Wednesday, December 7, 2016

KHÁNG KHÁNG SINH NGUY HIỂM HƠN CẢ UNG THƯ

Kháng kháng sinh đang trở thành hiểm hoạ toàn cầu và theo ước tính của tổ chức y tế thế giới WHO thì kháng kháng sinh sẽ trở nên kinh khủng hơn cả bệnh ung thư.

Cô gái ở HN tử vong sau 1 tuần chỉ ho, sốt: BS cảnh báo hiểm họa kinh khủng hơn cả ung thư


Lời cảnh báo không thừa

Trường hợp của Natalie Silva 23 tuổi, Texas Mỹ đã chết vì loại siêu vi khuẩn kháng kháng sinh sau khi sinh con trai đầu lòng tại Texas Mỹ. Loại vi khuẩn chị mắc phải là MRSA viết tắt của vi khuẩn Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng kháng Methicillin).

Loại vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng "staph" không đáp ứng điều trị với kháng sinh thông thường.

Khi nhiễm MRSA sẽ dẫn đến những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và đe dọa sự sống như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ và viêm phổi không loại thuốc kháng sinh nào có thể điều trị được.

Còn bé Josiah Cooper-Pope qua đời khi mới 17 ngày tuổi, bị nhiễm trùng trong bệnh viện và không giữ được mạng sống vì những siêu vi khuẩn và không có loại thuốc kháng sinh nào chữa được loài siêu vi khuẩn này.

Đây chỉ là 2 trong hàng triệu người chết mỗi năm do tình trạng kháng kháng sinh gây ra.

Ông Keiji Fukuda, cố vấn đặc biệt của WHO về siêu vi khuẩn kháng thuốc cho rằng "Chúng ta đang mất đi khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng. Nó không chỉ dẫn đến tỉ lệ tử vong cao mà ngay cả việc điều trị cho bệnh nhân cũng bị đe dọa, thậm chí là việc cung cấp đủ thực phẩm cũng không được đảm bảo".

Điều này ám chỉ các siêu vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới cả cây trồng, vật nuôi.

Một nghiên cứu gần đây của Anh cho thấy sự phát triển của vi khuẩn siêu kháng thể góp phần vào cái chết của 10 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới vào năm 2050 và một lượng lớn bệnh nhân tử vong do mắc các bệnh ung thư khác nhau.

Hiện nay, số ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới được cho là do không có sức đề kháng chống vi khuẩn là 700.000, trong đó có 23.000 tại Hoa Kỳ.

WHO cho rằng việc ngăn chặn kháng kháng sinh cần sự vào cuộc của cộng đồng, không chia sẻ kháng sinh với người khác.

Kháng kháng sinh là mỗi đe doạ với sức khoẻ và thực phẩm. Các loại kháng sinh hiện nay không còn điều trị được vì kháng thuốc. Tới năm 2050 mỗi năm có hơn 10 triệu người chết vì các bệnh lây nhiễm do vi trùng và chúng ta không có thuốc để điều trị nó.
Cái chết đau lòng tại Việt Nam chỉ sau 1 tuần ho, sốt

Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam cũng lên mức báo động đỏ khiến số người bệnh vào viện và kháng thuốc không còn cơ hội sống cũng tăng lên hàng ngày trong khi đó cuộc chạy đua giữa con người và vi khuẩn thì vi khuẩn bao giờ cũng thắng.

Trường hợp của Nguyễn Hải H. 21 tuổi, một bà mẹ đang nuôi con nhỏ 5 tháng tuổi trú tại Trương Định, Hà Nội ra đi để lại niềm thương nhớ cho cả gia đình. H. bị sụt sịt, ho và có dấu hiệu sốt. Đến ngày thứ 3 sốt truyền dịch không khỏi, H đi vào Bệnh viện Thanh Nhàn khám.

Trong lúc chờ vào khám thì đột nhiên em ngất và các bác sĩ đưa vào cấp cứu sau đó chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai. Sau 1 tuần điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai H. đã trút hơi thở cuối cùng.
Bác sĩ chẩn đoán H. bị nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng vì loại siêu vi khuẩn. Suốt một tuần điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai chi phí điều trị cho H. lên tới 300 triệu đồng bởi vì các chi phí lọc máu hiện đại tốn kém nhưng cuối cùng H. vẫn không qua khỏi vì vi khuẩn cô mắc phải đã kháng thuốc.

Câu chuyện của H. gây tiếc thương cho bạn bè và đồng nghiệp của cô.
Tại Việt Nam, TS. Nguyễn Vũ Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, ở nước ta ghi nhận không chỉ một mà vài loại "siêu vi khuẩn" kháng lại mọi loại thuốc kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.

Chưa kể nguy cơ lây lan "siêu vi khuẩn" đa kháng thuốc trên toàn cầu do sự giao lưu thế giới ngày càng rộng rãi. Vì thế, vấn đề kháng kháng sinh là một vấn đề toàn cầu mà không một nước nào ở ngoài cuộc.

Trong khi đó, lịch sử sáng chế kháng sinh và quá trình phát triển của nó cho thấy tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp so với mức độ gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc.

Theo đó, những năm 1940 kháng sinh đầu tiên được phát minh là penicillin nhưng chỉ 10 năm sau đã xuất hiện vi khuẩn kháng loại thuốc này.

Theo TS Nguyễn Vũ Trung, tình trạng kháng kháng sinh thực sự đáng báo động tới từng người dân.
Thảo Nguyên- Trí Thức Trẻ

Monday, November 21, 2016

DRIVER

1.Ghép xe song song



2. Lùi chuồng


3. Xong!





Friday, November 18, 2016

ÁP DỤNG BASEL II NGÂN HÀNG ĐƯỢC GÌ?!

Với Basel, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp được cho rủi ro.

T.S BÙI QUANG TÍN

Từ bài học kinh nghiệm của các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, việc tăng cường năng lực quản trị rủi ro và khả năng tài chính là giải pháp tối ưu để các ngân hàng thương mại (NHTM) trụ vững trước những biến động khó lường của thị trường tài chính. Khi áp dụng các chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II, các ngân hàng tuân thủ các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để hội nhập thành công. Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường với 3 trụ cột chính cho phiên bản 2 bao gồm:

(i) Yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I,theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I, nhưng rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường;

(ii) Cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà Hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk)

Và (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin, theo đó các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường và Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Kể từ tháng 2/2016, 10 ngân hàng đã được NHNN chỉ định thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, đó là các ngân hàng BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB. Việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II còn là một xu thế tất yếu và bắt buộc khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với khu vực và trên thế giới. Việc áp dụng Basel II đối với 10 ngân hàng lớn nhất sẽ khiến các ngân hàng này phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng cho vay và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.

Lợi ích chung của việc áp dụng Basel II đối với ngân hàng

Việc triển khai Basel II giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu. Basel được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các khoản lỗ có thể phát sinh từ những rủi ro mà ngân hàng đang nắm giữ. Basel II - phương pháp tiêu chuẩn được chuẩn hóa và được xem là bước đầu tiến tới phương pháp đánh giá theo độ nhạy cảm rủi ro.

Ngoài mục tiêu ban đầu tạo nên thước đo chuẩn mực để đo lường sức khỏe của các định chế tài chính, Basel đã tổng hợp tạo nên các khung quản lý rủi ro theo thông lệ chung. Theo đó, việc quản lý rủi ro tại các NHTM đã được chuyển hóa từ việc quản lý riêng lẻ các nhóm rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản… nay đã trở thành một thể thống nhất với ba trụ cột (3 Pillars) và lượng hóa rủi ro qua khái niệm "tài sản có rủi ro" (Risk Weighted Assets – RWA). Chuẩn mực Basel là bước chuyển hóa cơ bản đầu tiên để NHTM có nhận thức cơ bản nhằm thay đổi phương thức điều hành, đưa ra quyết định kinh doanh tiếp cận từ khía cạnh rủi ro (risk based-approach), phương thức đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007.

Ngân hàng có quyền lợi cụ thể ra sao khi áp dụng?

-Đánh giá toàn diện hoạt động của ngân hàng: Áp dụng Basel cho phép các ngân hàng định lượng được rủi ro cho mọi hoạt động, mọi giao dịch đã và đang phát sinh. Lượng hóa được rủi ro sẽ giúp NHTM lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch. Kết quả kinh doanh sẽ được so sánh đối chiếu với mức vốn cần thiết để đảm bảo an toàn, các ngân hàng từ đó có cái nhìn rõ hơn tỷ suất lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro cho các hoạt động đã phát sinh.

-Hoạch định kinh doanh theo khẩu vị rủi ro: Với Basel, mọi rủi ro đều phải được lượng hóa bằng con số cụ thể và con số này sẽ chỉ ra rằng ngân hàng cần bao nhiêu vốn để có thể bù đắp được cho rủi ro. Như vậy, nếu như hiện nay việc hoạch định chiến lược kinh doanh chủ yếu dựa vào lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh ấy mang lại, yếu tố rủi ro chỉ tác động ở một mức độ khiêm tốn, thì sau khi Basel được áp dụng, vai trò của rủi ro sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Đây thực sự là điều rất cần thiết cho các nhà quản trị ngân hàng tại Việt nam hiện nay. Basel không chỉ định lượng rủi ro trong hiện tại mà quan trọng hơn là định lượng rủi ro cho tương lai với 1 xác suất chính xác đã được các ngân hàng trên thế giới chấp nhận. Như thế, các nhà quản trị ngân hàng, tùy thuộc vào nhận định chung, kinh nghiệm và khẩu vị rủi ro sẽ chủ động đánh giá mức độ rủi ro nào được chấp nhận và rủi ro nào cần được điều chỉnh. Các quyết định kinh doanh không chỉ với kỳ vọng từ thị trường mà còn ở chính mức độ rủi ro đã được lượng hóa ngay tại thời điểm đưa ra quyết định kinh doanh.

Nói một cách khác, Basel vẽ nên một bức tranh toàn diện với đầy đủ mảng sáng, mảng tối về hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị, giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định phù hợp.

-Phòng tránh rủi ro trong tương lai: Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007, vấn đề các ngân hàng có thể tồn tại hay không trong giai đoạn thị trường khắc nghiệt đã trở thành mối quan tâm lớn. Basel đã bổ sung các đánh giá sức chịu đựng của ngân hàng qua các kiểm nghiệm sức chịu đựng (Stress-Test). Với các cuộc kiểm nghiệm định kỳ, các nhà quản lý hoàn toàn nắm rõ sức chịu đựng của ngân hàng mình dưới tác động của thị trường trong tình trạng khắc nghiệt. Như thế, với nhận thức về rủi ro, các thành viên của thị trường tài chính sẽ phản ứng có trách nhiệm hơn cho tính ổn định của thị trường.

….nhưng ngân hàng tại Việt Nam có dễ đạt được?

Để thúc đẩy các ngân hàng tiến tới áp dụng Basel II, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD; Thông tư 06 sửa đổi một số điều của Thông tư 36 nhằm đưa các ngân hàng vào quỹ đạo hoạt động ngày càng an toàn hơn theo chuẩn mực quốc tế. Điều này cho thấy hướng thay đổi chính sách của NHNN trong thời gian gần đây đều đưa ra yêu cầu cao hơn đối với các ngân hàng.

Trước đây, khi điều kiện chung còn khó khăn, NHNN tạm thời giảm yêu cầu về các chỉ số an toàn để hỗ trợ ngân hàng, hỗ trợ thị trường và nền kinh tế, tránh sự sụp đổ, thiệt hại cho thị trường. Hiện các chuẩn mực được đưa ra đã thông dụng trên thế giới và NHTM cũng đã lường trước việc NHNN sẽ đưa ra những chuẩn mực cao như vậy để tiến tới áp dụng Basel II. Vấn đề là hiện nay nhiều ngân hàng tại Việt Nam vẫn chưa đạt chuẩn Basel I. Nếu muốn áp dụng Basel II, các ngân hàng phải cố gắng rất nhiều để tăng vốn, kiểm soát rủi ro, nâng cao trình độ quản lý, điều hành và nâng cao an toàn hệ thống. Các vấn đề này là không hề dễ dàng đối với các ngân hàng trong điều kiện hiện nay!

Áp dụng Basel II sẽ tác động đến hệ thống ngân hàng Việt Nam ra sao?

Việc triển khai Hiệp ước Basel II không chỉ tác động đến nền kinh tế của những quốc gia áp dụng mà còn tác động đến chính hệ thống ngân hàng của quốc gia đó. Để đáp ứng được các yêu cầu của Hiệp ước Basel II với các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, các ngân hàng sẽ hoạch định lại hoạt động kinh doanh và các chiến lược kinh doanh một cách tích cực hơn. Trong khuôn khổ Basel II, các công cụ và phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến được triển khai đảm bảo cho những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt giảm thiểu chi phí, tập trung phát triển các mảng nghiệp vụ kinh doanh mới và hiệu quả hơn trong các quyết định phân bổ nguồn vốn kinh doanh.

Triển khai Basel II giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quản trị rủi ro được tăng cường, các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời, nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực tín dụng, các NHTM sẽ phải chuyển hướng tập trung vào đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, thay vì dựa chủ yếu vào tài sản bảo đảm. Hơn nữa, sau khi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn do ngân hàng hoạt động kinh doanh trong môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, sau khi triển khai Basel II với các chỉ số vốn và các yêu cầu về thanh khoản, quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, các ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hội vươn xa ra thị trường các nước phát triển. Lúc đó, khi mở cửa thị trường tài chính theo cam kết trong các Hiệp định tự do thương mại (FTA), các ngân hàng Việt Nam không chỉ thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài mà chính các ngân hàng sẽ tự mình thâm nhập các thị trường phát triển và thu hút vốn tại các thị trường rộng lớn này.

Tuy nhiên, khi triển khai Basel II rộng rãi tại các ngân hàng, yêu cầu về vốn và thanh khoản cao lên sẽ tác động đến chênh lệch lãi suất cho vay, hay nói cách khác làm cho chi phí vốn tăng cao, kết quả là lợi nhuận ròng của ngân hàng sẽ giảm. Theo nghiên cứu của Ủy ban Basel, khi tỷ lệ an toàn vốn tăng lên 1% thì chênh lệch lãi suất cho vay và chi phí đi huy động vốn tăng lên 1,3%. Tuy nhiên, ngân hàng có thể bù đắp phần lợi nhuận ròng mất đi bằng một số biện pháp: tăng lợi nhuận ngoài lãi như: phí, hoa hồng…, tăng hiệu quả quản trị để giảm chi phí hoạt động.