, như Abraham Maslow, tác giả của tháp Maslow nổi tiếng; từ Martin Seligman, tác giả của sách “Học lạc quan”, và Stephen R. Covey, tác giả của “7 thói quen của người thành đạt”.
Nhiều nhà tâm lý đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này. Điều này góp phần khẳng định, việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thề làm được như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ).
Paul Sloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.
Theo 1 cuộc điều tra xã hội học, với hơn 150.000 lãnh đạo doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực trên thế giới, có nhiều người thuộc tuýp Quitter (5-20%), phần lớn thuộc dạng Camper (65-90%), và chỉ có rất hiếm người thuộc dạng Climber.
Ông phân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber.
1. Quitter: Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý.
2. Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.
3. Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay xở để cải thiện nó tốt hơn.
Theo đó, ông coi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu tố lớn nhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người.
Theo Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:
1. Đối diện khó khăn
2. Xoay chuyển cục diện
3. Vượt lên nghịch cảnh
4. Tìm được lối ra
Theo quan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm “fix”, có nghĩa là phần nhiều thuộc về “thiên phú”, khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để “cải thiện, nâng cấp”.
Còn bạn, đã bao giờ bạn tự định lượng chỉ số AQ của mình?
Chúc bạn hãy biết phát huy các chỉ số của mình!
(Sưu tầm