Friday, June 14, 2019

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy đạo lý ngàn đời không đổi: “Hữu dụng” hay “vô dụng”, không thể thoáng qua mà biết; vật vô dụng, đặt đúng chỗ cũng có ích

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy đạo lý ngàn đời không đổi: “Hữu dụng” hay “vô dụng”, không thể thoáng qua mà biết; vật vô dụng, đặt đúng chỗ cũng có ích

Hơn 2.000 năm trước, Trang Tử, một trong những triết gia hàng đầu thời cổ đại đã mượn chuyện cây cối để truyền tải những bài học vô cùng sâu sắc về “hữu dụng” và “vô dụng” cho hậu thế.

Cây gỗ vô dụng, đặt đúng chỗ cũng có ích
Có người hỏi Trang Tử rằng: Có một cây lớn nhưng gỗ xấu. Thân nó lồi lõm, cành nó cong queo, không thể xẻ ra làm gỗ được. Tuy mọc ngay ở bên đường mà không người thợ mộc nào thèm ngó tới.
Trang Tử đáp lại rằng: Ông có thấy con mèo rừng không? Nó nép mình để rình mồi, nó nhảy qua đông qua tây, chẳng kể cao thấp. Nhưng có ngày nó cũng sẽ chết vì bẫy, vì lưới. Còn con trâu, thân tuy to lớn, nhưng không bắt nổi một con chuột. Có một cây lớn mà lo rằng nó vô dụng. Sao không trồng nó ở chỗ quang vắng, để những kẻ nhàn rỗi thơ thẩn dạo chơi thảnh thơi ngủ dưới bóng mát của nó? Trên đời này không có gì vô dụng, chỉ có vật hữu dụng ở sai vị trí. Cây gỗ vô dụng, đặt đúng chỗ cũng có ích.
Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy đạo lý ngàn đời không cũ: “Hữu dụng” hay “vô dụng”, không thể thoáng qua mà biết; vật vô dụng, đặt đúng chỗ cũng có ích - Ảnh 1.
Nhắc lại chuyện xưa, thời Hán có Ban Siêu, lúc trẻ chỉ là một tên tiểu lại chuyên sao chép văn thư ở nha phủ. Ông thường tự than thở rằng, sao chép cả đời, cũng chỉ là hạng vô danh. Thế là ông quyết định từ bỏ, chuyển sang theo việc binh đao.
Ông trước chinh phạt Hung Nô, sau lại phụng mệnh đi sứ Tây Vực. Sau hơn ba mươi năm đã lập được đại công, bình định phía tây, quy phục được hơn năm mươi nước lớn nhỏ. Ban Siêu có chiến công lừng lẫy kia vẫn là Ban Siêu tiểu thư lại năm xưa, nhưng nhờ ở đúng vị trí, đã trở thành anh hùng lưu danh ngàn năm.
Vô dụng mới là đại dụng 
Lại một lần khác, Trang Tử cùng đệ tử, đi đến một ngọn núi, gặp một cây đại thụ, cành lá rậm rạp, đứng vững tại lớn cạnh suối. Cây cao lớn, thân cây có thể làm vài chiếc thuyền. Rất nhiều người qua đường đứng lại trầm trồ, nhưng những kẻ thợ mộc lại làm như không thấy, cứ thế mà đi qua.
Trang Tử liền hỏi một thợ mộc rằng: Xin hỏi ông, cây này trông tốt như vậy, tại sao không ai chặt xuống mà dùng? Người thợ mộc đáp rằng: Cái này có gì kỳ lạ? Chất gỗ của cây này xấu vô cùng, làm thuyền thì thuyền chìm, làm vật dụng thì nhanh hỏng, làm cột nhà thì sâu dễ đến cắn phá, không ai biết dùng cây này để làm gì, cho nên cây này có thể sống lâu được như vậy.
Nghe thấy vậy, Trang Tử nói với đệ tử rằng: Cây này bởi vì vô dụng, nên mới có thể sống lâu như vậy, đây không phải vô dụng mà thật ra là đại dụng sao?
Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy đạo lý ngàn đời không cũ: “Hữu dụng” hay “vô dụng”, không thể thoáng qua mà biết; vật vô dụng, đặt đúng chỗ cũng có ích - Ảnh 2.
Người xưa thường nói tài mệnh vốn hại nhau, kẻ tầm thường nhiều hậu phúc, ý nói, những người tài năng dễ bị ghen ghét hãm hại, những người có vẻ bình thường và vô dụng không bị để ý nên có thể bền gan vững chí rồi chạm đến thành công.

Như câu chuyện của Chu Mãi Thần thời Hán. Ông vốn gia cảnh nghèo khó, cùng vợ dựng nhà dưới chân núi, ngày ngày chỉ biết kiếm củi để sống qua ngày. Ông rất  ham học, bán củi trên đường cũng không quên nghiền ngẫm học hỏi. Ông bị mọi người coi là vô dụng, đến đám trẻ trong thôn cũng dám chế giễu ông.
Vợ ông không ngừng than vãn, bảo với ông rằng: "Ông chỉ là một thằng kiếm củi, đọc sách làm gì? Bọn trẻ con cũng dám bắt nạt, ông đích thị là kẻ vô dụng" rồi bỏ đi. Sau khi vợ bỏ đi, ông vẫn kiên trì đọc sách, học thức uyên bác, tên tuổi lan xa, được phong làm thái thú.
Kỳ thật, mọi thứ trên đời đều như vậy, hữu dụng hay vô dụng, không thể chỉ thoáng qua mà biết được. Có điều vô dụng, nhưng chẳng qua là bị đặt ở sai chỗ. Có cái mới nhìn tưởng như vô dụng, nhưng thực tế lại hữu dụng vô cùng.
Lê Dương
Theo Trí thức trẻ/Sound of Hope

Friday, April 26, 2019

Cấp lại thẻ BHYT do thay đổi thông tin trên thẻ, thay đổi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu

Tên thủ tục Cấp lại thẻ BHYT do thay đổi thông tin trên thẻ, thay đổi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu
Lĩnh vực
Trình tự thực hiện
1. Bước 1: Người tham gia:
  - Người đang làm việc: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc.
  - Người tham gia BHXH, BHYT tự nguyện: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH huyện.
  - Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH; người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
2. Bước 2: Đơn vị sử dụng lao động, Đại lý thu, cơ quan quản lý đối tượng: lập hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
3. Bước 3: Cơ quan BHXH:
  - Nhận hồ sơ, kiểm đếm thành phần và số lượng hồ sơ, nếu đúng, đủ thì viết giấy hẹn, thu phí (đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ do mất, rách, hỏng). Trường hợp hồ sơ chưa đúng, đủ thì ghi rõ lý do và trả lại người tham gia, đơn vị, Đại lý thu.
-  Trả hồ sơ; sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia, đơn vị, Đại lý thu theo thời hạn ghi trên giấy hẹn.
Cách thức thực hiện Nộp và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính: tại cơ quan BHXH, qua giao dịch điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính
Thành phần số lượng hồ sơ 1. Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT - mẫu TK1-TS (Trường hợp thay đổi về nhân thân như họ và tên, tuổi, giới tính.....phải có xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng trong Tờ khai).
+ Hồ sơ liên quan đến thay đổi nhân thân (đối với các trường hợp cấp lại thẻ do thay đổi nhân thân như: Giấy khai sinh bản chính; QĐ điều chỉnh hồ sơ hưởng đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH; Số BHXH đã được cấp lại hoặc được điều chỉnh lại nhân thân trong sổ BHXH nhưng chưa sửa dữ liệu in thẻ)
+ Hồ sơ chứng minh được hưởng quyền lợi cao hơn theo quy định tại Phụ lục kèm theo (đối với trường hợp đổi quyền lợi hưởng)
+ Bản sao công chứng sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp bổ sung mã K1, K2, K3)
+ Thẻ BHYT.
* Riêng trường hợp thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu chỉ tiếp nhận hồ sơ trong 15 ngày đầu  mỗi quý.
2. Số lượng hồ sơ:  01 bộ.
Thời hạn giải quyết 05 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện Cá nhân, đơn vị sử dụng lao động, đại lý thu
Cơ quan thực hiện
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Thẻ BHYT
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không
Cơ sở pháp lý - Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc Hội
- Nghị định số 115/2015/NĐ - CP ngày 11/11/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết luật BHXH.
- Thông tư sớ 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật BHXH.
- Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc BHXH VN quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
- Quyết định 2777/QĐ-BHXH ngày 31/12/2015 của BHXH TP Hà Nội về việc thực hiện nghiệp vụ công tác thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, BHYT.
- Quyết định 1259/QĐ-BHXH ngày 26/07/2016 của BHXH TP Hà Nội về việc ban hành quy định thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả TTHC về BHXH, BHYT, BHTN thuộc BHXH TP Hà Nội
 

Friday, March 29, 2019

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ

Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ đối với mọi công dân sinh sống trên địa bàn mà mình không có hộ khẩu thường trú. Chỉ khi đăng ký tạm trú, công dân mới được đảm bảo một số quyền lợi nhất định.

Khi nào phải đăng ký tạm trú?
Theo Luật Cư trú mới nhất, đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp Sổ tạm trú.
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày đến sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa bàn xã, phường, thị trấn nào đó thì công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn đó.

Vì sao phải đăng ký tạm trú?
Về phía cơ quan Nhà nước, việc đăng ký tạm trú giúp Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.

Với người ngoại tỉnh, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ cần thiết để đảm bảo công dân được hưởng một số quyền lợi nhất định như: Cho con đi học tại các trường mầm non, tiểu học, phổ thông công lập; Làm thủ tục vay vốn ngân hàng hoặc vay tiêu dùng tại các công ty tài chính; Làm thủ tục mua hàng trả góp… tại địa bàn tạm trú. 
 
Ngoài ra, nếu như không đăng ký tạm trú, người dân ngoại tỉnh còn có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (theo điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

 

Thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA, thủ tục đăng ký tạm trú hiện nay như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (với trường hợp phải khai nhân khẩu);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhà thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ có ý kiến đồng ý bằng văn bản về việc cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình.
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú.
Nơi nộp hồ sơ:
Người làm thủ tục đăng ký tạm trú nộp hồ sơ tại công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.
Thời hạn cấp Sổ tạm trú:
Theo quy định của Luật Cư trú sửa đổi 2013, trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng công an xã, phường, thị trấn phải cấp Sổ tạm trú cho công dân.
Sổ tạm trú có thời hạn tối đa là 24 tháng. Trong 30 ngày, trước ngày hết hạn, công dân phải đến Công an xã, phường, thị trấn để làm thủ tục gia hạn Sổ tạm trú.
Lệ phí đăng ký tạm trú:
Hiện nay, Bộ Tài chính quy định Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tự quyết định mức lệ phí đăng ký tạm trú.
Tại Hà Nội, căn cứ Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố, mức lệ phí đăng ký tạm trú nhưng không cấp Sổ tạm trú là 15.000 đồng/trường hợp đăng ký ở các quận; nếu cấp Sổ tạm trú, mức lệ phí là 20.000 đồng/trường hợp.
Riêng các huyện, thị xã, mức lệ phí chỉ bằng một nửa lệ phí tại các quận.