Monday, July 31, 2017

Điểm chuẩn đại học 2017 của hơn 110 trường

Đến chiều 31/7, hơn 110 trường đại học công bố điểm chuẩn năm 2017. Theo Bộ GD&ĐT, chậm nhất đến ngày 1/8, các trường đại học, cao đẳng phải công bố điểm trúng tuyển.
Theo kết quả công bố từ các đại học, mức điểm trúng tuyển năm nay ở nhiều trường, đặc biệt trường top đầu cao kỷ lục.
Điểm chuẩn cao nhất của một số ngành thuộc khối trường công an lên đến 30,5 điểm. Trong khi đó, năm ngoái, điểm chuẩn cao nhất là 29,75 điểm.
Diem chuan dai hoc 2017 cua hon 110 truong hinh anh 1
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Anh Tuấn.
Khối trường quân đội cũng có ngành mức điểm chuẩn lên tới 30 (điểm chuẩn cao nhất năm 2016 là 28,25).
Điểm chuẩn khối trường Y - Dược cũng "cao chót vót", có ngành điểm chuẩn tăng tới hơn 3 điểm so với năm ngoái.
Hiện tại, các trường dưới đây đã công bố điểm trúng tuyển 2017.

 Ngày 31/7

116. Viện ĐH Mở117. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
114. ĐH Thủy Lợi115. Học viện Hành chính QG
112. Học viện Ngoại giao113. ĐH Nội vụ
110. Học viện Tòa án111. ĐH Dược
108. ĐH Công nghiệp Hà Nội109. ĐH Trà Vinh
106. Khoa GD Thể chất - ĐH Huế107. Khoa Du lịch - ĐH Huế
104. ĐH Sư phạm - ĐH Huế105. ĐH Huế phân hiệu Quảng Trị
102. ĐH Nông Lâm - ĐH Huế  103. ĐH Luật - ĐH Huế
100. ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế101. ĐH Kinh tế - ĐH Huế
108. ĐH Y Dược - ĐH Huế109. ĐH Khoa học - ĐH Huế 
106. ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch 107. ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM 
104. ĐH Xây dựng105. ĐH Hà Nội
102. ĐH Hàng hải103. ĐH Lao động - Xã hội
100. ĐH Hoa Sen101. ĐH Kiến trúc TP.HCM
98. Học viện Tài chính 99. Học viện Kỹ thuật Mật mã
96. ĐH Y Dược TP.HCM97. ĐH Vinh
94. ĐH Quy Nhơn 95. ĐH Y khoa Vinh 
92. ĐH Kinh tế TP.HCM93. ĐH Đà Lạt
90. ĐH KHXH&NV (ĐH QG TP.HCM)91. ĐH KHTN (ĐH QG TP.HCM)
88. ĐH Công đoàn  89. Học viện Y Dược học cổ truyền
86. ĐH Luật Hà Nội87. ĐH Đà Lạt  
84. ĐH Y Dược Thái Bình 85. ĐH Công nghiệp TP.HCM 
82. ĐH Mỏ - Địa chất83. ĐH Sài Gòn  
80. ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội 81. ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia HN 
78. Khoa Y Dược ĐH Quốc gia Hà Nội 79. Khoa Quốc tế ĐH Quốc gia Hà Nội 
76. ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội 77. Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội 
74. ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH QG HN) 75. ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội
72. ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội 73. ĐH Văn hóa TP.HCM  
70. Học viện Nông nghiệp Việt Nam71. ĐH Tài chính - Marketing
68. ĐH Ngân hàng TP.HCM69. Học viện Ngân hàng
66. ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM
64. Học viện Báo chí và Tuyên truyền
63. ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải
59. ĐH Nha Trang
56. ĐH Tài nguyên và Môi trường57. ĐH Công nghệ TP.HCM

 Ngày 30/7

54. ĐH Y Hà Nội 55. ĐH Ngoại thương
52. ĐH Sư phạm TP.HCM
50. ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM51. ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
48. ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội)
44. Khoa Y - ĐH Quốc gia TP.HCM.45. ĐH Kinh tế Quốc dân
42. Học viện Kỹ thuật Quân sự
40. Học viện Khoa học Quân sự41. ĐH Luật TP.HCM
38. ĐH Công nghệ Thông tin TP.HCM39. ĐH Nông Lâm TP.HCM
36. ĐH Bách khoa Hà Nội37. ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng
34. ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng35. ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng
32. ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng
31 Khoa Công nghệ - ĐH Đà Nẵng
28. Khoa CNTT Truyền thông ĐH Đà Nẵng
26. Viện NC Đào tạo Việt Anh ĐH Đà Nẵng27. ĐH Kinh tế Luật TP.HCM.
24. ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
22. Học viện Hậu cần23. HV Phòng không Không quân 
20. Học viện Hải quân21. Trường sĩ quan Chính trị 
18. Trường sĩ quan Lục quân 119. Trường sĩ quan Lục quân 2 
16. Trường sĩ quan Pháo binh17. Trường sĩ quan Công binh 
14. Trường sĩ quan Thông tin 15. Trường sĩ quan Không quân 
12. Trường sĩ quan Tăng thiết giáp 13. Trường sĩ quan Đặc công
10. Trường sĩ quan Phòng hóa 11. Trường sĩ quan Kỹ thuật Quân sự 
8. Học viện Chính trị Công an Nhân dân9. Học viện An ninh Nhân dân 
6. Học viện Cảnh sát Nhân dân 7. ĐH An ninh Nhân dân 
5. ĐH Phòng cháy Chữa cháy 
2. ĐH Kỹ thuật Hậu cần Công an Nhân dân3. ĐH Mỹ thuật Công nghiệp
1. ĐH Tài chính Ngân hàng Hà Nội 

Những chính sách mới có hiệu lực từ 01/08/2017

Những chính sách mới có hiệu lực từ 01/08/2017
Ảnh minh họa.

Hạn mức bảo hiểm tiền gửi được nâng lên 75 triệu đồng, 8 đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp, thay đổi quy định chế độ đối với giáo viên phổ thông... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 8/2017.

  • Thay đổi quy định chế độ đối với giáo viên phổ thông
Từ 1/8/2017, Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT do Bộ GD&ĐT ban hành sẽ có hiệu lực, thay thế cho Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT. Theo đó, thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 2 tháng bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Luật Lao động, được hưởng nguyên lương và phụ cấp nếu có. Quy định này làm rõ vấn đề nghỉ thời gian 2 thán đã bao gồm nghỉ phép năm, nhằm phù hợp với Luật Lao động 201 và đảm bảo chính sách đặc thù với giáo viên.
Bên cạnh đó, thông tư này cũng quy định thời gian làm việc là 42 tuần đối với GV trường dự bị Đại học (tương tự giáo viên tiểu học, giáo viên THCS và THPT) bao gồm: 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học; 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học; 1 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới; 1 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
8 đối tượng được tăng lương hưu, trợ cấp
Ngày 1/7/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 76/2017/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Theo Nghị định ngày, từ ngày 15/8/2017, 8 nhóm đối tượng sẽ đươc tăng thêm 7,44% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng (so với tháng 6/2017). Cụ thể, 8 nhóm đối tượng bao gồm:
- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg ngày 16.3.2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22.10.2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21.10.2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23.1.1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4.8.2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6.5.2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20.6.1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13.10.1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27.10.2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06.5.2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20.8.2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9.11.2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Quy định mới về công khai ngân sách nhà nước
Từ 1/8/2017 việc công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được NSNN hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư 61/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.
Theo đó, việc công khai dự trên nguyên tắc đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin ngân sách. Bên cạnh đó, bảo đảm các yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước theo quy địn hiện hành. Phạm vi công khai không bao gồm số liệu và báo cáo thuyết minh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và dự trữ quốc gia.
Báo cáo dự toán NSNN phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có).
Báo cáo tình hình thực hiện dự toán NSNN hằng quý, 6 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và 6 tháng. Báo cáo tình hình thực hiện NSNN hàng năm được công khai chậm nhất là 5 ngày làm việc , kể từ ngày đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.
Từ năm 2020, cấm Chủ tịch HĐQT kiêm chức danh Tổng giám đốc

Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng sẽ có hiệu lực từ ngày 01/8/2017 và bãi bỏ Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012.

Theo đó, tư cách thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của công ty đại chúng có những thay đổi sau: Từ ngày 01/8/2020: Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng 01 công ty đại chúng (hiện tại vẫn cho phép nếu được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên).

Từ ngày 01/8/2019: Thành viên HĐQT của 01 công ty đại chúng không được đồng thời là thành viên HĐQT tại quá 05 công ty khác.

Ngoài ra, Nghị định còn bổ sung thêm một số nội dung đáng chú ý như: Công bố thông tin thu nhập của Giám đốc và người quản lý khác thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Đại hội đồng cổ đông được trao quyền trong việc thông qua Quy chế nội bộ về quản trị công ty do HĐQT xây dựng.
Hạn mức bảo hiểm tiền gửi được nâng lên 75 triệu đồng
Theo quyết định 21/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm, từ ngày 5/8/2017, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được điều chỉnh tăng lên 75 triệu đồng (quy định hiện hành tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP là 50 triệu đồng). Hạn mức chi trả này đã bao gồm cả gốc và lãi.
Từ 5/8 tới đây, nếu tổ chức tín dụng nào bị phá sản, người gửi tiền tiết kiệm sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tối đa là 75 triệu đồng, thay vì mức 50 triệu đồng đã áp dụng hơn 12 năm qua. Trước đó, hạn mức bảo hiểm tiền gửi này áp dụng từ năm 1999 là 30 triệu đồng và đến năm 2005 tăng lên 50 triệu đồng.