Friday, April 26, 2019

Cấp lại thẻ BHYT do thay đổi thông tin trên thẻ, thay đổi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu

Tên thủ tục Cấp lại thẻ BHYT do thay đổi thông tin trên thẻ, thay đổi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu
Lĩnh vực
Trình tự thực hiện
1. Bước 1: Người tham gia:
  - Người đang làm việc: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc.
  - Người tham gia BHXH, BHYT tự nguyện: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH huyện.
  - Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH; người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
2. Bước 2: Đơn vị sử dụng lao động, Đại lý thu, cơ quan quản lý đối tượng: lập hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
3. Bước 3: Cơ quan BHXH:
  - Nhận hồ sơ, kiểm đếm thành phần và số lượng hồ sơ, nếu đúng, đủ thì viết giấy hẹn, thu phí (đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ do mất, rách, hỏng). Trường hợp hồ sơ chưa đúng, đủ thì ghi rõ lý do và trả lại người tham gia, đơn vị, Đại lý thu.
-  Trả hồ sơ; sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia, đơn vị, Đại lý thu theo thời hạn ghi trên giấy hẹn.
Cách thức thực hiện Nộp và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính: tại cơ quan BHXH, qua giao dịch điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính
Thành phần số lượng hồ sơ 1. Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT - mẫu TK1-TS (Trường hợp thay đổi về nhân thân như họ và tên, tuổi, giới tính.....phải có xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng trong Tờ khai).
+ Hồ sơ liên quan đến thay đổi nhân thân (đối với các trường hợp cấp lại thẻ do thay đổi nhân thân như: Giấy khai sinh bản chính; QĐ điều chỉnh hồ sơ hưởng đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH; Số BHXH đã được cấp lại hoặc được điều chỉnh lại nhân thân trong sổ BHXH nhưng chưa sửa dữ liệu in thẻ)
+ Hồ sơ chứng minh được hưởng quyền lợi cao hơn theo quy định tại Phụ lục kèm theo (đối với trường hợp đổi quyền lợi hưởng)
+ Bản sao công chứng sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp bổ sung mã K1, K2, K3)
+ Thẻ BHYT.
* Riêng trường hợp thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu chỉ tiếp nhận hồ sơ trong 15 ngày đầu  mỗi quý.
2. Số lượng hồ sơ:  01 bộ.
Thời hạn giải quyết 05 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện Cá nhân, đơn vị sử dụng lao động, đại lý thu
Cơ quan thực hiện
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Thẻ BHYT
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không
Cơ sở pháp lý - Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc Hội
- Nghị định số 115/2015/NĐ - CP ngày 11/11/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết luật BHXH.
- Thông tư sớ 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật BHXH.
- Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc BHXH VN quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.
- Quyết định 2777/QĐ-BHXH ngày 31/12/2015 của BHXH TP Hà Nội về việc thực hiện nghiệp vụ công tác thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, BHYT.
- Quyết định 1259/QĐ-BHXH ngày 26/07/2016 của BHXH TP Hà Nội về việc ban hành quy định thực hiện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả TTHC về BHXH, BHYT, BHTN thuộc BHXH TP Hà Nội
 

Friday, March 29, 2019

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ

Đăng ký tạm trú là nghĩa vụ đối với mọi công dân sinh sống trên địa bàn mà mình không có hộ khẩu thường trú. Chỉ khi đăng ký tạm trú, công dân mới được đảm bảo một số quyền lợi nhất định.

Khi nào phải đăng ký tạm trú?
Theo Luật Cư trú mới nhất, đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp Sổ tạm trú.
Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày đến sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa bàn xã, phường, thị trấn nào đó thì công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn đó.

Vì sao phải đăng ký tạm trú?
Về phía cơ quan Nhà nước, việc đăng ký tạm trú giúp Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.

Với người ngoại tỉnh, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ cần thiết để đảm bảo công dân được hưởng một số quyền lợi nhất định như: Cho con đi học tại các trường mầm non, tiểu học, phổ thông công lập; Làm thủ tục vay vốn ngân hàng hoặc vay tiêu dùng tại các công ty tài chính; Làm thủ tục mua hàng trả góp… tại địa bàn tạm trú. 
 
Ngoài ra, nếu như không đăng ký tạm trú, người dân ngoại tỉnh còn có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (theo điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

 

Thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA, thủ tục đăng ký tạm trú hiện nay như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (với trường hợp phải khai nhân khẩu);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhà thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ có ý kiến đồng ý bằng văn bản về việc cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình.
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú.
Nơi nộp hồ sơ:
Người làm thủ tục đăng ký tạm trú nộp hồ sơ tại công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.
Thời hạn cấp Sổ tạm trú:
Theo quy định của Luật Cư trú sửa đổi 2013, trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng công an xã, phường, thị trấn phải cấp Sổ tạm trú cho công dân.
Sổ tạm trú có thời hạn tối đa là 24 tháng. Trong 30 ngày, trước ngày hết hạn, công dân phải đến Công an xã, phường, thị trấn để làm thủ tục gia hạn Sổ tạm trú.
Lệ phí đăng ký tạm trú:
Hiện nay, Bộ Tài chính quy định Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tự quyết định mức lệ phí đăng ký tạm trú.
Tại Hà Nội, căn cứ Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố, mức lệ phí đăng ký tạm trú nhưng không cấp Sổ tạm trú là 15.000 đồng/trường hợp đăng ký ở các quận; nếu cấp Sổ tạm trú, mức lệ phí là 20.000 đồng/trường hợp.
Riêng các huyện, thị xã, mức lệ phí chỉ bằng một nửa lệ phí tại các quận.

 

Tuesday, March 5, 2019

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể và những lưu ý phải biết

 
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là yêu cầu bắt buộc đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ dạng gia đình. Nếu muốn thành lập HKD, bạn không thể bỏ qua các lưu ý quan trọng sau

    Bài viết này cung cấp các thông tin sau:
 
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Theo điều 49 NĐ43 định nghĩa: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”
Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
7 lưu ý phải biết để tránh rủi ro trong thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Đây là 7 lưu ý quan trọng dựa trên kinh nghiệm đăng ký hộ kinh doanh cho hàng ngàn khách hàng của Anpha từ bắc đến nam. Muốn đăng ký thành công, bạn phải đọc thật kỹ 7 lưu ý này:
-Thứ nhất, lưu ý về đối tượng được đăng ký
Đối tượng được quyền đăng ký hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cụ thể, một công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự thì có quyền được đứng tên trên giấy phép hộ kinh doanh của mình. Hoặc các thành viên trong 1 gia đình, nhóm bạn... muốn cùng nhau kinh doanh thì cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ là người được thay mặt (đại diện) cho những người tham gia.
Một người chỉ đứng tên duy nhất 1 hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã có hộ kinh doanh, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng hộ kinh doanh này vẫn chưa được tiến hành giải thể thì người này vẫn không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới này (muốn đăng ký HKD mới phải giải thể HKD cũ)
-Thứ hai, lưu ý về các đặt tên hộ kinh doanh
Cũng giống như thành lập doanh nghiệp, bắt buộc hộ kinh doanh cũng phải có tên riêng – tên này phải đảm bảo 2 thành tố đó là: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”. Ngoài ra cũng cần lưu ý tên này không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp như không được thêm vào các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”; tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác trong phạm vi Quận (huyện); không được sử dụng tên tiếng anh để đặt tên cho hộ kinh doanh, nếu muốn sử dụng tên tiếng anh phải đảm bảo giữa những kí tự phải có dấu chấm đi kèm. Ví dụ: Hộ kinh doanh E.M.I.L.Y.
Thực tế, trước đây có rất nhiều cửa hàng buôn bán tự phát, không thông qua việc đăng ký hộ kinh doanh, ví dụ trước đây họ buôn bán với tên cửa hàng là ABC thì bây giờ khi đăng ký hộ kinh doanh họ vẫn lấy tên ABC thì về vấn đề tên này là không chắc chắn sẽ được chấp nhận vì nếu đã có người thành lập hộ kinh doanh trước với tên ABC thì cửa hàng này sẽ không thể lấy tên ABC được. Do đó, để biết chắc chắn tên hộ kinh doanh của mình có được chấp thuận không thì khi nộp hồ sơ lên UBND quân/huyện sẽ biết rõ.
-Thứ ba, lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh
Một hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện như công ty. Trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần phải xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập hộ kinh doanh ở đây chưa? Nếu có thì họ đã giải thể hộ kinh doanh này chưa? Để xác minh được điều này thì cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để hỏi rõ về vấn đề có tồn tại  hộ kinh doanh này ở đây không? Trường hợp có hộ kinh doanh mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND quận yêu cầu giải thể hộ kinh doanh này với lý do chủ hộ kinh doanh đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.
Địa chỉ đăng ký HKD tuyệt đối không được là chung cư.
Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập hộ kinh doanh.
Đối với một số ngành đặt biệt sẽ có các yêu cầu thêm sau:
Ngành spa (cắt tóc, gội đầu, massage mặt, làm móng, trang điểm): yêu cầu phải có chỗ giữ xe.
Ngành bán buôn thức ăn đồ uống: yêu cầu phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (mặc dù đã được cấp giấy phép kinh doanh) mới hoạt động được.
Ngành dạy yoga: yêu cầu phải có chứng chỉ bằng cấp có liên quan.
Trường hợp đặc biệt hơn là khi thành lập hộ kinh doanh trong chợ, chợ này ở khu vực quận/huyện này có thể thành lập được nhưng ở khu vực quận/huyện kia thì không đăng ký được. Hay mặt hàng này đăng ký ở sạp này được nhưng ở sạp khác không được. Những điều này tùy thuộc vào đặc trưng cũng như cách bố trí của từng khu chợ.

-Thứ tư, những lưu ý về vốn điều lệ kinh đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Hiện nay luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với hộ kinh doanh. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề mà người đăng ký muốn hướng đến. Tuy nhiên cần phải lưu ý thêm là việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Nên khi quyết định đăng ký hộ kinh doanh thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.
Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào các 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hằng tháng cho hộ kinh doanh:
  • Vốn cao hay thấp
  • Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm
  • Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không?
-Thứ năm, lưu ý về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh
Số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là từ 9 lao động. Nếu có từ 10 lao động thì hộ kinh doanh phải tiến hành thành lập doanh nghiệp để tránh bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm.
-Thứ sáu, lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Về ngành nghề được đăng ký thì hộ kinh doanh muốn kinh doanh ngành nào thì thể hiện trên tờ khai đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ hướng dẫn cách thể hiện sao cho hợp lý nhất có thể.
-Thứ bảy: lưu ý về giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh:
Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản photo (nếu có))
2 CMND sao y công chứng không quá 3 tháng của chủ hộ và các thành viên (nếu có)
Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng)
Trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn đăng ký kinh doanh;
d) Họ, tên, số và ngày cấp giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
3. Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật cấp tỉnh.
Kết luận
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi nói khái quát thì có thể dễ hơn rất nhiều so với thành lập doanh nghiệp vì nó ít gò bó ở 1 khuôn khổ nhất định. Nhưng khi tiến hành quy trình gặp nhiều cản trở hơn nhiều, bởi việc có khuôn khổ thì dễ đi vào quy định hơn, còn không có khuôn khổ thì tùy thuộc vào cơ quan đăng ký và chuyên viên xử lý hồ sơ.
Điển hình như trong quá trình thành lập hộ kinh doanh, thực tế 1 số vấn đề mà tùy vào cán bộ xử lý hồ sơ sẽ có cách giải quyết khác nhau, như trong nghị định không hề quy định cấm đặt tên hộ kinh doanh bằng tiếng anh, nhưng đến uỷ ban nhân dân nào cũng vậy, tên tiếng anh sẽ không được chấp nhận. Và không phải uỷ ban nhân dân nào cũng hướng dẫn cách sửa lại tên bằng cách thêm dấu chấm vào giữa các kí tự. Ví dụ: tên ANPHA không được nhưng A.N.P.H.A thì được.