Sunday, February 19, 2017

Giải đáp về một số vấn đề liên quan đến giấy tờ xe trả góp

Hỏi: Tôi mua xe trả góp theo dạng tín dụng. Vậy ngân hàng có quyền giữ giấy đăng ký xe của chiếc xe tôi mua trả góp hay không. Nếu tôi vi phạm luật giao thông và bị CSGT tạm giữ phương tiện, yêu cầu tôi xuất trình giấy đăng ký xe thì tôi có quyền yêu cầu phía ngân hàng cho tôi lấy giấy đăng ký xe khi chưa trả góp xong hay không? - Vi Hoàng Giang. TP. Lào Cai
Ảnh minh họa
Trả lời:  Bạn cung cấp thông tin rằng bạn mua xe trả góp nhưng dưới hình thức vay tín dụng tại ngân hàng nên bạn cần xác định lại: Bạn mua theo hình thức trả dần (quy định tại Điều 461 Bộ luật Dân sự) hay đã mua xe theo phương thức thông thường (mua trả tiền đầy đủ), nhưng bạn thế chấp xe đó để vay vốn ngân hàng.
- Nếu bạn mua xe theo phương thức trả dần:
Ðiều 461 Bộ luật Dân sự quy định: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định này thì các bên có thể thỏa thuận về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu; nếu chuyển giao quyền sở hữu tại thời điểm mua thì có thể thỏa thuận về việc bên nào sẽ giữ giấy tờ về quyền sở hữu (giấy đăng ký xe).
- Nếu bạn mua xe trả tiền một lần nhưng số tiền mua xe do bạn vay ngân hàng, và bạn phải thế chấp chính chiếc xe đó để đảm bảo cho khoản vay này.
Việc giữ giấy tờ về quyền sở hữu tài sản thế chấp (giấy đăng ký xe) được thực hiện theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm: “Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.
Theo quy định trên, khi thế chấp tài sản là phương tiện giao thông (xe ô tô...), bên thế chấp được quyền giữ bản chính đăng ký xe. Tuy nhiên, trên thực tế, ngân hàng (bên nhận thế chấp) và bên thế chấp thường ký hợp đồng gửi giữ, theo đó, bên thế chấp sẽ giao giấy đăng ký xe cho ngân hàng giữ.
Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ làm xác nhận sao y giấy tờ xe, nêu rõ tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng và ngân hàng đang giữ bản chính đăng ký xe. Bạn có thể cầm bản sao này để lưu hành trên đường và xuất trình cảnh sát giao thông khi có yêu cầu.

Friday, February 17, 2017

NỖ LỰC TĂNG TỐC HAY CỐ GẮNG THAY ĐỔI PHƯƠNG TIỆN?


 Người đi xe đạp, gắng sức đạp 1 tiếng đồng hồ chỉ đi được khoảng 10 cây số.

Một người đi xe hơi, đạp chân ga 1 tiếng là đã có thể đi 100 cây số.

Một người đi tàu cao tốc, nhắm mắt ngủ 1 tiếng đồng hồ cũng đã có thể đi được 300 cây số.

Một người vừa ngồi máy bay vừa ăn các món ngon, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được 1000 cây số.

Cảm ngộ: Vẫn là một người, vẫn nỗ lực như vậy, nhưng đặt ở những bệ phóng khác nhau sẽ mang đến các kết quả khác nhau.


GATO VÀ KẾT CỤC

 Lợn rừng và ngựa cùng nhau ăn cỏ, lợn rừng thường xuyên giở trò xấu, không phải đạp lên cỏ xanh thì cũng làm đục nước.

Ngựa vô cùng tức giận, một lòng muốn trả thù, liền đi tìm thợ săn giúp đỡ. Thợ săn nói sẽ đồng ý nếu ngựa để cho hắn cưỡi. Thế là thợ săn cưỡi ngựa và săn được heo rừng, rồi sau đó dắt ngựa về cột ở chuồng, ngựa mất sự tự do ban đầu mà mình vốn có.

Cảm ngộ: Bạn không thể dễ dàng tha thứ cho người khác, thì sẽ chỉ mang đến cho mình những điều không hạnh phúc.